Hôm nay,  

Chuyện 2 Chàng Tqlc Mỹ Gốc Việt: Thế Và Tôi

11/12/200500:00:00(Xem: 150586)
Người viết: CÁNH CHUỒN CHUỒN

Bài số 891-1491-218-vb6120905

Tác giả là một sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, tên thật là Ho Viet Tan, sinh năm 1967 (38 tuổi). Công việc đang làm: DHS, TSA Screener Officer. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện kể xúc động về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt vượt biên.

*

Thủy Quân Lục Chiến tuyệt đối không bỏ rơi đồng đội trong bất cứ trường hợp nào.

Thủy Quân Lục Chiến không được quyền chết khi chưa có lệnh của thượng cấp.

Năm 1990, tôi là Sĩ Quan Trung Úy của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Tôi là Tiểu Đội Trưởng Tiểu Đội 1 Thiết Giáp, Đại Đội Alpha, Lữ Đoàn Lưu Động 3 Thủy Quân Lục Chiến đóng tại Okinawa, Nhật Bản. Làm Tiểu Đội Trưởng được 4 tháng thì Thế đến trình diện và nhận chức Tiểu Đội Phó.

Tôi tên là Quốc Khánh và Thế tên là Quốc Thế, cùng tuổi, cùng số phận tị nạn vượt biên; nếu có cùng họ nữa thì có thể chúng tôi là 2 anh em sinh đôi.

Dân trẻ Hoa Kỳ gốc Việt đăng ký nhập ngũ trong các binh chủng Hoa Kỳ khá lai rai. Khi tới các căn cứ Lục Quân, Không Quân, Hải Quân tôi thường có gặp những sĩ quan hay quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt. Nhưng với Thủy Quân Lục Chiến thì có rất ít quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt; mà Sĩ Quan Hoa Kỳ gốc Việt lại càng hiếm. Vậy mà khi đóng ở Okinawa, tiểu đội tôi có Thế, tôi và Quốc (hạ sĩ nhứt) là dân Hoa Kỳ gốc Việt; đúng là 1 trường hợp hy hữu. Chắc những người cha mẹ trong các gia đình binh nghiệp thường đặt cho những đứa con trai của họ tên có chữ Quốc - đó là trường hợp của 3 chúng tôi.

Trong tiểu đội tôi cũng có một vài quân nhân gốc Phi, Đại Hàn. Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến là 1 gia đình, trong gia đình đó không có phân biệt màu da hay chủng tộc. Chúng tôi là những người anh em sống chết có nhau; mệnh lệnh của cấp trên ban xuống là tuyệt đối.

Tính tôi dễ dãi, hay nói dỡn. Tôi thường nói với đám lính trong Tiểu Đội là tụi bây không được quyền chết khi chưa có lịnh của thượng cấp; mà thượng cấp đó là tôi. Dựa theo lời nói trong phim Full Metal Jacket.

Thế thì ít nói, tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Có 1 Tiểu Đội Phó như Thế thiệt là phúc trời ban - tôi lo việc hành chánh và để Thế lo việc hành sự. Quân lính nghe lệnh Thế răm rắp; mọi chuyện trong Tiểu Đội êm xuôi, ít nhức đầu. Sau vài tháng ở Okinawa, chúng tôi như tay phải và tay trái, răng với môi và như anh em sinh đôi.

Qua những lần tâm sự và 1 lần nghỉ phép thăm nhà Thế, tôi biết Thế chỉ có người cha ở Florida, còn má và 3 em thì còn ở Việt Nam. Thế cũng có 1 vị hôn thê cũng ở Florida.

Cha Thế cũng như Thế, ít nói, ít cười, làm thợ máy cho 1 garage nhỏ gần nhà; khi ở nhà thì ông thường lo trồng tỉa mấy cái cây bông trong vườn. Thế nói ông ta đổi tính, ít nói, ít cười sau lần đi vượt biên năm 1978; trong lần đi đó người chị hơn Thế 1 tuổi bị hải tặc Thái Lan bắt đi mất tích. Ở trại tị nạn Mã Lai hơn 1 năm, thì cha con Thế được đi định cư tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.

Tôi và hoàn cảnh gia đình cũng tương tự như gia đình Thế nhưng có phần may mắn hơn. Người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ vào những năm cuối 70 và đầu 80, phần đông đều có hoàn cảnh gia đình phân chia như vậy.

Cuối năm 1990, đầu năm 1991, Lữ Đoàn Lưu Động 3 Thủy Quân Lục Chiến trong đó có Tiểu Đội 1 Thiết Giáp tôi tham dự chiến dịch Bảo Sa Mạc. Trong vòng vài tháng ngắn ngủi, chúng tôi chiến thắng vẻ vang. Đá đít Saddam Hussein. Giải phóng Kuwait.

May là trong chiến dịch đó trong Tiểu Đội tôi chỉ có vài người lính bị thương nhẹ khi xe tăng cán mìn; và may là không có ai chết. Tôi vẫn thường tụng cho đám lính trong Tiểu Đội nghe là Thủy Quân Lục Chiến không có được quyền chết khi chưa có lệnh của cấp trên.

Một trong những trách nhiệm của người sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ (trách nhiệm mà không 1 sĩ quan nào muốn làm) là phải viết thư báo tin cho thân nhân hay gia đình của người quân nhân trong hàng ngũ của mình đã hy sinh hay bị chết. Tôi chưa bao gìơ làm việc đó và không bao giờ muốn làm việc đó.

Trên đường về lại Okinawa sau chiến dịch Bảo Sa Mạc, thì Hạm Đội của Lữ Đoàn 3 được lịnh ghé vào Bangladesh để cứu trợ bảo lụt. Có gần 140 ngàn người dân Bangladesh chết trong trận bảo lụt năm 1991; xác người và xác thú vật trôi nổi đầy trong vịnh nơi tàu chúng tôi neo. Ở lại vịnh Bangladesh 1 tuần tiếp tế lương thực, nước uống, thuốc men cho dân bản xứ đã làm mềm lòng những người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Tôi tưởng là tôi đã từng trải, dầy dạn, chai đá qua những kinh nghiệm bản thân, nhưng thấy thảm cảnh tại vịnh Bangladesh tinh thần tôi van bị ảnh hưởng. Thế cũng vậy! Thế ít nói hơn và càng lầm lì; suốt ngày lo đốc thúc đám lính làm việc. Tôi nghĩ Thế cũng như tôi, lo bận bịu với công việc để trốn và bớt thấy cảnh đau khổ của người dân Bangladesh.

Hạm Đội của Lữ Đoàn 3 tôi rời Bangladesh thì ghé lại Phukett, Thái Lan để nghỉ xả hơi 4 ngày. Tiểu Đội 1 chúng tôi phải ở lại tàu trực ngày thứ nhứt và sẽ được lên bờ chơi 3 ngày sau.

Gần 6 tháng ở trong sa mạc Saudi, rồi đánh đấm; không rượu bia, không ghệ gộc, lại tù túng; đám lính Thủy Quân Lục Chiến háo hức lo lên bờ nhậu nhẹt và quậy.

Tôi không muốn phiền phức, nên sáng ngày đầu tiên sau khi điểm danh tôi lên văn phòng lo thanh toán giấy tờ hành chánh. Đang làm việc thì Thế bước vào, thảy mớ thư lên bàn tôi rồi nói.

-Có tin mừng!

-Cho mày hay cho tao" Tôi hỏi.

-Lẽ dỉ nhiên là cho tao rồi. Mày đời nào có thư mà có tin mừng hay tin buồn. Đọc thư của tao thì biết.

-Đọc thư mày vui hơn; nhứt là thư của vợ mày. Nếu mà tao cưới 1 người như vợ mày thì giờ này tao đã có 5 con.

Tôi không bao giờ có thư và thường thì Thế đưa thơ của Thế cho tôi đọc để 2 thằng tâm sự. Tôi chưa kịp đọc thư thì Thế nói tiếp.

-Bà già và mấy em tao sẽ qua Mỹ đoàn tụ vào tháng 6 này.

-Chúc mừng! Chúc mừng! Mày muốn tao giựt dây cho mày bay về nhà khi tàu vô Singapore không"

-Dám chờ đến Noel thì tao xin về phép 1 tháng. Nếu mày cho và ký giấy cho tao. Có thể kỳ về phép này tao làm đám cưới luôn.

-Nếu mày không mời tao làm phụ rể, thì đến Tết Công Gô tao mới ký phép cho mày.

Tôi thấy Thế hôm nay khác hơn những hôm trước; nét vui vẻ hân hoan hiện ra mặt. Tôi cũng mừng và vui lây với Thế.

Qua hôm sau, sau khi điểm danh buổi sáng thì chúng tôi xuống đò vào bờ. Đặt chân lên bờ cát, tôi hỏi Thế.

-Mày muốn làm gì hôm nay"

-Mày làm gì thì tao làm đó. Thế nhún vai.

-OK! Vậy uống xong chai bia, tụi mình kêu taxi chạy vòng ra sau đảo. Tránh vô phố gặp mấy thằng lính say quậy, nhức đầu.

Xe taxi chở chúng tôi ghé vào những chùa Thái, những quán nước bên đường. Tụi tôi hết uống bia rồi tới uống nước dừa, nước mía. Taxi ghé đâu tôi cũng xổ nghề chọc ghẹo những cô gái Thái bán hàng. Phụ nữ Thái đẹp và có duyên; gần giống như phụ nữ Việt Nam.

Quá trưa thì chúng tôi ghé 1 quán cơm bên đường để ăn trưa. Trong khi ăn, tôi nói với Thế.

-Mày thấy bọn con gái Thái có tên giống như con gái Việt Nam không" Ngọc, Thảo, Chuối, Kim, Lan. Nhưng bọn gái Thái dể chịu hơn nhiều; không làm gía, làm eo như gái Việt Nam.

-Hình như vợ tao là gái Việt Nam thì phải" Thế chọt tôi.

-Lẽ dỉ nhiên là trừ vợ mày ra! Tôi chống chế.

-Tao thấy con nhỏ ngồi ở quầy tính tiền nhìn hơi quen quen. Thế hất cằm chỉ cho tôi.

-Sau 6 tháng không đàn bà và lần đầu tiên mày tới Thái; thì đàn bà, con gái ai cũng đẹp và quen hết. Lần đầu tiên tao đến đây cũng vậy.

Tôi ra vẻ sành đời. Thế không nói gì, tiếp tục ăn cơm.

-Mày muốn tao dê con nhỏ đó cho mày không" Mày phải nhớ là mày sắp sửa cưới vợ đó; có gì thì đừng đổ thừa cho tao! Tôi hăng hái hy sinh cho thằng bạn.

Ăn cơm xong ra taxi đi lại; tôi nói với Thế.

-Con nhỏ mày kết tên Kim Hoa hay Kim Thoa gì đó; mày có quen biết gì với nó không" Tôi hỏi tên rồi nói lại cho Thế.

-Không! Thế lắc đầu.

Đi lòng vòng cho đến chiều thì taxi đưa về lại biển Phukett. Tôi hỏi Thế.

-Mày có chương trình gì tối nay không"

-Mày tính làm gì" Thế hỏi ngược lại tôi.

-Tao tính nhảy vô massage, ăn cơm chiều, đi coi Tiffany show rồi sau đó tính sau" Mày muốn theo tao không" Tôi nói cho Thế biết chương trình tính sẳn trong đầu tôi.

-Tao đi chổ khác. Thế nói.

-Chổ nào"

-Quán cơm hồi trưa.

-Thôi đi cha! Ở đây có 3 ngày; muốn thì tiền trao, cháo múc; đừng tốn thời giờ đi thả dê. Dính xong mày bỏ đi; chỉ mang theo phiền phức. Ai can du!

-Cả năm nay ngày nào cũng gặp mặt mày, tao mệt quá. Mày để cho tao yên.

-OK! Nhưng làm gì thì mày nhớ về tàu ăn sáng, điểm danh rồi ra phố lại với tao.

Tôi dặn Thế trước khi Thế lên xe taxi đi lại.

**

Sáng hôm sau, 2 thằng ra nằm trên bãi biển, tắm biển, đọc sách, uống bia và uống nước dừa.

-Tối hôm qua mày làm gì"

-Mày cũng thừa biết tao làm gì rồi, hỏi chi cho mất công" Còn mày"

-Tao ở với con nhỏ Kim Thoa.

-Còn gì cần cho tao biết nữa không" Tôi mồi cho Thế nói.

-Tao thấy con nhỏ đó có cái gì ngồ ngộ!

-Chúa thương sót và tha tội cho mày. Tôi nói với một vẻ buồn.

-Cái gì mà có Chúa trong đây nữa"

-Để tao nói cho mày nghe. Loài người bây giờ mang tội tổ tông vì ông A Dong khi gặp bà Ê Va cũng nói câu như mày nói - Tao thấy con nhỏ này có cái gì ngồ ngộ. Tội lỗi lắm đó mày! Tôi bẹt ra để chọc Thế.

-Mày tính làm gì tối nay" Thế hỏi tôi.

-Thì cũng như hôm qua. Massage, ăn cơm chiều, coi show, đi lòng vòng mấy cái bars, bát phố. Mày có muốn theo tao không"

-Không! Tao đi gặp Kim Thoa và tao có mướn phòng bên kia đảo để nghỉ.

-OK! Làm gì thì cũng nhớ mà cẩn thận nghe mày! Còn vợ, còn con ở nhà; có gì thì phiền lắm! Tôi nhắc Thế.

Tới trưa, Thế xách túi nhảy lên xe taxi đi mất.

**

Sáng ngày thứ tư ở Phukett. Tôi và Thế cũng ra bờ biển nằm phơi nắng, tắm biển, uống bia, nói dóc.

-Mày nhớ là tao có nói là con Kim Thoa có cái gì ngồ ngộ không"

-Thôi đi! Tao không muốn nghe! Mất công mày nói nó là trai đổi giống thành gái, pê-đê hay bóng lại cái. Tôi chọc.

-Nó là gái Việt Nam.

-Thôi đi tía! Tao không tin.

-Nó là gái VN nhưng nó không nói được tiếng Việt, mà nó nói tiếng Anh cũng không bao nhiêu. Bởi vậy tao không nói chuyện với nó được nhiều. Thế cho biết thêm.

-Vậy 2 ngày nay mày làm gì với nó" Í Quên! Đừng nói! Tao không muốn biết! Có gì vợ mày hỏi, mất công tao nói dối. Tôi chọc Thế.

-Mày muốn gặp nó để nói chuyện không"

-Thôi đi! Tao sợ gái Việt Nam lắm! Mày cứ việc nói chuyện với nó đi, rồi về kể lại cho tao là đủ!

-Mày có chương trình gì cho chiều nay không" Thế nói lảng qua chuyện khác.

-Không có gì đặc biệt! Có thể tao sẽ đi ăn chiều với mấy thằng sĩ quan bên Tiểu Đội 2. Còn mày tính làm gì"

-Dám tao đi gặp Kim Thoa lần cuối. Thế nói.

-Ai can du! Tao nói với mày nhiều lần rồi! Trừ vợ mày ra, đừng có ở với đứa con gái nào tới 3 ngày - nó tưởng mày thương nó thiệt. Phiền lắm! Tôi khuyên Thế.

-...

-Trong phố có cả ngàn đứa con gái Thái. Tha hồ cho mày chọn, tao bao mày tối nay. Trước mua vui, sau trả thù dân tộc! Tôi ca.

Thế mỉm cười nói.

-Để tao kể cho mày nghe chuyện Trả Thù Dân Tộc. Hồi tao qua Houston thăm thằng bạn, chiều Chủ Nhật nguyên 1 đám ngồi coi football, nhậu nhẹt, nói chuyện chơi bời; hăng tiết vịt nói lớn tiếng hay sao đó mà mấy bà trong bếp nghe được. Vợ thằng bạn tao trong bếp nói vọng ra cho cả đám nghe chung - Thù nhà trả hổng xong, mà đòi trả thù dân tộc!

Tôi cười sặc cả bia ra ngoài.

Đến trưa thì Thế xách túi nhảy lên taxi đi mất.

**

Hạm Đội của Lữ Đoàn 3 rời Phukett, Thái Lan vượt eo biển Malacca, không ghé vào Singapore mà tiến thẳng qua biển Đông. Ba ngày sau khi rời Phukett, ăn cơm chiều xong khoản 7 giờ tối, tôi kéo Thế lên boong tàu.

-Biển tháng 5 rồi mà vẩn còn động! Thế nhìn mặt biển mà nói.

-May là mình đi tàu lớn, biển động cở này thì cũng không đến nổi nào! Hồi tao đi vượt biên, ngồi trên chiếc ghe 12 mét, bị biển động 3 ngày ói ra mật xanh, mật vàng. Tôi kể.

-...

-Mày biết tao kéo mày lên đây làm gì không" Tôi hỏi.

-Không! Thế đáp.

-Mày thấy ngọn lửa giàn khoan cuối chân trời không"

-Ừ, thì thấy!

-Hồi chiều tao lên phòng lái coi hải đồ nên biết đó là giàn khoan Natuna của Nam Dương. Hồi tao đi vượt biên, sau 6 ngày lênh đênh trên biển thì tới giàn khoan đó và được vớt. Có ai ngờ là 13 năm sau thì tao đi lại tuyến đường này, mà có mày và thằng Quốc đi nữa chứ!

-...

-Hồi mày đi vượt biên ra sao" Tôi hỏi Thế.

-Tao không nhớ!

-Mày phải nhớ chớ! Mày phải nhớ để kể lại cho con cháu mày biết chớ! Tôi lên lớp dạy đời.

-Tao không muốn nhớ và cũng không cần nhớ! Mày để cho tao yên được không"

Thế nhăn với tôi và quay lưng đi vô lại trong khoang tàu. Trước khi mở cửa vào khoang tàu, Thế quay lại nói.

-Tao có để 2 lá thư để trên giường. Khi mày lên văn phòng thì ghé ngang bưu điện gởi giùm tao. Mày muốn đọc thì đọc, và nhớ dán bì thư lại cho tao.

-OK!

Đó là lần cuối tôi gặp và nói chuyện với Thế.

**

-Tụi bây có thằng nào thấy Trung Úy T... không" Tôi hỏi lớn trong lúc điểm danh sáng.

-Không!

-Không!

-Không!

-Quốc, mày đem theo 2 thằng đi kiếm Trung Úy T.. cho tao! Coi trong phòng ăn, phòng ngủ, bệnh viện hay phòng trực. Có gì báo cho tao biết. Tôi ra lệnh.

-Tụi bây có nhớ là gặp Trung Úy T.. lần cuối là lúc nào không" Tôi hỏi đám lính trong Tiểu Đội.

-8, 9 giờ tối hôm qua!"!

-Tôi thấy ổng bận lể phục rời phòng cở chừng 9:30 tối hôm qua! Tôi tưởng ổng có chuyện đi gặp Trung Tá M.., nên mới mặc lể phục như vậy.

**

-Tìm mọi chổ mà không thấy Trung Úy T...! Quốc báo cho tôi biết.

-Báo cho phòng lái biết là có người rớt xuống biển. Tôi quyết định nhanh chóng và ra lệnh.

Chuông báo động, tiếng loa gọi và còi tàu hụ vang rần. Cả tàu nhốn nháo tập hợp điểm danh.

Cả 5 chiến hạm của Hạm Đội Lữ Đoàn Lưu Động 3 quay 180 độ, dàn hàng ngang cách nhau 2 dặm, đi ngược lại tuyến hải trình đã đi qua để tìm Thế. Mỗi tàu có hơn 20 người lính trực trên boong với ống nhòm để quan sát mặt biển. Vài chiếc trực thăng bay trước hạm đội phụ quan sát thêm mặt biển.

Thủy Quân Lục Chiến tuyệt đối không bỏ rơi đồng đội trong bất cứ trường hợp nào.

Sau 12 tiếng đi lui lại trên tuyến hải trình mà vẩn tìm không thấy Thế, 5 chiến hạm chuyển hướng đi để ghé vào Hồng Kông.

Mẹ Thái Bình Dương lại giang rộng vòng tay ôm thêm một người con vào lòng!

**

Thư của Thế viết về gia đình.

Thưa ba má,

...

Con đã gặp lại chị P.. ở Thái Lan. Chị P... hiện đang cư trú tại địa chỉ ... Ba má liên lạc với Sở Cư Trú và xin họ can thiệp để bảo lãnh chị P...

...

Đứa con bất hiếu,

Thư của Thế viết cho tôi.

Khánh,

...

Mày là người duy nhất hiểu tao và biết chuyện của tao, mày biết tao phải...

Đây là lần đầu và lần cuối tao làm trái lệnh mày; mong mày hiểu và thông cảm.

Tận trung (Semper Fi)!

Your brother,

**

Và tôi gởi 2 lá thư trước ngày tàu vào Hồng Kông. Một lá thư của Thế và một lá thư của tôi cho gia đình Thế.

Từ ngày đó, tôi sống với nỗi xấu hổ là tôi đã bỏ rơi một đồng đội, bỏ rơi người anh em của tôi. Thủy Quân Lục Chiến tuyệt đối không bỏ rơi đồng đội trong bất cứ trường hợp nào.

Tổ bà mày Thế! Mày không được quyền chết khi chưa có lệnh tao.

Chúa thương sót và tha tội cho mày!

Cánh Chuồn Chuồn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến