Hôm nay,  

Bạc Lòng

21/11/200500:00:00(Xem: 136232)
Người viết: HOÀNG YẾN

Bài số 876-1467-203-vb3112205

*

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tìm bạn bốn phương”, một chuyện tâm tình. Gần nhất, là bài “Lấy Chồng Xa Xứ”. Lần này, khác với lệ thường, là chuyện kể bằng giọng một ông than phiền về “miệng lưỡi đàn bà.”

*

Tôi hồi nhỏ mồ côi cha sớm. Về ở với Bà ngoại lúc chưa tròn sáu tháng tuổi. Nghe nói cha tôi la con trai nhàgiàu. Chỉ lo ăn học va thì giờ rảnh rỗi thì đờn ca tài tử. Cha tôi hay mặc bộ bà ba trắng bằng lụa. Đi đôi guốc gỗ vông va đội nón cối màu trắng. Còn mẹ tôi là con điền chủ. Lo may vá, thêu thùa, bánh mứt.Vậy thôi! Bàngoại tôi goá chồng năm hai mươi hai tuổi. Có được ba người con. Cậu Cả tôi học trường Tây. Nói tiếng Tây như gió. Cậu Út tôi chán đi học chữ. Thích học đàn guitar. Về sau trở nên danh cầm cùng thời với Văn Vĩ - Sáu Tửng ở Sài Gòn. Mẹ tôi là gái. Được cưng lắm. Nhưng không được học quá bậc Tiểu Học. Ba tôi nói: Con gái học cao lo gởi thư cho trai. Mẹ tôi giỏi văn chương thi phú.

Nhờ đọc sách nhiều và có thể do khả năng thiên phú. Thế rồi, một chiều kia Cậu Cả tôi dẫn cha tôi về nhàngoại chơi. Cũng gần thôi. Đầu trên xóm dưới vậy mà. Cha Mẹ tôi âm thầm hoạ thơ gởi nhau. Được sáu mươi bài thơ thì thành vợ chồng. Sau cha tôi làm y sĩ cho Việt Minh và chết trong lần lính Tây đi ba trui.

Bà ngoại tôi làm chủ hai mươi mẫu ruộng. Sương phụ giàu một nách ba con. Chăm nom con cái rồi chăm luôn đứa cháu côi cút là tôi. Bàngoại tôi hay kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện đời xưa vào những đêm trăng sáng. Tôi thích nhất câu chuyện Cứu vật - vật trả ơn. Cứu nhơn nhơn trả oán. Lời dặn dò của Ba tôi la hành trang sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời:

Làm người ở đời phải biết sống có nhân có nghĩa. Thương người như thương mình.

Tôi lớn lên giữa thời chinh chiến. Rời xa quê nhàđi Sàigòn học. Rồi vào trường Bộ binh Thủ Đức. Lăn lộn với khói súng, đạn bom mấy năm làvào trại tù Cộng Sản gần mười năm. Lúc được tha đầu sớm bạc. Muối nhiều hơn tiêu rồi! Nhưng hai chữ bạc lòng mới thật sự làm cho tôi đau đớn.

Năm ấy...

*

Rời quân trường, đi vào chiến trường Pleiku sôi động. Một kỳ phép ngắn ngủi đủ cho tôi vàPhượng nên duyên vợ chồng.

Phượng không đẹp lắm. Dáng người tròn trịa, dễ nhìn. Hơn nữa giọng nhè nhẹ của: cô em Bắc kỳ nho nhỏ làm tôi mê mệt.

Cũng giọng nói ấy, mười lăm năm sau như có pha chanh, pha khế khi tôi từ nhàtù Cộng Sản trở về. Cái thất bại của một hàng binh kéo theo cái thất bại của cột trụ gia đình.

Mười năm sau nữa...

Sang Mỹ, chúng tôi ly dị. Người ta nói khi đôi vợ chồng cầm bút ký vào tờ giấy ly hôn la có một con dao vô hình đã chẻ đôi con cái của gia đình ấy. Phải! Tội nghiệp Phương con gái của tôi. Ngày chia tay cho Phương theo mẹ, tôi không quên đôi mắt tròn ngây thơ đẫm lệ nhìn cha, khi Phương bị mẹ kéo ra xe. Thế làhết!

Quá chán chường ngao ngán. Tôi dùng kỳ nghỉ phép nhiều năm bay về Việt Nam thăm mẹ. Rồi tôi gặp lại Trang. Cô bạn cũ ngày xưa. Trang kể tôi nghe cảnh làm vợ làm dâu quá nhiều bất hạnh vàđàn con năm đứa của nàng. Trang muốn ly dị người chồng vô trách nhiệm. Suốt ngày chỉ lo cá độ đá gà và nhậu nhẹt liên miên. Trang kể tôi nghe lòng khát khao được đổi đời. Nàng nói phải chi nàng có ít con thôi.

Phải chi tôi đừng thù ghét đàn bà. Phải chi có phép nhiệm mầu, nàng lội biển ma qua Mỹ. Không biết sao tôi động lòng thương. Tôi muốn làm hiệp sĩ.

Một năm sau Trang gặp tôi tại San Jose với năm đứa trẻ. Chúng tôi thuê một apartment và chung sống với nhau.

Hồi trước có một đứa con màbây giờ làm cha năm đứa tôi thấy vui. Phải nói các con nàng khá ngoan. Đứa lớn nhất 12 tuổi. Đứa bé nhất 7 tuổi. Chúng vui vẻ vàồn ào suốt. Trang cứ luôn miệng nói với tôi:

- Anh có mệt không" Tụi nhỏ làm ồn quá. Vào trường hết thì đỡ anh à.

Tôi cười sảng khoái.

-Thương mẹ bế con mà. Vả lại, tính anh thích trẻ con lắm. - Vậy làem mừng. Chỉ lo anh bị bực mình. Cảm ơn anh.

Một năm, hai năm trôi qua trong bình yên, phẳng lặng. Thỉnh thoảng tôi có nhớ đến Phượng vàcon tôi: bé Phương. Nhưng sau năm lần bảy lượt tới thăm màPhượng không cho gặp thì tôi ngao ngán. Tôi không kiên nhẫn nữa. Tự nhủ: Chờ đi. Rồi lá rụng về cội. Đối với tôi, người vợ cũ chỉ còn trong kỷ niệm. Dù làkỷ niệm đau thương.

Ngày đưa Trang đi thi Quốc tịch, nàng hỏi tôi:

- Anh Trường , em có Quốc tịch rồi anh về Việt Nam với em một chuyến đi.

- Có lẽ mình thay phiên nhau về em à. Em tính xem. Hai vợ chồng vànăm đứa con. Tiền vé máy bay không cũng đủ mệt. Em quên năm nay Trung đã mười tám tuổi rồi sao"

- Hay anh cho em về trước đi. Năm sau anh về. Được không anh"

Tôi suy nghĩ. Trang về vội làm gì cho tốn tiền" Từ từ cũng được mà. Mẹ của Trang

mất cách đây ba năm. Còn bố Trang mất khi Trang vừa tới Mỹ hai tháng. Mau thật! Mới ngoảnh đi ngoảnh lại đã sống với nhau sáu năm rồi. Trung, Trinh, Hiền , Thục đều đã lớn. Không còn tèm lem như lúc mới sang.

Trang cũng không còn nét mặt sầu tư, u uất nữa. Da dẻ mịn màng. Đi với nàng, tôi nhớ câu ca dao:

Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nha thiếp đã năm con cùng chàng.

Dù tôi không phải làcha năm đứa trẻ nhưng Trang khéo dạy con. Chúng gọi tôi bằng ba. Tôi lạ một điều chúng không hề nhắc đến cha vàcũng không chịu thư từ về thăm gì cả. Tôi hỏi, Trang cười:

- Anh là cha, còn cha nào nữa"

Tôi tự hào trong lòng khi thấy vai hiệp sĩ của mình không phải làhợm hĩnh, vô ích.

***

Đến ngày bay về Việt Nam, Trang căn dặn tôi đủ điều. Một tủ lạnh đầy những món ăn tôi thích. Trang cũng chu đáo ghi lại thời gian biểu cho từng đứa con. Nàng xin đi ba tháng vàbảo:

- Bây giờ em nói thật với anh. Em có bệnh đàn bà. Ở đây tiền đâu lo thuốc men cho nỗi. Về bên ấy trị theo Đông Y đỡ tốn kém vàkết quả. Anh cố gắng giúp em lo cho các con. Về em sẽ thưởng .

Tôi chịu. Trang nói ngọt rồi thì hồn phách tôi xiêu. Sáu năm qua. Trang thật làmẫu người vợ màtôi yêu mến. Tằn tiện lo cho gia đình. Biết nấu cho tôi những món ăn ngon, bổ, rẻ. Biết cho tôi cảm giác bình an. Biết lắng nghe vàcảm thông với tôi những nhọc nhằn sau một ngày tôi về từ hãng. Lâu lâu còn làm vài món ăn để tôi mời mấy ông bạn làchiến hữu cũ đến cùng vui. Tôi thầm nghĩ: À! Vì Trang có bệnh màsáu năm nay chúng tôi không có một đứa con chung (")

*

Từ Việt Nam trở lại Mỹ đã được ba tháng rồi. Trang không hề kể gì cho tôi nghe về bệnh trạng của nàng. Mỗi lần tôi hỏi lúc nàng về ở đâu" Chữa bệnh bởi thầy thuốc nào" Tốn kém ra sao" Nàng đều né tránh câu trả lời vànói lảng sang chuyện khác.

Tôí nay, không nằm gối đầu lên cánh tay tôi như thường lệ. Trang ngồi thẳng dậy. Đột ngột hỏi tôi:

- Nếu ly dị nhau thì anh cần điều gì ở em"

Tôi sửng sốt:

- Em tỉnh hay mơ vậy"

Trang nhìn chằm chằm vào tôi - Một cách nhìn sáu năm qua tôi chưa thấy:

- Đơn giản vậy màanh hỏi em tỉnh hay mơ.

Tôi đùa dai:

- Đơn giản hay đang giỡn đây"

Trang lạnh lùng:

- Em muốn mình ly dị. Xin lỗi anh. Em muốn...

Không đợi Trang nói hết câu tôi cười buồn:

- OK! Em muốn! Anh chìu ý em. Nhưng Trang à. Em có thể nói cho anh biết trong sáu năm chung sống anh có lỗi gì với em hay với con không"

- Không. Anh không có lỗi gì hết. Nhưng...

- Thôi được rồi! Chừng nào"

Lời Trang như dao cứa vào tim tôi cách dữ dằn, tàn nhẫn:

- Mai mình đến văn phòng luật sư.

Tôi ra nằm ở sôpha.

Một đêm trắng!

*

Tôi bị tai nạn lao động ở hãng, nằm nhà gần tám tháng. Còn một tuần nữa bác sĩ sẽ giám định thương tật để hãng quyết định cho phép tôi đi cày lại lúc nào. Về gia cảnh bạn bè an ủi tôi:

- Thôi tất cả đã qua rồi. Thua keo nầy mình bày keo khác. Đàn ông đâu có sợ già, sợ ế gì.

Đúng rồi! Tất cả mọi chuyện đều đã qua. Chỉ có nỗi đau là còn lại. Đau quá! Cả hai lần kết hôn tôi đều trải lòng ra màsống cùng người phối ngẫu mình. Người đàn bàthứ nhất khinh khi tôi khi tôi sa cơ, thất thời, thất thế. Người đàn bà thứ hai dùng cạm bẫy ngọt ngào đánh động lòng trắc ẩn nơi tôi. Rồi giữa lúc đường đời tưởng như bằng phẳng ấy cây muốn lặng màgió chẳng dừng. Trang gấp rút ly dị tôi để mau mau bảo lãnh người chồng cũ sang, với luận điệu đầy nghĩa tình:

- Anh Trường tha lỗi cho em. Dù sao anh ấy cũng la cha của năm đứa con em. Tội nghiệp chúng. Chúng vô tội! Em hy sinh cuộc đời mình vì tương lai các con. Trước đây anh đã thương em, cứu vớt đời em giữa cơn bĩ cực thì xin anh thương cho trót. Anh hy sinh một mình anh mà cứu được cuộc đời của bảy con người. Anh không thấy hãnh diện vì việc làm phúc đức của mình sao"

Ôi! Miệng lưỡi đàn bà!

HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến