Hôm nay,  

Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn

14/10/200500:00:00(Xem: 140565)
- Người viết: THỊNH HƯƠNG
Bài số 848-1438-274-vb7101505

Tác giả là cư dân San Jose, nghề nghiệp: công chức. Bài viết đầu tiên: “Hắn và Tôi,” truyện về một cô gái gốc Việt của thế kỷ 21. Bài viết thứ hai của bà là một truyện tình thiếu phụ. Nơi kỳ ngộ, hẹn hò là Honolulu, nhưng sợi dây ký ức nối kết nhau là ký ức về trại tù cải tạo ở Việt Nam ngày nào.
*
Phượng bước ra khỏi xe, khoác cặp đựng hồ sơ lên vai, một tay xách thùng nước lọc 12 chai, một tay ôm bịch trái cây, rồi đi nhanh về lobby cuả khách sạn, vưà đi vưà quay laị khoá xe bằng remote control. Hôm nay là ngày thứ hai nàng có mặt taị Honolulu để chuẩn bị cho một phiên toà trong hai ngày nưã. Phượng làm phụ tá cho một tổ hợp luật sư ở San Francisco chuyên về các dịch vụ thương maĩ. Khách hàng cuả tổ hợp là một công ty du lịch lớn taị Honolulu, hiện đang tranh chấp với một công ty điạ ốc có tầm vóc mà công ty du lịch này đang thuê mướn taì sản cuả họ.
Giờ này lobby rất vắng vì còn quá sớm, các đoàn du lịch chưa trở về. Muà hè, ngày dài đêm ngắn. Phượng định sẽ ra bãi tắm để lấy laị nghị lực sau một ngày vật lộn với các loại hồ sơ đầy những con số khô khan. Chỉ có mình Phượng vào thang máy. Nàng bấm nút tầng nàng ở. Thang máy chuyển động rồi ngừng laị ở lầu 5. Một lúc lâu không thấy cưả mở, Phượng nhìn panel thì thấy đèn đỏ nháy liên tục. Phượng bắt đầu bực mình. Tự nhiên phải phí thì giờ trong mọt cái thang máy vô duyên trong khi ngoài kia nắng chiều chỉ còn vài tiếng đồng hồ nưã. Phượng muốn trút bỏ bộ đồ suit ra toà, măc vào mình chiếc áo tắm rực rỡ để khoe làn da rám nắng của mình. Từng gặp cảnh thang máy kẹt giưã chừng, nàng bình tĩnh cầm đìện thoại gắn trong hộp thang goị báo cho lobby biết. Vài phút sau, thang từ từ đi xuống và ngừng tại lầu một. Cưả mở, Phượng thấy có hai nhân viên bảo trì da trắng và một nhân viên an ninh Á châu đứng chờ sẵn. Họ xin lỗi, và người nhân viên an ninh hướng dẫn nàng đến một thang máy khác. Thấy Phượng ôm đồm nhiều thứ, anh ta tình nguyện xách hộ nàng thùng nước lọc. Bằng thứ tiếng Anh rất chuẩn, anh ta hỏi Phượng:
- Chắc là bà sẽ ở đây thêm ít ngày nưã" Bà có thích Honolulu không"
Phượng thích thú vì câu hỏi nên vui vẻ trả lời:
- Ồ, chắc là ông thấy tôi mua nhiều nước quá phaỉ không" Vâng, tôi sẽ ở đây tới hết tuần này. Tôi thích Honolulu lắm. Khí hậu ở đây gần giống như ở quê tôi.
- Xin lỗi bà, bà có thể cho tôi biết quê bà ở đâu"
- Quê tôi bên Việt Nam. Thế còn quê ông"
Mắt anh chàng an ninh ánh lên một tia vui:
- Tôi cũng là người Việt. Ta là người đồng hương.
Khi thang máy ngừng taị lầu Phượng ở anh an ninh xách thùng nước về phòng cho nàng. Chờ nàng mở cưả xong, chàng đem thùng nước đặt lên bàn. Lúc chàng quay laị, là lúc Phượng trờ tới với tuí trái cây.
Sợ đụng vào chàng, Phượng nghiêng người né và giơ cao một chân lên khoỉ thảm …để thắng. Mất thăng bằng, Phượng loạng quạng. Anh chàng vội vàng đưa hai tay ra đỡ ngang lưng nàng và dìu nàng đứng thẳng laị trên đôi giầy cao gót. Phượng luôn mang giầy dép cao, để “ăn gian” cho cái chiều cao chỉ có
5’3”! Chàng an ninh khách sạn buông Phượng ra, bối rối:
- Tôi thật vô ý quá!
Phượng nhìn bảng tên trên ngực áo chàng, rôì nhìn vào mắt chàng:
- Đâu phải lỗi cuả ông đâu, ông Toàn!
Toàn như chợt nhớ:
- Tôi quên tự giới thiệu, tôi tên Lê Đình Toàn, Trưởng ban điều hành an ninh cuả khách sạn .
Phượng đưa tay cho Toàn bắt:
- Tôi tên Nguyễn Ngọc Phượng.
Toàn lấy trong tuí áo một tấm danh thiếp trao cho nàng:
- Trong thời gian bà lưu lại đây, nếu cần chuyện gì, xin bà cứ goị cell phone cuả tôi bất cứ lúc nào. Tôi làm ở khách sạn này đã gần 10 năm nên thơì giờ cuả tôi không bó buộc lắm.
Phượng tự nhiên có cảm tình vơí người đàn ông có nét mặt cương nghị, đôi mắt sáng, vẻ thành thật chinh phục lòng tin cuả kẻ đối diện, nên nàng noí:
- Tôi mới tới Honolulu lần đầu nên muốn hoỉ thăm ông một vài điều. Ông có thể nán lại đây mấy phút không"
- Không có gì trở ngại, vì người ta có thể liên lạc với tôi bằng Nextel.
- Tôi tới đây làm việc. Ngoài giờ làm việc, tôi cũng có một ít thời gian rảnh rôĩ. Phơi nằng ngoài baĩ cũng là một caí thú, xem houla dance ngoài shopping center cũng thích. Nhưng đối với một “du khách” hạn hẹp thì giờ như tôi, ông có thể cho tôi vài chỉ dẫn, chẳng hạn như nơi nào đáng đi thăm trước.
Vừa lúc đó, Nextel cuả Tòan lao xao lạch cạch, rồi có tiếng đàn ông lên tiếng cho biết người ta đang cần chàng giải quyết một vấn đề dưới lầu 10. Toàn nhìn nàng vơí ánh mắt thất vọng:
- Lại có chuyện. Tôi rất tiếc phải đi ngay. Nhưng tôi muốn được phép mời bà bữa cơm chiều nay để ta tiếp tục câu chuyện dở dang này .
- Nếu ông thấy không có gì phiền.
Toàn hóm hỉnh thăm dò:
- Tôi độc thân, nếu đó là điều bà muốn ám chỉ.
Càng lúc Phượng càng thích lối nói chuyện cuả người đàn ông vưà quen. Nàng cười:
- Vậy thì tôi xin nhận lời.
- Hân hạnh cho tôi lắm. Bây giờ là sáu giờ. Tám giờ rưỡi tôi sẽ đón bà chỗ check-in parking cuả khách sạn. Tôi sẽ goị phone mời bà xuống.
Toàn đi rồi, Phượng cứ băn khoăn không hiểu nàng đã thấy người đàn ông này ở một nơi nào, vì gương mặt và ánh mắt anh ta có vẻ rất quen. Đôi mắt sáng, nhưng lại nhuốm vẻ ưu phiền khi anh ta cau mày suy nghĩ. Phượng đoán anh ta cũng khoảng tuổi nàng, hoặc hơn kém một hai tuổi.
Băn khoăn mãi cũng chẳng tìm được câu trả lơì, Phượng quyết định xuống phòng thể dục. Năm nay Phượng trên 50, nhưng nhiều người noí Phượng trẻ hơn tuổi nhiều. Có lẽ taị Phượng năng tập thể dục và biết cách trang điểm và ăn mặc. Phượng và chồng đã ly dị nhiều năm, nhưng nàng vẫn một mình, tuy cô đơn nhưng vẫn yêu đời. Traí tim nàng vẫn còn thổn thức, thể xác nàng vẫn chan chưá nhưạ sống, vẫn đong đầy khát khao, nhưng hình như chưa có một hình bóng nào có đủ mãnh lực đốt cháy ngọn lưả đang âm ỉ trong tim nàng.
Phượng không thích hẹn hò chỉ vì cô đơn và không muốn tự lưà dối mình bằng những tối vũ trường náo nhiệt. Nhiều người đàn ông đến rồi đi sau vài bưã ăn tối, chẳng để lại một ấn tượng nào trong ý nghĩ nàng. Phương vẫn tìm và mong, nhưng chẳng vội vàng. Phượng mỉm cười khi nhớ lại năm hai mươi tuổi, nàng cho là khi người đàn bà 40 tuổi là đã về chiều, 50 tuổi là quá “date”, và 60 là ngồi chờ chết. Nhưng nay thời đaị @ và dot.com đã làm thay đổi tia nhìn cuả nàng khá nhiều. Trên 50 tuổi, Phượng vẫn tự cho là mình còn đầy đủ nhưạ sống, còn yêu và muồn được yêu.
Gần một giờ sau Phượng trở về và trang điểm cho cuộc gặp gỡ tối nay. Không biết Tòan sẽ đưa nàng đi ăn ở đâu, bình dân hay sang trọng, nên Phượng quyết định mặc mặc một váy đầm tím có hoa trắng, nhìn vừa trẻ trung, vưà lịch sự.
Đúng tám giờ rưỡi Toàn goị điện báo chàng đã đến. Xuống tới nơi, Phượng thấy Toàn mặc áo sơ mi kiểu Hawaì, đứng bên xe chờ đợi. Trông chàng trẻ và bảnh trai hơn hồi chiều lúc mặc bộ quần aó cuả công ty . Toàn mở cưả xe cho nàng và khen:
- Bà mặc chiếc áo đẹp quá. Vì nó làm bà đẹp thêm.
Phượng hài lòng, trả lễ:
- Cám ơn ông quá khen. Ông cũng khác lúc chiều .
Toàn nhìn nàng, mắt nhảy muá niềm vui. Sau khi đem xe ra ngoài đường, Toàn hoỉ:
- Tôi xin phép được hoỉ, chiều nay bà muốn dùng cơm gì "
- Tôi rất ‘dễ nuôi’, nên để tuỳ ông lựa chọn.
- Có một chỗ tôi rất thích nhưng chưa có dịp tới. Nay có bà ở đây, xin cùng bà đến đó cho biết.
Một lát sau Toàn ngừng xe tại một khách sạn lớn và rất sang ngay tại baĩ biển Waikiki, nơi có một nhà hàng nổi tiếng có đủ các loại thức ăn cầu kỳ và chọn lọc. Phượng quay nhìn Toàn với một cái nhìn thâm thuý, thoáng một chút ngạc nhiên. Nàng đang tự hào, vì chàng an ninh của khách sạn đã đi một bước khá dài để gây ấn tượng với nàng. Như đọc được ý nghĩ thầm kín cuả nàng, Toàn mỉm cười:
- Bà biết là không ai đến nơi này một mình. Cám ơn bà đã cho tôi cơ hội đến đây.
Hai người sánh bước đi vào nhà hàng. Toàn có một giáng đi khoan thai nhưng mạnh dạn. Khổ người tầm thước, nước da ngăm và đôi chân mày rậm trên cặp mắt sáng, nhưng lúc nhíu laị thì mang nhiều vẻ suy tư đăm chiêu. Khi Toàn gọi thức ăn và nước uống, Phượng nghĩ chàng phải là người có nhiều kiến thức và biết xài tiền.


Những nhà hàng loại này không vội vàng trong việc đem thức ăn ngay để phục vụ bao tử cuả khách. Khách của họ đến đây trước là để noí chuyện, để tâm sự, để bàn bạc affairs, sau đó mới đến mục ăn uống. Khi người hầu bàn đã ra đi sau khi rót xong hai ly rượu cho hai người, Toàn nâng ly :
- Xin hân hạnh được biết bà.
Phượng cụng ly và nói nhỏ:
- Phượng cũng rất hân hạnh được biết anh. Có lẽ chúng ta nên bỏ danh xưng ông bà cho buổi tối nhẹ nhàng hơn.
Toàn nhoẻn miệng cười, ánh mắt lấp lánh thích thú:
- Tôi cám ơn sự tế nhị của Phượng.
Bức tường Berlin đã đổ, tảng đá lạnh mới tan. Vừa uống rượu, hai người vừa bắt đầu dò tìm về nhau. Bằng một lối “dẫn đường” rất khéo, Toàn đã được Phượng nhập đề trước về cuộc đời cuả nàng.
Trước tháng Tư năm 1975, Phượng là một công chức tùng sự taị Bộ Ngoại Giao. Chồng nàng là một phi công laí máy banh oanh tạc. Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, họ kết hôn và có được một mụn con trai kháu khỉnh.
Lúc con tròn một năm tuổi, Chánh - chồng nàng - thủ thỉ :
- Em ráng sanh cho anh thêm một nàng công chúa nưã cho gia đình.. đều đặn. Chừng nào anh lên cấp tá, anh muốn em ở nhà lo cho các con. Em đi làm vất vả quá.
Nhưng ước mơ cuả Chánh đã không trở thành sự thật. Miền Nam thất thủ, Chánh quá tin vào cái bánh vẽ hoà giải trung lập nên đã bị kẹt lại với nhiều đồng bạn chậm chân khác. Nước mất, nhà cưả bị tịch thu, ngân hàng từ chối chi trả, hai vợ chồng chắng còn gì ngoài mấy bàn tay trắng. Vài tháng sau, Chánh mang một tuí đồ đi “cải tạo”, hy vọng sau 30 ngày sẽ được về “làm laị cuộc đời” với vợ con. Nhưng lịch sử laị cho Chánh nhìn vào một cái bánh vẽ thứ hai trong đời. Chánh ra đi, và hơn sáu năm sau mới trở về. Nước mất, chồng đi tù, vợ ở nhà nuôi con thơ chưa đầy ba tuổi. Trên hai mươi tuổi đời, Phượng tháy tương lai mình như một cái hầm dài hun hút. Nàng ở nhà cha mẹ chờ chồng về, bán dần từng món tư trang làm vốn chạy chợ. Nàng bán từng lon sữa, từng bịch đường, từng gói thuốc từ đầu chợ trên đến cuối chợ dưới mà cũng không đủ sinh sống qua ngày. Phượng bươi chải và lo lắng đến độ ốm như một bộ xương cách trí, nước da đen sạm vì daĩ dầu mưa nắng ngoài chợ trời. Mười tám tháng sau mới nhận được tin chồng và những chuyến thăm nuôi bắt đầu, từ Bình Dương, Phú Giáo, Kà Tum, đến Suối Máu, v.v…
Mỗi lần thăm nuôi là môĩ lần đứt vốn, nợ nần laị chồng chất. Vừa trả xong món nợ kỳ trước, thì laị mượn thêm món nợ khác cho kỳ thăm nuôi sắp tới. Cứ thế lập lập đi lập laị trong hơn sáu năm trời ròng rã.
Chánh được thả về thì hai tháng sau tìm cách đi vượt biển, nhưng chẳng may bị bắt laị ngay tại bến bãi. Thế là Phượng lại xách goí đi thăm chồng thêm một lần nưã. Nhờ khai gian lý lịch nên sáu tháng sau Chánh được tha. Chồng ra tù lần này với một tấm thân đầy ghẻ lở, Phượng lại phải lặn lội buôn bán kiếm tiền chữa bệnh cho chồng và kiếm chỗ cho chồng ẩn náu chờ chuyến vượt biên kỳ tới, vì chàng đã vi phạm luật quản chế, công an điạ phương đã biết chàng vắng mặt và ra lệnh truy nã. Gần một năm sau, Chánh vượt thoát và đến được đảo tị nạn bên Mã Lai. Phượng và con ở laị với bao nhiêu nộ nần chồng chất, nhưng vẫn luôn hy vọng một ngày đoàn tụ không xa trên miền đất tự do Hoa Kỳ, nơi Chánh đã hội đủ điều kiện để được định cư.
Nhưng chuyện đời có nhiều nỗi éo le không ai đoán trưóc. Sang đến miền “đất hưá”, Chánh gặp và sinh sống với một người đàn bà khác, không màng đến chuyện bảo lãnh cho vợ con sang xum họp, hoàn toàn gạt bỏ hoặc cố tình quên đi nhựng ngày gian khổ tù đày và một quá khứ đầy yêu thương mặn mồng.
Với sự giúp đỡ cuả một người chị họ, Phượng đem con đi vượt biên với một trái tim bừng bừng lửa hận. Nhưng lúc sang đến Mỹ, Phượng thất vọng nhìn thấy người chồng hào hoa phong nhã cuả mình ngày nào giờ đây bèo nhèo, lôi thôi lếch thếch vì phải đi cầy ngày hai jobs để phục vụ cho người tình ăn diện. Phượng chán nản đem con sang một tiểu bang khác, nơi có những ngưới bạn cũ may mắn sang đây trước nàng và sẵn sàng cưu mang mẹ con nàng lúc còn chân ướt chân ráo trên một quê hương mới hãy còn xa lạ. Phượng một mình nuôi con, vưà học vưà làm. Mấy năm sau, Phượng học xong chương trình paralegal, và được tổ hợp luật sư này mướn cho tới ngày nay.
Bao nhiêu hẹn hò, và nhiều người đàn ông đã đến và đã ra đi, nhưng chưa ai có thể làm Phượng quên vết thương lòng và hàn gắn traí tim đã rạn nứt của nàng.
Toàn ngồi chăm chú nghe Phượng kể, thỉnh thoảng thở dài. Ánh mắt chàng ấm áp dưới ngọn đèn bạch lạp. Một bàn tay cuả chàng đã nắm bàn tay nàng từ lúc nào. Phượng tiếp tục:
- Nhiều người lính sau khi thoát chết trong một cuộc thảm bại vô lý, trở về sau nhiều năm tù đầy nhục nhằn, để cay đắng thấy một mái gia đình tan nát vì lý do này hay lý do khác. Nhưng tưụ trung, Phượng thấy cũng chỉ vì thủ phạm chính là cuộc chiến với những nước cờ bí hiểm. Họ phải trả một cái giá quá đắt cho một quyết định không phải do họ lưạ chọn. Cho nên Phượng yêu tất cả những người lính thất trận . Anh biết không, có một lần đi thăm nuôi chồng , Phượng và con phải đi hai ngày một đêm mới tới được trại tù. Từ Saìgon, Phượng và những người thân nhân tù cải tạo khác phải đi xe đò tới Tây Ninh. Vì chỉ có một chuyến xe từ Tây Ninh vào đến gần trại mỗi ngày vào sáng sớm, nên đoàn người đi thăm nuôi phải trải chiếu mắc mùng ngủ tại bến xe từ tối trước chờ chuyến xe hôm sau. Đến được khu vực cải tạo, lại phải mướn xe Honda băng rừng. Xe ôm chỉ được phép đậu ngoài lộ, cho nên Phượng và con còn phải lội bộ thêm ba cây số nưã mới vô được điạ điểm thăm nuôi. Trên đường lội bộ vào trại, Phượng thấy có một tóan tù đang cuốc đất bên đường. Đi ngang một anh aó quần tả tơi, mặt muĩ buồn thiu dưới chiếc nón lá rách, Phượng đánh liều lại gần hỏi:
- Anh đã được thăm nuôi chưa"
Anh ta ngó dáo dác xem có tên cán bộ quản giáo nào ở gần không rồi trả lời:
- Tôi không có ai thăm nuôi cả. Mẹ thì già, mà vợ thì chưa có. Thơ cuả Hữu Loan đó, cô có biết không.
Thấy anh ta ở tù mà còn thơ với thẩn, Phượng trả lới:
- Biết. Nhưng anh có cần nhắn gì cho mẹ anh không" Noí điạ chỉ đi.
Người đó đáp:
-Không nhắn gì cả. Thôi, cô dzọt lẹ đi kẻo nó thấy nó không cho vào thăm chồng đâu.
Tự nhiên Phượng thấy Toàn bóp tay nàng thật mạnh. Phượng nghĩ chắc Toàn muốn nhắc nàng là “tôi đang có mặt bên em” nên nàng cười rồi tiếp tục kể:
- Phượng nhìn trước nhìn sau không thấy tên bộ đội nào đứng gần nên thò tay vào bóp móc ra một nắm tiền chẳng biết bao nhiêu, bỏ một miếng lá chuối khô rồi vuì xuống đất, noí vội vàng anh nhờ ai đó mua hộ những gì anh cần. Sau đó, thấy bóng một tên bộ đội đi tới, Phượng vội vàng bỏ đi, không dám quay đầu lại. Đến giờ này vẫn không biết anh ta ra sao...
Tự nhiên Toàn cầm cả hai tay Phượng bóp mạnh, giọng xúc động:
- Người đó đang ngồi trước mặt Phượng.
Phượng mở to mắt nhìn Toàn:
- Anh" Là người đó"
Toàn gật đâù, mắt nhìn xoáy vào mắt nàng:
- Hôm đó “em” mặc aó bà ba tím, quần satin đen. Con em đội nón mầu đỏ. Chắc muốn cho ba nó dễ nhận ra trong đám đông.
Phượng nhìn Toàn trong nỗi bàng hoàng. Hơn ba mươi năm. Hình ảnh Toàn hồi đó đứng cô đơn tuỉ buồn trở về sống động trong tâm trí nàng. Nỗi xót xa và niềm vui sướng như đang oà vỡ trong lòng Phượng.
Anh, người có gương mặt ương ngạnh, đôi mắt buồn, aó quần tả tơi, giờ này là anh, vững vàng và tình tứ" Hồi đó em “yêu” anh, như yêu bao nhiêu người lính thất trận khác. Nhưng bây giờ…anh là anh, là một trang sách mơí trong cuộc đời em, một đời đa tình nhưng khép nép mong chờ.
Buổi sáng hôm sau, họ thức dậy bên nhau trong căn phòng cuả Phượng khi mặt trời đã chiếu chói chang vào khung cửa sổ. Phượng quay sang ôm Toàn. Hai người lại quấn lấy nhau như không thể rời nhau, không bao giờ còn rời nhau được nưã.
THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến