Hôm nay,  

Ông Lão 75 Nằm Mơ Về Vn Cưới Vợ

08/02/200600:00:00(Xem: 125751)
Người viết: SƠN LÊ
Bài số 933-1533-257-vb5020906

Tác giả tên thật là Le Son V., sinh năm 1950, cư dân Seattle, tiểu bang Washington, hiện là chủ một “small business.” Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một truyện tưởng tượng, cảnh chính mình khi 75 tuổi háo hức về VN... cưới vợ.
*

Viết cho nỗi khát khao của một người già, mang thân phận cô đơn lạc lõng trên đất Mỹ. Nguyện vọng người viết: hy vọng sẽ trở thành nhân vật sống trong thư, nhưng nếu không đạt được điều này, thì cứ coi như là mơ đi! Không sao!

Seattle, ngày tháng năm.
Thư cho các bạn.
Cuộc đời quả thật quá ngắn ngủi, mới đó mà đã 75 mùa lá đổ, 75 năm mang theo hĩ, nộ, ái,ố thăng trầm trong cuộc sống. Biết bao vết thương lòng rĩ máu, do nguyên nhân nội tại và ngoại tại của cuộc đời. Nhưng rồi vết thương tự nó củng lành lặn theo năm tháng cô đơn, lạc lõng...
Rốt cuộc rồi, tôi vẫn cảm thấy cô độc, lẽ loi, đôi khi giận dữ với chính mình! Mà không giận dữ sao được" Cái ăn, cái ngủ, cái đi đứng, cái tắm giặt tôi cảm thấy không hài lòng cho chính tôi! Nhờ người thân thì nhờ mãi không được rồi! Cũng không biết vì tự ái hay không có người thân. Nhưng nói cho cùng thì có ai rảnh rỗi đâu mà chăm chú dổ dề. Dường như cho đến bây giờ tôi cảm thấy đang thiếu một cái gì đó, chưa làm một cái gì đó cho mình thì phải. Cái thiếu là một thứ mà trời sinh ra mỗi người đều được phần như nhau, có khác chăng là còn hay mất, hoặc tìm được cho mình hay không" Đó là "Tình Yêu". Tình yêu thường cho nhau sẽ bất diệt, sẽ cho tôi một cảm giác trẻ thay vì già mua. Vì thế cho nên tôi có một quyết định táo bạo! Phải đi thôi! "đi tìm người yêu."
Về đến Saigon tôi thuê bao 1 chiếc taxi đường dài đi thẳng xuống Mỹ Tho, nhà cô bạn gái năm xưa với ý định là nhờ cô ta mai mối. Không ngờ vận may của tôi đã đến. Đối tượng chính là cô, không ai khác!
Được biết trước 75 cô ta có người yêu, sau một lần yêu tôi không thành, và có một đứa con trai tên là Đực, chồng cô đã chết trận lúc 75.
Gặp lại nhau, nàng -xuân sanh nay cũng chỉ mới 65- hỏi tôi, vậy nay ông về thăm quê hương rồi còn mục đích gì không" Tôi mạnh dạn nói thẳng thừng, anh về tìm lại bạn cũ, nối lại tình xưa là .... là em đó! Một sự im lặng làm tôi ái ngại, cuối cùng nàng đã nói: Anh nói to tí, tôi không nghe rõ! Ồ, thì ra nàng "điếc" mà lại mắt "mờ" nữa! Tôi kề tai nói lại cho nàng nghe. Sau khi nghe xong, đôi mắt nàng đổ lệ, giọt lệ vui mừng vì tìm lại được người yêu đã mất sau 30 năm bặt tin. Tôi cũng khóc theo cô ấy, khóc thật ngọt ngào....!
Qua cơn xúc động nàng thỏ thẻ: Tui sợ rồi không đủ khả năng lo cho ông vui đó chứ! Từ việc tắm rửa, bếp núc, đi đứng mọi thứ tôi đều trở nên chậm chạp lú lẫn rồi!
Không sao! Anh đã bảo là mình hợp tác nhau để làm chuyện đó mà! Còn nhiều thứ mình hợp tác nhau mới hoàn hảo được, tại em quên đó thôi. Nàng bảo: Vậy ông nhớ thì nói xem chuyện gì" Thì...thì...là.... Cái gì không nói mà ỏng à ỏng ờ vậy" Ờ thì thì thì cái ấy ấy! Hả! Tui nghe không rõ! Tôi kề tai nàng hét to, thì ấy như hồi trẻ vậy đó! Ố... trời, cái ông già này! Mà tui nói thiệt, ông không nhắc thì tôi đã quên chuyện ấy thiệt rồi! Cám ơn ông à nghe! Vậy giờ ông tính sao"
Tôi như mở cờ trong bụng, vội nắm tay người đẹp thỏ thẻ tiếng mất tiếng còn. Bà mẹ nó! Sao mà run quá vậy kìa" a... hùm...E... Em Mai Loan ơi! Em...em có bằng lòng lấy anh làm chồng không" Tầm bậy! Nàng ngạc nhiên phán: Sao lại bằng lòng giúp ông gòng mà gòng cái gì" Bộ nặng lắm sao phải giúp"
Trời hời! Thì ra tôi nói chồng mà nàng nghe thành gòng! Tôi đang chạy thẳng, nàng vô exit" Tôi kê sát tai nàng hét to: em muốn lấy anh làm chồng không" Ờ! Lấy thì lấy!
Tôi giật thót người vì câu trả lời quá táo bạo, không còn là một cô gái rụt rè như ngày xưa. Tôi vừa mừng vừa rên khẽ: Trời ơi em quá bạo, anh không ngờ! Bạo cái gì" Già rồi còn nhiêu tôi phải chơi với ông nhiêu chớ để ông nói tui yếu như ngày xưa sao" Nhìn nàng tôi tự nói: Tôi nghiệp cho người yêu của tôi, nàng 65 cái xuân già còn tôi thì 75, nhưng trông nàng già hơn tuổi, già từng cử chỉ, già từng lời nói còn tấm thân ngọc ngà năm xưa giờ còn đáng tội nghiệp hơn tôi gấp bội.
Thế là chúng tôi quyết định lấy nhau, lấy hỏa tốc. "EMAIL EXPRESS" kẻo trể. Tôi bảo nàng lo cho tôi những thứ giấy tờ cần thiết, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn theo diện hôn thê. Chúng tôi định là sẽ làm đám cưới tưng bừng sau khi về Mỹ.


Một tuần sau đó, phái đoàn Mỹ gọi đến để phỏng vấn. Sau khi mở cửa bước vào, chúng tôi chào phái đoàn và ngồi đối diện, người phỏng vấn viên da trắng nhìn chúng tôi với vẽ kinh ngạc! Cặp mắt ông ấy tròn xoe và không hỏi điều gì cả! Vỏn vẹn chỉ một câu: Xin ông bà thông cảm, trường hợp ông bà chúng tôi chưa từng gặp phải, nên không thể phỏng vấn cho ông bà hôm nay được; vậy ông bà hãy về và chờ đợi, chúng tôi sẽ xem xét và gọi lại ông bà sau.
Tôi đứng dậy xin phép nói một câu trước khi về: Như quí ông thấy đó! Thời gian chúng tôi yêu nhau không còn bao lâu nữa, nên chúng tôi không thể chờ lâu được. Dạ, chúng tôi rất hiểu và hứa trả lời ông ngày mai, mong ông thông cảm.
Chúng tôi ra về mang theo một tâm sự bất an, lửa tình yêu đang bốc cháy trong tôi, biết mình không thể chờ đợi được, vì một ngày bằng một thế kỷ trong lúc này. Tôi quyệt định gọi cho bà Rice (Bà ngoại trưởng Mỹ), kể lể hoàn cảnh và sự bức xúc của chúng tôi. Dường như bà không cần suy nghĩ và trả lời ngay. Được rồi! Chúc mừng ông bà đẹp duyên, ông bà về đi và sẽ có tin vui. Người yêu mắn tay tôi thỏ thẻ! Sao ông nóng nảy quá vậy" Ngày xưa sao không nóng như vậy, để cho tôi phải long đong và già đi như thế này! Tôi buột miệng trả lời: Thì già rồi, còn nhiêu tôi phải chơi với bà nhiêu chớ để bà nói tôi yếu như ngày xưa sao"
Chiếc xe đò cà tàng từ Sài gòn về Mỹ tho mất khoảng 80 phút, chúng tôi vừa bước vào sân nhà thì bị 2 chiếc xe du lịch đậu trước cửa đập vào mắt. Một người Việt Nam đến lễ phép, nhỏ nhẹ: Dạ chào 2 bác, tụi con phục vụ cho sở ngoại vụ đến đây mời 2 bác thu xếp hành lý theo chúng con gấp lên phi trường Tân Sơn Nhất cho kịp chuyến bay đang chờ. Tôi ú ớ chưa kịp hỏi thì anh bạn nói tiếp: Phái đoàn không phỏng vấn kịp thời cho 2 bác bị dũa te tua rồi, Thôi ta đi. Trường hợp của 2 bác đặc biệt khỏi phỏng vấn, mà còn có riêng một chuyến bay đưa cô dâu về nhà chồng nữa! Người lo cho ông bà là Bà Rice đó! Hai bác đừng quên cám ơn bà ấy!
Tôi chưa hết bàng hoàng trước tin vui này, thì lại nghe người yêu tôi thỏ thẻ: Bộ họ chở mình đi phỏng vấn hả ông" Vừa tức cười vưà thương vợ tương lai, tôi kề tai nàng hét to: Phỏng vấn xưa rồi! Giờ mình lên phi cơ về Mỹ, cưới gấp kẻo trễ. Ít, đâu được! Tôi phải trờ thằng Đực tôi về để từ giã nó chứ! Với lại tôi có chuyện này muốn nói với ông mặc dù tôi rất ái náy! Tôi diu dàng bảo nàng, em nói đi! Nàng ngượb ngập thỏ thẻ: xin phép ông cho tôi vào trong lấy di ảnh chồng tôi theo cùng, bỏ ổng lại một mình, ổng buồn, ổng giận rồi không khéo ổng nói tôi "được mới nới củ" tội nghiệp cho tôi lắm! Tôi thầm phục và cảm thương cho hiền phụ.
Ngồi trên chiếc phi cơ 747, nhìn trước sau chỉ có hai chúng tôi và đám tiếp viên không ngờt lời chúc tụng cho cô dâu chú rễ. Tôi miên man ngập tràn hạnh phúc, cứ nghĩ như là chiêm bao, không ngờ mình lại có cái ngày "special" này. Nàng ngồi bên tôi sờ soạn và thỏ thẻ: Chắc bộ ông giàu lắm sao mà mướn một chiếc máy bag to thế này chở mình ênh tui vậy" Tức cười, nhưng cũng kê vào tai người yêu thét to điệp khúc: Ờ thì... còn nhiêu chơi hết với bà đó mà! Người yêu tôi vỗ nhẹ vào má tôi, ơ ơ... cái ông này cũng quái thật!

Seattle qua đêm tân hôn.
Quá bận rộn cho đêm tân hôn, vợ chồng tôi ngủ đến 10 giờ sáng, nàng dậy trước tôi nhưng không dám bước xuống giường, mọi cảnh vật hãy còn xa lạ, vã lại chúng tôi cần phải hỗ trợ nhau mới đi đứng vững vàng được. Việc đầu tiên là mở cửa trước nhà để dẩn nàng ra sân. Ồ! lạ chưa" có vật gì bên ngoài, tôi bảo nàng chờ và đi vòng cửa sau. Ô my Godness! Một rừng hoa, họ mang đến tối hôm qua và hiện giờ vẫn còn lắc đác. Vợ tôi vừa mừng, vừa cám ơn hàng xóm đến chúc phúc cho mình vừa thỏ thẻ với tôi. Người Mỹ họ tốt bụng quá! Mình mắc nợ người ta nhiều lắm ông à! Làm sao mà nhớ hết để có dịp mà đền ơn ấy! Tôi trả lời ngao ngán! Ờ, còn ở đây thì tha hồ mà đền ơn, chỉ sợ mình “move” đi thôi!
Khi nói move, tôi ngụ ý nhắc tới chuyến “dọn nhà về trong... đất”, nói nôm na là chết. Vậy mà vợ tôi lại thắc mắc: Mu là cái gì hở ông" Ờ thì Mu là đi sống ở nơi khác ấy mà! Sao không ở đây mà phải đi chỗ khác hở ông" Ờ thì tại tới lúc đi thì mình phải đi thôi! Vậy giờ mình tính đi đâu hở ông" Ờ thì thì... đi xuống.... Mà thôi! Mình chỉ có một con đường để move bà biết sao còn hỏi" Ờ ờ ờ ờ, đành vậy rồi! Nhưng tôi phải hỏi cho rõ, để còn chuẩn bị chớ! Ờ, chớ đừng quên bức di ảnh của ổng, em xuống dưới còn gặp ổng nữa đó! Nàng cười móm mém, mắng yêu, “Cái ông này thiệt tình!”
Vợ chồng tôi là vậy đó các bạn.
Khi các bạn đọc xong thư này, nếu có lời chúc tốt đẹp cho vợ chồng tôi, tôi thành thật cám ơn, nếu như chúng tôi còn ở tại Seattle. Nếu không thì thành thật cáo lỗi vì chúng tôi đã moved rồi.

Sơn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,074,742
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến