Hôm nay,  

Một Hướng Đi

20/12/200500:00:00(Xem: 213223)
Người viết: LÊ KHÁNH THỌ

Bài số 901-1501-227-vb4123005

*

Lê Khánh Tho, trưởng nữ một gia đình H.O. tại California, nhưng riêng phần bà và con gái thì định cư tại Pháp. Với bài viết “Good Morning, Minie!” kể chuyện nuôi chó tại Mỹ, bà Thọ đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Là một họa sĩ, Lê Khánh Thọ cũng đã hai lần được giải Hội Họa Pháp, năm 2000 và 2005.

*

Không chờ đợi bạn, bà Thu uể oải rời sòng bài, vào phòng motel và nằm vật trên giường. Ba chục ngàn đô la tiêu tan trong một đêm ngắn ngủi! Là thợ Nail giỏi tay nghề trong một khu sang trọng, có mức thu nhập khá cao, nhưng bà Thu vẫn cảm thấy xót ruột vì đồng tiền kiếm ra không phải dễ! Bà đã còng lưng mỏi mắt dũa và vận dụng đôi tay nắn bóp chân cẳng Mỹ đen, Mỹ trắng suốt bảy ngày một tuần. Câu chuyện xảy ra bất ngờ... Tiệm Nail đổi chủ, đang tân trang và tạm thời đóng cửa một tháng, bà Thu rảnh rang cùng bà bạn đi Las Vegas theo đoàn du lịch quảng cáo đại hạ giá, và rồi bị máu mê cờ bạc lôi cuốn. Bà Thu thở dài. Biết vậy mình về Việt nam chơi!Ý nghĩ trở về quê hương bỗng ám ảnh bà Thu mãnh liệt.

Ba ngày sau bà Thu có mặt tại Sài gòn.

*

Bà Thu góa bụa từ bốn năm nay và cảm thấy cuộc đời vô vị. Đứa con gái ra trường lương cao, thường khuyên mẹ nghỉ làm. Người em gái duy nhất sống ở Sài gòn cũng khá giả không cần bà giúp đỡ. Với số tuổi 55, bà tự cho mình già và không còn tha thiết đến chuyện tái giá. Chuyến về Việt nam này bà Thu cố ý tìm lại bà bạn thân ở xóm Gò Vấp. Tình cờ thấy ngôi chùa gần nhà bạn, bà Thu ghé vào thắp hương. Tấm bảng "cô nhi viện khiếm thị Kỳ Quang" đập vào mắt, bà tò mò bước vào và gặp một nhà sư Phật giáo trẻ tuổi có đôi mắt trong sáng với nụ cười bao dung, thầy Thích Quang Hạnh (tên thật là Mai văn Phúc) là người khởi xướng ra chương trình nuôi nấng và dạy dỗ hơn 200 em cô nhi khuyết tật bẩm sinh từ năm 1995.

Mới sinh ra đời bị cha mẹ bỏ rơi đã thấy tội nghiệp rồi! Trời ơi đằng này đôi mắt còn bị mù thì thê thảm quá! Trên nền nhà lát gạch bông, các em bé tí xíu chưa tới tuổi thôi nôi, tay chân gầy guộc ngo ngoe dưới sức nóng mùa hè 37 độ. Đằng kia những em chập chững tập đi, hai bàn tay nhỏ bé quờ quạng vịn vách tường bước lần ra cửa. Trong căn phòng bên cạnh, những em lớn hơn im lìm nằm hay ngồi sát bên nhau trên những chiếc giường sắt hai tầng, đôi mắt vô hồn lờ đờ tròng trắng, gương mặt u buồn số phận hẩm hiu.

Bà Thu đã từng thấy những đứa trẻ mù nhưng bà chưa bao giờ xúc động mạnh mẽ. Lần này, tâm hồn đang tan nát nhớ về sòng bài Las Vegas, bà chợt mang cảm giác phạm tội. Món tiền thua bạc khá lớn là một tác động cảnh tỉnh lương tâm, ray rức bà suy nghĩ về hành động phí phạm. Từ đó bà dành dụm tiền bạc và vào dịp hè tiệm Nail vắng khách, bà Thu trở về Việt nam.

*

Mùa hè 2005 là lần thứ năm trở lại cô nhi viện Gò vấp, Bà Thu bùi ngùi nhìn những em cô nhi vẫn mang đôi mắt vô hồn sống âm thầm lặng lẽ. Một đứa trẻ tuổi độ 15 đang chơi mandoline. Tụi bạn đồng cảnh ngộ bu quanh, gương mặt thư dãn theo tiếng đàn réo rắc. Bà Thu ngồi trên giường bên cạnh các em, xót xa chia xẻ nổi niềm với người nghệ sĩ thiếu may mắn.

Những năm gần đây thầy Quang Hạnh nhận thêm một số em bại não chậm phát triển, bị điếc và các loại tật khác, từ vài tháng đến 25 tuổi. Một em bé đang nằm trên chiếc võng, tiếng khóc ray rức khác thường làm bà Thu chú ý. Hỏi thăm mới biết em không có hậu môn và cũng không có đường tiểu. Chị nhân viên lật tấm băng, bà Thu lạ lùng thấy trên bụng bên trái của em có hai vết thương tròn đỏ lòm trông thật ghê rợn. Để giải quyết tình trạng này, em bị khoét thông 2 lỗ tiểu tiện và đại tiện. Căn phòng hầm hập nóng dưới mái tôn mùa hè, hoàn toàn thiếu trang bị y tế chống vi trùng xâm nhập. Tội nghiệp em. Không một bệnh viện Việt nam nào chịu nhận em miễn phí.

Năm đầu tiên tới đây, bà Thu thấy ngôi chùa Gò Vấp khiêm tốn khuất sau con đường hẽm. Nhưng rồi càng ngày ngôi chùa càng được xây cất phát triển đồ sộ trên mảnh sân chật hẹp. Ngạc nhiên và lân la hỏi thăm những người làm thiện nguyện ở đây, được biết ban quản trị chùa bất đồng tư tưởng.

Thầy trụ trì tuổi sồn sồn khoái chơi nổi, thầy cho rằng chùa càng tráng lệ thì sẽ thu hút được nhiều người tới lễ chùa. Như vậy con người có cơ hội tu hành và bớt tham sân si, rằng thuyết nhân quả của nhà Phật sẽ đưa đến kiếp sau hạnh phúc hơn. Chẳng hạn khỏi bị ...mù!

Nhà sư trẻ Quang Hạnh không đồng quan điểm với thầy trụ trì. Mục đích của thầy thực tế hơn. Thầy mang hoài bão nuôi nấng và dạy dỗ các em cô nhi nên người ngay trên cõi đời này. Bà Thu hoàn toàn đồng ý với thầy. Mới lọt lòng đã mồ côi, mù và đói nữa thì tu cái nổi gì!

Viện cô nhi Kỳ Quang không được nhà nước Cọng Sản bảo trợ xu teng nào, chỉ sống nhờ vào tiền đóng góp. Từ mấy năm nay tài chánh của viện sa sút cũng vì thiên hạ bất mãn ngôi chùa mang bộ mặt tư bản. Thầy Quang Hạnh ăn ngủ không yên, bàn bạc với một số nhà hảo tâm lập riêng Kỳ Quang 2. Trong lúc chưa hoàn thành cơ sở 2, một số em vẫn ở tạm cơ sở 1 chùa Gò Vấp.

Người em rể chở bà Thu tới chùa Gò Vấp nhưng thầy Quang Hạnh đang ở cơ sở hai phường Thạnh Lộc. Được nhân viên rỉ tai cho biết chùa vẫn tiếp tục nhận tiền của các nhà hảo tâm nhưng chia xẻ cho các em cô nhi rất ít, bà Thu quyết định trực tiếp gặp thầy Quang Hạnh. Người em rể cương quyết không chở bà đi, viện lý do thiếu mũ bảo hiểm, e ngại bị phạt trên xa lộ và có thể bị giam xe.

Đã đọc qua nhiều bài báo viết về một số nạn nhân Việt kiều bị tài xế taxi, xe thồ cướp giật hoặc giết chết trên các con đường vắng vẻ, bà Thu sợ lắm! Chưa bao giờ bà dám chơi dại. Bỗng nhiên nhớ tớI phim Hymalaya, một thầy tu trẻ tuổI Tây Tạng gặp cảnh bốI rốI giữa hai con đường: nên ở lạI chùa tu hành trầm lặng như bấy lâu nay, hoặc là đồng ý giúp cha già băng qua ngọn núi tuyết vớI bao nhiêu gian lao hiểm trở. Thầy nghe văng vẳng bên tai lờI sư phụ giảng dạy: "---Khi phân vân giữa hai điều, con hãy chọn lựa điều khó khăn nhất!". Từ lâu bà Thu vẫn mong có dịp sẽ áp dụng bài học này. Vậy là bà xâm mình, nhủ thầm chắc không sao! Mặt mũi ông xe thồ có vẻ hiền lành. Phiền là cả hai đều không có mũ bảo hiểm. Bà Thu thầm van vái xin ông bà linh thiêng "mà" mắt dùm con tụI công an.

Xe quẹo vào một con đường gồ ghề đá sỏi. BụI đỏ tung lên mù mịt dướI nắng hè gay gắt. Hơn 40 phút sau xe tớI nơi nhưng thầy Quang Hạnh bận họp trên phường, đang bàn luận về dự án xin nhà nước tráng nhựa con đường vào cơ sở Kỳ Quang 2. TớI đây rồI không lẻ trở về! Bà Thu bảo ông xe thồ tiếp tục chở bà ra phường. Xe chạy vào vùng quê qua nhiều con đường làng nhỏ hẹp. Hai bên là những lũy tre xanh và đồng ruộng vắng vẻ một cách bí hiểm. Bà Thu chột dạ nếu xui xẻo mình gặp phảI ông xe thồ gian ác thì có thể bị xin tí huyết mà không ai hay biết!

Cũng may không bị mất tí huyết nào và bà Thu tớI phường Thạnh Lộc bình an vô sự.

Bà Thu có bà bạn sùng kính những nhà tu hành Phật giáo tớI độ mù quáng. Bất cứ ai phê bình không tốt về thầy tu thì bị bà quạt ngay. Bà bạn đã giận bà Thu vì bà dám chê ông thầy tu của bà bạn mặt mũi hơi ...gian! Đặc biệt lần nào gặp thầy Quang Hạnh, bà Thu cũng có cảm giác như tâm hồn mình lắng dịu êm ả và tất cả niềm thương mến tin cậy hoàn toàn đặt vào thầy. VớI nụ cườI hiền hòa cố hữu, thầy cất giọng miền Nam vui vẻ: "---Bà lặn lộI lên tớI tận đây à!".

Theo thầy về lạI cơ sở 2. Ở đây không xây chùa. Vừa bước vào thấy ngay hộI trường văn nghệ. Hoạt động âm nhạc do các em trình diễn và biên soạn đang từng bước được chuyên nghiệp hóa. Các em chơi cổ và tân nhạc. Các dụng cụ như ghi ta cổ, ghi-ta điện, đờn cò, sáo...Âm thanh tiếng trống, tiếng đờn của bản nhạc Mỹ giật gân làm gân giật phát ra ồn ào từ hai cái loa trong hộI trường mái lá làm bà Thu ngạc nhiên thích thú. Thì ra thầy cho thiên hạ thuê hộI trường tổ chức sinh nhật, đám cướI, tiệc tùng...kiếm thêm chút cháo nuôi các em cô nhi.

Khác vớI cơ sở 1 Gò Vấp chật hẹp, đất đai ở đây rộng rãi và nhà cửa được kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ. Mái lợp lá đơn sơ. Vách tường là những khúc gỗ chẻ đôi, lớp vỏ cây sần sùi tự nhiên trông rất mỹ thuật. Miền quê trù phú một màu xanh êm dịu hoà bình. Ngọn gió mát rượI thổI vào từ dòng sông hiền hòa êm ả. Cây cảnh được cắt tỉa công phu và tiếng chim hót líu lo làm lòng ngườI lâng lâng...

Chiếc cầu gỗ kiểu Nhật thơ mộng băng qua các lớp tiểu học và trung học trước khi bước vào chương trình hướng nghiệp. Hiện tạI cơ sở đã có 36 em tốt nghiệp các khóa xoa bóp bấm huyệt tạI Viện Y Học Dân Tộc. Ba ngày môt tuần, các em công tác tạI chùa Kỳ Quang, tham gia chữa bệnh cho các bệnh nhân. Hơn 70 em cô nhi khiếm thị và khuyết tật đã trưởng thành. Nơi đây các em được học nghề, được tạo công ăn việc làm ổn định, phát triển tinh thần tự lực và sống độc lập. Thật là khó tin nếu bà Thu không trông thấy tận mắt những giỏ hoa xinh xắn, những bộ bàn ghế salon tân kỳ, những trái dừa và ống tre cắt tỉa mỹ thuật.

Theo bước chân thầy leo lên gác là phòng ngủ của các em trai. Sàn gỗ chùi bóng sạch sẽ thay cho giường ngủ. Phía bên kia là phòng ngủ của các em gái cũng tương tự.

Xa xa, ngôi nhà lá dành cho các cặp cô nhi mù bị tiếng sét ái tình đánh trúng mặc dù không trông thấy mặt mũi của nhau. Họ đuợc thầy tác thành vợ chồng và tiếp tục chung sống ở đây. Bà Thu cười hớn hở nghe tin con cái họ may mắn không bị mù như cha mẹ.

Đi qua một cái chòi tranh vắng hoe, thầy vui vẻ kể:

---Nơi này trước đây là cantine bán chè, bún, mì cho các em bồI dưỡng, nhưng nhiều em cứ bảo nhà bếp ghi sổ đòi cha (tức là thầy Quang Hạnh).

Thầy cườI lắc đầu:

---Riết rồI hết vốn đành phảI dep tiệm!

Theo chân thầy vào phòng ẩm thực, 12 giờ trưa bàn nào cũng đông nghẹt các em vào lứa tuổI dậy thì. Nghe tiếng thầy, các em ngừng ăn. Những đôi mắt nhắm nghiền cố hữu. Những tia nhìn vô hồn tương phản trên những khuôn mặt trẻ rạng rỡ, đồng thanh nhao nhao: "---Cha ăn cơm chưa cha"".

Trước khi từ giã, bà Thu chợt nhớ xin thầy xấp danh thiếp. Bà có ý định sẽ phân phát cho các thiện nam tín nữ thường lui tớI những ngôi chùa vùng Cali.

Dào dạt một niềm vui khó tả, bà thầm nghĩ: Nếu ngày đó mình không thua bạc, có lẻ bây giờ mình vẫn chưa tìm thấy một hướng đi!

LÊ KHÁNH THỌ

Viết thêm: Sau khi kể lại câu chuyện về “hướng đi mới” như trên, bà Thu trao cho người viết tấm danh thiếp của “ông thầy”, như sau:

MAI VĂN PHÚC

(T. Quang Hạnh)

Mobil : 0903 372 849

Tel : 8 941 442 - 7 199039

CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG NGHIỆP THANH THIẾU NIÊN KHIẾM THỊ KỲ QUANG 2

136A Tổ14---Khu phố 3---Phường Thạnh Lộc---Quận 12

Email : [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến