Hôm nay,  

Đổi Đời- Đổi Người

12/10/200500:00:00(Xem: 115294)
- Người viết: CMPN
Bài số 846-1436-272-vb5101305

Tác giả CMPN danh tính đầy đủ là Christine Mai Phương Nguyễn, cho biết bà và gia đình là cư dân Westminster và làøm việc tại California. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, CMPN gửi một loạt ba bài viết. Sau đây là bài thứ nhất.
*
Hợp là con trai đầu của ông bà Phong. Anh rất có hiếu với cha mẹ. Ngày Hợp lấy Hiền về làm vợ, nàng đã học xong lớp 12. Hiền còn là một thiếu nữ rất trẻ, vừa xinh và duyên dáng, mới 18 tuổi đầu, nàng đã lên xe hoa về nhà chồng. Hiền là con của ông bà Tấn, một gia đình giàu có vào thời đó, gia đình nàng là một gia đình rất lễ giáo. Thảo cha, kính mẹ, thương yêu chồng con và hoà hợp với mọi người là đúng cung cách của mội người đàn bà đức độ và công dung ngôn hạnh như Hiền.
Ông bà Phong có 4 người con, 2 cậu con trai, và 2 cô út là cặp song sinh. Trong nhà chồng, có ông Phong cũng như các em của chồng, ai cũng thương và rất quí nàng dâu.Vì tính tình của nàng rất là hiền lành, nhu mì và ít nói. Khách khứa ra vào, nhìn nàng dâu phong cách, ai cũng không tiếc lời ca ngợi và khen Hợp là một người có phước mới lấy được Hiền. Vợ chồng Hợp và Hiền đã có được 2 con, Huy là đứa con trai đầu, và con gái thứ hai là Thục. Cả gia đình cũng như họ hàng bên chồng đều quí trọng Hiền. Chỉ một điều là Hiền rất ngại mẹ chồng! Cả hai cháu Huy và Thục cũng không dám nói chuyện với bà nội. Ngay cả chú Hào và 2 cô út cũng tỏ ra rất sợ bà. Quyền hành trong gia đình một tay bà định đoạt, ngay cả ông Phong cũng ngại có ý kiến. Ông không hèn kém hay sợ hãi gì cả, nhưng chỉ muốn dĩ hòa vi quí trong gia đình.
Làm dâu bao nhiêu năm trời, mà Hiền không có một tiếng cười. Công việc trong nhà, bà Phong hành con dâu như một người đi ở. Sáng nào gà gáy, Hiền cũng phải dậy sớm nấu nước cho mẹ chồng rửa mặt, cơm bưng, nước rót, coi như mọi việc nhà bà đều sai Hiền làm cho bà và cả gia đình. Khi bà không bằng lòng điều gì, là bà chửi Hiền như tát nước vào mặt. Làm sao quên được, có lần bà Phong túm tóc nàng dâu, đánh xong còn định trói Hiền lại. Rồi lại lôi cả cháu Huy và Thục vào mắng nhiếc. Hai đứa chỉ biết thương Mẹ rồi đứng khóc. Hợp cũng hiểu là vợ mình rất khổ với mẹ, tuy nhiên, anh cũng không dám lên tiếng vì ngại mẹ lại cho là minh bênh vợ. Ngày Hiền về bên nhà để thăm cha mẹ, và kể sự tình cho cha mẹ nghe về cảnh làm dâu của mình, ông bà Tấn rất đau lòng và thương con, nhưng biết làm sao hơn mà chỉ biết khuyên con:
- Vì thương cha mẹ, con chịu khó đi, chẳng lẽ họ chửi con cả đời à! Bây giờ mình lên tiếng thì làng nước người ta cười, bảo là “mình không có mắt khi gả con, bổn phận đi làm dâu thì phải rán chịu chứ”. Bố mẹ cũng khổ lắm con ạ!
- Nhưng mà con khổ quá, làm sao con sống nổi hả bố mẹ" Bố mẹ có thể làm cách nào cho con ở nhà với bố mẹ được không"
- Không được con ạ! Người đời, người ta sẽ nói mình là con nhà thiếu giáo dục, thì mang tiếng và khổ cho cha mẹ lắm.
Hiền lắc đầu cay đắng: tại sao đời mình lại lâm vào ngõ tối thế này. Rồi nức nở:
- Con đâu có muốn lấy chồng, sao bố mẹ lại để đời con như vậy.
Ông bà nhìn thân xác con quá tiều tuỵ, nên bảo con ở nhà mấy ngày, bố mẹ săn sóc thuốc thang cho con lại sức, rồi hãy về bên nhà chồng.
Hiền muốn ở nhà với cha mẹ luôn khi nghĩ tới sự hành hạ của mẹ chồng, Hiền càng khóc tức tưởi:
- Con lậy bố mẹ, cho con được ở nhà, bố mẹ bắt con làm gì cũng được.
Bà Tấn ngẹn ngào:
- Con ở thế nào được hả con" Con ơi! Cái gì rồi cũng sẽ qua, nếu con không làm dâu, thì làm sao con được làm mẹ chồng.
Hiền nhìn mẹ:
- Mẹ ơi, nếu con là mẹ chồng, thì con không có ác như vậy đâu. Con sẽ thương con dâu lắm, thương như chính con mình. Vì người ta đã phải rời cha mẹ người ta, để mà về làm dâu nhà mình.
Làm sao con có thể hành hạ tàn nhẫn con người ta được. Tay dứt ruột xót, Mẹ ơi!
*
Sau cuộc đổi đời năm 1975, Hiền đã cùng gia đình nhà chồng rời khỏi đất nước.
Hiền nhớ cha mẹ thật nhiều trong những câu nói cuối cùng của mẹ: “Con phải đi với chồng và các con con, chồng đâu thì vợ đấy. Có thế bố mẹ mới yên lòng”.
Cả gia đình ông bà Phong đều tới được đất Mỹ trong một chuyến tàu do gia đình tổ chức.
Sau khi xong thủ tục giấy tờ nhập cảnh, Huy và Thục thì đi học bằng xe bus. Hợp thì đi làm ban ngày và đi học lớp tối. Hiền đã ghi danh vào chương trình ESL để đi học và học thêm lớp đánh máy chữ. Hiền học hành rất thông minh và hòa nhập vào cuộc sống mới rất là mau.
Một thời gian sau, Hiền đã hoàn tất xong chương trình ESL và cũng xong luôn môn học đánh máy chữ. Hiền đánh được 50 chữ một phút. Hiền được người quen biết giới thiệu để đi làm việc trong một văn phòng tại một trường tiểu học.
Với đồng lương khiêm tốn của Hiền đem về để chia sẻ tiền nhà, cơm đóng gạo góp chung với gia đình chồng.
Cả gia đình vẫn sống chung với nhau trong cùng một nhà. Sau khi tạm ổn định đời sống, chú Hào, em thứ hai của Hợp cũng đã lập gia đình. Lan là bạn học chung lớp ESL với Hiền. Hai chị em dâu rất là thương nhau. Hiền cũng rất giữ ý, không bao giờ dám hé môi để lộ một điều gì về cảnh làm dâu của mình ngày xưa.
Lan mới về nhà chồng được 4 tháng trời, nàng đã hiểu được một phần nào về tính tình của mẹ chồng. Có những lúc Hiền thấy Lan không ăn cơm cũng như tránh mặt bà Phong. Bà tức tốc gọi chú Hào vào để dằn mặt và phê bình Lan thế này thế kia. Vài lần đầu thì chú còn nhịn mẹ cho êm cửa, êm nhà.


Chú im lặng nhưng một mặt vẫn để ý xem lỗi về phần ai. Chú thấy Lan, vợ mình không bao giờ nói những câu bất bình hoặc nói sai trái về mẹ mình nhưng ngày nào cũng nghe mẹ mình moi móc chê bai vợ. Chú chờ sau khi đi làm về, để cho Lan qua thăm cha mẹ của nàng, mọi người đều có mặt trong nhà vào bữa cơm, ăn cơm xong, bà Phong như đã hiểu được, cố ý nói cho mọi người trong nhà nghe:
- Tôi thấy vợ Hào nó có vẻ Mỹ quá, tôi mà biết thế này thì tôi sẽ nhất định không cho thằng Hào lấy nó.
Ông Phong hỏi lại:
- Bà thấy chị ấy Mỹ là Mỹ như thế nào"
- Vợ Hào nó làm như nó là…, bà lại ngập ngừng.
- Chắc là chị ấy không theo ý của bà rồi bà nói thế phải không"
Bà Phong không trả lời câu hỏi của ông, nhưng đưa mắt lườm Hào. Hào thấy mẹ bực dọc trong ánh mắt nên đành phải lên tiếng:
- Thưa ba mẹ, tiện đây Lan đi vắng, con xin phép để thưa chuyện luôn. Mẹ à, ở Mỹ này rất là luật lệ, mình không thể nào khống chế con dâu theo như ý của mình muốn được đâu.
- À, cậu giỏi nhỉ, cậu bênh vợ cậu, rồi cậu đem luật lệ ra để dậy tôi phải không"
- Thưa mẹ, con không bênh vực ai, con cũng không nói điều gì sai trái với mẹ.
- Phải rồi, thì chỉ có tôi sai, tôi trái nên cậu mới dậy được tôi chứ!
- Thưa mẹ, con không bao giờ dám có tư tưởng dậy cha mẹ, nhưng con chỉ nói lên sự thật mà thôi.
- Ừm, cho cậu ăn học, bây giờ sang đây, thằng Mỹ nó ra luật để cậu dậy cho tôi bài học. Thôi, tôi biết rồi, cậu không cần phải nói nữa.
Ông Phong bước ra ngồi ở ghế sofa đọc báo, ông không xen một lời nào vào câu chuyện giữa hai mẹ con nữa. Ông cũng không ngăn cản Hào vì ông cũng quá hiểu tính tình của bà rồi. Từ ngày ông lấy bà về, ông luôn luôn là một người nhịn nhục bà cho gia đình được êm thắm vì nói ra chỉ sợ người ta cười.
Hiền thì cứ loay hoay dọn dẹp dưới bếp, chỉ có Hợp và hai cô út là vẫn còn ngồi lại bàn. Tất cả mọi người trong gia đình đều nghe câu chuyện giữa Hào và bà Phong. Hợp thầm cám ơn Hào và thán phục chú em có can đảm cùng mình. Còn hai cô út thì nhìn nhau gật gù, đồng ý với anh mình.
Đợi cho không khí bớt căng thẳng, ông Phong lại lên tiếng:
-Con nó nói cũng rất là đúng, nó nói để nó xây dựng trong gia đình hầu tránh những chuyện không hay xẩy ra giữa bà và các con. Thôi thì từ nay trở đi, bà cố gắng nhập gia tùy tục. Chuyện của ai, người ấy làm, giúp được nhau thì giúp, mà không giúp được thì thôi. Đừng bắt ai phải theo ý mình. Bên này ai cũng phải đi làm, không có ai là chơi không.
Bà Phong nhìn ông rồi lườm:
- Tôi mà biết thế này thì tôi chẳng bao giờ qua đây.
- Sao bà lại nói vậy"
- Tôi nói thật đấy, ở bên này luật lệ cho nó được như vậy, nó mới dám lộng hành như thế. Ở Việt Nam thì nó không xong với tôi đâu!
- Thế bà bảo không xong với bà thì bà sẽ làm gì"
Bà Phong bắt đầu vừa trợn mắt, vừa quát: “Thì bà sẽ chụp váy lên đầu nó”.
Nghe câu nói “chụp váy lên đầu” của bà Phong, mọi người trong nhà đều nhìn nhau…
*
Ngày qua ngày, công việc của Hiền trong trường học tạo uy tín đối với mọi người. Sau 6 tháng thì Hiền được bằng khen và được tăng lương. Đó là niềm vui đầu tiên đến với Hiền từ ngày Hiền đặt chân đến Mỹ tới giờ.
Huy và Thục nghỉ hè xong, Huy vào năm thứ hai về ngành điện toán, còn Thục thì học Dược. Cả hai cháu đều chịu khó học. Hợp và Hiền luôn đặt niềm hy vọng nơi hai con.
Đi làm về, Hiền vừa bước chân vào nhà, chưa kịp hỏi mẹ chồng thì bà đã lên tiếng trước:
- Ồ, mẹ nó đã về đấy à, đi làm hôm nay có mệt không con"
- Dạ, cũng vậy thôi mẹ. Công việc thì ngày nào cũng thế, trừ những ngày mà học sinh tựu trường thì công việc bận rộn nhiều.
- Mẹ nấu cơm xong xuôi cả rồi, con đi ăn cơm đi.
- Con đang định đi nấu thì mẹ đã nấu rồi.
- Thôi không sao, từ nay trở đi công việc bếp núc để mẹ lo.
- Thôi, mẹ cứ để cho con làm.
- Các con phải đi làm vất vả, rồi còn con cái, cứ để mẹ lo việc nhà.
Hiền rất ngạc nhiên, vì chưa bao giờ Hiền được nghe mẹ chồng mình nói những câu ngọt ngào để giúp đỡ con cái như thế. Đó là một điều lạ vô cùng. Kể từ ngày Hiền về làm dâu nhà chồng bao nhiêu năm, cho đến nay cuộc sống trên xứ người với những nhọc nhằn, cay đắng…
Từ ngày chú Hào lấy vợ về, nhìn cách xử sự của Lan không giống như những nàng dâu ở VN. Sau câu chuyện giữa chú Hào và mẹ mình, Bà Phong như hiểu được và bà đã thay đổi hẳn cả tính tình cũng như cách ở của bà trong gia đình. Đặc biệt bà rất thương Hiền và hai đứa cháu nội của bà, Huy và Thục. Bà cứ dành dụm được đồng nào thì lại để dành cho hai đứa cháu. Nhất là hôm nào bà nấu nướng ngon, bà lại lấy riêng ra để cất đi cho hai cháu đi học về ăn sau. Ông nội cứ nhìn Hiền, rồi lại mỉm cười, ra điều là ông hiểu lắm rồi!
Hiền thầm nghĩ: Lan, bạn mình may mắn khi đi lấy chồng, chứ đâu có giống như cảnh Hiền làm dâu ngày xưa. Nhưng thôi, mỗi người một số phận, một cảnh đời.
Bây giờ cả hai con, Huy và Thục cũng sắp học xong. Chồng của Hiền cũng có một công việc vững chắc, tạm ổn cho cuộc sống của gia đình. Đó là điều an ủi nhất mà Hiền được toại nguyện.
Hiền mỉm cười: “Sao ngày xưa mình ngu thế, không chờ để sang đây mới lấy chồng, thì mình đâu có khổ!” Hiền tự nhủ, rồi lại còn nhớ câu nói của mẹ: “Nếu con không làm dâu, thì làm sao con được làm mẹ chồng"”
CMPN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến