Hôm nay,  

Vợ Làm Nail, Chồng Cắt Cỏ

06/10/200500:00:00(Xem: 118551)
- Người viết: BEN NGUYEN
Bài số 841-1431-267-vb6100705

Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông gửi là chuyện một gia đình Việt tại Mỹ: vợ làm nail, chồng cắt cỏ. Tựa đề được đặt theo nội dung bài viết.
*

Cuộc sống của gia đình tôi trôi đều như nước chảy qua cầu. Nhìn lên không bằng ai nhưng liếc xuống coi cũng dư xài. Tôi cho như vậy là tốt và rất bằng lòng với những gì mình đang có. Cưới vợ được năm năm, “thu hoạch” được một thằng nhóc kháu khỉnh và giống tôi như đúc, chuyện này cứ làm bà xả tôi ấm ức hoài, có lúc bả còn đe dọa sẽ cho ra đời thêm đứa giống bả mới hả giận, nhưng nghĩ lại cảnh mang bụng thè lè, đi đâu cũng ì ạch như vịt bầu bả đâm ngán hổng dám hoặc tạm thời gác qua một bên... chờ thời. Bả có tiệm tóc và nail, nhờ trời tiệm lúc nào cũng đông khách, công việc túi bụi suốt ngày làm bả mệt nhoài, đêm nào về củng than nhức lưng, đau tay, mỏi chân ... Bả la đến đâu là cứ như cái máy, tôi đấm bóp, chườm nắn, xoa đến tháo mồ hôi hột vậy mà bả cứ chê bàn tay tôi nhám còn hơn cái dũa móng tay của bả.
Chả là tôi là dân labor, cắt cỏ dọn vườn là nghề chính, làm riết chân tay nó nổi u, nổi cục nhám rô. Công việc của tôi cũng không thua bả, nhờ chăm chỉ cẩn thận, giá cả phải chăng tôi có rất nhiều mối làm hoài không hết việc.
Công việc thấy dễ nhưng lắm lúc làm cho tôi phải nhức đầu vì mấy thằng subcontractor làm ẩu bị khách hàng complain thế là tôi phải thân hành đi giải quyết, nói là giải quyết cho oai chứ phải đi dọn, cắt, và trim lại cho người ta vừa lòng.
Dù bận rộn đến đâu đi nữa đến hai giờ rưỡi chiều là tôi gác bỏ mọi chuyện, đi đón thằng nhóc cái đã rồi tính sau. Về đến nhà, nhìn thằng con chạy nhảy phá phách tơi bời tôi quên hết mọi cực nhọc trong ngày, lắm lúc mệt ná thở nhưng phải làm partner chơi với nó, hết làm ngựa cho nó cởi đến làm “Indian” cho nó bắn, mà nó bắn là phải giả chết giựt giựt vài cái rồi nằm xuống nhắm mắt nó mới chịu. Ngày nào cũng vậy, cha con tôi “quậy” tưng bừng rồi mới xuống bếp nấu nướng, dọn lên bàn xong ngồi lấy đũa gõ chén gõ bàn đợi … mẹ nó về.
Khác với tôi, bà xã ngày nào cũng mang một mớ chuyện bực tức từ tiệm về trút hết “tâm sự” lên tôi nào là con nhỏ làm chân tay nuớc nó chảnh qúa chịu hổng nổi, càng chìu chuộng nó càng lấn tới, nay dọa nghỉ, mai đòi tăng lương. Cái bà khách kia giàu nứt tường đổ vách mà kẹo không bao giờ cho một đồng tiền tip, đã vậy còn khó giàn trời, đòi làm cái này cho đã rồi hổng chịu đòi thay cái khác…
Ê ẩm nhất là chuyện thiếu người làm. Ngày nào bả cũng bảo tôi làm sao đi tìm người làm cho bả. Giá mà bả cần người cắt cỏ dọn vườn tôi sẽ cung cấp cho bả ngay một lúc hai chục thằng Mễ to khỏe mà không có vấn đề gì. Tôi suốt ngày hết cắt, hốt, trim, tỉa, dọn… đào đâu ra người làm nail cho bả"
Lúc đầu nghe bả lải nhải kể lể đủ mọi chuyện thượng vàng hạ cám, tôi đâm cáu. Tuy nhiên cái cáu của tôi không đủ power để stop câu chuyện ‘thương tâm” của bả. Riết rồi tôi đâm quen. Tệ nhất là thằng con ngồi chống cằm nhìn vẻ mặt thiểu não của bố nó, chốc chốc lại mỉm cười khoái chí, cứ như là tôi đang bị “time out” như nó vậy. Cái thằng vậy mà cà chớn hết biết!
Một bữa nọ đi làm về mặt bả hầm hầm đi vào nhà chẳng nói chẳng rằng liệng cái xách cái đụi lên bàn rồi đi thẳng vào giường nằm. Thấy bả “sát khí đằng đằng” tôi nhìn thằng con nghi ngờ, nó lè lưỡi lắc đầu rồi rụt cổ giơ hai tay như muốn nói: “I didn’t do it”. Đợi một lúc cho bả hạ hỏa tôi rón rén vào ngồi nhẹ bên mép giưòng, hít một hơi thật sâu rồi mới dám …khều nhẹ. Bả liền quay lại nói:
- Anh đi học lấy bằng Nail rồi ra phụ với em, hổng có lôi thôi gì hết!
Tôi chưng hửng, không nói được lời nào. Tính tôi hồi nào tới giờ không thích bị gò bó, cái gì thích là tôi làm, không thích thì đừng có hòng. Sang Mỹ đã lâu nhưng có hãng nào tôi chịu làm đến hơn sáu tháng đâu. Hồi trước trong đám con trai theo bả, có khối người có bằng cấp đầy mình, nhưng bả nhất định chọn tôi vì cái tính bạt mạng và ngang tàng của tôi ấy chứ. Bả còn bảo tôi “anh như con ngựa chứng trong sân trường”. Có lần tôi hỏi bả:
- Bộ em hổng sợ khi cưới về anh control em sao"
Bả chỉ nhìn tôi mỉm cuời không nói gì. Từ ngày lấy bả về, bận bịu với trăm công ngàn viẹâc, với thằng nhóc, mà nhất là với bả nên tôi đã quên mất tôi là ai.
Lâu lâu nhìn vào gương chỉ thấy thằng nào lạ hoắc và hiền khô chứ không phải là cái thằng tôi ngang tàng bạt mạng của ngày xưa nữa. Tôi chợt thấy mình đã thay đổi hẳn, kiên nhẫn hơn, tiết kiệm hơn, đi đâu làm việc gì xong là về ngay chứ không còn tạt ngang nhà mấy thằng bạn làm vài lon tán hươu tán vượn đã đời rồi mới về. Tôi đã bỏ hút thuốc. Cái này là do tôi tự nguyện vì sức khỏe của thằng nhóc chứ chả ai ép tôi bỏ được, chắc chắn là như vậy..
Tôi không bao giờ quên những cái véo đau điếng người khi bà xã bắt gặp ánh mắt của tôi đang lơ đãng dõi theo một bóng hồng nào đó. Tôi đâm sợ cái đau thấu tận tim gan phèo phổi ấy, chỉ khi nào chắc trăm phần trăm là bả không để ý mới dám liếc nhẹ một cái cho nó đỡ ….ghiền, âu cũng là phản xạ tự nhiên của giới mày râu mà, nhưng có ai thấu chăng nỗi lòng này"


Tóm lại ngày xưa tôi lãng tử giang hồ bao nhiêu thì giờ tôi nề nếp nghiêm túc bấy nhiêu, vợ nói gì cũng cười cười hiền khô. Lý lẽ với bả có mà …chết! Nói như vậy không có nghĩa là tôi không còn là thằng đàn ông nữa, nhưng cao hơn, thâm trầm hơn, tôi là một người đàn ông biết nhịn nhục để yêu thương, biết hy sinh để đổi lấy nụ cười bà xã chứ tự trong cõi thâm sâu tôi vẫn là tôi nguyên vẹn. Người khôn phải biết tùy thời, thời này mà chơi cái quần ống loe, áo cổ bự tổ chảng để hở ngực, đầu tóc bù xù dài chấm lưng …gù thì nhìn ra cái giống gì! Biết cái tôi ngang tàng bạt mạng không còn xài được ít ra là trong giai đoạn này tôi đành xếp nó lại bỏ vào một ngăn kín đáo tận đáy lòng. Để một lúc nào đó khi bị bà xã đì tôi lại lôi nó ra ôn lại rồi mỉm cười một mình, mình cũng oanh liệt một thời chứ có phải là đồ bỏ đâu.
Đi làm nail. Thiệt tình cái ý tưởng này chưa bao giờ tôi nghĩ tới, nói cho đúng là không dám nghĩ tới, sợ nó thành sự thật thì chết …bỏ bu. Tôi như vầy mà đi cầm tay, ôm chân mấy bà dũa dũa mài mài …nghĩ đến đây tôi bổng rùng mình. Không thể được, nhất định là không được. Nhưng mà nghe bà xã ca bài “thiếu người làm” mỗi ngày tôi cũng ngán.
Tôi thương bà xã vì bả là người có tấm lòng vàng, tính rộng rãi và biết hy sinh cho người khác. Nhớ hồi xưa tôi ở có một mình, có hôm đau ốm nằm co ro một mình trong góc phòng chẳng có ai nấu cho miếng cháo, rót cho ly nước uống thuốc, mà chẳng có thuốc để uống bởi vì tôi vốn khỏe như trâu, có mấy khi đau ốm đâu mà trữ thuốc thang. Đang lúc ngạêt nghèo ấy bả lại xuất hiện, bả nấu cháo, bả đi mua thuốc, bả dọn dẹp nhà cửa, rồi đổ mấy đống rác cho tôi. Thỉnh thoảng đi làm về tôi thấy cái note ở cửa bảo rằng bả để đồ ăn trong hộp thư ra lấy vào ăn khỏi phải nấu.
Cái tính ngang tàng bạt mạng hại tôi hổng biết bao nhiêu lần. Ngày ấy tôi làm ở một hãng, job thơm thì thôi, nhưng có thằng supervisor Mỹ trắng hay kỳ thị người Việt mình, lần ấy nó đổ lỗi cho tôi, tức cành hông tôi tới chỉ thẳng vào mặt nó mắng một trận tơi tả rồi xách cái lunch box hiên ngang walk out không lời từ biệt. Nghe nói thằng supervisor ấy bị đuổi ngay sau đó. Lẽ ra tôi không bị đuổi nhưng lỡ …quit rồi, tiếc cái job hùi hụi nhưng đành bấm bụng chịu vậy. Ngang tàng mà!
Đúng lúc thất nghiệp nằm ở nhà thì bả lại xuất hiện tiếp tế lương thực cho tôi. Hồi còn học nail bả đi làm waitress ở nhà hàng Golden Corel ngày nào cũng mang về mấy bịch thức ăn mua rẻ của nhà hàng để …nuôi tôi chờ thời. Bà xã tôi cũng xởi lởi vui vẻ lắm chứ nhưng phải cái tính lo xa, mà lo thì hay kể lể chỉ có vậy thôi mà tôi phải hy sinh cả đời trai để chấp nhận sự thật “phũ phàng” ấy!
Tính tới suy lui mấy ngày tôi đành nhắm mắt đưa chân vậỵ Chắc là vì quá thương bả nên tôi chịu đi học nail, hơn nữa bù lại những hy sinh vật chất và tinh thần cho gia đình tôi bên Việt nam, bả giúp thẳng tay không thương tiếc hay đắn đo suy nghĩ gì cả. Ai cần bả giúp hầu như không bao giờ bị từ chối, bả sẵn sàng đóng cửa tiệm để chở gia đình kia ở VN mới qua đi xin việc. Bả nói làm vậy mai mốt cho con được có phước. Nói cho cùng đi làm nail tiền cũng không thua kém cái nghề cắt, trim, dọn, đổ của tôi. Bả còn nói để cho anh dưỡng da; phơi nắng tối ngày ngoài trời đen đúa như Mỹ đen ấy. Thôi cũng được, coi như là đổi nghề cho đỡ chán, hơn nữa còn được ở gần bà xã mỗi ngày.
Tôi vốn tháo vát, bà xã chỉ cho vài lần là tôi làm nhuần nhuyễn như người làm lâu năm. Job mới của tôi là “chief of chân tay nước”. Tiếng lành đồn xa, các bà các cô cứ gọi vào liên tiếp đòi tôi làm cho bằng được. Có nhỏ Mỹ trắng rất đẹp gái là khách ruột của tôi, mới làm có hơn một tháng mà nó đến với tôi ba lần rồi. Mỗi lần làm nó cho ít nhất là $10.00 tiền típ có hôm nó cho $20.00 luôn.
Hôm nay nó lại đến, ngồi ngả người trên chiếc ghế spa, mắt nó lim dim tận hưởng những giây phút thư giãn qua tài nghệ nắn bóp của tôi. Thật tình tôi rất ái ngại khi đụng chạm da thịt người phụ nữ khác, nhất là con nhỏ này, cặp giò của nó trắng muốt nõn nà từ trên xuống dưới cứ như là …lợn cạo ấy. Tôi không dám nhìn ngang nhìn ngửa mà chú tấm và công việc, xoa, bóp, vuốt, day huyệt … Không biết tôi vô tình bấm trúng huyệt đạo nào của nó mà bổng dưng nó rên khe khẻ, lúc đầu nhỏ sau lớn dần cứ như nó đang lang thang trên đỉnh vu sơn không bằng. Mọi cặp mắt của khách hàng đổ dồn về phía chúng tôi, nhưng nó vẫn lim dim không hề hay biết.
Cứ thế tiếng rên của nó âm ỉ cường độ biến thiên tỷ lệ thuận theo màu đỏ của da mặt tôi. Tôi liếc xéo nhìn bà xã vừa cầu cứu vừa thanh minh rằng mình vô can trong tiếng rên thảm thiết đến chết người này. Tôi đoán không sai, bà xã bỏ ngang bà khách cắt tóc trên ghế bước lại chỗ tôi mỉm cười nhẹ nhàng bảo:
- Anh về cắt cỏ lại đi, để em làm ở đây được rồi!
Tôi như cái máy đứng lên đi về, không biết mình là ai, tỉnh hay mê. Ôi người vợ thân yêu của tôi!
Ben Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến