Hôm nay,  

Bão Về!

17/11/200500:00:00(Xem: 159857)
- Người viết: TỐ TÂM

Bài số 873-1464-299-vb6111805

Tác giả đã được bình chọn vào chung kết viết về nước Mỹ 2005. Cô là thứ nữ một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, cư trú và làm việc tại Carmarillo, California. Bài viết được ghi: Tặng M Thư.

*

Trời chuyển màu xám xịt. Mây sà thấp, kéo không gian giữa trời và đất gần hơn. Không khí đặt quánh, oi oi. Cảm tưởng như sau cái màng trời xám xịt đó đang ẩn núp một hồ nước đang chực vỡ òa. Bão về. Đài báo bão Rita mạnh cấp 5 sẽ tạt vào Houston trong ngày thứ sáu. Bão cấp 5 có nghĩa là sẽ mạnh hơn cơn bão Katrina đánh vào Lousiana kỳ rồi. Dân vùng Gaveston, Pasadena, Clearlake được lệnh di chuyển.

Tôi kéo hộc tủ và nhanh chóng làm một cuộc tính toán " thứ nào cần hơn thứ nào " để nhét vào vali. Ngoài phòng khách, Linh - chị dâu tôi cũng đang tháo tháo cột cột. Cu Bi hai tuổi đang bò toài dưới đất nghịch ngợm với mấy cọng dây cột đồ. Chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc lánh bão tới Dallas. Chú thím họ tôi ở đó .

Chị Linh chạy vào phòng.

- Giang ơi, chị gọi anh hai hoài mà hổng được. Chị gọi vô hãng, không có ai bốc máy, gọi cell phone thì lại không có sóng.

Chị lo. Mắt chị đang nói lên điều đó. Trong tivi, cảnh giao thông ùn tắt. Ai ai cũng lo nghỉ làm về sớm để chuẩn bị cho cuộc di chuyển. Chắc anh hai tôi cũng đang nằm trong cái đám ùn tắt đó. Tôi trấn an:

- Kẹt xe thôi có gì mà lo. Chị với em dọn dẹp xong, ảnh về là vừa. Ăn xong rồi mình đi luôn trong đêm cho đỡ kẹt xe, hén chị!

- Ừ, nhưng mà chị muốn gọi ảnh tạt vô chợ mua thêm vài bình nước bỏ trong xe, lỡ.......

Chị bỏ ngang không nói tiếp. Viễn cảnh Katrina ở Lousiana còn đó cho nên chị dâu tôi lo. Trận Katrina, lúc bão ập đến, mưa trên đầu trút xuống, vỡ đê, thành phố Lousiana như cái lòng chảo, trong tích tắc chỉ thấy toàn nước, mênh mông. Người ta phải cho trực thăng đi vớt người. Trước đó có lệnh di chuyển, những người này ù lì không chịu đi. "Tui lớn lên tại cái rẻo đất này mấy chục năm trời rồi có sao đâu. Tui không đi ". "Đi để bỏ hết nhà cửa, cơ ngơi của tui ở đây hả, tui không đi đâu hết ". Ơ hay, đi để lánh bão rôi về chớ có đi luôn đâu. Cũng giống y hệt lời ông ngoại lúc ba má năn nỉ để làm giấy tờ cho ông đi Mỹ với gia đình tôi theo diện HO. "Bây đi đi. Cha phải ở lại để lo mồ mã ông bà. Cha già rồi, bọn cộng sản cũng không làm gì cha được nửa ". Thì ông ngoại cứ đi, qua Mỹ cứ đến ngày thì mình làm cúng giổ. Tôi không hiểu ông ngoại. Nhưng lúc ấy tôi không nói ra. Mà có nói cũng chẳng ai thèm nghe lời con bé 14 tuổi. Tôi nói với chi. Linh:

- Đợi gọi cho được anh hai thì trể mất, em đi ra chợ đây, cần thứ gì nửa để em mua luôn.

Nước, sửa cho cu Bi, giờ chi. Linh nghỉ ra được thêm hai thứ nửa là chips với đèn cầy. Tôi bẹo má cu Bi rồi xách túi đi ra xe. Vòng ra Wal-mart, parking kín chổ. Tôi chạy xe lòng vòng gần 45 phút mới kiếm được chổ đậu. Người đông nghẹt, ra vào cứ y như đi hội chợ. Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng (Á châu), dân trùm đầu (Hồi giáo ) ra vào nườm nượp. Bước vào chợ, tôi sửng sốt. Chợ Wal-mart ngày thường đồ chất đống vậy mà bây giờ mấy cái kệ trống huơ trống hoác. Người ta chen lấn, người ta chụp giựt lấy đồ. Trên khuôn mặt họ không còn nét tươi cười lịch sự xã giao cố hữu hàng ngày của người dân Mỹ nửa, thay vào đó là những khuôn mặt đầy lo âu, căng thẳng cứ y như sắp sửa đi đánh lộn. Nước, sửa không còn. Mấy bình soda cũng hết. Tôi chen lấn chạy lại chổ quầy mua chips. Có một bịch chip cuối cùng nằm chỏng chơ. Tôi thò tay định lấy thì một bàn tay khác nhanh hơn, to hơn đã chộp mất thả lại bên tai tôi giọng nói hả hê của một người con trai với một người con gái mà tôi đoán họ là bồ bịch, bằng tiếng Việt :" May quá, còn bịch cuối cùng anh mà không nhanh tay thì cái con đó nó lấy mất ". Tôi chạy lại chổ quầy bán đèn cầy. Chân va phải một cái hộp, không biết là hộp gì, đang nằm chình ình ngay dưới đất giữa lối đi khiến ngón chân cái của tôi sém bị tứa máu. Lúc nãy lật đật đi, chân tôi vẫn còn tròng nguyên đôi dép hai quai mang ở nhà. Tôi cắn răng ngồi dậy đi tiếp. Một đống ngổn ngang nằm hết dướiđất. Nào hộp, nào hủ, nào khung ảnh...... v.v. Nhiều người ngồi xuống bới bới lựa lựa. Chắc họ đang kiếm đèn cầy trong ái đống này vì đây là chổ để đèn cầy. Tôi bắt chước ngồi xuống xọc tay vào cuộc tìm kiếm. Kỳ này gặp may. Cây đèn cầy to bằng cái chén đang chơi trò chơi trốn tìm trong đó. Kiếm thêm một hồi nửa cũng không gặp thêm được cái nào, tôi cầm cây đèn cầy lại quầy tính tiền. Cô cashier có mái tóc hoe vàng, đôi môi chúm chím mọi bận cứ tươi cười giòn giã "Hi, how are you " tíu ta tíu tít với khách hàng mà hôm nay cặp môi ấy mím chặt. Đôi mắt cô ta nhìn khách hàng khô khốc ý như nói rằng :" Nè, lẹ lẹ lên rồi biếng khỏi đây. Tui còn phải về lo chuyện nhà tui nửa đó nghen ! "

Đường từ Wal-mart về nhà ngày thường chỉ tốn 10 phút vậy mà hôm nay tôi chạy 25 phút. Định quẹo xe vào chơ. Vons nhưng liếc mắt thấy xe sắp hàng dài chờ vô parking nên tôi ngoảnh mặt về luôn. Ở đâu cũng thấy người và người. Người ta đi mua sắm thức ăn, thức uống, đổ xăng đầy bình để làm một cuộc di chuyển tránh bão. Tôi ở South- West Houston, không nằm trong vùng phải di chuyển nhưng rút kinh nghiệm của bão Katrina, dân vùng tôi và những vùng lân cận cũng rục rịch di chuyển. Vậy mới thấy con người ta, không phân biệt chủng tộc màu da, đều có một điểm giống nhau: sợ chết.

Về tới nhà thấy có bình sữa trên bàn, tôi hỏi chị Linh:

- Chị kiếm đâu ra mà tài vậy"

Chị Linh vừa bế cu Bi đang say sưa ngủ trên sàn nhà để lên sofa vừa nói :

- Hồi nảy bác Toản chạy qua mượn cuộn băng keo để dán thùng, hỏi Giang đi đâu, chị kêu Giang đi chợ mua sữa, bác nói chợ hết sữa rồi, người ta đi mua về không có. Bác về sai thằng Tuấn đem qua đó.

- Nhà bác ai ai vũng sợ mập mà sao lại mua sữa hold milk"

- Bác kêu bữa qua anh Tú chạy ra chợ mua nước nhưng hết nước, đụng lúc đó thằng làm chợ đẩy ra ba bình sửa cuối cùng trong kho, ảnh lấy hết ba bình đem về. Có gì uống sửa thay nước cũng được mấy ngày.

Bác Toản là hàng xóm người Việt Nam cách nhà tôi hai căn nhà. Giữa đám hàng xóm mắt xanh mũi lõ chen vô hai cái nhà cửa người Việt là nhà tôi và nhà bác. Thế là dĩa mắm trao qua dĩa cà trao lại giữa hai nhà, thân tình lắm ! Và hơn nữa, bác Toản gái đang có ý định làm mai tôi cho anh Tuấn - con trai út của bác đang học năm cuối ngành Bio-Chem tại University Texas. Tuấn đẹp trai rất thư sinh. Da trắng, ăn nói nhỏ nhẹ như con gái. Thỉnh thoảng cuối tuần nghỉ học về nhà, anh hay chạy qua nhà tôi (không biết là tự ý hay mẹ anh biểu ) để đưa cho tôi mượn lúc thì cái CD nhạc anh down load trên internet, hay bộ phim nào đó mới ra.....v.v. Thỉnh thoảng Tuấn cũng rụt rè rủ tôi đi coi phim nhưng lần nào tôi cũng kiếm cớ từ chối. Nếu người rủ là anh Tùng thì tôi gật đầu cái rụp liền. Tùng là anh của Tuấn. Chỉ lớn hơn Tuấn hai tuổi nhưng Tùng có vẻ chững chạc vững chãi hơn nhiều. Tùng là kỳ sư cầu đường. (Có lẽ suốt ngày phải dang nắng ngoài đường cho nên da anh đen thui ). Hãng Tùng làm ởi tuốt Dallas cho nên vài tuần anh mới về thăm nhà một lần. Lần nào về anh cũng ghé nhà tôi thăm và nói chuyện với anh hai. (Tại ảnh là bạn của anh hai mà ). Và lần nào cũng vậy, trước khi ra về anh cũng kiếm cách cốc một cái " trót " lên đầu tôi :" Bé ăn gì mà mau lớn quá vậy ". Bây giờ gia đình tôi định hướng Dallas để lánh bão, tôi cảm thấy vui vui. Thế nào anh Tùng cũng ghé thăm...... anh hai cho mà coi.

Anh hai về. Vừa bước ra khỏi xe, anh chạy ào vô nhà và xông thẳng vào restroom. Lúc sau anh bước ra với bộ mặt tươi tỉnh :

- Kẹt xe thêm chút nửa chắc anh chịu hông nổi.

Chị Linh lườm chồng:

- Hư! Sao lúc trong sở không lo đi restroom trước.

- Anh đi rồi chớ bộ. Mà nằm trên free way tới 3 tiếng luôn. Bởi vậy.......

Tôi chạy đi dọn cơm. Đồ đạt trong nhà cứ ngổn ngang. Những thùng , những túi được bọc nilon kỹ càng dự phòng nước có ngập nhà thì cũng đỡ thấm nước. Ăn cơm xong, anh hai hối đi liền. Đồ đạt chất đầy xe. Cu Bi bị đánh thức cứ đưa tay dụi mắt, rấm rức khóc. Anh hai rà soát lại thêm một lần nửa coi chắc chắn điện nước đã được khóa kỹ, mấy ổ điện được dán kỹ không cho nước vô rồi mới ra xe nổ máy. Mới vừa ra tới ngả tư đã thấy một đoàn xe kìn kìn nối đuôi nhau. Xe ở đâu mà nhiều vậy không biết. Xe nào xe nấy cũng đầy người và nhung nhúc đồ. Bây giờ mới thấy xe van và mấy chiếc 4 x runner thật tiện dụng. Chị Linh chắc lưỡi :

- Cứ y như là chạy giặc.

Anh hai nghêu ngao "chiều nay có một người di tản buồn...." làm chúng tôi cười sặc sụa. Gần một tiếng đồng hồ mà xe chúng tôi chưa nhích được ra tới free-way, anh hai quay xe " Về ngủ, khuya dậy đi cho đỡ kẹt xe ". Lách xe ra khỏi dòng xe cộ đâu phải dễ. Nhích tới nhích lui cũng nửa tiếng sau chúng tôi mới về được tới nhà.

Hai giờ sáng. Anh hai kêu cả nhà dậy đi tiếp. Free way bây giờ y như một..... bãi đậu xe. Lâu lâu xe mới nhích lên được một chút. Kiểu này có đi cả ngày cũng chưa tới được Dallas. Chúng tôi quay về nhà chờ..... bão đến. Chị Linh đốt nhan lên bàn thờ lầm rầm khấn "cầu mong cho gia đình con được bình an ". Anh hai tự trách mình "phải chi chiều bữa qua anh đừng có làm nán, lo về sớm chẳng bây giờ gia đình mình cũng đi được rồi ". Con bão chưa đến, còn đang rình rập núp ở đâu đó khiến mấy anh chị em chúng tôi phấp phỏng lo âu suốt cả ngày.

Năm giờ chiều. Trời sụp tối. Gió bắt đầu thổi nhẹ từng đợt, vi vu. Lá cây líu ríu va vào nhau, rào rạt. Nhà tối om om chỉ có ngọn đèn cầy leo lét cháy. Điện đã được cúp để phòng hờ chạm điện cháy nhà. 7 giờ. Gió bắt đầu lớn dần, vun vút thổi. Bão đã thực sự về. Tôi nhớ lại chuyện con thùn lùn (thuồng luồng") đọc hồi học lớp 4. Bây giờ con thùn lùn cũng đang hăm he bò tới. Chị Linh lại bàn thờ đốt nhan, miệng lầm rầm khấn. Bên ngoài gió gào thét đẩy mưa đập ầm ầm vào cửa sổ. Tôi thót tim vì sợ. Con thuồng luồng đang điên cuồng hà hơi làm gió. Rắc..... ra..... ắc....c..... Ầm ! Tôi giựt nảy mình. Vậy là đi đời một ngọn cây trước nhà. Gió hú, xen lẫn trong tiếng gió là tiếng rắc rắc rồi đổ ầm của những cây bị gió đẩy bậc gốc.

Tôi mò mẫm đi vào phòng trùm mền kín đầu nằm chờ...... chết. Chết chớ sao không chết . Cái vu. Katrina sờ sờ ra đó. Gia đình tôi vì chậm chân mà kẹt lại, xíu nửa thôi, gió sẽ mạnh làm trốc mái nhà, nước mưa sẽ dâng cao, nhà chúng tôi sẽ bềnh bồng trong nước (giống y cảnh ở Lousiana chiếu trong tivi). Tôi không biết bơi. Vậy là chết ngắc. Buồn qúa đi mất ! Tôi vốn yêu đời mà lại. Cái job thơm tho mới tậu được 3 tháng trước, cái xe 4 x runner mới keng chưa gài bản số, lời hẹn hò làm bánh sinh nhật cho cu Bi (tôi khéo tay mà ), cuộc họp mặt tại New York trong kỳ Thanksgiving với đám bạn cũ từ Việt Nam: Vi, Hạ, Thơ, Tuấn, Quỳnh......

Chết thì phải bỏ tất tần tận mọi thứ đó. À, tôi còn phải gặp Tùng để đưa cho anh cuốn "Từ triều đình Huế đến dinh Bảo Đại " mà anh nhờ tôi mượn dùm nửa....... Tự nhiên tôi muốn khóc. Ôm con gấu bông vào lòng, tôi nằm nghe gió giật đùng đùng như muốn phá tung cửa sổ. Chốc lát nửa cửa sổ sẽ bị phá tung, con gió sẽ chui vào nhà rồi sẽ hùng hổ cuốn phăng đi tất cả những đồ đạc trong nhà, kể cả tôi, anh hai, cu Bi và chị Linh. Tôi bổng thấy tôi bị mắc kẹt lại ở một ngọn cây. Cây cao qúa mà ngọn cây tua tủa nhiều cành như nhiều cánh tay cứ ôm riết lấy tôi, nghẹt thở. Tôi nhắm tít mắt lại, không dám nhìn xuống đất. Một chiếc trực thăng bay qua ngang đầu, tôi đưa tay vẫy rối rít. Những người trong bộ đồ cứu người cứ giương ống nhòm nhòm ngó xung quanh nhưng họ cũng không thấy tôi. Tôi đang ở gần lắm. Tôi đang bị mắt kẹt trên ngọn cây đây nè, sao lại không thấy tôi chứ! Chợt sực nhớ ra, tôi bèn cởi áo để đưa lên vẫy làm hiệu. Nhưng áo cởi hoài không ra, mấy cành cây ôm tôi chặt quá. Tôi bậc khóc nức nở. Thu hết sức, tôi gào lên :

- He.... e..... e... l..... p..... p....p !

Tôi mở choàng mắt ra. Bốn bề yên lặng. Tôi đang ở đâu đây" Tôi sống hay đã chết rồi" Sao không có một tiếng động. Tôi trường mình ra khỏi đống chăng mền. Mồ hôi ước đầm đìa vì quấn mền nhiều và chặt qúa. Đồng hồ trên bàn chỉ 10 giờ hai lăm phút. Nghe tiếng anh hai với chi. Linh ngoài bếp, tôi ào chạy ra. Chị Linh cười tươi rói:

- Ngủ được không " Hết bão rồi.

- Ủa, hết bão rồi hả - Tôi lắp bắp lặp lại. - Mở mắt ra thấy im lặng em hoảng hồn, không biết mình sống hay chết nữa.

Anh hai cốc đầu tôi, đau điếng :

- Chết đâu mà chết, sống nhăn răng đây nè, ăn nói tầm bậy tầm bạ.

Ngoài đường, cây cối ngả nghiêng nhưng tịch không còn một con gió nào cứ y như hồi tối con bão không đi ngang qua nơi đây. Trời còn hiu hiu nhưng không mưa. Con bão đã đổi ý chuyển hướng xuống Lousiana. Vùng Lousiana phải hứng chịu thêm con bão này nửa, tội nghiệp. Tôi nằm dài như con mèo lười trên sofa, nhìn mấy cái vali, mấy cái thùng (hành trang đi tránh bão ) ngẫm nghỉ : Mai mới dọn dẹp. Tôi lấy phone định gọi khoe mấy đứa bạn ở tiểu bang khác " Bão đi rồi " thì phone reng. Tiếng Tùng oang oang đầu dây :

- Giang hả, Nhà có bị sao không"

Tôi thủng thẳng:

- Em trùm mền kín mít cho nên chẳng thấy sao trăng gì ráo trọi

Tùng bậc cười ha hả:

- Người ta chạy tránh bão muốn chết còn cô hai thì nằm thường thượt ra ngủ! - Rồi Tùng nói, giống kiểu nói của vị chỉ huy thốt lời ra, sĩ quan chạy như vịt : - Cuối tuần tới đám bạn anh ở đây đi Onterio chơi, chuẩn bị đi, anh tạt về chở Giang đi. Anh xin phép anh hai dùm luôn rồi.

Điện thoại đã cúp từ lâu mà tôi vẫn còn ngồi thừ ra ngơ ngẩn. Bão đi rồi nhưng một con bão khác nhẹ hơn, mềm mại hơn, ấm áp hơn, đang đến. Bão trong lòng tôi đó mà!

TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến