Hôm nay,  

Tôi Làm Người Mẫu

19/12/200500:00:00(Xem: 385403)
Người viết: PHẠM HỒNG ÂN

Bài số 900-1500-226-vb3122005

*

Tác giả là một cựu sĩ quan , một nhà thơ quân đội VNCH, cựu tù cải tạo, định cư tại San Diego, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới của ông.

*

Bạn vợ tui, chị Huyền, năm nay trạc tuổi ngũ tuần. Tuổi ngũ tuần là tuổi chân yếu tay run, ở Việt nam, đã từ giã công việc, lui về vườn cho con cháu săn sóc. Vậy mà, chị Huyền lấy bằng " neo", đi làm hàng ngày, đời sống càng lúc càng sung túc. Những lần đến chơi, chị thường khoe đủ thứ. Chị chỉ căn nhà khang trang, kiêu hãnh nói, do "neo" đấy! Lần sau, chị chỉ thêm chiếc xe mới toanh, tự hào nói, cũng do "neo" đấy! Rồi, máy móc, nữ trang, tiện nghi trong nhà...mọi thứ đều từ "neo", nhờ " neo mà ra cả.

Vợ tui vừa nghe, vừa xuýt xoa liên hồi. Nhưng tiếc quá, bà không thể tự dưng bỏ ngang cái nghề cu li làm hãng. Mười mấy năm rồi. Cật lực với anh chị em, bạn bè - dù sao, cũng có chút tình, chút nghĩa.

Bỗng, một hôm, kinh tế Mỹ xuống thấp. Việc làm, theo đó, vơi đi. Hãng vợ tui cũng nằm trong số phận này. Hàng hóa tự dưng ế ẩm. Khách hàng biệt tăm, chẳng thấy ma nào mò đến đặt "giốp". Hai, ba tuần liên tiếp - công nhân cứ ngồi chơi xơi nước. Sáng xách xe đến, đấu láo với nhau dăm ba câu, rồi tiu nghỉu...xách xe về. Thấy tình hình thảm não quá, ban Giám Đốc đành họp tới họp lui. Cuối cùng, quyết định sa thải một số người. Và xui xẻo thay! tên bà vợ tui bị lọt vào, trong danh sách kém may mắn đó.

Nghỉ ở nhà chưa nóng đít, chị Huyền nghe tin phong thanh, vội vàng đến thăm. Thấy chị, bà vợ tui bù lu bù loa kể lể sự tình. Nào bảo hiểm y tế bị "cúp". Nào tiền thất nghiệp không đủ xoay xở hàng tháng. Nào tuổi già không ai thuê mướn. Nào tiền nhà lên vùn vụt mỗi năm. Vợ tui nói tới đâu, chị Huyền lắc đầu tới đấy. Chừng thấy vợ tui cụt hứng, chị mới nhẹ nhàng rót vào tai, những lời ngọt hơn đường phèn.

- Yên chí! Học "neo". Ra làm chân tay nước. Mấy đứa cháu kỹ sư của tui, lấy bằng xong, chạy qua "neo" hết. Lương "neo" gấp mấy lần lương kỹ sư. Mà chẳng cần động não động niết chi ráo!

Nghe lời đường mật của chị Huyền, đêm đó, vợ tui cứ trăn trở, thao thức mãi. Đến nửa khuya, bà hậm hực đánh thức tui dậy.

- Này, ngồi lên, tui muốn bàn với ông một chuyện.

Tui nghiêng vai, thở dài :

- Chuyện chi, ngày mai tính. Bốn giờ khuya, tui còn phải đi làm. Bà thông cảm dùm chớ"

- Vài phút thôi! Đêm nay, tui không ngủ được. Cứ canh cánh hoài. Phải bàn với ông xong, họa may mới dỗ giấc.

Tui lại thở dài thườn thượt, lồm cồm bò dậy, ngồi ngáp lên ngáp xuống ngoài mé giường.

- Hừ, nói chi nói lẹ đi! Sắp sáng rồi đấy!

- Tui muốn học "neo". Đổi nghề. May ra, đời sống vợ chồng mình phong lưu thêm một chút!

- Hử" Mắt bà đã đeo kính lão loại nặng, mà còn trông gà hóa cuốc. Tay thì...chưa cầm món chi...đã run lẩy bẩy như thằn lằn đứt đuôi. Chặc, yên phận đi bà ơi! Mơ đến "neo" chi cho mệt!

- Chị Huyền đấy! Nhà mới, xe mới đấy! Cũng ngũ tuần. Cũng mắt mờ, tay run đấy! Sao người ta làm "neo", cất lên sự nghiệp"

Tui bực mình :

- Ừ, thì bà muốn theo chân chị Huyền, cứ theo. Sau này có thất bại đừng trách nhé!

- Thất bại là mẹ thành công. Ngày mai, ông cứ chở tui lên trường thẩm mỹ, ghi tên cho tui!

Học "neo" không khó. Nhưng không dễ, đối với người lớn tuổi, như vợ tui. Tiếng anh tiếng em lại không biết. Ngồi nghe cô giáo giảng bài, như vịt nghe sấm. Đã vậy, trí nhớ quá bết bát. Học sau quên trước. Làm cái này, lộn cái khác. Bài học có tiết mục rõ ràng, thứ tự từ trên xuống dưới. Học xong, bà đảo ngược lung tung, đem râu ông này cắm càm bà kia. Mỗi lần "tét" thử, bà hay tham khảo ý kiến tui dồn dập, làm như tui đã đậu được bằng "neo", hay là một người quán thông kim cổ.

Học chưa được nửa đường, vợ tui bắt đầu chán nản, muốn buông xuôi.

- Ông ơi, mấy tên hóa chất, bệnh móng, vi khuẩn...sao người ta không dùng tiếng Biệt cho dễ nhớ, lại dùng chi tiếng nước ngoài cho rắc rối vậy" Tên nào tên nấy dài lòng thòng, đọc muốn nhức đầu.

- Có thằng cha người Việt nào tìm được mấy chất đó đâu, mà mang tên Việt" Muốn thuộc, bà phải viết lên giấy, viết tới viết lui hàng chục, hàng trăm lần...cho tới khi nào nhớ.

Vài ngày sau, vợ tui lại than thân trách phận:

- Cô giáo nói, lúc thi, người ta cho thi trên "còm biu đơ". Từ nhỏ tới giờ, tui có biết còm biu đơ" là cái quái gì " Làm sao thi" Biết vậy, tui không học chi cho mệt tấm thân!

Tui an ủi :

- Lỡ phóng lao phải theo lao. Cố gắng đi bà! Bỏ nửa chừng, mất toi sáu trăm đồng học phí đấy!

Đó, chỉ là phần lý thuyết. Còn phần thực hành nữa. Nó cũng gay go, khổ sở...không thua kém chi. Trong lớp thẩm mỹ, bọn trẻ thường bắt cặp với nhau dễ dàng, để thực hành sơn phết tay chân lẫn nhau mỗi ngày. Vợ tui, xui xẻo, khóa học này không có bạn già. Đành lấy bộ tay giả, ngồi thui thủi một mình, tự biên tự diễn lấy.

Thời gian trôi qua nhanh chóng. Lật bật đã đến ngày thi. Trước ngày thi, chị Huyền chọn một bà mẫu quen, giới thiệu với vợ tui. Một ngày làm mẫu một trăm năm chục đô, bao luôn ăn uống. Vợ tui ngẫm nghĩ một lát, từ chối khéo léo :

- Xin lỗi, tôi đã chọn chồng tôi rồi. Ảnh vừa chở đi thi, vừa làm luôn người mẫu. Nhất cữ lưỡng tiện, cho nó gọn gàng.

Tui la lên:

- Trời ơi! Tay chân tui cứng ngắc cứng ngơ, làm người mẫu sao đặng" Nè, bà thấy chưa" Dấu vết của cuốc, cày, búa, rìu...ở bên Việt Nam đã hằn sâu một cách xù xì trên bàn tay thô bạo này, hằng mấy chục năm rồi!

Vợ tui thản nhiên nhìn ra ngoài trời. Đôi mắt chớp chớp, hình như có những giọt nước mắt than thân trách phận, sắp rớt ra ở khoé.

- Tui biết, tui sẽ rớt. Mướn người mẫu chi, cho tốn thêm tiền. Thôi thì, sẵn mình, cây nhà lá vườn. Có xui, cùng chia mối sầu...Sáng mai, tôi gọi Helene lại, sửa soạn bàn tay cho ông.

Sáng hôm sau, Helene xách thùng "neo" tới. Helene, học chung khóa với vợ tui. Cô còn trẻ, lanh lẹ, nên đã lấy bằng từ tháng trước. Tui đón Helene từ một ngôi chợ Việt Nam, khéo léo dẫn đường, đưa cô đến nhà một cách lịch sự. Tui chu đáo dọn nước ngọt, trái cây - mời mọc. Nhưng Helene từ chối mọi thứ. Cô lẳng lặng đưa các dụng cụ ra, bày có lớp lang trên bàn. Vừa bày, cô vừa nói huyên thiên về kinh nghiệm trường thi, về qui cách, về giám khảo...Cuối cùng, cô tỉ mỉ tỉa gọt lại đôi móng tay giả, để ngày mai vợ tui gắn vào các móng thô kệch của tui, trong giờ thi thực hành.

- Helene này, tui lo quá! Em xem bàn tay ông xã chị kìa! Nó sần sùi, xấu xí như thân của một con cóc. Chị sợ, giám khảo đánh rớt , em ơi!

Helene chụp vội bàn tay tui. Cô nghiêng qua nghiêng lại, ngắm ngía giây lát, rồi buộc miệng xuýt xo :

- Trời ơi! Móng tay ảnh đẹp và ngay ngắn như thế này, sao chị lại chê" Chị xem, móng rộng và dày lên một cách rõ ràng. Móng này dễ làm bột, dễ sơn lắm! Chị quá " lắc ky " rồi, đâu cần kiếm người mẫu chi, cho mệt!

- Nhưng chị thấy, bàn tay ảnh kỳ kỳ sao ấy! Nó cùn mằn quá!

Helene nhếch môi, nụ cười hiền hòa, hiện lên rạng rỡ :

- Chị ơi! Thi "neo", người ta chỉ chú ý đến móng tay. Ai nhìn bàn tay ảnh làm chi"

Lúc đó, vợ tui mới tỉnh ra, chăm chú nhìn lại những móng tay dễ thương của tui, sung sướng cười tủm tỉm.

Ngày thi đến một cách không bình thường. Khuya đó, trời mưa tầm tã. Sáu giờ ba mươi sáng phải có mặt ở trường thi. Glendale cách San Diego trên một trăm năm chục " mao". Hai giờ khuya, tui đánh thức vợ dậy, để ba giờ khởi hành, cho kịp đến nơi đến chốn. Mưa gió tơi bời. Đường thăm thẳm xa. " Phi quê" không có bóng chiếc xe đồng hành. Tui mở nhạc thật lớn, đẩy lùi cơn buồn ngủ, có thể đến bất chợt.

Trời chưa rực sáng, tui đã đến Glendale. Trường còn đóng cửa im ỉm. Chỉ có chỗ cho mướn "kit" và quán cà phê là ồn ào, sáng choang ánh đèn. Tui vào quán chờ đợi. Một đám đông Việt Nam, ngồi đầy các bàn, che kín cả lối đi. Nhìn kỹ, đa số, các ông các bà đang ở tuổi trung niên hoặc cao niên. Tui làm quen liền với một chị bên cạnh, khoảng độ lục tuần.

- Chị ơi! Những người Việt Nam ngồi đây, đều thi "neo" ngày nay, phải không chị"

- Không. Những người thi "neo" họ vào hết trong kia mướn "kit" rồi. Tụi tui là dân "ma đồ", ngồi đây chờ đến giờ thi thực hành.

Tui nhìn bà chị. Ngắm ngía như ngắm một bức tượng.

- Chị lớn tuổi như thế này, mà còn xông pha làm "ma đồ". Suốt ngày chụp rụp, không mệt sao chị"

- Quen rồi. "Ma đồ" mấy chục năm rồi, chớ bộ...Còn ông" Đi thi "neo" đấy hử"

- Dạ không. Em cũng "ma đồ". Mới, lần đầu.

Bà chị cười khinh khỉnh:

- Ối, lần đầu" Lần đầu thì có kinh nghiệm mẹ gì"

*

Sự chăm chỉ và tính kiên nhẫn tột cùng của vợ tui, đã được Bề Trên đoái hoài. Đúng là, Trời không phụ lòng người. Chiều đó, vợ tui sung sướng cầm mảnh bằng trên tay, reo lên một cách hồn nhiên. Tui mừng rỡ, đến đỗi...muốn rơi cả nước mắt. Vội cắn mạnh vào môi mình, xem đấy, có là sự thực"

Từ đó, tui nghĩ ra, việc gì người trẻ làm được, người già cũng có thể làm được. Phải thế không, thưa mấy cụ cao niên"

PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến