Hôm nay,  

Xì Bông Xoa

01/10/200500:00:00(Xem: 115459)
- Người viết: Hoàng Đức
Bài số 838-1428-264-vb7100105

Tác giả đã được trao tặng một giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Ông sinh năm 1940. Trước ở Việt Nam làm nghề dạy học, sang Mỹ làm đủ mọi nghề thượng vàng hạ cám trước khi lại tiếp tục nghề dạy học ở cấp Trung học và Đại Học Cộng Đồng. Hiện là cư dân Westminster, đang hưu trí và đùa giỡn cùng bạn bè qua Email.
*
Sự hình thành của từ ngữ mới này là một kết hơp thật khéo léo có tính cách bình dân đại chúng mà các nhà ngôn ngữ học chỉ biết cúi đầu chào thua.
“Xí bông xoa”. Nghe văng vẳng bên tai như tên gọi âu yếm của một cô bé xinh xắn, nhí nhảnh và nũng nịu "Bống Bồng Bông." Nhưng không, đây là từ ngữ Sponsor của Anh văn. Giới bình dân Việt Nam không rành ngoại ngữ, không muốn uốn lưỡi, nghiến răng lôi thôi khi phát âm chữ S của Pháp văn và Anh văn, họ bèn thay thế bằng hai chữ XI cọng thêm một dấu huyền. Bây giờ đến phụ âm P mà chúng ta thường gọi là P phở để phân biệt với B bò. Chữ P phở này ngay các nhà khoa bảng nhất là mấy ông ngườì Nam cũng không ít người phát âm sai thành B bò. Do đó, để tiện việc sổ sách, dân ta bèn phang ngay chữ B vào để thay thế. Tiếp theo là chữ Sor thì thật là rắc rối vì phải uốn éo mồm miệng sao cho vừa đủ tròn, không vuông, không méo, mới phát âm đuợc. Thế tại sao không thay thế bằng chữ Xoa vốn đã có sẵn trong ngôn từ Việt Nam ta.
Phiên âm sponsor thành xì bông xoa” thật là khôn khéo. Nhờ vậy mà trong ngôn ngữ của ta có thêm một danh từ mới mẻ rất thông dụng sau 1975 nhất là ở các trại tỵ nạn của Liên hiệp quốc tại Mã Lai và Nam Dưong.
Thời đó, suốt ngày, đi đến đâu cũng nghe nói đến "Xì bông xoa" như một thuật ngữ, như một phù chú mà khi nói lên thì dân tỵ nạn thấy trong lòng phấn khởi, nét mặt rạng rỡ.
Vâng, phải có "Xì bôngxoa" mới mong định cư, mới mong rời khỏi trại tỵ nạn, mới mong đến được bến bờ tự do, mới mong xây dựng tương lai, sự nghiệp trên xứ người.
"Xibôngxoa" là ân nhân, là Mạnh thường Quân, là lá bùa hộ mạng của người Việt tỵ nạn trên xứ Cờ Hoa. Tôi nhớ có một cựu sĩ quan chúng tôi gặp ở trại tỵ nạn Galang đi đâu cũng khoe ca sĩ TT một tên tuổi lẫy lừng trong ngành ca nhạc trước đây tại quê nhà là "Xìbôngxoa"của ông ta. Lúc bấy giờ, thú thực tôi cũng ao ước có được một "Xìbôngxoa" sáng giá như thế để nhờ cậy trong cảnh túng thiếu của trại tỵ nạn và sau này, lúc định cư tại Mỹ vào "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy".
Lại có một ông Bác sĩ sung sướng khoe "Xì bông xoa"của ông là giám đốc USCC tại một thành phố lớn ở Mỹ vì vậy ông hy vọng rằng ông sẽ sớm được đi định cư trước những thuyền nhân khác. Thế rồi sau đó, lúc tôi sang định cư ở Mỹ (sau ông ta vì tôi đến Galang sau ông ta), bắt liên lạc được với ông, tôi hỏi thăm tình hình công việc của ông, ông đã ngậm ngùi thú nhận là chức vụ giám đốc USCC của ông "Xìbôngxoa" không phải "to" và quan trọng như ông nghĩ nên ông này cũng chẳng giúp gì được cho gia đình ông ta ngoài việc kiếm cho ông một công việc thật khiêm nhường chả liên quan gì đến văn bằng Bác sĩ của ông và vợ ông ta thì chỉ làm được một công việc lằng nhằng với mức lương tối thiểu theo luật định.
Sang đến Mỹ, tiếp xúc với thực tế ta mới thấy những sai lầm trong nghĩ suy đơn giản của ta. Chức vụ giám đốc như trong hệ thống hành chánh của ta thật là quan trọng. Trái lại, ở Mỹ, ví dụ như trong cơ quan USCC, chỉ cần phụ trách một chương trình nào đó như Chương trình làm thẻ xanh, chưong trình tìm kiếm việc làm (nhân dụng) hay chương trình đoàn tụ ODP cũng được gọi là Program Manager và nếu dịch ra tiếng Viêt Nam tức là Giám đốc chương trình và để đơn giản hóa vấn đề vì ta làm việc cho USCC ta có thể tự phong là Giám đốc USCC cũng chẳng có ai bắt bẻ gì và những người Việt Nam không am hiểu hệ thống hành chánh Mỹ rất dễ nhầm lẫn về giá trị, tầm mức quan trọng và giới hạn quyền hành của các chức vụ tại những cơ quan công quyền hay tư nhân Mỹ.
Không biết trước tôi, trong mục “Viết Về Nước Mỹ" đã có ai viết về "Xibôngxoa" chưa, tôi không nhớ rõ. Sở dĩ tôi muốn viết về "Xibôngxoa" vì vợ chồng ông "Xibôngxoa" của chúng tôi sau 19 năm xa cách gia đình tôi, kẻ Bắc (ông ta ở New Hampshire) ngưòi Nam (chúng tôi ở California) đã vừa lái xe xuyên bang qua thăm chúng tôi trong sự vui mừng đượm tình thương yêu thắm thiết.
Không biết những ai trong chúng ta còn liên lạc mật thiết với người bảo trợ đã có một thời giúp chúng ta sang định cư ở Mỹ. Riêng tôi vẫn nhớ đến Joe Doran, tên người bảo trợ gia đình tôi, nhớ như nhớ đến một ân nhân, một người bạn, một người em (Joe nhỏ hơn tôi 7 tuổi). Joe là một giáo sư Trung học, dạy môn Sử ký, vóc người tầm thước, có chiều cao khiêm nhượng so với người Mỹ nên đứng bên cạnh Joe tôi không mang mặc cảm "nhược tiểu" và lúc nói chuyện, tôi khỏi phải ngước mặt nhìn lên như khi nói chuyện với những người Mỹ cao to.


Joe thật hòa nhã và vui tính, anh giúp đỡ chúng tôi tận tình trong tất cả mọi sinh hoạt liên quan đến việc hội nhập vào xã hội Mỹ. Ngày đầu tiên tôi đến Mỹ, Joe đã mang đến biếu chúng tôi một chiếc bánh Pizza to tướng mà tôi nhớ mãi cho đến bây giờ. Ôi ngon ơi là ngon, lạ ơi là lạ. Chưa bao giờ chúng tôi được thưởng thức một chiếc bánh như thế. Màu vàng rộm ngon mắt, những lát nấm mềm mại mà mới nhìn, nước miếng đã ứa ra trong mồm. Fromage dẻo quẹo quyện vào những "phụ tùng" trên bánh làm lúc cắt pizza thành những lát theo hình rẻ quạt tôi liên tưởng đến mạch nha xứ Quảng, đến kẹo kéo Bắc Kỳ vừa ngon, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa dai, vừa mềm lại thêm những lát ớt nằm thênh thang trên chiếc bánh mang lại hương vị của quê hương tôi (Tôi là người Việt gốc ớt, tôi là dân Huế, ăn ớt nhiều đến nỗi ớt không bao giờ kịp chín).
Tôi mê Pizza từ dạo đó! Tôi muốn nói với Pizza như trong ca khúc "Biết nói gì đây": " Hôm nao anh đã nói mình yêu nhau rồi đó." Tôi ghiền Pizza mãi cho đến một ngày tôi phải bôn ba trên dặm đường thiên lý, ngồi trên xe bus 36 tiếng đồng hồ đi kiếm job từ New Hampshire đến Kentucky. Trong suốt cuộc hành trình tôi chỉ ngồi gặm Pizza đến nỗi tôi ứ lên tận cổ và bỗng thấy thèm cơm, thèm phở, thèm da diết.
Đến Kentucky, vào nhà người quen, tôi yêu cầu cho tôi một dĩa cơm nóng với một chén nước mắm ngon và 1 kilo ớt trái tươi để tôi khoản đãi con tì con vị của tôi sau một ngày một đêm thiếu cơm.
Xin trở về với Joe vì tôi đã đi lạc đề quá xa do cái bánh Pizza.
Joe là một người đa cảm! Ngày chúng tôi từ giã Joe để sang Cali tìm nắng ấm và khí hậu ôn hòa, Joe đã khóc tức tưởi, nước mắt nước mũi nhồm nhoàm ướt cả bộ râu xồm và dù trong lúc cảm động vì tình nghĩa của Joe đối với gia đình chúng tôi, tôi cũng không thể không liên tưởng đến mấy câu hát lúc còn niên thiếu vì gương mặt của Joe lúc bấy giờ trông "khôi hài" không chịu được:
Râu chi râu mọc trên mồm , râu xồm
Râu chi râu mọc trên tai, râu quai
Cái râu lồm xồm là cái râu mọc trên cái mồm.
Joe lại rất thật tình, không màu mè, kiểu cách, sống thật bình dị nếu không muốn nói là đạm bạc. Tôi nhớ lúc chúng tôi rời New Hampshire, Joe đã hỏi xin vợ tôi bao gạo còn thừa mà chúng tôi đã để lại trong nhà vì không muốn mang theo mà cũng không dám đề nghị tặng lại Joe và Joe đã tỏ vẻ vui mừng ra mặt bảo với tôi là Joe rất thích cơm vì đã từng được gia đình chúng tôi mời đến nhà ăn cơm Việt Nam gần như thường xuyên. Thế là chúng tôi lại tặng cho Joe cái nồi cơm điện và chỉ cho Joe cách nấu cơm thế nào cho không khô và không nhão. Tôi nghĩ cũng không nhiều người Việt nam tỵ nạn được một "Xibôngxoa" dễ thương như Joe.
Cũng nên nói đến một khía cạnh khác của người bảo trợ. Một số đã dở khóc dở cười với người mà họ bảo trợ. Tôi có một anh bạn bảo trợ cho ông anh ruột sang Mỹ định cư, đã cho gia đình ông anh tá túc trong nhà, đối xử như bát nước đầy thế mà một hôm ông anh hội họp gia đình và trịnh trọng bảo người em:
"Từ bao lâu nay Chú đã giúp gia đình anh thật nhiều, anh rất cảm ơn chú nhưng đã đến lúc anh muốn ra ở riêng để khỏi làm phiền chú thím, vậy anh xin chú giao lại cho anh số tiền trợ cấp và tiền hưu mà chính phủ Mỹ đã trả cho anh trong thời gian anh phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộïng Hòa trước đây mà chú đang cất giữ."
Thế là tình nghĩa anh em đã chấm dứt từ hôm đó dù sau này ông anh đã biết mình hiểu nhầm vì những tin đồn bịa đăt, nhảm nhí lúc còn ở quê nhà. Ông ta đã hổ thẹn và vì tự ái nên không muốn nhìn mặt người em. Đấy là nỗi khổ tâm của "Xibôngxoa".
Lúc ở trại tỵ nạn thì đi đâu và bất cứ lúc nào cũng nói về quyền thế, (trong tưởng tượng sai lầm) về sự giàu sang, về nhiệt tình, về lòng tốt của "Xibôngxoa" Đặt quá nhiều hy vọng vào người bảo trợ, đến lúc va chạm với thực tế, vì không được những gì họ mong muốn từ người bảo trợ nên một số người Viêt Nam chúng ta đã quên đi tình nghĩa của những ân nhân ít nhất cũng đã giúp họ hoàn tất hồ sơ đưa họ vào định cư trên đất Mỹ. Âu cũng là một điều đáng tiếc trong những" vui buồn đời tỵ nạn."
Tôi viết bài này để vinh danh những nhà hảo tâm đã giúp chúng ta vào định cư tại Mỹ, đã giúp chúng ta hội nhập vào xã hội tân tiến thật xa lạ với chúng ta trong lúc chúng ta ngỡ ngàng, chân ướt chân ráo trên xứ lạ quê người. Một lúc nào đó, khi niềm hứng dâng cao, tôi sẽ rị mọ dịch bài này ra Anh văn để gửi cho Joe Doran, người "Xibôngxoa" quý mến của gia đình tôi. Mong rằng tôi sẽ có thì giờ và đủ khả năng để "Xibôngxoa" của tôi nở nụ cười thoải mái thấy việc làm của anh ta ít ra cũng không đến nỗi vô nghĩa.
HOÀNG ĐỨC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến