Hôm nay,  

Jane Fonda, Vẫn Như Thuở Nào

24/10/200500:00:00(Xem: 55295)

- Người viết: ĐÀO NHƯ
Bài số 856-1446-282-vb3102505

“Jane Hanoi”, “Jane nón cối.” “Jane Phản Bội...” Đó là những biệt danh của Jane Fonda. Thời chiến tranh Việt Nam, khi phi công Mỹ bị cầm tù, người nữ tài tử phản chiến này từng ghé thăm Hà Nội, đội nón cối, ngồi trên bệ súng bắn máy bay Mỹ. Ba mươi năm sau cuộc chiến, dù đã xin lỗi về thành tích đặc biệt này, những biệt danh kia vẫn còn đó. Mới đây, trong một buổi ra mắt Hồi Ký của Jane Fonda, một cựu chiến binh Mỹ đã hét lớn “đồ phản bội” khi ông ta nhổ bọt về phía bà. Bài viết sau đây cho thấy cách nhìn khác của một cựu quân y sĩ VNCH: Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2005, tác giả Đào Như đã được trao tặng giải “Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất”. Hiện nay, Bác sĩ Thể là cư dân cao niên tại Oak Park, IL (vùng Chicago). Bài viết của ông lần này được ghi lời đề tặng:
Thân gửi các bạn trong CLBSV. PHUC HUNG
(Cercle Renaissance)
& Bác Sĩ Tô Vũ Trác
*
Nếu cứ nói toàn diện là “Jane Fonda Vẫn Như Thuở Nào” có thể là tôi sai! Bà ta “Vẫn Như Thuở Nào” sao được, vì khi chúng tôi gặp bà thì bà cắn đúng 68! Bộ ngực vang bóng một thời của bà giờ này đâu còn nữa! Nhưng nói về phong độ thì quả là tôi không sai! Bà vẫn linh hoạt, duyên dáng, bà vẫn phát sáng với thế giới chung quanh bà!
Gần nửa thế kỷ, những người ái mộ bà vẫn trước sau như một! Thế hệ trẻ của Mỹ hôm nay vẫn gần gũi Bà. Bà tỏ ra thấu hiểu họ! Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, trên toàn nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới liên tục chiếu phim bà đóng vào năm 2005: “Monster In Law”! Trong phim này, bà có những cảm nhận sâu sắc về thế hệ trẻ.
Sau khi xem phim “Monster In Law”, về đến nhà, bà nhà tôi vẫn còn ấm ức, bà cho là những nhà phê bình phim bất công với Jane Fonda! Bà bảo với tôi là “Jane Fonda trong ‘Monster In Law’ tuyệt vời phải không anh! Những va chạm giữa các thế hệ được hóa giải thành những cảm nhận sâu sắc! Ấy thế mà ‘Monster In Law’ bị underrated dưới cả phim ‘Mr and Mrs Smith’ do Angelia Jolie và Brad Pitt đóng, một phim rất violent !…Đó là câu chuyện hồi cuối tháng năm sau khi vợ chồng tôi xem phim ‘Monster In Law’nghĩa là đúng 1 tháng, sau câu chuyện sau đây.
Bà nhà tôi ngẩng đầu lên sau cái lap top:
- Anh à! Em thấy trên website đây! Chiều thứ bảy 4/22/05 bà Jane Fonda sẽ ra mắt sách ở Winnetka’s Bookstore. Em muốn anh và em đến. Bây giờ mình subscribe 1 quyển sách của bà, chiều thứ bảy mình đến, bà ấy sẽ ký tên trên sách cho mình!
- Hy vọng hôm ấy trời ấm không em"
- Nhà mình đến đó cũng gần mà anh! Nề hà chi thời tiết!
Tôi thấy Bà nhà tôi có vẻ thiết tha muốn gặp Jane Fonda, tôi cũng chiều bà:
- Thì em cứ gọi subscribe 1 quyển. Chiều thứ bảy anh và em sẽ đến. À! Quyển sách mới của bà tên là gì vậy"
- Để em rà lại xem nào!..Đó là quyển hồi ký của bà ta “My Life So Far”!
- Bà ta năm nay mới vừa ngòai 65! Sao vội xuất bản hồi ký vậy" Chắc muốn ‘Thanh Minh Thanh Nga’ điều gì đây! À mà em! Jane Fonda còn ăn ở với Ted Turner không em nhỉ"
Trong giọng buồn rầu, bà bảo:
- Họ broke up với nhau rồi anh ạ!
- Đúng là “Đời Tôi Vẫn Thế”! Nàng vẫn tiếp tục sang ngang!
- Hôm nay anh làm sao ấy! Anh lạ thật! Làm sao mà mình hiểu được bên trong của họ! Thấy bà ta và Ted Turner chia tay mà họ vẫn nắm tay nhau vui vẻ ra tòa, hòa nhã như là họ không muốn rứt nhau ấy! Sau khi chia tay với Ted Turner bà ta vẫn một mình ở lại Atlanta. Hình như bà đang dạy các cô cậu teenagers về giá trị của Sex. Nghe nói bà mồ côi mẹ sớm, không được ai chỉ dạy cho bà giá trị việc phòng the lúc bà còn nhỏ. Cho nên bây giờ bà không muốn các cháu nhỏ rơi váo cảnh ngộ như bà. Cả đời bà ta chỉ lo chú tâm vào vấn đề xã hội!...
*
Đúng là như tôi dự đoán, khí hậu Chicago, vào buổi chiều thứ bảy 4/22/05 như một bà phù thủy già trở nết! Mới 5 giờ chiều mà tối như mực!
Tim chỗ đậu xe rất khó. Bãi đậu xe đã full từ lâu! Vừa ra khỏi xe hai vợ chồng bị tuyết quất vào mặt. Tuyết khô! It thôi, một loại flurry cuối tháng tư! Giá buốt! Và gió! Mặc dầu chúng tôi mặc áo coat dài với windbreaker, mà vẫn nghe lạnh và gió thổi!
Nhìn vào trong Bookstore người ta đứng lố nhố. Ngay trước mặt chúng tôi cách nhà sách 40 thước người ta sắp hàng hai, từng cặp một. Sau khi định thần nhìn rõ hơn trong bóng tốí, chúng tôi thấy vào khoảng đến 400 người đang sắp hàng trước chúng tôi! Hình như họ không thấy lạnh! Họ không nghe gió thổi! Họ chỉ hăm hở muốn gặp Jane Fonda, một thần tượng của họ trong gần nửa thế kỷ!
Bà nhà tôi an ủi tôi:
- Họ vui quá anh nhỉ!
- Mình cũng vui vậy! (Thú thật tôi vừa nói vừa run vì gió buốt quá)!
- Sau lưng mình còn nhiều người!
- Vâng! Bà ta có nhiều ‘fan’ thật!
May quá lúc ấy có người cho hay là cafeteria của bookstore mở cửa quí vị có thể vào đó! Tất cả lần lượt kéo vào cafeteria và sắp hàng chờ đợi! Cafeteria khá rộng nhưng cũng không chứa hết chúng tôi! Cho nên vẫn còn hàng trăm người tình nguyện đứng ngòai trời! Họ quí Jane Fonda đến thế thì thôi!
Vâng chúng tôi đang đứng trong cafeteria đây! Trên tay mỗi người đều có một ‘cup’ cà phê nóng! Chúng tôi cảm thấy ấm cúng. Tự nhiên cũng cảm thấy thân thiện hơn với những người đứng chung quanh mình và cũng cảm thấy mến chuộng Jane Fonda hơn!
- Không ngờ thời tiết và môi trường chung quanh chi phối tâm hồn chúng ta đến thế!
Tôi nói với bà nhà tôi như vậy! Hình như bà không nghe vì bà đang nói chuyện với bà Mỹ đứng bên cạnh. Bà ấy mặc áo lạnh, nhưng thứ áo lạnh rằn ri của quân đội. Mặt bà ta tuy dày dạn gió sương, nhưng lúc nào cũng điểm một nụ cười tươi! Vợ tôi quay lại giới thiệu bà với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết bà nữ quân nhân Mỹ đầu tiên đổ bổ bộ vào bờ biển Chu lai! Bả thuộc sư đoàn Ky Binh của Mỹ! Như vậy tuổi của bà ít nhất cũng phải ngoài 65! Tôi có ý muốn hỏi bà ta là bà có biết nữ bác sĩ Barbara Cohen, thuôc sư đoàn Kỵ binh cùng với bà, nhưng không hiểu tại sao, tôi lại thôi. Tôi thấy mọi người có vẻ chú ý vơ chồng tôi. Bây giờ tôi mới quan sát rõ hơn; đứng trước và sau chúng tôi gần 500 người, không kể cả trăm người khác đã ra về sau khi họ gặp Jane Fonda từ 4 giờ chiều. Không có người da màu, trừ vợ chồng tôi! Tôi không hiểu là có ai trong họ nghĩ là chúng tôi xâm phạm đời sống riêng tư của cộng đồng họ không" Phần nhiều ho là đàn ông ngòai 60. Trái với những đám đông người già khác mà chúng tôi thường gặp trong những buổi họp thuộc các tổ chức xã hội, họ có vẻ trầm lặng, ít khơi chuyện với nhau, mặc dầu họ trông trí thức! Dường như mỗi người đang theo đuổi một thế giới riêng tư của mình. Tôi giật mình, khi bà Mỹ cựu quân nhân, cho vợ tôi hay hầu hết họ là ‘VietNam Veterans’ hay là thân thuộc của gia đình họ từ các làng giàu có Tây Bắc và phía Bắc ngoại ô Chicago!
Có một ông, tuổi có lẽ cũng ngoài lục tuần, quay lại nói chuyện với vợ tôi điều gì đó tôi không rõ. Vợ tôi bảo tôi đứng đây chờ bà và nhớ đừng rời chỗ! Bà đi vội đến cashier bà hỏi quyển sách của bà. Sau một hồi lục lạo họ tìm ra quyển sách và đưa cho bà và người cashier đưa cho vợ tôi một tấm thiệp màu trắng to bằng bàn tay! Hai người nói chuyện với nhau, vì ở xa tôi không nghe được. Thế là bà nhà tôi có được quyển sách rồi và chờ gặp bà Jane Fonda kí tên là xong!
Bây giơ tôi mới để ý những người đứng trước chúng tôi ai cũng có sẳn một quyển sách trên tay. Trong lúc này sự xê dịch rất châm gần 30 phút mà chúng tôi di chuyển vào khoảng 10 thước. Không một ai than phiền. Có những người đàn ông lớn tuổi đứng lâu coi bộ mỏi, kéo các bà vợ đứng sát vào họ. Các bà ra chiều thông cảm với chồng, đưa tay xoa lưng chồng hay vuốt tóc sau ót của chồng! Trông họ thật đầm ấm trong tuổi già! Sau thời tham chiến trong khói lửa hy sinh cho tổ quốc giờ này họ xứng đáng hưởng tuổi già trong thanh bình! Có những ông già không dẫn vợ dẫn con đến mà lại dẫn đứa cháu nội hay cháu ngoại đi với họ tới gặp bà Jane Fonda. Xem chừng họ kính trọng bà Jane Fonda lắm!
Bà nhà tôi đưa quyển sách tôi và bà bảo tôi đọc đi! Thú thật tôi mừng húm! Tôi biết sau tối này và trong vòng 15 ngày tới tôi đừng có hòng! Bà sẽ giử nó và đọc đi đọc lại ít nhất là 5 lần. Đối với sách, bà không những là mọt sách mà còn là loài nhai lại! Thế là tôi phải đọc trong hối hả! Tôi không thể đọc có đầu có đuôi được. Tôi phải đọc theo kiểu du kích, nghĩa là lật trúng trang nào đọc trang nấy.
Tôi đang đọc trang 107, tôi thích thú khi biết mùa hè 1957, lúc đó Jane Fonda 19, theo Cha bà và bà kế mẫu thứ ba, Afdera, đi Paris. Dĩ nhiên ở Paris bà có một đời sống sang trọng như một vi Công chúa của nước Mỹ. Cha bà, Henry Fonda, là một người đang trên đỉnh cao danh vọng và tiền tài!


Ở Paris bà học về hội họa! Bà cũng tham dự những buổi dạ tiệc, tiếp xúc với nhân vật danh tiếng của Âu châu về hội họa âm nhạc và điện ảnh…Trong một buổi dạ vũ tại nhà hàng Maxim, Paris, bà kết thân với minh tinh điện ảnh Pháp Marie-José Nat và anh chàng tài tử màn bạc Christian Marquand. Nhưng ôi kìa! Cả nhà hàng Maxim hướng về một người đàn ông cao, da sậm, có đôi mắt lạ lùng và dáng dấp hấp dẫn bước vào! Bên cạnh ông ta một phụ nữ xinh đẹp xem chừng đang có thai vào khoảng 9 tháng! Và Jane Fonda hạ bút tiếp theo: Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận chàng, Roger Vadim! “This was my first encounter with Roger Vadim!”
Thú thật tôi rất thích thú đọc đoạn văn trên của Jane Fonda vì bà ta nhắc lại tên của những người của một thời tuổi trẻ của tôi: Roger Vadim, Brigit Bardot,..và tên người con gái của xứ Đan mach, Annette Stroyberg!
Rồi tôi ‘nhảy cóc’ đến trang 138: mùa Thu năm 1963 Jane trở lại Paris và lần này Paris đối với Jane như là một người bạn cố tri đã dạy nàng cách sống cách hòa mình với đời! Nàng rất yêu mến Paris! Jane có có cảm tưởng mình là đứa con gái của Paris vắng nhà lâu ngày hôm nay trở về! Jane được Paris đón mừng ngọt ngào nồng ấm trong hương sắc của mùa thu! Simone Signoret, minh tinh điện ảnh Pháp, người có` đôi mắt xanh tình tự và đôi môi gợi tình! Hai tay của Simone Signoret như đôi cánh của Paris đón tiếp Jane nồng hậu! Jane nhớ lại năm 1959, Simone theo chồng, ca sĩ Yves Montand, đến New York trinh diễn âm nhạc mà Jane thán phục những “shows” đó mà nàng gọi là ‘A smash Hit on Broadway ‘!
Bây giờ Jane Fonda thấu hiểu rằng Nước Pháp ôm chầm nàng một cách nồng hậu không phải chỉ vì nàng là một minh tinh màn bạc của Mỹ, hay nàng là ái nữ của Henry Fonda, một tài tử điện ảnh Mỹ mà còn là vì cha nàng Henry Fonda, cũng như tổng thống Kennedy, là hiện thân của một nước Mỹ cao đẹp, văn minh và nhân ái!
Jane Fonda cũng thú nhận trong giai đoạn này bà có quen biết một ít hơi hám về Cộng sản mà bà gọi là “small-c communism”! Vì vậy mà bà bị hàm oan những kẻ xấu miệng chụp cho bà cái mũ cộng sản về sau này lúc bà đề xướng phong trào phản chiến tại Việt Nam.
Theo bà biết thì Simone Signoret và Yves Montand thuộc nhóm trí thức khuynh tả cùng chung phong trào với Simone de Beauvoir, Jean Paul Sartre, Albert Camus v.v.. Ho là thành viên có cảm tình với đảng cộng sản Pháp (PCF). Nhưng cuối cùng họ cũng rút lui, không ai là đảng viên đảng cộng sản cả, ngay cả vợ chồng Simone Signoret và Yves Montand!
Tại Paris, ngày 22/Novem-ber/63 Jane Fonda bước vào Lobby của khách sạn bà thấy Keir Dullea, tài tử điện ảnh Mỹ, đứng tại bàn tiếp tân, tai nghe điện thoại, trông anh chàng như kẻ mất hồn, anh ta nói với Jane Fonda: “Tổng Thống Kennedy bị hạ sát. Ông ta đã chết”! Hai người ngơ ngác nhìn nhau! Khi đó Simone Signoret gọi điện thoại đến chia buồn cùng Jane Fonda. Simone khóc trên điện thoại. Nàng khóc thật sự. Simone Signoret vô cùng thương tiếc Tổng Thống Kennedy! Cũng như muôn vạn người Pháp trí thức họ vô cùng tri ân Tổng Thống Kennedy đã thay đổi cái nhìn của họ về nước Mỹ. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, theo họ, nước Mỹ là một quốc gia phồn vinh, tiến bộ và nhân ái, và cũng là ‘Better house of the World’!
Simone và Yves Montand mời Jane đến nhà. Cùng một nhóm bạn trẻ nghệ sĩ, trí thức Pháp tại Paris, họ tổ chức đêm không ngủ tai nhà của Simone và Yves Montand. Họ thương tiếc Kennedy! Họ đâu có biết, Jane viết tiếp, vài năm sau đó nước Mỹ mất Bobby và Martin trong một tình trạng vô cùng tệ hại!...
Đến đây tôi thấy Jane Fonda cũng viết theo kiểu nhảy ‘cóc’ như tôi đọc! Vừa xuống hàng không cần chờ qua chapter mới bà viết cho đọc giả hay là hôm nay là sau hai tháng đầu của Thiên Niên Kỷ (nghĩa là tháng Ba của năm 2000) Jane Fonda đang ở tại Paris, dự đám táng của người chồng cũ của bà Roger Vadim, trong khu phố cổ kính Saint Tropez, với sự tham dự của Brigitte Bardot, Annette Stroyberg, Catherine Schneider, Marie Christine Barrault tất cả đều là vợ cũ của Roger Vadim. Bà cũng nhắc tên Catherine Deneuve và Ann Biderman cũng là vợ cũ của Roger Vadim nhưng vắng mặt! Jane cũng không quên nhắc đến sự hiện diện của đứa con gái chung của bà với Roger, Venessa Vadim, lúc ấy đã 31 tuổi. Bên cạnh là một ảnh chụp trong lúc đưa đám có đầy đủ gưong mặt của năm bà vợ cũ của Roger Vadim! Jane Fonda mang kính đen, Brigitte Bardot trông vẫn cay cú như thuở nào!
Và những trang sau đó, Jane Fonda đi ngược lại dòng thời gian nhắc lại chuyện tình giữa bà với Roger Vadim từ lúc ‘first encounter’ đến lúc chia tay, với một văn phong nhiều thương cảm hơn là hờn dỗi. Nhưng có một chuyện làm cho mọi người ngạc nhiện. Ngạc nhiên vì lối xử sự độc đáo của Jane Fonda. Jane nhớ lai một tối Roger về muộn vác theo một cô con gái tóc đỏ rất đẹp và nhét cô ấy trong cùng một giường với Jane Fonda. Cô bé là một ‘high class call girl’ từ một ‘ổ’ sang trọng của Madame Claude nào đó trong phố Paris! Không biết đối phó thế nào trước một trạng huống như vậy, Jane Fonda đành chấp nhận “tình tay ba” với tất cả khả năng đóng kịch của một minh tinh màn bạc như Bà. Nguyên văn bà viết: “I…threw myself into the threesome with the skill and enthousiasm of the actress that I am.”
Qua đêm ân ái, sáng hôm sau Roger Vadim đi ra ngoài. Chỉ còn hai “chị ” đối diện với nhau, họ cùng làm cà phê cho nhau và trò chuyện với nhau! Jane Fonda muốn hỏi người con gái ấy là bà muốn biết tại sao cô ta chấp nhận ngủ chung một giường với bà và Roger Vadim" Nhưng bà khựng lại.Vì bà tự hỏi tại sao bà không tự hỏi bà câu ấy"
Đến đây vợ tôi vỗ nhẹ vai tôi:
- Anh À! Gần tới mình rồi đấy! Em suýt quên mất, anh muốn nói gì với bà Jane Fonda thì anh viết trên tấm thiệp này. Bà đưa tôi tấm thiệp trắng và nói nhỏ vào tai tôi: “Ngươi ta yêu cầu viết càng ngắn càng tốt”.
Tôi giật mình khi nhìn thấy mình cách Jane Fonda trong vòng 5 hay 6 thước.
Bà nom gầy. Người bà trông không có một tí mỡ nào, nói theo kiểu ‘dietitian’ là bà rất “lean’! Trông bà gầy nhưng khỏe. Gương mặt bà thì trái lại trông trẻ trung, cũng gầy, nhưng không gợn một nếp nhăn. Da mặt bà trắng và hồng hào luôn luôn được tô điểm bằng nụ cười rạng rỡ. Tóc của bà nâu vàng, cắt ngắn có sợi chải thẳng chỉa ra cho bà thêm sinh động! Bà có một thân hình của người gầy nhưng khoẻ mạnh và một gương mặt của một phụ nữ còn trẻ còn yêu đời còn gạn đục khơi trong! Tôi thấy ai đến cũng chào bà thân ái, đưa tấm thiệp cho bà. Tôi không biết họ viết những gí trên đó. Tất cả mọi người rất đồng đều được bà ban cho một nụ cười xinh đẹp!
Lần thứ hai bà nhà tôi gần như sốt ruột nhắc nhở tôi:
- Gần đến lượt mình rồi đấy anh ạ! Anh chưa viết gì cả!
Tôi để ý xem người Mỹ đứng trước mặt tôi ông ta viết những gì" Ông khoảng 70. Ông chìa cho đứa cháu nội ông xem tấm thiệp ông viết. Tôi thấy ông vẽ hình một huy hiệu trong quân đội Hoa Kỳ, ông phụ chú ở dưới huy hiệu chữ: Airborn. Tôi hiểu ngay rằng ông ta thuôc binh chủng ‘Dù.’ Tôi xúc động thật sự!
Lúc đó tôi nhớ Liệu, người bạn thân của tôi từ lớp PCB, (Physic, Chimie, Biologie- Lý Hóa Sinh - năm Dư Bị Y Khoa dạy tại Phân Khoa Khoa Học Saigon, trước 1962).
Liệu là Bác Sĩ của Lữ Đoàn 2/ Dù, vang danh trong trận đánh ở đồi Charlie trong mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Tôi cám ơn nhà văn phóng sự chiến trường Phan Nhật Nam, đã miêu tả người bạn tôi, Bs Liệu, như một chiến sĩ can trường sống chết với anh em Dù.
BS Liệu di tản qua Mỹ năm 1975, hành nghề tại Mỹ như một Psychiatrist… Anh đã qua đời tại Kansas cách đây mấy năm! Quá khứ của cuộc chiến cứ ám ảnh anh! Làm sao anh chịu nổi! Anh nghiện rượu và chết trong cô đơn!
Tôi cúi xuống trên tấm thiệp màu trắng, viết dòng chữ này, trước khi đưa cho bà Jane Fonda: “What I can say about you… to my grand children in future…That you was beautiful, brilliant and humane… That you love peace and hate war…”
Đây là câu nhái lại câu mở đầu của “Love Story” một tiểu thuyết lãng mạn, phản chiến, thời danh của Erich Segal (Giáo Sư Văn Học tại Yale) được viết trong Thời Chiến Tranh Việt Nam-(1970).
*
Chúng tôi rời Bookstore. Tôi tiến đến mở cửa xe mời bà nhà tôi. Bà chận tay tôi lại. Bà nhìn sâu vào mắt tôi:
- Có gì vậy anh" Sao anh lại khóc! Nước mắt anh làm hoen dòng chữ anh viết trên thiệp cho bà Jane Fonda"
- Anh …nhớ…Liệu! ..Bạn Anh!
- Anh Liệu!..Bác sĩ Liệu… phải không anh"
Cũng giống như những bà vợ của các ông già cựu chiến binh Mỹ đứng trước mặt chúng tôi cách đây hơn một giờ, bà nhà tôi xoa lưng tôi, và vuốt tóc sau ót tôi, bà an ủi:
- Chiến tranh mà anh! Dù sao nó cũng qua rồi!
Viết tại Làng Oak park, Illinois USA, October/4/05
Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến