Hôm nay,  

Người Đẹp Thương Xá

16/11/200500:00:00(Xem: 158138)
Người viết: THỊNH HƯƠNG
Bài số 872-1463-298-vb5111605
*
Tác giả là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, đã góp 2 bài viết đặc biệt “Hắn và Tôi”, “Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn”. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
*
Khi mới đến Mỹ, tôi thường nhõng nhẽo đòi ông xã dẫn vào Macy's và Norstrom để window-shopping trong những lúc nhàn rỗi. Còn đang chân ướt chân ráo, tôi không có cao vọng mua sắm gì ở đây, nhưng vẫn muốn đến để nhìn ngắm cho thoả con mắt.

Tánh tôi từ nhỏ đến giờ vẫn thích chưng diện (dĩ nhiên trừ ra những năm kẹt lại bên Việt Nam sau 1975), cho nên tôi cứ đứng ngẩn người chiêm ngưỡng những bộ đồ đắt tiền trên mình những cô người mẫu nhưạ. Nhìn ticket, tôi thấy một cái áo đầm rẻ lắm cũng gần bằng tuần lương cuả ông xã tôi, lúc đó đang đi làm nhân công tại một hàng chế tạo đồ chơi.

Nhìn mấy cô đứng bán hàng tôi mơ ước được làm công việc cuả họ! Cô nào cũng son phấn tươm tất, áo quần đúng thời trang. Lúc đi ngang mấy quầy Mỹ phẩm tôi lại càng thêm thán phục! Da dẻ họ sao mà mịn màng, tươi thắm, không có một chút tì vết.

Mắt môi trang điểm đúng mốt, mầu nào theo mùa nấy. Một hôm tôi nói với ông xã về ý định xin việc làm ở Macy's, thì chàng hóm hỉnh :

- Bà xã mà trong đó thì anh tối ngày vô đứng nhìn bà xã làm sao anh có thì giờ đi làm"

Nhưng rồi chàng cũng cùng tôi đến lấy đơn, và tôi ngồi điền đơn tại chỗ. Ba ngày sau, đang nấu ăn thì tôi nhận được điện thoại cuả Macy's. Họ muốn tôi đến để phỏng vấn ngay chiều mai. Chiều về tôi rối rít khoe ông xã. Chàng cười hiền lành:

- Bà xã làm anh tưởng họ kêu bà xã đi làm rồi chớ! Chuẩn bị cách thưc phỏng vấn đi người đẹp cuả tôi ơi!

Tôi định gọi một cô bạn ở bên Mỹ đã lâu để hỏi cách thức đi phỏng vấn sao cho dễ được thâu nhận, nhưng sau khi suy đi nghĩ lại, tôi quyết định giữ im lặng. Nếu có bị từ chối thì cũng chẳng ai biết, đỡ quê! Hôm sau, tôi lựa một bộ đồ suite mầu đen, rồi mặc bên trong một cái áo sơ mi mầu trắng. Tôi nhớ có đọc một bài báo nào đó, nói rằng một bộ suite đen với một áo trắng bên trong sẽ tăng thêm phần trang trọng và dễ gây ấn tượng thuận lợi với người phỏng vấn mình. Lúc được đưa vào văn phòng tôi cảm thấy hồi hộp. Cái bàn kiếng dài và 10 chiếc ghế được kê thẳng tắp, ngay ngắn. Giữa bàn là một bình bông tươi đủ mầu. Trên tường treo mấy bức tranh cuả các người mẫu thời trang chen lẫn hình chụp các loại nước hoa đắt tiền của Pháp hoặc Ý.

Kathy, ngưòi phỏng vấn tôi là một phụ nữ da trắng chừng 30 tuổi. Tóc cô cắt ngắn, cô mặc một bộ vày mầu xanh đậm bên ngoài một áo lót mầu beige. Cô đẹp một vẻ đẹp trang nhã. Sau những câu chào hỏi thông thường, Kathy hỏi lý do nào khiền tôi đến xin việc tại Macy's. Vì có sự gợi ý của ông xã nên tôi không ngần ngại cho cô biết là tôi mới đến Mỹ, nhưng tôi đã từng làm chủ một kiosque bán mỹ phẩm và thời trang phụ nữ lúc còn ở quê nhà. Tôi tán thêm với Kathy là tôi thích những gì liên quan đến thời trang và sắc đẹp, và tôi biết cách làm cho khách hàng thích tôi để quay trở lại. Tôi còn nói với cô là Macy's là một tiệm có nhiều uy tín, và tôi sẽ là một ích lợi cho hãng, vì tôi còn nói được tiêng Pháp, ngoài tiếng Anh và tiếng Việt. Nghe tôi "trả bài" một cách lưu loát, Kathy có vẻ hài lòng. Cô hỏi, nều cô nhận tôi vào làm việc, tôi muốn làm ở department (khu) nào, và thời giờ cuả tôi có uyển chuyển không.

Thấy có hy vọng, tôi hăng hái nói tôi muốn đứng bán mỹ phẩm, và tôi có thể làm bất cứ shift (ca) nào. Tôi nói bất cứ ca nào, vì tôi biết Macy's thông thường chỉ mở cưả từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối. Kathy giải thích là tiệm có hai ca chính. Ca đầu tiên từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Ca thứ hai từ 1 giờ tới 9 giờ đêm. Hai ca này sẽ do các nhân viên chính thức đảm trách. Xen giữa là hai ca phụ, từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, rồi từ 5 giờ chiều tới 9 giờ đêm. Đó là nhưng giờ "peak hours" [cao điểm] mà tiệm cần thêm nhân viên để phục vụ khách hàng đắc lực. Đây là lúc các nhân viên bán thời gian được xử dụng triệt để.

Sau cùng, Kathy tuyên bố sẽ mướn tôi vào đứng bán trong department quần áo phụ nữ với số lương là 8 dollars một giờ. Nghe nói được trả 8 dollars một giờ tôi cũng mừng thầm, sức mấy mà từ chối! Ông xã tôi làm vất vả hơn mà cũng chỉ được trả có thế. Thôi thì có việc cũng còn hên chán! Kathy hứa là sau sáu tháng thử việc và pass probation thì tôi sẽ được hãng cho bảo hiểm súc khỏe và được ghi tên vào 401K. Để khuyến khích, Kathy hưá sẽ cho tôi đổi sang quầy mỹ phẩm khi nào họ có chỗ trống.
Hôm sau tôi đến làm các thủ tục như chụp hình làm thẻ và học cách xử dụng máy tính tiền . Tiệm mở cưả lúc 10 giờ sáng, nhưng nhân viên ca một phải đến lúc 9 giờ để chuẩn bị lấy quỹ bỏ vào máy tính tiền (để thối lại cho khách trả tiền mặt), lau chùi quầy và sắp xếp lại khu vực cuả mình cho gọn gàng. Ai làm ca hai thì có trách nhiệm kiểm tiền trong ngày rồi đem giao nộp cho thủ quỹ ngay khi tiệm đóng cửa. Trước khi ra về, cũng phải dọn sơ khu vực của mình cho tươm tất. Những công việc trên đây đối với tôi không có gì là khó khăn nặng nhọc. Trong suốt mấy tháng làm tại quầy aó quần, tôi "thù" nhất là việc thu dọn mấy cái phòng thử đồ! Ôi chao, khách thử đồ xong là vưt quần áo tá lả âm binh, trên móc dưới sàn, chỗ nào cũng vất được. Bổn phận cuả nhân viên bán hàng tuị tôi đâu phải chỉ đứng tán dóc rồi tính tiền cho khách ra về! Bọn tôi phải thay phiên nhau vào dọn dẹp phòng thử đồ, rồi đem quần áo trả về nơi chúng đến!

Chúng đến từ khắp nơi, từ quầy đồ lót đến quầy bán đồ dạ hội, từ quầy giầy dép đền quầy áo tắm, v.v…Nhiều khi tôi luợm được trong phòng thử các loại hàng mà Macy's không bán! Những món hàng đó là những bộ đồ cũ đầy muì mồ hôi mà khách đã bỏ laị sau khi đã diện vào bộ đồ mới cuả Macy's rồi …ra về không trả tiền! Tuy nhiên, mấy bộ đồ bị bắt cóc đó không thuộc loại "cao cấp", không được trang bị "lưụ đạn mực" hoặc cục sensor biết la toáng lên khi người ta muốn bắt nó ra khỏi cưả tiệm mà không có tờ giấy phép của các nàng cashiers! Hàng "cao cấp" thường là hàng cuả DKNY, Ellen Tracy, Dana Buchman . Cao hơn nưã là hàng cuả St. John và Chanel, mỗi bộ đáng giá cả ngàn vàng, quên, cả ngàn dollars!

Sau hai tuần làm việc, tôi mới thấm thía cái nỗi buồn cuả các nàng Châu Pha thời Macy's! Châu Pha Macy's lúc nào cũng phải đứng, phải chạy tới chạy lui tập thể dục bất đắc dĩ! Bọn tôi có 45 phút ăn trưa và hai lần nghỉ break, mỗi lần 15 phút, một break buổi sáng và một break buổi chiều. Bọn tôi đi, đứng, chẳng bao giờ được giữ một cái ghề nào ở quầy tính tiền. Mỗi đêm, tôi nhờ ông xã thoa bóp chân cẳng . Anh khuyên tôi:

-Vợ cuả anh đừng mang giầy cao gót trong lúc đi làm nữa. Bóp chân hay bóp bất cứ thứ gì cho em anh cũng chịu hết (xí!), nhưng mà anh không muốn em mỏi gối chồn chân sớm quá, tội nghiệp anh!

Tôi nhéo cho ông chồng một cái đau điếng, nhưng rồi cũng phải nghe lời chàng vì mấy ngón chân của tôi bắt đầu bị chai da. Tôi không thích mang giầy dép thấp vì có cảm tưởng dáng đi cuả tôi sẽ nặng như dáng đi cuả con vịt bầu! Đôi lúc tôi muốn nghỉ quách để kiếm việc làm khác, nhưng mới sang Mỹ, tôi chưa hiểu rõ mình có khả năng làm những gì trong khi bằng cấp ngày xưa không đem ra xử dụng ở đây được. Đành phải ẩn nhẫn chờ thời. Chẳng thông cảm được nỗi đau của hai bàn chân tôi, mấy bà khách hàng Việt Nam cừ xuýt xoa khen tôi may mắn kiếm được chỗ làm nhàn hạ , sạch sẽ, đẹp đẽ và được mua hàng với gía discounts! Ôi, mua hàng với giá discount của nhân viên mới là nỗi đau khổ triền miên cuả ông xã tôi! Làm được mấy tháng ở Macy's, tôi đã mắc phải một cái bệnh rất trầm kha: bệnh ghiền shopping! Không ngày nào đi làm về mà tôi không ôm theo vào nhà một hai món hàng mà tôi cho là đã mua được với một giá quá hời! Bán trong tiệm, hàng on-sale, lại được bớt 20% trên giá sale, thì có hoạ là tôi "bịnh" mới không mua đem về xài! Tôi mua về nào là áo quần, mền gối, giầy dép, nồi niêu xoong chảo, ôi thôi thì hầm bà lằng , cái apartment hai phòng của gia đình tôi chẳng mấy chốc đã trở thành một cái tiệm Macy's nho nhỏ…Ông xã tôi gíup tôi làm một bái toán nhân chia trừ cộng để cho tôi thấy là một nửa số lương mà Macy's trả cho tôi đã lần lượt đội nón trở về với chủ!

Tôi rất được các managers cuả tiệm quí mền vì cái "truyền thống" làm việc chăm chỉ cuả dân tị nạn. Điều họ thích nhất là tôi không gọi nghỉ bịnh bất tử! Ác mộng cuả các managers là nhân viên hay gọi vào báo cáo xin nghỉ bịnh thình lình, nhất là trong và sau các ngày lễ lớn! Thiếu nhân viên bán hàng, họ phải ra đứng bán phụ. Lúc đó tha hồ cho họ chịu đựng những câu ca cẩm và những đòi hỏi nhiều khi rất vô lý cuả các khách hàng khó tính mà nhân viên bán hàng chúng tôi phải hứng mỗi ngày! Có người khách mua một món hàng từ năm một ngàn chín trăm hồi đó, rồi có lẽ chợt thấy mắc nợ nhiều quá bèn đem trả lại cho Macy's, mặc dầu đã xài nó đến tận cùng ngày tháng! Nhìn cái account cuả khách, bọn tôi biết đây là loại khách "quí" cuả hãng, nên cứ lẳng lặng mà trả tiền lại vào account cho họ, vì châm ngôn cuả tiệm là "khách hàng lúc nào cũng đúng" [Customers are always right]. Nghe nói bây giờ Macy's đã có chủ mới là đại công ty Federated Corporation, nên chính sách buôn bán cuả họ đã thay đổi, việc trả đổi hàng đã khó khăn hơn sau hai lần Macy's khai bankruptcy, có lẽ vì hàng hoá bị…abused kiểu đó!

Mấy tháng sau, tôi được Alice - manager cuả quầy mỹ phẩm - cho hay là cô đang cần một người đứng làm quầy trưởng một quầy mỹ phẩm , và hỏi tôi có muốn xuống làm với cô ta hay không. Nghe hỏi, tôi mừng quýnh, vì đó là điều tôi luôn mong muốn. Bán mỹ phẩm, công việc nhẹ nhàng và nhàn hạ hơn bán quần aó rất nhiều. Lương giờ cũng cao hơn, nhất là cô ta còn muồn thăng chức trưởng quầy cho tôi nưã! Kathy không muốn mất một nhân viên đắc lực như tôi, nhưng vì để tôi có cơ hội kiếm thêm tiền, cô cũng phải miễn cưỡng ký giấy cho tôi thuyên chuyển xuống khu mỹ phẩm.
Tại Macy's cũng như tại các thương xá khác, các hãng mỹ phẩm đem sản phẩm cuả họ đến với loại thương vụ consignment. Nghiã là người có chỗ, kẻ có hàng. Macy's trả tiền lương cho tôi, và hãng mỹ phẩm trả tiền hoa hồng (commission) trên số hàng tôi bán được cho họ, thông thường là 3%. Nhân viên bán mỹ phẩm được trả lương cao hơn các nhân viên ở những departments khác, vì đây là một loại dịch vụ mang lại lợi nhuận lớn cả bạc tỉ cho mọi phe đầu tư.

Hãng mỹ phẩm thường tổ chức những lớp học tu nghiệp hàng năm cho nhân viên để họ bắt kịp những trào lưu, những kỹ thuật trang điểm mới theo từng mùa và từng năm. Họ cung cấp sản phẩm cho nhân viên xài theo tiêu chuẩn thâm niên. Mỗi năm tôi được order hàng miễn phí hai lần (kêu là gratis) với một mẫu đặt hàng, và hàng tôi order được hãng gở đến tận nhà. Ngoài ra, mỗi khi hãng bào chế ra được một sản phẩm mới, họ đều cho bọn tôi "nếm thử" trước khi họ tung hàng ra thị trường. Để nhân viên cố gắng tối đa đẩy mạnh sản phẩm cuả mình trong cuộc "chiến đấu" sống còn với các hãng mỹ phẩm khác đang ra sức cạnh tranh ráo riết, các ông bà managers thường hay tổ chức những giải thưởng nho nhỏ cho các nhân viên nào có thương vụ cao nhất trong tuần lễ. Phần thưởng thường là tiền mặt (theo hình thức bắt thăm, thường chỉ từ 20 đến 50 dollars) hoặc vé đi coi hát, đi ăn chiều ở một nhà hàng nào đó, for two, tất nhiên!

Tôi là người được giải thưởng nhiều nhất vì có một lực lượng khách hàng người Việt rất đông đảo ủng hộ gà nhà! Khách hàng cuả tôi thuộc đủ moị tầng lớp! Từ các bà bác sĩ, các cô luật sư nói tiếng Anh như gió, đến các bác lớn tuổi và các chị em mới từ Việt Nam sang, chưa rành tiếng Anh lắm. Họ rất mừng vì không phải lung túng mua hàng với số vốn tiếng Anh còn rất hạn hẹp cuả họ. Nhiều lúc tới quầy nhằm lúc tôi không đi làm, họ sẵn sàng chờ cho đến ngày tôi đi làm để được phục vụ tận tình hơn. Đáp lại tấm thịnh tình cuả đồng hương, tôi luôn luôn tìm cách làm vui lòng họ. Khi một bà khách sắp sửa đi dự một đám cưới hay một dịp vui nào đó, bà goị điện thoại cho tôi xin làm một cái hẹn để làm free make-up . Chỉ dẫn cho khách hàng trang điểm cũng là một trong những phận sự cuả nhân viên bán mỹ phẩm, cho nên tôi được manager khen thưởng vì sự "tận tuỵ" cuả mình. Tuy nhiên có nhiều cô bán hàng không mấy phấn khởi lắm khi phải làm công việc trang điểm cho khách, vì trong lúc đó họ không bán được hàng cho khách "walk up", thiệt thòi tiền commission! Cũng chỉ vì đông khách, được trả nhiều commission mà đôi khi tôi bị các bạn bán cùng quầy ghen tị, giận dỗi hoặc tìm cách gây khó khăn cho tôi.

Thí dụ, theo nguyên tắc, mỗi nhân viên phải có một cuốn sổ, goị là clientel book. Trong đó bọn tôi phải ghi tên khách của mình, số điện thoại để liên lạc, loại kem dưỡng da họ thường xài, mầu mắt mầu son họ ưa thích, v.v…Những khách này được gọi là khách hàng thường xuyên cuả cô nhân viên đó. Trường hợp khách tới mà nhân viên này vắng mặt thì các nhân viên khác cứ việc mở sổ ra, lấy hàng bán cho khách, nhưng phải tính tiền dưới mã số cuả cô nhân viên vắng mặt để hãng chia tiền hoa hồng. Chắc bạn không biết, nhưng có nhiều người khách bận rộn đến nỗi họ không nhớ được những loại kem hoặc phấn mà họ xử dụng! Họ phó thác cái trí nhớ đó cho cô bán hàng quen thuộc cuả mình! Nguyên tắc căn bản là vậy, nhưng có nhiều cô bán hàng đã tham lam, không tình tiền hộ cho bạn, mà lại tính tiền cho mình! Bởi vậy mà nhiều cô nhân viên cứ đem nhau vào phòng manager mà kiện cáo , rồi lúc đứng quầy với nhau thì mặt cứ xị ra như mấy cái bánh bao thiu.

Tôi bị bạn chung quầy chơi xấu nhiều lần, và khám phá ra trò ăn gian này sau khi khách hàng trở lại khoe với tôi họ đã mua những gì hôm tôi vắng mặt. Biết được hành vi không đẹp của bạn nhưng tôi chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở, không bao giờ đem họ vào "complain" với manager. Ai ngờ với cách xử sự ôn hoà đó làm họ "feel bad", cảm thấy xấu hổ và chẳng còn tái diễn "đòn bẩn" với tôi nưã.

Tuy nhiên, không phải là tôi không có những phiền hà nho nhỏ . Nguyên do là, hằng năm khoảng ba hoặc bồn lần, công ty mỹ phẩm mở chiến dịch quảng cáo hàng cuả mình bằng cách tặng free gift cho mỗi khách hàng khi họ mua một món hàng khoảng 25 hay 30 dollars trở lên. Vào những ngày này, khách hàng người Việt cuả tôi đến mua rất đông, vì ai cũng muốn có những món free gift rất giá trị để gởi về làm quà cho thân nhân bên Việt Nam. Nhưng có một số khách hàng, do sự quen biết đã lâu trong việc mua bán ở tiệm, đã muốn tôi cho hai hoặc ba món quà, lý do là món hàng bà mua trị giá bảy tám chục dollars cơ mà! Lúc đó thật là nan giải cho tôi, vì nếu làm vưà lòng khách thì lại bị các bạn hàng bán chung quầy nhòm ngó khó chịu, vì nguyên tắc là mỗi món hàng chỉ đựơc một mòn quà, giá cả cuả món hàng không thành vấn đề. Đứng bán một mình, tôi còn có thể du di, nhưng có đông người cùng đứng quầy, tôi không muốn bị phiền phức nên đành thoái thác:

- Lần này mình không thể chiều được vì tuị "phó nhòm" đang theo dõi trên kia cà!
Khách hàng hiểu tôi ám chỉ mấy cái camera đen tròn nho nhỏ gắn trên trần nhà. Theo sự tiết lộ cuả mấy người bạn làm trong phòng an ninh cuả tiệm, tôi được biết hãng đã tốn hàng chục ngàn dollars để trang bị mỗi "tên điệp viên thầm lặng" như vậy. Ban an ninh có thể ngồi trong phòng kín và theo dõi mọi diễn biến trong tiệm một cách rất hiệu quả. Nếu họ nghi ngờ một nhân viên nào đó đang có hành động gian trá, họ có thể zoom máy và nhìn rõ mọi hành động cuả người này, từ việc tính tiền đến các cử chỉ trong lúc giao thiệp với khách hàng. Tôi nhớ có một lần hãng mướn một cô sinh viên vào làm part-time trong mùa giáng sinh. Có lẽ cô phải mua nhiều quà cho gia đình nên cô túng kế, định "mượm" tạm tiền của hãng nhưng "quên" không điền đơn! Thế là khi có một người khách trả tiền bằng một tờ 100 dollars thơm phức, nàng bèn "giả vờ" đánh rớt nó xuống sàn nhà trong lúc thối tiền cho khách. Lúc không có ai để ý, cô cuí xuống lượm nó lên và…nhét vào chiếc giầy xinh xinh cô đang mang trong chân. Năm phút sau, người ta đến dẫn nàng vào phòng an ninh rồi mời cảnh sát đến lập biên bản!

Một cô khác cho người quen đến mua hàng lúc nàng đang đứng quầy. Người của cô mua năm món, cô làm một cử chỉ rất hào phóng là chỉ tính tiền có hai món mà thôi! Người quen của cô vừa bước chân tới cửa thì đã có hai nhân viên an ninh "chìm" chờ sẵn để xin phép được soát hàng. Cô bán hàng rộng rãi đã ra đi không hẹn ngày trở lại.

Biết rằng các chú điệp viên thầm lặng làm việc rất ráo riết lúc tiệm đóng cửa và nhân viên đang kiểm tiền giao nộp, tôi thường "trêu ngươi" bằng cách trợn mắt, le lưỡi và lườm nguýt vào mất cái camera vô duyên nhưng lại rất hưũ lý với chủ của chúng tôi.
Bán hàng cho Macy's được khoảng bốn năm thì tôi xin nghỉ việc để đi trị bệnh ghiền… shopping, vì lúc này ông xã yêu dấu của tôi đã học xong đại học và đã xin được việc làm đúng khả năng. Anh "ra lệnh" rằng bây giờ đến phiên tôi cắp sách đến trường.

Tôi học làm real estate broker, và hiện giờ tôi cũng rất thành công trong nghề này. Tôi vẫn đến mua sắm ở Macy's dù rằng tôi không còn được mua hàng với thẻ discount nữa!

THINH HUONG

Ý kiến bạn đọc
02/01/201216:47:06
Khách
If you're looking to buy these atrilces make it way easier.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,184,790
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến