Hôm nay,  

Chuyện Cô Út Bé Tí

23/10/200500:00:00(Xem: 132963)
- Người viết: TỐ TÂM
Bài số 853-1443-279-vb7102205

Tố Tâm là tác giả đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài “Mẹ Chồng Nàng Dâu”. Là thứ nữ của một gia đình H.O., cô hiện là một dược sĩ, cư trú và làm việc tại Carmarillo, California.
*
Tôi là con út trong gia đình có năm anh chị em. Tôi là út nhưng ở nhà không gọi tôi là út mà gọi là Tí, bé Tí. Lúc tôi oe oe chào đời, mấy anh chị tôi xúm lại đòi đặt tên cho tôi. Dĩ nhiên là chỉ được đặt tên ở nhà thôi, còn tên ra ngoài, có nghĩa là tên trên giấy tờ thì ba tôi đã lục tới lục lui mấy cuốn sách để kiếm cho ra một cái tên cho cô con gái út ít của ông.
Ba má đặt tên cho tôi là Ngân . Ngân có nghĩa là tiền . Có lẽ lúc ấy mới đi tù "cải tạo" về nhà cửa thiếu trước hụt sau cho nên ba mới đặt tên tôi như vậy, mong ước sau khi sinh tôi ra ba má làm ăn có được nhiều tiền hơn . Tiền đâu không thấy chỉ thấy là sau khi sinh tôi ra ba má phải vác tới hợp tác xã nộp phạt hai mươi cân lúa vì tội ...... đẻ nhiều.
Chính sách của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phải kế hoạch hoá sinh đẻ cho toàn dân, hai vợ chồng chỉ có hai con. Đẻ ngoài hai con thì cứ mỗi đầu em bé cân hai mươi cân lúa mà nộp phạt. Đó là một trong những lý do khiến cho cái nước Việt Nam được dân giàu nước mạnh. Nước có mạnh không thì tôi không biết, nhưng dân giàu thì tôi có biết. Bởi vì những nhà giàu có họ đẻ sồn sồn mỗi năm một đứa, hai mươi cân lúa họ dư sức nộp phạt vài lần để được bầy con sung túc nuôi cho vui cửa vui nhà. Nhà nghèo thì hỏi thử đẻ ra đã không có gạo nuôi mà còn phải nộp phạt thì thôi ráng nín đẻ còn hơn . Có thể nhờ vậy tỉ số con nhà giàu thì tăng, con nhà nghèo thì giảm. Sau này chúng giầu nghèo ra sao là chuyện ngoài... kế hoạch ngũ niên, khỏi lo.
Riêng trường hợp nhà tôi thì kiếm thêm thằng cu nữa để thêm chút dũng khí trong nhà. Tôi không biết dũng khí nó giống cái gì, hỏi thì ba trả lời đó là tính cách mạnh mẽ oai phong của thằng con trai. Có nghĩa là mạnh mẽ giống như thằng Lượm con ông cả Hoạt, suốt ngày thấy hắn u đầu sứt trán mấy bận vì đánh lộn . Đánh lộn cũng là tính cách mạnh mẽ của con trai, mai mốt lớn lên sức dài vai rộng đặng gánh vác gia đình, như chặt cây đốn củi, leo lên nhà lợp mái nhà hay bưng bàn khiêng ghế cho mấy đám tiệc, chớ con gái có làm được đâu . Thằng con trai nó oai lắm ! Cái dáng đái đứng cũng oai nửa. Tôi chẳng thấy oai gì ráo! Oai cái chổ nào khi úp mặt "tè" vào gốc cây " Oai cái chổ nào khi úp mặt "tè" vào chân tường "
Trở lại chuyện cái tên ở nhà của tôi . Nào là Chút, Xíu, Xiu, Tí,Ti, Xí, Xi ...... hàng loạt được mấy anh chị tôi tung ra . Sau một hồi sàn sảy, tên Tí được lọc lại . Vậy là tôi có tên Tí, là con gái cho nên được gọi kèm thêm chữ bé ở trước, bé Tí .
Đúng ra thì cái chức út ít không thuộc về tôi mà lọt vào tay chi. Năm kia . Chị Năm nắm giữ quyền út ít trong tay cho tới khi chị sắp bước sang tuổi thứ mười thì ba tôiđi ở tù về . Tôi ra đời và chị nghiễm nhiên trở thành út ..... hụt . Nhà có ba đứa con gái, ba thị mẹt mà chỉ có mỗi mình anh Ba là con trai cho nên ông bà nội đều muốn má tôi đẻ thêm một thằng cu nữa con vui cửa vui nhà . Tôi ra đời trong sụ thất vọng thấy rỏ trên khuôn mặt ông nội . Lúc ba ở nhà bảo sanh về, ông nội đang chắp tay đi đi lại lại ngay chổ cổng (ông đang nóng ruột chờ ba về). Ông vồn vập hỏi :
- Răng mi" Con gái hay con trai "
- Con ..... ga...ái .....
Ba tôi thở hắt ra. Ông nội quay ngoắt một cái đi vô nhà, không thèm nói với ba nửa lời cứ y ba tôi có lỗi to lắm . Lỗi sanh nhiều con gái hơn con trai . Tôi không thèm để ý đến mấy chuyện lặt vặt đó . Tôi vô tư cười khần khật, lúc cao hứng tôi cất giọng cao chất ngất "oe , oe, oe ...." Chị Hai đã bị một phen "sượng sùng" với bạn bè. Số là hôm đó chi. Hai dắt bạn trai về nhà chơi . Chị Hai lúc đó đã 24 tuổi rồi chớ bộ . Ai đời con gái sắp lấy chồng rồi mà má còn sanh em bé nữa, quê lắm . Chị chạy vào bếp thì thầm với má :" má ráng giữ đừng cho con Tí nó khóc nghen má " Xui cho chị, lúc đó má lo đon đả mời chào khách qúy uống nước, ăn kẹo . (Qúy chớ sao không qúy, phải đon đả mời chào nó, nó mới quý con gái mình, mới rướt con gái mình đi chớ không thì ...... ế chỏng gọng) Má để tôi một mình lăn lăn trở trở giữa hai cái gối . Bực mình tôi tè một phát ước luôn cái gối . Nước ước, tôi lạnh mà má cũng không hay, tôi đành lấy hết giọng :"oe.. oe...... oẹ....ẹ..." Má hoảng hồn chạy vô phòng rối rít ôm tôi lên nựng nịu giỗ tôi nín . Chị Hai được một phen sượng trân mặt . Chị tức tôi lắm !


Rồi chị Hai cũng lấy được chồng . Vị ân nhân thứ nhất của tôi mỗi khi đến nhà vợ đều chìa cho tôi một bịch kẹo . Tôi gọi tất cả những ông anh rể là những vị ân nhân . Bởi vì khi lần lượt một trong mấy ổng xuất hiện trong nhà với ý đồ rước một bà chị ra khỏi nhà là ba má tôi vui như tết, cười cười nói nói liên hồi . Những lần như vậy, tôi đòi gì là ba má gật đầu đồng ý cái rụp . Tôi lên chức bà dì, gọi là dì Tí khi ăn được 5 cái tết . Thằng cháu tôi dể thương lắm, nhưng khi nó lên bốn tuổi tì nó bớt dể thương đi vì suốt ngày nó cứ cự lộn với tôi : "Dì Tí không được xuống bếp, ngồi ở đây chơi với Bi", "Dì Tí phải ăn canh bí đỏ vì me bắt Bi ăn canh Bí đo "". ..... Trời ạ, bí đỏ là cái thứ tôi ghét tàn ghét tạ. Ai nói ăn bí đỏ bổ óc, tôi thà chịu óc ngu còn hơn phải nhét cái món cực kỳ dở đó vào miệng .
Anh Ba cưới vợ . Tôi có thêm một người bạn đó là chị dâu . Chị dâu trẻ người và còn ..... con nít lắm ! Hôm bà Nhĩ, bạn bà nội ở quê vào xin trầu, gặp chị dâu đang ngồi xếp bằng tròn trên phản gấp giấy xắp búp bê với tôi, bà hỏi :" ủa, con bé con của ai đây ".
Bạn bè gọi tôi là Tí . Bà con hàng xóm gọi tôi là Tí. Ông Nội đi họp phụ huynh, vào lớp phải báo với giáo viên chủ nhiệm mình là phụ huynh của trò nào thì ông Nội thản nhiên:" tui đi họp cho con bé Tí". Thầy giáo dò ra tên Tố Ngân. May, thầy biết được tên ở nhà của học trò là Tí. Đi ăn đám cưới ở nhà hàng, ba má ráng giựt cho được chùm bong bóng "đem về cho con Tí" mà quên béng mất một việc là con Tí đã hết chơi bong bóng từ lâu lắc rồi. Bữa trước chị Năm chở tôi đi học, tôi thấy mắt bả liếc liếc nhìn . Tôi giả bộ ngó lơ đi chổ khác sợ bả la quá. (Bà này mà nổi giận thì hai con mắt cứ trợn trồng lên, ghê lắm!) Chị Năm bật hỏi :
- Hồi nảy chị Năm rình, thấy Tí lén lén quẹt son lên môi. Son ở đâu mà Tí có"
Tôi đổ mồ hôi hột, run run trả lời:
- Con nhỏ Jessica tặng em bữa B-day.
Tự nhiên chị Năm hủ hỉ:
- Hồi học highschool như Tí, chị Năm thấy tụi bạn xài nhưng đâu biết chổ mua để xài đâu, lúc đó mới qua không biết.... Nhưng mà Tí cũng không có xài nhiều nghe chưa!
Tự nhiên tôi thấy thương chị Năm dể sợ.
Một bữa, chuông cửa reng, tôi ào ra mở cửa. Chị Tư nắm tay một anh, chỉ tôi :
-Đây là con bé Tí nè !
Anh bạn chị Tư tròn vo mắt nhìn con bé Tí - 17 tuổi đang nhoẻn miệng cười, tay anh lật đật đút vội gói kẹo vào lại trong túi áo. Vị ân nhân thứ hai của tôi đã đến! Ba bà chị của tôi khoảng cách tuổi xa nhau vì má sanh sưa cho nên những vị ân nhân của tôi không rủ nhau đến chung một lượt mà cứ từ từ đến trong sự mong ngóng hồi hộp của ba má. Cái đận chi. Năm cải lộn rồi xù nhau với bồ, má tôi cứ đi ra cửa thở "sượt " một cái, đi vô bếp thở đánh "thượt" một cái. Bà chị Năm nói :
- Bị bồ xù tao cũng không thấy thảm bằng cái tiếng thở dài sườn sượt của má. Cứ y như má còn rầu hơn tao .
Rồi bà chị Năm cũng có người rước đi . Vị ân nhân thứ ba hào phóng cho tôi làm ..... con sen, giúp chị Năm thay đổi xiêm y trong ngày cưới. Gặp ai tôi cũng cười toe khoe niềm vui của ..... ba má: "Chị Năm con sắp đi lấy chồng". Trong tiệc cưới của chị Năm, tuy xúng xính trong bộ đồ "con sen", ý tôi muốn nói là dâu phụ í mà, nhưng tôi vẫn cứ phải vểnh tai lên để nghe giọng mấy bà chị "Tí ơi, dắt thằng Kỳ Nhông ra chổ hồ cá cho nó coi dùm chị với... ", "Tí à, lấy cho con Trít-Shà bình sửa dùm chị ...." Tôi lẹ làng dạ thật lớn rồi nhanh chóng ..... biến đi chổ khác khuất bóng để mấy bả khỏi sai vặt.
Tôi chạy đi chạy lại lăng xăng trong nhà hàng. (Cái chức dâu phụ lúc nào cũng lăng xăng) . Tôi mừng hớn hở khi bên tai tôi văng vẳng: "Cái con dâu phụ con ai mà xinh xẻo ghê!" Cái rồi, tự nhiên lại có tiếng văng vẳng to hơn, chắc là một người bà con họ hàng nào đó của tôi: "Cái con bé Tí chớ đứa mô......"
Tôi xụ mặt. Ôi, Tí ...Tí ....T .... í .. ..... gì ở cái chốn đông người này. Sao không là con bé Ngân, hay cô Tố Ngân mà lại là Tí!
Tiếng nói hồi nảy lại vang lên kèm theo tiếng chép miệng: "Tội nghiệp, lúc mới sinh ra ba má hắn phải nộp phạt hai mươi cân lúa....."
Đang méo mặt thì một bàn tay nhỏ xíu ri. ri. áo tôi :
- Cô Tí ơi dắt Kỳ Nhông ra chổ hồ coi cá.....
TỐ TÂM

Ý kiến bạn đọc
06/12/201722:04:24
Khách
Truyện vui, dí dỏm. Thuộc loại người biết... múa bút!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến