Hôm nay,  

Bệnh Viện Và Nhà Dưỡng Lão Ở Mỹ

28/12/200500:00:00(Xem: 200024)
Người viết: SAGIANG

Bài số 906-1506-231-vb3122705

*

Tác giả là một vị cao niên, tên thật là Nguyễn Văn Phan, cư dân Sacramento CA, cho biết ông đã viết nhiều bài đăng báo. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông.

*

Một đêm nằm ngủ gặp ác mộng, Sa té từ giường xuống nền nhà vẹo xương sống, chịu trận tới sáng, rán trườn lết ra tới máy điện thoại kêu chú Sang và chú Đức ở cùng cộng đồng Nhị Hà đến mang đi đến bệnh viện Methodist (Phương thức) nhập viện.

Các bác sĩ chụp hình quang tuyến X rọi cho thấy cột xương sống bị thụn lại, cần phải giải phẩu mới trị được bệnh bại liệt hai chân. Sa sợ quá đi, không chấp nhận, đành chịu bại, hơn là giải phẩu khó sống. Bệnh viện đành tiêm thuốc trị đau nhức và cho uống thuốc chữa trị suốt tuần lễ, mới hoàn tĩnh tương đối, nhưng hai chân bại liệt không đi đứng được, tiểu tiện trên máng đặt bên mép giường, đại tiện phải nhấn chuông gọi y công mang xuống ghế ngồi đại tiện, xong rồi y công mang lên giường nằm chịu trận.

Hằng ngày có Hoàng, bào huynh tới chăm sóc thăm viếng, mỗi đêm có bác sĩ Hoàng Gia Hùng đến khám bịnh biên toa cho thuốc uống, lại còn dẫn bạn bè tới thăm viếng và thảo luận huyền học, siêu học do Sa đã nhiều lần viết đăng trên báo Mõ mới nửa chừng nằm bệnh viện ngưng viết.

Sa còn trần tình cho họ biết "Thiền trị bịnh bai liệt của Sa", bác sĩ Hùng cho là Sa ngụy biện vì theo ông bại liệt hai chân rất khó trị, tốn nhiều thuốc men và luyện tập từ hai năm đến sáu năm mới chập chững đi được, bằng không chịu tật suốt đời.

Thật sự, khi vắng người, Sa nằm sử dụng thiền trị bịnh bằng cách vận chuyển luồng chân khí từ vực đan điền xuống hậu môn, nhiếp chuyển qua huyệt tiểu khổng (nam thất nữ cửu) tiến lên huyệt mệnh môn, dần lên huyệt kiên tĩnh, tiến tới huyệt bách hội, tung vào tiểu não, tiến lên đại não xuyên qua hà đào thành, chuyền tới huyệt tam tinh, chuyển xuống huyệt nhơn trung, đưa lưỡi lên hàm trên chuyển xuống càm đi thẳng xuống hoàng cách mô, trở về vực đan điền, trả luồng chân khí về phổi thở ra ngoài. Làm nhiều lần cho thông suốt các huyệt đạo, đến khi vực đan điền ấm đỏ lên là luồng chân khí được chuyển xuống hai chân từ huyệt tiểu khổng, tới đầu ngón chân cái, đẩy trả về huyệt tiểu khổng để luân lưu theo chiều hướng như trên.

Nhờ tập thiền phối hợp với thuốc men bệnh viện, chỉ trong vòng một tuần lễ Sa đã có thể cử động chút ít hai chân. Bác sĩ Hùng thấy vậy, rất ngạc nhiên và đề nghị đưa Sa về viện dưỡng lão tiếp tục dưỡng bệnh.

Bác sĩ đoàn nghiên cứu thấy tình trạng khả quan chấp thuận đưa về viện dưỡng lão Emeral Garden Nursing (Bích ngọc viên). Nơi đây, Sa vẫn tiếp tục hành thiền trị bịnh, mỗi ngày được y công chuyển sang xe lăn đẩy lên phòng bác sĩ khám bệnh biên toa cho y tá điều trị, sau đó đưa lên phòng chỉnh hình để chuyên viên chỉnh hình nắn bóp bắp thịt chân và thoa thuốc tập cho Sa ngồi lên, đứng dậy đương nhiên với tay gượng. Lần hồi bớt phần chăm sóc tiểu tiện và đại tiện của y công quá vất vả thường trực ngày đêm do Sa cố gắng tự chuyển xuống xe lăn vào nhà vệ sinh đại tiện.

Thừa thì giờ, Sa lên phòng giải trí đọc sách báo, xem truyền hình, hay chơi game với nhau. Quí vị lão nhân xi cà que trên một trăm mạng thảm não bệnh tật cố lần lên phòng giải trí để chuyện trò cùng nhau, chơi bingo, mỗi tuần có ban văn nghệ đến ca hát, diễn kịch giải khuây đám già gần đất xa trời. Nổi máu văn nghệ, Sa cũng sáng tác những bản nhạc với lời ca Anh ngữ, đưa cho ban giám đốc duyệt phê, in ra nhiều bản đem phát cho quí vị xi cà que làm tài liệu và Sa tự lên độc diễn không kèn trống nhạc hòa âm gì hết. Mấy ông bà già cúp bình thiếc khoái trá tưởng thưởng nhiệt liệt và còn biếu xén tiền thưởng hậu hỉ. Sa còn gởi biếu ban văn nghệ để trình diễn cho đám già nghe, họ vui vẻ chấp nhận và cho biết để về nghiên cứu kỹ lưỡng tập dượt hoàn chỉnh đến tuần sau đem ra trình diễn rất thích thú.

Cô y công có trách nhiệm chăm sóc Sa người Mỹ trắng xinh đẹp phương phi và mạnh khỏe lắm, tên Fall Water Fair (Cẩm Tuyền). Cô bồng ẩm Sa mang xuống xe lăn như bồng con nít, hằng ngày đẩy xe đưa Sa đi khám bác sĩ, đi chỉnh hình, lên phòng giải trí, đến khi Sa tương đối khá tự động bò qua xe lăn và chuyển xe đi bằng hai tay, chứng tỏ sức khỏe lần hồi vãng hồi, Sa buồn bực nằm một chỗ nên yêu cầu cô cho giấy viết để sáng tác nhạc, viết văn Việt và Anh đưa cô ta đọc. Cô thích thú những bài văn Anh ngữ đôi khi những bài thơ và cho biêt ý kiến cô khâm phục tài viết văn trơn bén đối với một người bịnh hoạn.

Mỗi ngày cô phải đẩy xe lăn đưa Sa đi tắm, thay quần áo dơ đem bỏ vào máy giặt. Trong hai tháng đầu Sa mất năng lực, nên sau khi cổi hết quần áo bệnh viện ra, cô chuyển Sa từ xe lăn sang ghế ngồi tắm, tự tay cô mở nước búp sen ấm cho ướt mình mẫy và chà xà phòng khắp cơ thể, cô thường mỉm cười khi kỳ cọ và chà xà phòng đến hạ bộ:

- Của quí anh đâu mất rồi" (Where is your pennis")

-Nó ở đó chớ đâu! (It's there!)

-Nhưng tôi không thấy nó. (But I don't see it.)

-Nó đã teo mất rồi chăng" (May be it was shrinked"

-Làm sao đây" (What do I do")

-Để đó chờ xem! (Let it there, wait and see!)

Lý do teo mất của quí là viện dưỡng lão cho uống quá nhiều thuốc Ultram trị đau nhức hàng ngày, công phạt nhiếp hộ tuyến, tê liệt bộ sinh dục Sa đến đổi chỉ còn một nhúm da nhỏ bị lông phủ mất, mới bị khinh khi mất của quí. Chỉ ba tháng sau, chứng bại liệt giảm nhiều và thuốc uống cũng giảm liều lượng, lần hồi bình phục tương đối.

Một hôm cũng quen lối tắm rửa kỳ cọ, động tới của quí do bàn tay phái nữ, nó từ từ phô trương mạnh mẽ lên trước sự ngạc nhiên, Fall Water Fair reo lên:

-Nó hùng dũng lên rồi! (It grows strongly now!)

-Càng tốt có sao đâu! (Very good, no problem!)

Cả hai nở nụ cười thoái mái.

Đến tháng thứ sáu, Sa đã tập tễnh đi chút chút, giám đốc viện cho xuất viện, chớ còn ở nơi đây vài ngày đụng một đám tang của những người xi cà que, chán nản quásức, lo sợ lưỡi hái tử thần đe dọa. Cô y công Fall Water Fair tự tay đẩy xe lăn ra tận xe nhà của bào huynh rước về nhà mới. Sa ngạc nhiên, nhưng Hoàng bảo nhà cũ xui xẻo quá đi, anh đã lo giấy tờ chứng thương bại liệt để xin căn nhà dành cho phế nhân và nhờ anh em tiếp dọn nhà giùm, anh còn xin tiền trợ cấp chăm sóc viên để giúp nấu ăn, giặt gỵa, đưa đi bác sĩ và chợ búa, còn mỗi ngày đẩy Sa trên xe lăn đi dạo mát vào buổi chiều cho khuây khỏa.

Quí vị trợ y còn đến hằng tuần tiếp tục chăm sóc thuốc men và giúp Sa đi đứng cũng như hướng dẫn về những động tác phải làm hằng ngày để chóng bình phục. Sa vẫn chấp nhận và chỉ trong vòng hai tháng sau, Sa đi bằng xe gậy được và lần hồi bỏ cả xe lăn và xe gậy để chỉ chống nạng đi tới lui trong nhà và ngoài đường, lần hồi bỏ tất cả trợ bộ cụ để đi chầm chậm, cho đến khi đi đứng bình thường. Như vậy Sa chỉ mất tổng cộng mười tháng nhọc nhằn bịnh hoạn. Đi đứng lại được tuy còn yếu, nhưng càng ngày càng vững chắc và trở nên bình thường.

Đến nay Sa đã có thể đi bộ trên ba dậm mỗi ngày, tập thể dục sáng và chiều. Chính bác sĩ Hùng sau khi tái khám công nhận "Thiền trị bịnh" của Sa đúng cách song hành với thuốc trị bịnh, thành công nhanh chóng.

SAGIANG


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,081,691
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến