Hôm nay,  

Mẹ Và Tiếng Mẹ Đẻ

01/02/200600:00:00(Xem: 117140)
Người viết: Phạm Thành Tính

Bài số 927-1527-251-vb5020206

*

Người viết: Phạm Thành Tính

Bài số 927-1527-251-vb5020206

*

Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin, Texas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về nhiều thế hệ trong một gia đình vẫn nặng lòng với tiếng mẹ đẻ.

*

Mùa hè năm 2003, Mẹ tôi từ Việt Nam sang du lịch ở Mỹ 3 tháng. Năm nay bà đã 86 tuổi, nhưng vẫn còn khoẻ, tự đi đứng vững vàng. Bà chuyện trò vui vẻ hoạt bát, tưởng chừng đang ở tuổi 60 mươi. Thường khi bà hay bảo với chúng tôi:

- Má đã già rồi, má không thích ở xứ lạnh hay xứ người. Bởi các con cần có sự sống Tự do và cần mở mang đầu óc để tiến thân. Má không theo các con được, má ở lại Việt Nam và chết tại Việt Nam thôi! ‘’

Mẹ tôi đã có cái quyết tâm đó từ xưa, trứơc ngày gia dình tôi vượt biển bỏ xứ ra đi, sau biến cố 30/4/1975.

Lần này bà sang, có thể là chuyến đi cuối trong đời của bà, chúng tôi phải lấy phép nghỉ 3 tuần, để đưa bà đi thăm các con cháu ở Cali và Texas. Con cháu luân phiên nhau chào mời bà đi thăm các danh lam thắng cảnh ở Mỹ và Canada.

Bà đi cũng thấm mệt. Nhưng Bà cũng thấy rất toại nguyện về chuyến đi du lịch lần này. Đó là niềm an ủi cho con cháu. Kể ra, từ thế hệ của bà, con bà, cháu bà có cả cháu nôi cháu ngoại và chắt, gọi bà là bà cố. Đúng là “tứ đại đồng đường”. Tính ra có gần 4 thế hệ tại gia đình tôi., ngày đó.

Ngày mẹ tôi đến phi trường Boston, tất cả gia đình tôi cùng ra đón bà.

Các con tôi đều nói thông thạo tiếng Việt khi chào và thăm hỏi bà, khiến bà cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Riêng các chắt của bà cố thì chỉ nói bập bẹ tiếng Việt. Điều này khiến bà đặc biệt lưu tâm.

Sau mấy ngày ở bên cạnh gia đình tôi, bà thường hay đề cập đến chuyện giáo dục con cháu học nói rành rẽ tiếng Việt. Bà thường bảo tôi:

- Dù có bận rộn công việc làm ăn ra sao, các con cũng phải để ý tập luyện cho con, cho cháu không quên tiếng Việt. Dù sao mình cũng vẫn là người Việt Nam. Không nói rành tiếng Việt, người ta sẽ cười. Nhất là người Mỹ, họ sẽ chê cười các con đó!

Nghe lời bà chỉ dạy, tôi vội tiếp lời :

-Chúng con lúc nào cũng lo nghỉ điều này như lời má dạy. Vợ chồng con vẫn bận tâm lo cho các cháu, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, cũng nhắc nhở con cháu dùng tiếng Việt.

Vợ tôi cũng phụ họa theo để trấn an bà:

- Chúng con vẫn đang tập cho mấy đứa con, đứa cháu của con, phải nói tiếng Việt với nhau khi về đến nhà. Ngoài ra còn tìm chỗ gửi cho chúng nó học tiếng Việt, trong mấy tháng hè, tại các nơi dạy tiếng Việt cho trẻ con Việt Nam.

Bà vẫn còn băn khoăn :

- Phải làm sao tập cho chúng nó có thói quen từ lúc còn bé thơ. Kể cả từ lúc còn nằm nôi. Bởi vậy ông bà mình xưa nay vẫn thường hay nhắc nhở ‘’Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về‘’ là vậy đó con!

Tôi vội tiếp lời bà:

- Như má qua đây mấy hôm, má thấy tối nào, sau khi cơm nước xong, con cũng dành một giờ, để dạy cho các con, các cháu tiếng Việt. Con bắt buộc chúng tập đọc, tập viết Việt ngữ. Nhưng cũng có cái khó khăn, vì chúng con phải đi làm. Thời gian ở nhà rất ít. Chỉ có ngày thứ bảy và chủ nhật. Đôi khi còn không rảnh được. Phần lớn thời gian chúng nó vào trường, qua giao tiếp với thày cô, bè bạn. Chúng nói bằng tiếng Mỹ, thành thói quen. Vi vậy mà tụi con phải kiên nhẫn và vất vả lắm mới mong chu toàn đựơc việc này. Chứ trẻ con ở bên này khó giữ gìn lắm, vì cái văn hóa Mỹ rất lôi cuốn và cám dỗ chúng...

Nỗi lo lắng của mẹ tôi rất đúng. Đó là điều làm tôi suy nghĩ nhiều cho đến tận hôm nay.

Hôm đi Texas về, trên chuyến bay từ Houston đi Boston. Chuyến bay này, có gia đình tôi và một số bà con Việt Nam cùng đi về Boston. Trong chuyến bay cũng có điều khiến mẹ tôi chú ý, khi bà nghe câu chuyện giữa hai người ngồi ghế trước mặt.

Bà Tám hỏi bạn:

-Sao chị Hồng, con Sinh của chị bây giờ được mấy cháu rồi. Mới ngày nào tôi đi đám cưới nó, tính đến giờ, cũng đã 7 hay 8 năm rồi, tôi mới về lại Boston lần này.

Bà Hồng nhanh nhẩu trả lời:

-Chị ơi, nó đẻ năm một. Nó lấy chồng 1 năm sau là có con ngay. Bây giờ đã 3 đứa. Vợ chồng nó nói đủ rồi, không sanh đẻ nữa.. Đám con của nó, đứa lớn 8 tuổi, con gái. Đứa kế 7 tuổi con trai. Đứa út 6 tuổi cũng con trai. Giờ chúng nói tiếng Mỹ giỏi lắm. Tôi thấy chúng nói tiếng Mỹ với nhau, tôi nghe thích quá. Tôi mong chúng nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ tốt hơn tiếng Việt. Chúng nói tiếng Việt nghe cực khổ quá!

Khi nghe qua câu chuyện của 2 bà Việt Nam đồng hành, mẹ tôi bất giác bảo tôi:

-Má mong sao các con đừng có cái ý nghĩ như bà hành khách cùng chuyến bay. Theo má nghĩ, do cuộc sống ở Mỹ, đương nhiên vì thói quen, trẻ con nó không nói, cũng bị bắt buộc nói tiếng Mỹ. Cái khó nhất là làm sao cho chúng tập nói được tiếng Việt. Điều này mới là đáng lo đó con..

Khi về đến Boston, có hôm, lúc mẹ tôi ở nhà nghỉ ngơi. Bà cầm tờ báo Việt ngữ tờ Thăng Long, có lẽ bà đọc 2, 3 lần gì đó. Bà trông thấy tôi đi làm về, bà mừng lắm.:

- A con, lúc nãy má có đọc tờ báo, có cái thông báo của ’’Trung tâm Việt Ngữ Âu Lạc’’ đã đăng trên tờ Thăng Long số 433 ngày 5 tháng 8 năm 2003.. Ở đây cũng có người lo nghĩ tới chuyện này sao con"

Nghe mẹ hỏi, tôi nói:

- Thưa má, Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ở đây, họ vẫn có lo nghĩ nhiều về vấn đề này, như Trung tâm Việt ngữ Âu Lạc mà má đã đọc trong báo. Đó là những người có tâm quyết, có ưu tư về tương lai con cháu người Việt tị nạn ở đây. Họ đã bỏ nhiều công sức, thời gian cũng như tiền bạc để gầy dựng nên mới có được cơ sở như vậy. Trước đây Hội Việt Mỹ cũng có tổ chức lớp Việt ngữ cho các cháu nhỏ Việt Nam học hè. Cũng như tại Dorchester này, bà con có nhiều nhiệt tâm, như nhóm Viet Aid ho cũng gầy nên cơ sở văn hoá và giáo dục giúp đỡ cho Cộng đồng Việt Nam. Có nhà giữ trẻ và day tiếng Việt rất tốt.

Mẹ tôi lại tiếp lời:

-Má thấy việc làm này rất là hữu ích. Rất cần đến sự hỗ trợ của bà con đóng góp để giúp đỡ cho con em học tiếng Việt. Má thấy nếu làm thành công là cao quí lắm đó con.

Tôi kể thêm cho mẹ tôi biết qua tình hình về người Việt có con cháu đã bỏ quên tiếng Việt:

- Ở đây, cũng có một vài trường hợp đã xảy ra. Cũng là kinh nghiệm cho những gia đình có con em bị quên tiếng Việt, như trường hợp cháu Oanh và cháu Tú, con của một người quen trong thành phố này. Hai cháu này đã lấy xong bằng Ph.D. tại Đại học Harvard. Chúng đi xin việc làm, nơi xin việc, họ đang tìm người có khả năng nói giỏi tiếng Việt để đi Việt Nam. Nhưng 2 đứa không nói được thông thạo tiếng Việt. Người Mỹ họ cười, người Việt mà nói không rành tiếng Việt. Vì vậy mà 2 đứa thất bại! Cho đến bây giờ cũng vẫn chưa có việc làm vừa ý,và tương xứng với cái bằng đã bỏ công ra học. Cũng vì thế mà 2 đứa có gặp con hỏi về việc học tiếng Việt. Cả hai cùng thú nhận, không học tiếng mẹ đẻ là sai lầm lớn. Nó bảo người Do Thái, người Nhật dù sinh sống trên đất Mỹ, họ vẫn bảo tồn tiếng mẹ đẻ một cách rất chu đáo. Nhờ trường hợp kể trên để chứng minh cụ thể cho đám con cháu của con, bằng mọi giá phải học tiếng Việt. Duy chỉ còn đám cháu ngoại, con của con Tâm. Khiến vợ con phải vất vả lắm. Vì vậy vừa rồi đi xuống Texas, vợ con tìm mua cho được bộ sách dạy tiếng Việt, nó mừng lắm.

Mẹ tôi chợt nhớ ra:

- Thảo nào, vợ con có nói với má, nó có ghé qua quầy sách báo ở trong khu chợ Hong Kong 3, ở Houston, nó mua được bộ sách 6 quyển học tiếng Việt cho con của con Tâm.

Tôi tiếp :

- Vợ con, nó thường hay làm gắt gao với đám con nó và đám con của con Tâm. Mỗi lần đi học về nó gầm, nó hét, bắt buộc đám con cháu phải nói tiếng Việt. Nó cấm nghiêm ngặt không cho nói tiếng Mỹ với nhau khi ở nhà. Kể cả các thiệp Tết ta, Tết tây, sinh nhật hoặc quà thưởng. Vợ con nó bắt phải viết tiếng Việt, buộc chúng đọc được, mới lấy được quà tặng.. Đó cũng là một cách giúp cho chúng, bắt buộc chúng học tiếng mẹ đẻ cùng phong tục tập quán và văn hóa Việt Nam.

Vợ tôi nghe tôi nói chuyện với mẹ, bèn đứng dậy đi lấy 6 quyển sách đã mua cho mẹ tôi xem:

- Đây là bộ sách, con thấy tạm được nên con mua, sách có tựa đề ‘’Em học Việt ngữ ‘’ gồm 6 tập tương ứng với 6 lớp Việt ngữ ở hải ngoại này. Do soạn giả Nguyễn thị Tuyết Long, nguyên Chủ tịch các Trung tâm Việt ngữ miền Nam California, soạn riêng cho con em Việt Nam tại hải ngoại.. Mặc dù sách chưa hòan hảo lắm , nhưng rất hữu ích cho yêu cầu cần thiết hiện nay.

Nhìn bộ sách Việt ngữ, tôi nhớ lại ngày xưa khi tôi còn bé. Mẹ tôi đã dẫn tôi vào trường Tiểu học Cái Răng (Cần Thơ). Năm tôi lên 7 tuổi. Mẹ tôi đưa tôi đi xin vào học lớp Đồng Ấu, năm 1941. Tôi còn nhớ thày dạy lớp Đồng Ấu là thày giáo tên Giác. Ông bảo mẹ tôi mua cho tôi cuốn ‘’Quốc văn Giao khoa thư’’, lớp Đồng ấu, do Nha học chánh Đông Pháp, ấn tống.

Kể ra, từ ngày đó đến giờ đã trải qua hơn 50 năm. Hình bóng mẹ già đưa con vào trường vẫn chưa phai mờ trong tim óc tôi. Hôm nay mẹ con gặp lại nơi hải ngoại này, bà đã 86 tuổi đời, đã trải qua biết bao tang thương nơi quê nhà... Mừng thay cho tôi khi mẹ vẫn minh mẫn. Bà nói thông thạo tiếng Pháp từ nhỏ nhưng bao giờ cũng nặng lòng với tiếng Việt.

Đó, bà đang nhắc lại điều tôi vừa nghĩ tới trong ký ức :

-Con còn nhớ không" Khi con vào học lớp Đồng ấu, sách ‘’Quốc văn giáo khoa thư ‘’ là căn bản, là khởi điểm khi con bắt đầu học tiếng mẹ đẻ. Lúc con học là năm 1941, lớp Đồng ấu là lớp 5 (Cours Enfantine), kế đến lớp 4 (Cours Preparatoire ); đến lớp 3 (Cours Elementaire); năm kế tiếp là lớp Nhì (Cours Moyen 1ere annee, và 2eme Annếe); kế tới lớp nhất (Cours Superieure), đó là chương trình tiểu học ở Nam Kỳ thời xưa. Dù thời đó học Pháp văn, nhưng bước sơ khởi vào trường học cũng học căn bản tiếng Việt làm gốc. Lớp nhất là năm học cuối của trường tiểu học Cái Răng. Cuối năm lớp nhất, con thi xong lấy bằng tiểu hoc CEPCI (Certificat d’Etudes Primaire Complementaire Indochinoise) Ba của con vui mừng lắm. Năm sau con vào học Trung học CầnThơ (College de Cantho), sau này thời VNCH đổi tên là Trung hoc Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Năm con còn đi học, chữ Pháp là chính, chữ Việt là phụ. Chữ Việt chỉ có 4 giờ trong tuần. Nhưng thời đó, mẹ cũng vẫn thường hay bảo con: ‘’Chữ quốc ngữ sau này rất hữu dụng và rất quan trọng cho người Việt Nam mình đó con! ‘’

Tôi vẫn còn nhớ, ngày xưa bà thường hay nhắc tôi nên đọc sách của Trương Vĩnh Ký và Thơ Lục Vân Tiên của Cụ Đồ Chiểu, (tức Cụ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả quyển Lục Vân Tiên). Lục Vân Tiên được phổ biến sâu rông trong dân gian miền Nam, qua chữ trung và chữ hiếu thể hiện qua 2 câu trong phần khởi đầu vào truyện:

‘’Trai thời Trung Hiếu làm đầu

‘’ Gái thời Đức , Hạnh là câu trau mình.’’

Sau này lớn lên, tôi mới thấy Trương Vĩnh Ký là một bậc kỳ tài trong số những người nổi tiếng ở Việt Nam Ông đã có công lao to lớn trong việc hòan chỉnh tiếng Việt, chuyển ngữ từ Hán Nôm ra chữ quốc ngữ viết bằng 24 chữ cái của chữ La tinh. Tiếp theo kỳ công của ông Alexandre de Rhode tạo ra chữ Việt, Trương vĩnh Ký cũng là người đầu tiên soạn quyển ‘’Văn phạm Việt Nam’’ tức là quyển ‘’Mẹo tiếng An Nam ‘’. Ông viết nhiều sách chữ Việt như các loại sáng tác như quyển ‘’Chuyện đời xưa‘’ (1886), sách dạy chữ Nho (1889). Loại phiên dịch chữ Hán, như ‘’Minh tâm Bửu giám‘’ (1893), Kim vân Kiều (1875), Việt Nam Quốc sử Diễn ca (1875, Lục Vân Tiên truyện (1889). Loại sách viết bằng tiếng Pháp như ‘’Grammaire de la langue Annamite ‘’ ..v..v.. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng, như Pháp, Anh, Tây ban nha, Ý, Tàu, Nhật... Sau ngày Ông qua đời (01/ 08/1898) Ông đươc người đời và chính quyền Pháp thời đó tôn vinh, đúc tượng ông đặt giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. Lấy tên ông đặt cho Trường Trung học lớn đầu tiên ở miền Nam Việt Nam cho người Việt. Đó là Trường trung học Petrus Ký (tên Ông là Pétrus Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là Petrus Ký).

Thời đó ở miền Nam có 3 trường Trung học lớn đầu tiên, đó là Petrus Ký ở Sàigòn. Kế tiếp đến Trường Trung học Myre de Vilers, lấy tên là Trung hoc Nguyễn Đình Chiểu. Còn Collège de Cantho là Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ..

Trước ngày 30/4/75,có những người đã tốt nghiệp và thành danh xuất thân nơi 3 trường này. Cũng vì vậy, thờI VNCH đã lập ra Hội Liên Trường‘’ Phó Tổng Thống Trần văn Hương là Chủ tịch danh dự của hội. Sau ngày 30/4 /75, CSVN đã tàn bạo xóa tên 3 trường này và đập phá tan tành tượng thờ các Cụ Trương Vĩnh Ký tại Sàigòn , tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và tượng Cụ Phan Thanh Giản tại Cầnthơ. Đó là một hành động vong ân bội nghĩa đối với tiền nhân, đã từng có công đóng góp vào nền văn học và văn hoá Việt Nam.

Các sự việc xảy ra sau ngày 30/4/ 75 do CSVN gây ra, khiến mẹ tôi thường hay nhắc tôi bằng câu lấy ra trong bài của La Fontaine, để ám chỉ các hành động vô ý thức của nhà cầm quyền CSVN ngày đó ‘’La raison du plus fort est toujours la meilleure ‘’ (Lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng tốt").

Bà vừa nói chuyện, vừa gọi con gái tôi đến , bà bảo :

- Ngày xưa Ba con học hành cực khổ lắm. Ba con đâu có được như các con ngày hôm nay. Các con có đủ mọi thứ cấn thiết trong việc học hành. Các con phải cố gắng học cho tốt cho giỏi để sau này hữu ích cho con và còn có cơ hội giúp đỡ gia đình khi cần. Hồi xưa , ba con phải đốt đèn dầu, có lúc phải dùng đèn sáp, đèn cầy. Thời kỳ năm 1945 phải dùng đèn dầu mù u, dầu mỡ cá... Đi học, về nhà phải phụ giúp công việc trong gia đình, bận rộn lắm. Thế mà ba con vẫn học giỏi. Các con phải noi gương ba con mà rán hoc cho hay, cho giỏi. Bên cạnh chuyện học tiếng Mỹ, con phải học tiếng Việt cho rành. Vì đó là căn bản của người Việt Nam mình. Là gốc rễ của gia đình mình. Các con luôn luôn giữ sao cho xứng đáng là con cháu của tổ tiên người Việt, con cháu Tiên Rồng.

Khi nghe bà nội nhắc nhở, con gái tôi cũng đóng góp:

- Bà Nội nói thiệt đúng. Cháu đi chơi với mấy đứa bạn người Mỹ, tụi nó không công nhận cháu là người Mỹ như chúng nó. Vì cháu vẫn còn tóc đen và mắt nâu. Cháu thấy mấy đứa khác lại nhuộm tóc màu vàng, màu đỏ, xâm mình.., nhưng trông cũng chẳng giống người Mỹ chút nào. Cháu thấy dân Á châu là dân Á châu. Mình là Việt Nam vẫn là Việt Nam. Làm sao mà giống Mỹ trắng được. Giờ cháu lớn lên cháu mới nhận ra, như trường hợp của chị Oanh và anh Tú, trước đây, hể mở miệng ra là xài tiếng Mỹ. Thế mà có người cho là hay. Riêng con thấy không hay chút nào. Đó là một trong nhiều trường hợp đã xảy ra ở đây đó nội ơi..

Nghe con gái nói với bà nội, tôi mừng là con tôi ngày nay đã mở mắt, sáng suốt thấy được sự thật ở ngoài đời. Tôi bèn khen no:

- Con gái ba biết được vậy là giỏi lắm rồi. Nhưng vẫn phải luôn trau dồi tiếng Việt. Nói tiếng Việt phải giỏi như nói giỏi tiếng Mỹ vậy.và con của con cũng phải tập như vậy.

Xuyên qua cuộc nói chuyện, trao đổi về chuyện học tiếng Việt của gia đình tôi, giữa mẹ tôi, vợ con tôi, làm mẹ tôi cũng cảm thấy yên tâm. Vì chúng tôi đã cố gắng chứng minh việc học tiếng Việt của gia đình tôi , đã làm đúng theo lời bà răn dạy.

Mẹ tôi còn nói:

-Thấy các con, các cháu vẫn một lòng trung hiếu, thờ phượng Ông Bà Tổ tiên, bảo trọng cội nguồn, bảo trọng tiếng mẹ đẻ. Điều này làm mẹ rất vui mừng. Có sang bên này mẹ mới thấy được cái hay cái đẹp của xứ sở người ta, biết bao giờ Việt Nam mình tiến lên được như vậy!

Tôi vội trấn an mẹ tôi :

- Hi vọng sau này con trẻ Việt Nam sẽ làm nên sự nghiệp. Theo con biết qua thông tin báo chí, giới trẻ Việt Nam ở đây đã có nhiều thành công rực rỡ về học hành ,về phát huy tư tưởng , về phát minh khoa học... Từ khoảng năm 1980, giới trẻ Việt ở hải ngoại đã thực hiện được việc điện toán hóa tiếng Việt, trên máy điện toán của Tây phương, với thời gian kỷ lục. Trong khoảng gần 10 năm, máy điện toán Việt ngữ càng ngày càng tinh xảo hơn, với nhiêù nhu liệu (Software) dành cho người xử dụng. Hiện con đang xử dụng nhu liệu VPS keys 4.2 rất tiện và tốt.

*

Hồi tưởng lại, xuyên suốt cuộc đời của mẹ tôi và gia đình chúng tôi, suốt mấy thế hệ, đã có biết bao là trăn trở, gian lao trong vấn đề học hỏi, giữ gìn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ và truyền thống gia đình Việt Nam. Với tuổi đời đã 86, mẹ tôi vẫn còn bận tâm và khắc khoải với niềm ưu tư về tiếng Việt và không ngớt nhắc nhở con cháu ‘’Các con là người Việt, đừng bao giờ quên tiếng Việt, vì đó là tiếng của mẹ, từ khi các con mở mắt chào đời.’’

Nhân dịp được đón Mẹ, tôi xin ghi lại đôi điều về tấm lòng của Mẹ với tiếng Mẹ đẻ cho con cháu ghi nhớ.

Phạm Thành Tính


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,509
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.