Hôm nay,  

Tuổi 70 Nghĩ Gì, Làm Gì?

05/12/200500:00:00(Xem: 167076)
Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 888-1488-215-vb3120605
*
Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Philadelphia, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản và đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Lần này bài mới của ông thêm một lần viết về tuổi “thất thập cổ lai hy”.
*
Ở tuổi 70, nhìn lại cuộc đời, thấy đời ngắn ngủi. Tôi còn nhớ mãi chú em vợ tôi nói với tôi" "Đời người ngắn ngủi" (Life is too short) khi ông anh ruột của chú thất lộc ở tuổi ngoài 50.

Mới ngày nào chú vượt biên qua Mỹ ở tuổi ngoài 20 nay chú đã bước qua tuổi 40.

Nghĩ tới những ngày tháng sắp tới, chuẩn bị mua vé 1 chiều đi La mã, không hẹn ngày trở lại. Trước hết rùng mình hối tiếc, sau đó an phận vì biết rằng thân phận con người ai cũng phải trải qua con đường 1 ngày ra đi không bao giờ trở lại.

Có những ông bạn biết thân phận mong manh, yếu đuối, tìm nguồn an ủi qua những vần thơ. Mới đây 1 ông bạn vùng Maryland gửi cho tôi 1 tập thơ in trên bìa cứng, trút lại tâm sự ngắn dài. Ông cám ơn người bạn đời đã cho ông 1 cuộc hạnh phúc với đàn con đã trưởng thành. Ông vui với cái hạnh phúc ông hiện đang có với bà vợ đầu ấp tay gối chia xẻ buồn vui với ông trong nửa thế kỷ, trải qua 2 cuộc thế chiến và cuộc chiến tranh ý thức hệ tại quê nhà kéo dài gần hết cuộc đời ông.

Ông vừa điện thoại hỏi kinh nghiệm đi Cruise vùng biển Caribbean đê kỷ niệm lễ Kim- Khánh, ngũ thập niên của ông bà.

Cụ 80 vùng King Of Prussia, Pennsylvania không được cái may mắn như ông bạn vùng Maryland. Vừa mới bắt đầu cuộc đời về hưu thì bà xã ông bị cơn stroke làm tê liệt nửa người. Bà không ăn, không nói, không viết, không đọc, không nghe ông nói nữa. Sống đó mà tâm hồn bà bay bổng về cõi vô tận. Khoa học ngày nay gọi cuộc sống của bà là cuộc sống thực vật, cuộc sống như cây cỏ. Bà sống bằng chất dinh dưỡng dẫn qua ống đưa thẳng vào bao tử. Tội nghiệp lúc sinh thời bà mê ăn uống lắm, Ngồi vào bàn tiệc, bà ăn tì tì từ đầu bữa đến cuối bữa, chẳng nói chẳng rằng. Cụ 80 đọc báo thấy có 1 người Mỹ hôn mê cả chục năm bỗng nhiên tỉnh giấc, đòi gọi điện thoại nói chuyện với con cháu trong gia đình. Từ nay cụ chỉ ao ước có một điều duy nhất là cụ bà nhờ ơn trên sẽ tỉnh lại và sẽ nói chuyện với con cháu trong cụ. Cụ theo đạo công giáo, cầu xin Chúa mỗi ngày cho cụ một ngày nào đó được cái diễm phúc như ông Mỹ vô danh trên báo chí Nhiều lúc cụ cũng tự an ủi dù sao cụ cũng còn được nhìn ngắm, săn sóc cho cụ bà mỗi ngày tại viện dưỡng lãi còn hơn là nằm trong 4 tấm gỗ chôn sâu dưới 3 thước đất.

Ông bạn 75 vùng New York con đàn cháu đống. Bà xã ông bị ung thư ngực ra đi bất ngờ đề lại cho ông 1 tài sản kếch sù do hãng bảo hiểm New York Life kính tặng. Thời gian trôi qua mau, ông lại cảm thấy sức sống mãnh liệt trong ông trỗi dậy. Lại nữa, do sự thúc đẩy của thời cuộc, nhiều ông bỏ vợ về Việt Nam cưới đào nhí. Thấy gương đó, ông lại hăm hở bước vào vòng trần ai với cô vợ trẻ ở tuổi 70. Ông sản xuất ra được 1 đấng nam nhi và ông vui vẻ babysit con ông thay vì trông nom cháu chắt ở tuổi thất thập cổ lai hi.

Ông bạn 70 vùng Arizona sinh 5 quý tử, 2 bác sĩ, 3 kỹ sư. Một trong 3 kỹ sư, sợ bị layoff bất tử, có đầu óc kinh doanh mua tiệm "Everything one dollar". Bước vào thương trường trong vòng 2 năm cậu mua được nhà mới, xe mới, mời bố mẹ về ở chung, lái xe cao cấp vi vút dạo chơi phố phường. Chưa hết, cậu mua vé du lịch cho bố mẹ đi Âu Châu, về Việt Nam, tổ chức thượng thọ linh đình cho 2 đấng sinh thành.

Hai cụ ngày ngày đi đánh Tennis, thể thao, thể dục giúp tăng tuổi thọ. Cụ ông phụ cụ bà trong hội phụ nữ sinh hoạt công tác văn hóa, xã hội trong cộng đồng địa phương. Ước ao của 2 cụ là khi về chầu Tiên Tổ, 2 cụ để lại tiếng thơm cho đời.

Cụ sấp sỉ 70 vùng Long Beach, Cali, từ ngày bước chân sang Mỹ năm 1975 dứt khoát không còn hăm hở kiếm tiền như hồi ở Việt Nam. Trước 1975, cụ hái ra tiền. Cụ là nhà thầu xây cất cho các hãng Mỹ. Tiền vào như nước, cụ sống trên nhung lụa.

Qua Mỹ ở tuổi 50, cụ tìm được chân lý cuộc đời, chỉ sống với hạnh phúc mà cụ đã may mắn có khi cụ bước vào thiên đường Mỹ Quốc. Thú vui của cụ là săn bắn nai và đi câu cá. Cụ có thể thức suốt đêm trong rừng và cả trăm con nai đã là nạn nhân của cụ. Trong nhà cụ, đầu nai thuộc, làm đồ trang trí trên tường rải rác khắp nhà. Trong tủ áo của cụ, cả chục cây súng bóng loáng ngắn dài đủ loại.

Mãi nói tới cụ ông hơi nhiều, tôi chợt nhớ tới cụ bà. Cụ bà vùng Delaware cũng 1 thời oanh liệt ở Việt Nam. Cụ lên xe xuống ngựa như các bà vương giả, quý tộc. Từ ngày qua Mỹ cụ có miệng như câm, có tai điếc hơn người điếc, có tay chân đầy đủ như què. Cụ không lái xe được. Đi đâu cũng phải nhờ cậy con cháu đưa đón. Cụ gặp Mỹ chỉ cười huề, hoặc lắp bắp 2,3 chữ, Hi, good morning. Nghe Mỹ nói bi bô, cụ không thèm hiểu như người lãng tai.

Cụ 75 bạn cụ cũng không hơn gì cụ. Cụ được người con trai hiếu đễ đưa cụ qua Mỹ sống với các cháu nội. Cụ thương con cháu lắm, nhưng chỉ được gần gũi chúng những ngày cuối tuần. Ngày thường chúng bận đi làm, đi học. Ngày qua ngày, cụ chẳng biết làm gì cho hết ngày. Hết coi phim Tàu, Đài Loan, Hàn Quốc rồi đọc kinh cầu Chúa. Chúa Nhật đi nhà thờ. Hạnh phúc ngay bên cạnh con cháu, thương con hết mực nhưng cụ vẫn cảm thấy cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ nước. Ráng chịu đựng với con cháu được 3 năm, cụ năn nỉ xin đứa con trai yêu quý của cụ cho cụ về Việt Nam vui với bạn già, và được chết trong lòng quê hương.

Ông bạn thân nhất của tôi là một người may mắn nhất trên đời. Anh em họ hàng nội ngoại không ai được cái may mắn như ông. Hồi còn trẻ, ông sinh trường trong 1 gia đình giàu có, lúc tuổi thanh niên ông học hành đến nơi đến chốn. Qua Mỹ ông thành công vẻ vang trên thương trường vua biết mặt, Chúa biết tên. Ông lại thêm cái may mắn nữa là cưới được bà vợ trẻ với 4 đức tính: công dung ngôn hạnh. Bà vợ ông được giáo dục gia đình do ông bà cụ thân sinh đã tặng cho bà thêm 4 đức tính nữa là: hy sinh, hãm mình, chịu khó, bằng lòng. Ông được đủ cả, nhiều lúc nhàn rỗi, ông nghĩ tới chủ đề: sinh, lão, bệnh, tử.

Ở Mỹ sinh con cái là 1 gánh nặng. Sinh được 1, 2 đứa, bảo thêm nữa cho vui cửa vui nhà, ai cũng lắc đầu, lè lưỡi. Nhìn thấy đứa trẻ tung tăng, hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, vô tư lự, bố mẹ mới thấy hứng thú mà sinh đẻ. Khi nhìn quãng đường dài 20 năm nuôi nấng dậy dỗ, ai cũng nhận thấy phục các cụ xưa sinh đẻ con đàn cháu đống.

Vào viện dưỡng lão thấy cụ ông cụ bà yếu đuối, nét mặt u sầu, đăm chiêu, làn da nhăn nheo xếp nếp, ngày ngày ngồi trên ghế dựa lưng hứng nắng mặt trời, đôi mắt nhìn về cõi xa sôi, chờ ngày chầu chúa. Thoạt nhìn thấy thương, thấy tội rồi giật mình toát mồ hôi khi nghĩ tới mai kia, mốt nọ cũng tới lượt mình.

Được tin vài bạn bị bệnh đang điều trị trong nhà thương vào thăm thấy mặt mũi thân mình chằng chịt dây nhợ, đang nhắm mắt thiu thiu ngủ. Người nằm đó khác hẳn người bạn ngày thường mình vẫn gặp. Lại nghĩ ngày nào đó không chừng mình cũng là khách hàng của bệnh viện.

Đọc báo qua trang "Cáo Phó" hội viên hội cao niên từ từ xếp hàng kẻ trước người sau. Vào nhà đòn tiễn đưa người bạn đi chuyến tàu 1 chiều về cõi vô biên trong lòng nặng chĩu nỗi buồn thương sót cho cuộc đời sớm nở, tối tàn.

Bốn đại đề cho nhân sinh, tìm ra được chân lý thì vui, tâm hồn bình thản, không tìm được thì chán nản cho thân phận con người, bỏ mặc, buông xuôi. Đó là triết lý muôn đời, đôi lúc nhìn lại nhân sinh, thế sự ở các cụ 70. Với triết lý đó lúc ẩn, lúc hiện, các cụ nhập thế sự dưới nhiều hình ảnh muôn màu muôn sắc.

Nguyễn Lê


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến