Hôm nay,  

Tôi Đi Học

30/10/200500:00:00(Xem: 145177)
- Người viết: KIM N.C.
Bài số 858-1448-284-vb6102805
*
Kim N.C tác giả được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005, cư dân Anaheim, từng góp nhiều bài viết đặc biệt như "Vui buồn nghề nails" I và II, Người đẹp Hà Thành, Nước Mỹ đủ thứ chuyện, Đặc sản Hoa Kỳ, Những mối tình xanh đỏ, Đi câu cá...
Bài viết lần này được tác giả ghi: tặng cho lớp học xóa ticket Sep 7 và 14.05 tại tòa Westminster.
*
Thế là sau 20 năm lái xe "chậm như rùa", "lái loạng quạng" tôi được ăn một cái giấy phạt- chẳng là bữa đó tháng 7 trời mưa, sinh nhật ông xã xệ, đi làm về là tôi lái cho lẹ đặng kịp giờ hẹn với chồng con ở nhà hàng, từ 65 miles tôi dzọt tới 80 miles, mà cũng chẳng cần dòm trước ngó sau, đầu óc đang tơ tưởng tới bữa ăn chiều nên đâu có thấy "chàng" đang rượt theo sát đít, phải đến khi "chàng" hụ còi làm tôi xém bị heart attack, rồi "chàng" ép tôi sát vô lề freeway 55 ngay exit Chapman. Thế là đời tàn trong ngõ hẹp. Tôi trình đủ thứ giấy tờ xong "chàng" hỏi:
- You có biết là you chạy quá nhanh không"
- Yes, sir.
- You đi học traffic school bao giờ chưa"
- No, sir.
- Vậy thì lần này you sẽ được đi học.
- Yes, sir.
Về đến nhà, mặt tôi sưng lên như bánh bao chiều, chồng tôi hỏi.
- Bữa nay bị khách "đè" hay sao mà mặt mày hình sự dzậy"
- Ai biểu anh gọi tới gọi lui hối làm chi cho tui mắc nạn.
- Tự em xui chứ anh đây lái 85 miles hoài mà đâu có sao. Thôi đừng buồn nữa, "có tin vui giữa giờ tuyệt vọng" đây.
Chàng dí vào mắt tôi tờ Việt Báo:
- Đọc đi, có tên em vô chung kết, giá chót cũng có 500 cho em đủ trả tiền ticket, cám ơn Việt Báo đi cô nương.
Quả đúng là ông Trời, ổng lấy cái này của mình rồi ổng lại cho cái khác, ổng set up đâu vào đó trong cái máy "côm-pu-tơ" trên thiên đình, có mà chạy đàng trời.
Tôi gọi xin tòa cho học lớp tiếng Việt tối thứ Tư từ 6:30 -10:30, phải mất 2 buổi để hoàn tất lớp học.
Mới có 5:30 mà bà con đã xếp hàng dài dài trước tòa. Ông thầy đi xét giấy tờ vào lớp của đám học trò mất cả tiếng đồng hồ. Học trò thì thôi đủ cỡ: già trẻ lớn bé đàn ông, đàn bà. Ông thầy cũng nhắc nhở không được đem vào lớp sách báo, bánh kẹo, kể cả nước uống, không nói chuyện trong lúc học, không ngủ gục, mọi vi phạm sẽ bị cảnh sát mời ra và đi học bữa khác. Giờ nghỉ sẽ có truck tới bán thức ăn, nước thì có vòi nước ở hành lang chỉ cần chổng mông lên là có ngay - Kỷ luật rất là nghiêm khắc, bằng chứng là giờ break, tôi thấy có người đứng ở hành lang trong tòa, bóc 1 cây kẹo là cảnh sát đến mời ra ra ngoài.
Lớp học rất là vui nhộn, vì là lớp tiếng Việt nên tha hồ phát biểu linh tinh- khi ông thầy đang giới thiệu về mình:
- Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Trần Quốc Sĩ, 53 tuổi, lấy vợ được 3 năm 2 tháng 17 ngày...
Có tiếng ngắt lời:
- Thầy ơi, sao thầy kén thế, mãi đến ngần ấy tuổi mới chịu lấy vợ, gớm, thầy lập gia đình chứ có phải đi tù cải tạo đâu mà thầy đếm từng ngày thế"
Ông thầy chẳng hề giận cô học trò chút nào.
- Phải nhớ chớ, quên là có ngày ngủ sofa, ăn cơm chỉ.
Không khí buổi học thoải mái, khi thầy hỏi có ai là học trò cũ không" Thì lác đác có vài cánh tay đưa lên, thì ông thầy lại riễu.
- Học dở quá mà, hèn chi gặp hoài, các anh chị có biết là 50% các anh chị bị phạt vì biết luật mà vẫn khoái vi phạm. 50% còn lại thì không biết luật mà lạ thiệt, vẫn đậu bằng lái xe. Để tôi chứng minh cho trường hợp thứ nhất: freeway 22 đang sửa đường thì ai cũng biết, chỉ cho chạy 55 miles tối đa, thế mà chị Bạch Thu Hà đang ngồi góc kia lái đến 84 miles tối đa, ăn 1 cái ticket trị giá 940 đô la, đau điếng, chắc vừa lái xe vừa nhớ Võ Đông Sơ. Trong khu sửa đường, giá phạt sẽ tăng gấp 2 lần.
- Còn trường hợp thứ 2, không biết luật mà còn cho mình là đúng- Thí dụ anh Nguyễn Văn Tèo đi trên đường Euclid và First, quẹo phải trên đèn đỏ để về nhà - cớ gì trong vòng 1 tuần anh bị chụp 3 lần với dàn camera ở đó - Ấy là anh gặp đèn đỏ mà không dừng lại 2 giây trước khi lái nhích xe lên 1 chút để dòm xe mà quẹo phải - Cứ mỗi cái ticket như vậy là hơn 300 đô la. Anh Tèo khi ra tòa, cãi cối cãi chày rằng ngã tư đó cho quẹo phải với đèn đỏ, cớ làm sao "nó" cứ chụp cái "đít" (xe) tui"
Ông thầy cũng giải thích về những cái máy chụp hình đang bao vây nước Bolsa của chúng ta, nhiều nhất là trên đường Brookhurst thuộc thành phố Fountain Valley. Khi nói về những đường dây điện nằm dưới lòng đường để "nó" biết cái xe đè lên đó chạy bao nhiêu dặm, có cố tình vượt đèn đỏ hay không thì thầy hỏi có ai biết dòng điện sensor tiếng Việt gọi là gì" Anh học trò Nam Kỳ trả lời đúng bóc.
-Thưa thầy đó là dòng điện cảm ứng.
Anh học trò Bắc Kỳ đưa tay lên.
-Dạ thầy, hồi em đi học ở ngoài Bắc người ta gọi đó là dòng điện "nhạy cảm"- Cả lớp òa ra cười như lệnh vỡ.

Có cô nhỏ tóc demi garson đang thì thầm nói chuyện với anh chàng bên cạnh, thầy bèn gọi.
- Nè cô ơi, ngưng chuyện trò, làm ơn cô nói cho cả lớp nghe cô biết gì về đèn xanh đèn đỏ"
- Dạ, thưa thầy, đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ, đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu- dạ, đèn xanh thì chạy thoải mái chạy vô tư, đèn vàng thì cũng... nhấn ga chạy, đèn đỏ thì dừng.
Ông thầy cười cười:
- Chị giỏi lắm, xuất sắc trong vai tì nữ. Đèn đỏ thì dừng- đèn vàng thì cũng dừng, "ngoại trừ" (chữ ngoại trừ có nhiều trong luật đi đường) khi mình chạy sát tới đường lằn dành cho người đi bộ - Đèn xanh thì chạy trong an toàn, vì coi chừng mấy xe vượt đèn đỏ. Thực ra thì mỗi người trong chúng ta mỗi ngày phạm luật cỡ 3, 4 lần. Xui thì gặp cảnh sát, hên thì thoát, như tôi đây cứ 3 năm là ăn 1 cái ticket. "Đặc sản Hoa Kỳ" mà.
Có một vị học trò đặc biệt, râu tóc trắng phơ như ông tiên, thầy hỏi.
- Thưa cụ, cụ bao nhiêu tuổi rồi, cụ mắc lỗi lầm gì mà lại vào đây"
Cụ học trò giọng nói vẫn còn sang sảng:
- Tôi 80 tuổi, "mẹ nó", tôi lái xe 50 năm nay từ Saigon sang đến Mỹ chưa bao giờ phạm luật, thế mà "nó" chụp được tôi, tôi lái freeway có 75 miles chứ đâu có nhanh gì đâu... "mẹ nó".....
Riêng tôi kể từ ngày "ăn" ticket, cứ nghĩ đến món tiền đóng cho cảnh sát mà ray rứt, khổ sở- Tôi lái xe chậm hẳn lại, đúng 65 miles không sai 1 ly nào, thế là bao nhiêu xe chạy sau tôi, tức tối qua mặt và .... chửi, có đứa đưa ngón tay giữa khi vượt qua xe tôi, có đứa dí ngón tay vào mũi có ý chửi tôi là đồ mũi tẹt, lái xe dở ẹt, có đứa ngoắc ngoắc tay ra điều đuổi tôi ra khỏi freeway, nhưng mà bà già này đâu có ngán, "đường ta ta cứ đi", khi gặp đứa nào "chửi" mình thì mình cũng vớ tờ giấy phạt để sẵn, ngoắc lại cho chúng nó thấy, ra điều, "bà" mới "ăn" ticket đây.
Buổi học thứ hai, ông thày dạy kỹ lưỡng về cái giá phải trả cho những cái ticket, nhiều lắm, tưởng cũng nên viết ra đây cho bà con đọc chơi, này nhé: Nếu bạn không tàn tật mà đậu xe vào chỗ dành cho người tàn tật (handicap parking), bạn sẽ nhận được ticket 1,000 đô la tại thành phố Westminster, nếu bạn phạm lỗi này ở thành phố Huntington Beach, giá sẽ là 1,500 đô la, nếu bạn gặp xe bus chở học sinh nhá đèn đỏ mà không dừng thì ticket sẽ là 640 đô la.
Nguy hiểm và tai hại hơn cả là lái xe mà uống rượu, giá phạt có thể lên đến 10,000 đô la chưa kể đến những phiền toái khác ảnh hưởng đến công ăn việc làm, sức khỏe và cả 1 tương lai đen tối đang chờ đón, chưa kể rượu làm cho trẻ con sinh ra sẽ kém thông minh bệnh tật.
Ông thầy cũng nhắc nhở quý bà quý cô, lái xe ban đêm ở những đoạn đường vắng vẻ, bất an thì dù cho có xe cảnh sát nhá đèn cũng chớ có dừng lại, chỉ cần mở đèn trong xe lên, bật đèn emergency lên, đưa tay ra hiệu cho cảnh sát chạy theo đến chỗ an toàn, đông người thì mới dừng xe lại, đề phòng cảnh sát giả dạng, chận xe cướp của giết người như trong một cuốn phim giật gân của Mỹ, nói tóm lại không nên tin bất cứ ai.
Khi ông thầy giảng đến những nguyên nhân gây ra tai nạn xe cộ, mà một trong những nguyên nhân chính là cell phone... và 1 lý do nữa làm chia trí người lái xe, đó là back sit drive, nôm na là người ngồi trong xe, có thể là chị vợ lắm lời, hoặc cũng có thể là anh chồng lắm lời không kém, thí dụ anh chồng lái xe đang ở bên len quẹo phải thì chị vợ hét tướng lên như cháy nhà.
- Thấy rồi, Lee Sandwich ở bên trái mình, tấp dzô, hoặc
- Chết mẹ, đi hố rồi, quán nem nướng ở phía sau, thụt lùi lại.
Có khi chị vợ đang lái xe mà anh chồng "chỉ đạo":
- Sao không ra freeway bằng lối này mà lại đi lối kia"
- Em lái xe cái kiểu gì dzậy" Sang lane mà không chịu "sít nồ", hả giời"
Cứ thế mà người lái xe bị "tẩu hỏa nhập ma", thầy nói, đến đây thì anh học trò Bắc Kỳ đưa tay lên ngắt lời.
- Thầy ơi, thầy nói đúng quá, ngoài Bắc chúng em gọi là "lái mồm" mà con vợ em nó y chang như thầy kể. Thầy có biện pháp nào cho con vợ em nó bớt nói khi em lái xe không thầy"
Ông thầy tỉnh bơ:
- Có chớ, tui mới phát minh là một sản phẩm mới, đang "cầu -chứng- tại - tà", sẽ độc quyền bán ra nay mai, cái seat belt loại mới này, y chang cái kiểu cũ, cũng thắt ngang bụng, ngang vai nhưng có thêm 1 mảnh nữa bịt ngang miệng cho khỏi nói luôn, ai có nhu cầu cần mua thì order từ bây giờ. Nói vậy chứ bản thân tôi mỗi khi đi đâu mà vợ tôi lái xe, là tôi chỉ im lìm mà cầu nguyện.
Hai buổi tối học lớp xóa ticket cũng thú vị ra phết, gần đến cuối giờ thầy bốc thăm tặng quà cho đám học trò bất đắc dĩ, vui thì thôi, nhưng thiệt tìmh mà nói nha, bà già này hổng ham trở lại lớp học chút nào và tự nhủ lòng từ rày sắp lên ráng lái xe cho đàng hoàng để khỏi ăn ticket.
Kim N.C

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,101,420
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến