Hôm nay,  

Bài Học Về Nguồn Từ Giống Cá Hồi

16/10/200500:00:00(Xem: 244981)
- Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 849-1439-275-vb8101605

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tại tiểu bang Wahington, vùng phía Tây Bắc của Mỹ, nơi tôi ở có nhiều nguồn hải sản độc đáo. Ngoài con sò Goeduck không đâu có cho đến vô số các loài nhuyễn thể, cua tôm khác thì phải nói đến loài cá Hồi, tiếng Mỹ gọi là Salmon.
Tôi không biết vị tiền bối nào lại đặt cho loài cá Salmon cái tên Việt là "cá Hồi" thật là vô cùng ý nghĩa. "Hồi" tức là trở về, mà đây là trở về nơi chôn nhau cắt rún của cá. Vị tiền bối đó chắc đã phải nghiên cứu tường tận và chính xác nên đặt cho loài cá này một cái tên mà "không ai cãi được".
Tôi nhớ lại những năm còn đi học ở trường đại học cộng đồng SPSCC, khi đi ngang cái cầu bắc qua con suối trong trường lúc mùa cá Salmon về, nhìn dưới suối, từng bầy cá đang vùng vẫy tóe nước cố lội ngược dòng về nguồn để tìm chỗ đẻ nhiều không đếm nổi.
Đối với người da đỏ, cá Salmon là món quà tặng của Đất Trời để họ dùng làm thực phẩm từ hồi họ có mặt ở vùng Bắc Mỹ. Lòng quí trọng đó hiện rõ qua các nghi thức tôn nghiêm để nhớ ơn nguồn thực phẩm chính đã nuôi sống họ.
Sáng nay, cũng như mọi năm, tại bờ sông Nisqually, cả trường dạy trẻ em người da đỏ Wa Le Lut, nơi tôi phục vụ đã làm lễ tạ ơn cá Salmon.
Tất cả trường ra bờ sông với một vị bô lão làm chủ tế. Buổi lễ hôm nay sẽ là lễ đưa linh hồn cá Salmon đã hy sinh thân mình về với sông nước để cá lại tái sinh nuôi sống con người. Một chiếc kiệu hình chữ nhật làm bằng gỗ thông quí cedar, được bốn học sinh khiêng, trên đó đặt bộ xương và cái đầu của một con cá Salmon được phủ kín bởi lá thông. Sau nghi thức cầu nguyện, bốn học sinh khiêng cái kiệu đó, trong tiếng hát bài ca cổ Da Đỏ về lòng nhớ ơn cá Salmon bằng thổ ngữ của bộ lạc Kwelsucid, xuống bờ sông thả trôi đi theo dòng nước để cá lại được tái sinh nuôi người. Người chủ tế tiếp tục đọc lời khấn và cầu nguyện trong khi học sinh cả trường đứng quanh bờ sông để chứng kiến.
Chắc có vị đã từng ăn cá salmon và biết qua về giá trị dinh dưỡng rất cao của nó đối với cơ thể con người chúng ta. Nếu tôi không lầm thì cá Salmon bán rất đắt ở thị trường Âu và Á. Ở tại vùng tôi, 1 pound cá Salmon cũng gần 4 dollars. Thịt cá Salmon có màu đỏ trộn màu nâu đậm trông thật đẹp. Nếu vị nào ăn sống được với bột cải xanh (green mustard) thì thật có khi còn ngon và bổ hơn bò nhúng dấm.
Xin được nói sơ qua về chu trình sinh trưởng và tiêu trầm của giống cá Hồi.
Có tất cả năm loại cá Salmon (cá Hồi): sockeye, chinook (còn được gọi là King Salmon vì nó lớn nhất so với bốn loại kia), Pink, chum và coho. Mỗi loại có một chu trình sinh nở hơi khác nhau nhưng tựu trung chúng đều trải qua những giai đoạn sau:
-1. Vào cuối mùa thu, khoảng tháng mười một, cá mái đẻ trứng nơi những con suối mà đáy có nhiều đá cuội từ 11 đến 12 ngày rồi cá cha và cá mẹ đều chết.
Gđ 2: Vào tháng chạp hay tháng giêng tây, trứng nở và vẫn nằm trong kẹt sỏi đá sống nhờ cái túi đầy chất bổ dưỡng dưới bụng mình.
-3. Đến tháng Ba hay tháng Tư thì túi thức ăn đó mất đi, chúng bắt đầu bơi ra chỗ rộng hơn và tìm mồi. Lưng của cá con bắt đầu có nổi sọc để làm phương cách ngụy trang sinh tồn để khỏi bị giống cá khác ăn.


-4. Cuối tháng tư và Năm, sau một năm trời sống trong suối, cá bơi ra sông lớn và bắt đầu có vãy bạc và làm quen với vị nước mặn.
-5. Rồi sau đó cá con bơi ra cửa sông nơi giáp với biển, trong một chuyến hải du có khi phải mất cả tháng trời. Với thức ăn dồi dào nơi cửa sông, cá ăn và lớn như thổi trước khi bơi ra biển. Cuối tháng Sáu khi cá đã vào biển thì lưng nó có màu xanh lá cây đen, vảy bạc hiện lên ở bên vùng hông và bụng, các vạch sọc biến mất để chúng dễ hòa mình vào môi trường với các thủy tộc của biển cả.
-6. Cá coho phải mất từ mười sáu đến mười tám tháng ở biển để ăn và lớn, Đầu mùa hạ thì cá trưởng ghành và bắt đầu quay về nguồn để đẻ trứng Chúng có thể bị mất cả sáu tháng để bơi vào vùng nước ngọt.
-7. Khi vào tới vùng nước ngọt, cá không ăn mà chỉ sống nhờ vào số mỡ dự trữ trong người. Da của nó bắt đầu dầy và cứng ra, mỏ con cá đực bắt đầu biến dạng thành mỏ quặp. (Tiếng người da đỏ gọi là cá Salmon là "dô bách", có nghĩa là "mỏ quặm.") Mình cá cái thì no phì ra với đầy trứng.
Gđ8. Ngay khi cá đến con suối nơi mà chúng đã được sinh nở vào tháng mười một, hai bên mình nó đổi sang màu đỏ, lưng và đầu thành màu xanh lá cây đậm. Cá cái đẻ trứng nơi có đá cuội trong suối rồi chết.
Chu kỳ sinh diệt của cá hồi cứ vậy mà tiếp diễn mãi mãi.
Tìm hiểu về vòng sinh diệt này, tôi rất kinh ngạc trước bản năng "quay về nguồn" của cá hồi. Dù lớn lên và đi xa nhưng vẫn tìm về nơi mình được sinh ra để truyền giống và để chết. Tôi cảm nhận trong cái chu trình tuyệt vời đó của cá Salmon nó hàm chứa cả một bài học cho tôi về thân phận của mình hiện tại nơi xứ người. Ai đó đã nói một câu đáng cho tôi suy ngẫm: "Dù cho mình có trở nên là gì đi nữa thì cũng phải nhớ đến nguồn cội của mình."
....Trước kia mi muốn thành Tây thành Mỹ bao nhiêu thì giờ đây mi thấy rõ là mi phải trở về với con người thật của mi. Với con người "bất toàn và bất túc" của nó và hãnh diện với những thành quả và cách sống đúng theo văn hóa của mình. Cá Salmon dạy mi bài học lớn đó. Dù đã được ra bể sống đời tự tại, cá vẫn lội ngược về nơi mình được sinh ra để làm bổn phận thiêng liêng của một sinh vật có trách nhiệm với đồng giống của mình. Cái bản năng trở về nguồn của cá hồi sao mà đáng phục và đáng ca ngợi quá. Mi hay liên tưởng đến mình nay như đã được vào biển cả thì không chịu trở về với cội rể của mình thì còn đợi đến chừng nào" Mi nên biết là trở về cội nguồn không nhất thiết là phải trở về với con người Việt Nam có truyền thống yêu chuộng tự do và không bao giờ chấp nhận sự áp chế. Con người sống trong biển rộng ngay ở xứ sở này thì đừng quên thân phận của mình và thân phận bi đát của người thân mình. Đây không phải là một việc dễ làm đối với mi. Như con cá Salmon phải trầy vi, tróc vẩy vẫn cố lội ngược dòng để về nơi sinh trưởng, trở về nguồn nơi xứ lạ với những thử thách không ngừng nhiều lúc sẽ làm mi cũng phải "sôi nước mắt, đổ mồ hôi". Trong quá trình tìm chỗ đứng và phải hòa nhập vào cuộc sống mới và trước những thu hút của nam châm vật chất đầy hào nhoáng, sự vong thân hay nguy hiểm hơn là sự vong bản đến với mi đã thấy được là nếu chịu đứng lại thì cái bóngmình theo đuổi sẽ đứng lại với mình. Nhờ có cái may mắn được có nhiều thì giờ để suy gẫm và đi ngược lại với chiếc xe đang điên cuồng phóng tới của xã hội bên ngoài, mi đã "trụ" lại để đi lộn trở về với con người thật và giá trị thật của mình.
Để chấm dứt bài này tôi xin được có mầy vần thơ rút ra từ bài học tìm về cội nguồn của giống cá Hồi:
Ta dù được đi ra biển cả
Nhưng biết rằng cội rễ ở nơi xưa
Mưa xa bão táp cho dù
Tìm về nguồn cội đó là phương châm.
TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,174,451
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến