Tác giả tên thật là Phạm Duy Liêm, trước 1975 là tư chức tại Việt Nam, hiện là cư dân Maryland và sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông,
Nhiều lúc nhìn lại khoảng thời gian dài đã qua kể từ khi tới nước Mỹ này, vợ chồng anh Chín thấy an vui và hạnh phúc với những gì gia đình anh chị có được.
Thật ra, khách quan mà nói, anh chị Chín thấy rằng những điều anh chị có được ngày nay không phải hoàn toàn do khả năng cá nhơn, vì khi anh chị đến Mỹ tuổi anh chị đã tròm trèm nửa đời người; còn bốn đứa con đứa lớn nhứt chưa được mười tám, đứa nhỏ nhứt vừa tròn sáu tuổi.
Anh chị thường nói mười bốn năm ở Mỹ được cơ ngơi như vầy chỉ có Trời Phật giúp được mà thôi. Bốn đứa con gồm ba trai và một gái. Hai đứa con trai và đứa con gái lớn đã ra trường và tất cả đã có việc làm và cơ ngơi riêng; còn đứa con trai út vừa bước vào đại học và vẫn đang sống chung với anh chị. Về phương diện đi làm, đi học thì mỗi thành viên một chiếc xe. Gia đình thường gặp nhau vào cuối tuần, cùng vài bạn thân, vừa trao đổi việc làm ăn và cũng vừa quan tâm lo lắng cho nhau, bên đây cũng như bên quê nhà.
Mười bốn năm trước, khi quyết định ra đi anh Chín đã bỏ lại tất cả: Một căn nhà di sản của cha mẹ để lại, một biệt thự ở khu sang trọng ở quận 3 Sài Gòn do dì mẫu có ý cho vì dì của anh Chín vốn là một bác sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn và còn độc thân. Mọi việc ở nhà Dì do một tay anh quán xuyến kể từ khi đổi đời. Vì vậy khi Dì Mẫu anh nói để ra chánh quyền làm giấy sang tên nhà cho anh thì anh suy nghĩ rất nhiều giữa đi và ở. Cuối cùng anh quyết định ra đi. Anh ra đi vì tương lai của bốn đứa con mà thật ra cũng vì an nguy bản thân, anh vốn là nhơn viên cơ quan MACV.
Mười sáu năm sống kẹt lại dưới chế độ mới, anh chẳng làm việc gì bởi cái "background" cồm cộm của anh. Lúc thì căn cứ "LB", lúc thì căn cứ HQ "BL", lúc thì chương trình "DIOCC", lúc thì "CIDG" và cuối cùng là phục vụ tại BTLCS. Vậy đó, làm sao vô được các cơ quan chế độ mới, với ba đời lí lịch, chỉ cần một đời thôi đã không đủ lọt rồi, vả lại ba má anh là điền chủ mà! Còn ra tiệm buôn bán thì rà lại gia phả từ bao đời nay, trong dòng họ anh không một ai có tài thương buôn, mua đi bán lại. Chị Chín tuy là giáo viên cấp ba, lương hàng tháng nuôi bản thân chưa đủ nói gì tới việc trang trải trong gia đình. Anh Chín định ra đứng bán chợ trời, gia đình anh ngăn cản sợ lỡ bị "tó" (bị bắt) thì vốn mất mà thân cũng nguy. Thôi đành sống "ẩn dương nương Phật". Dì mẫu anh biết hoàn cảnh nên mới bảo bọc cho gia đình anh từ đó.
Anh gọi Dì là Dì mẫu vì mẹ anh qua đời đã lâu nên anh coi Dì như mẹ ruột. Còn ba anh là một công bộc tại một Bộ nọ, mà vì quá thanh liêm nên khi về hưu chỉ sống nhờ vào đồng lương hưu trí mà thôi. Mang tiếng là điền chủ khi Việt Minh nổi dậy, ba anh dìu dắt đàn con lên Sài Gòn với hai bàn tay trắng để lánh nạn. Ruộng vườn để lại các tá điền chăm lo, Ba anh không nhận được đồng nào tiền mướn vườn, cũng như chẳng có một hột gạo để ăn. Ba anh nói:
- Thôi chạy giặc lên Sài Gòn được là may rồi. Việc ruộng vườn để người khác ăn không mất đâu!
Má anh Chín cũng được ông bà ngoại anh chia cho một số ruộng, nên đôi khi anh thấy một vài tá điền biết điều từ dưới quê khệ nệ mang lên biếu Ba Má anh vài chục kí gạo, trái cây và một số tiền bán lúa.
Vừa mới chạy giặc lên thành phố, gồng gánh đàn con đông, chỉ một mình Ba anh đi làm, nên gia đình anh sống tạm bợ trong một khu nhà lá, vách ván (tình lối xóm vậy mà nồng ấm, đậm đà. Những tưởng chỉ có gia đình anh nghèo, vậy mà còn có người nghèo hơn). Dù vậy, Ba Má anh vẫn cố gắng khuyến khích và lo cho đàn con ăn học. Trong xóm lao động, nhà lá vách ván, tình lối xóm luôn nồng ấm, đậm đà. Bà con chung quanh thấy gia đình anh sống đề huề, có con đi học, nên họ cùng đề nghị.
- Hay là ông bà hai mở lớp dạy học trò cho trẻ con trong xóm đi.
Thế là lớp học được mở ra tại nhà. Học phí có thì đóng không thì thôi. Ngoài ra nhiều lần hàng xóm tới xin thuốc trị những bịnh thông thường như nhứt đầu, cảm sốt, đau bụngà vì họ biết gia đình anh có tủ thuốc sẵn. Đó là những loại thuốc mẫu do Dì anh cho gần đây sau khi Dì anh ra trường y khoa ở Pháp về mở phòng mạch. Cũng nhiều lần họ tới nhà anh mượn hay xin chút nước tương, chút muối, chút đườngà nhưng ít khi hoàn lại.
Cũng nhiều lần, một người lối xóm tới nhà anh mượn gạo. Thường thì người này tới mượn đều gặp anh. Anh đong sáu lon sữa bò đầy vun cho hai lít gạo, đúng ra cứ mỗi ba lon sữa bò gạt miệng bằng một lít gạo, cứ đều đều như vậy. Một lần người chú anh đến nhà chơi. Tình cờ thấy anh đong gạo cách đó, mới hỏi:
- Con đong gạo bán hay cho mượn vậy"
- Dạ, con cho mượn.
- Cho mượn sao con đong vun quá"
- Thôi kệ nó chú à. Họ nghèo mà!
- Nghèo thì nghèo đong đủ thôi chớ con!
Đó là những tháng năm anh Chín được đâu khoảng 13-14 tuổi.
Theo thời gian, dần dần gia đình Ba Má anh gượng lên. Sau đó, Ba Má anh cùng gia đình dọn đến căn nhà khang trang hơn, mặt tiền đường ở Gia Định. Căn nhà này tọa lạc gần một dốc cầu. Các anh chị của anh lần lượt ra trường và có việc làm xa nhà. Phần anh là con út nên vẫn còn ở chung với Ba Má anh để học cho xong.
Khoảng giữa thập niên 60, chiến cuộc bắt đầu gia tăng. Tuy vậy anh may mắn kiếm được việc làm ở căn cứ "LB". Trong thời gian làm tại đó, anh đã giúp đỡ rất nhiều đồng bào, một số ở quê lên thành phố lánh nạn chiến tranh, để có một việc làm. Đây là một căn cứ đang mở rộng, xe cơ giới đủ loại rất nhiều. Cả một khu sửa chữa bảo trì rộng mênh mông nên rất cần thợ máy và thợ phụ.
Anh Chín là một nhơn viên trong xưởng máy này, hàng ngày anh làm việc trong văn phòng, đôi khi theo trưởng Mechanic ra tận bãi để trông coi thợ làm và nếu cần làm thông dịch luôn, vì xét "background", xếp máy đã biết anh Chín dù gì đã xong các lớp ở hội Việt Mỹ (VAA)
- Ê, Chín vui lòng ra đây chút coi! Xếp máy người Mỹ đứng ngay cửa văn phòng nói với vào.
- Dạ, xếp có việc gì vậy"
- You theo tôi, dẫn ứng viên này ra bãi xe để phỏng vấn. Xếp nói.
Anh Chín hiểu ngay người này đến xin việc làm. Nhìn dáng người, mặt mày biết đây là người ở quê mới lên thành phố. Khoảng cách từ văn phòng tới bãi xe chừng vài chục thước, đủ thời gian để anh Chín hỏi han, dặn dò:
- Anh từ đâu đến vậy"
- Thưa anh, em ở quê mới đến.
(Thường là từ một số tỉnh phía nam và vài tỉnh từ Biên Hòa trở ra)
- Anh biết gì về xe cộ không"
- Dạ, từ nhỏ đến lớn làm ruộng hoặc làm rẫy chẵng biết gì cả
- Anh nghe tôi dặn nè - Anh Chín nói vừa đủ hai người nghe - Khi người Mỹ này chỉ anh món đồ nào trên máy xe thì anh cứ nói đại ra một tiếng gì đó như vỏ xe, kèn, đèn... tôi sẽ thông dịch trúng tên món đồ giùm cho anh, để anh có việc làm. Anh mà ấp úng hoặc ngậm miệng thì rớt nha.
- Dạ, cám ơn thầy.
Cứ như vậy, ở shop máy hàng trăm người phụ, trong số đó có đến vài chục người do anh giúp để có việc làm từ lúc anh Chín bắt đầu vô đây.
Anh Chín nhớ lại một chuyện cay đắng như sau. Một hôm đang ngồi trong văn phòng, một phụ thợ lấp ló ở cửa:
- Anh tìm ai vậy" Anh Chín hỏi.
- Dạ, em có việc muốn thưa với thầy. Với vẻ ấp úng và e dè anh ta đáp.
Anh Chín đứng dậy, bước ra ngoài cửa, đối mặt với anh thợ phụ:
- Có chuyện gì vậy anh"
- Dạ, em vừa bị đuổi rồi! Anh ta ngập ngừng nói.
- Sao vậy, anh làm gì ra nông nổi"
- Dạ, em lỡ đánh cắp vài món đồ sửa xe bị bắt gặp. Anh ta đáp vơí vẻ mặt ưu tư.
Anh Chín phán một câu nhẹ nhàng vừa trách vừa thương.
- Khổ thân chưa, anh ham lợi nhỏ đánh mất lợi lớn.
Tuy nói vậy, trong đầu anh Chín suy nghĩ mông lung. Anh muốn nghĩ ra cách nào để giúp anh ta được ở lại làm, vì mất việc là mất lương, mà mất lương một thợ phụ ở thời điểm đó đâu phải nhỏ. Mỗi một kì lương hai tuần lễ, người thợ phụ làm đủ giờ trung bình lãnh trên dưới hai ngàn đồng. "Lực bất tòng tâm", anh Chín cuối cùng nói.
- Liệu tôi làm gì được cho anh đây"
- Hồi em mới vào làm cách đây trên một tháng em đã chịu mất một tháng lương. Anh ta chậm rãi nói từng lời.
- À ra vậy. Mà anh đưa cho ai"
- Em đưa cho anh cai thợ và anh ấy nói chia cho thầy một nửa.
Nghe qua lòng anh Chín phát nóng lên. Anh nghỉ sao ở đâu cũng có loại người như thế. Tuy vậy anh vẫn bình tĩnh nói vẻ chua chát:
- À, vậy sao! Thôi vầy nha, anh ra xưởng kêu anh cai thợ nào mà anh đã đưa tiền vô đây nói chuyện với tôi trước mặt anh cho rõ ràng. Nếu anh ấy xác nhận tôi sẽ đưa lại cho anh phần đó.
Anh thợ phụ quay đi và không bao giờ trở lại.
Sau đó hai năm anh Chín xin vào làm tại căn cứ HQ "BL". Ở đây, cũng với một việc như trước, anh đã giúp hàng mấy chục công nhân mặt này mặt nọ đang làm trong căn cứ, mà không bao giờ đòi hỏi một sự đền bù. Sau vài nhiệm sở nữa, cuối cùng anh về Sài Gònlàm trong BTLCS. Thời gian này anh Chín vẫn sống chung với Ba anh (đã nghỉ hưu). Sau đó Ba anh được giới thiệu vào làm bí thư cho một ông dân biểu ở Hạ viện.
Một ngày nọ ba anh nói:
- Ba vừa nhận đơn kêu oan của một ông xã trưởng ở... và ông ta bị đưa lên giữ tại BTLCS. Theo đơn kêu oan ông dân biểu và ba thấy có điều gì uẩn khúc đây.
- Ba cứ nói hết đi!
- Ba biết con làm ở BTLCS, cho ban cố vấn, có cách nào đến thăm và hỏi ông ta được không"
- Ba muốn con hỏi điều gì, Ba"
- Tùy con, tùy tình hình mà hỏi và coi có giúp ông ta được gì"
- Dạ, để con coi. Mà, thưa ba, ông ta tên gì"
- À, để ba nhớ lại coi. Ông ta tên A.
Vào sở làm, nhơn một lúc rảnh rỗi, anh Chín kể sự việc cho một vị cố vấn nghe, và hỏi ông ta liệu anh có thể làm gì được. Vị cố vấn khuyến khích anh Chín cứ tìm hiểu xem sao.
Được cố vấn như thế, anh Chín mạnh dạn dò hỏi. Thực ra, đây không phải là phần hành của ngành anh Chín phụ trách, nhưng có lẻ ở đâu cũng vậy " nhứt thân nhì thế". Lúc đầu anh Chín hỏi các chú tài xế cho cố vấn, coi phòng điều tra ở chỗ nào, vì ban BTLCS rộng mênh mông, nhiều ban nhiều ngành, làm đâu biết đó không thể nào la cà cho hết được.
Một buổi trưa ít việc, xin phép xong anh Chín bước vội đến phòng điều tra, không ngờ chẵng xa phòng cố vấn là bao.
- Chào đại úy!
Một viên đại úy đang ngồi sau bàn giấy ngay cửa ra vào ngẩn đầu lên, thấy người mặc thường phục lạ, tuy có kẹp thẻ làm việc tai BTL, ánh mắt ông hơi ngạc nhiên. Thấy vậy anh Chín nói thêm.
- Thưa tôi là Chín, làm cho ban cố vấn gần đây.
- Chào anh! Anh đến đây có việc gì" Viên đại úy hỏi giọng nhẹ nhàng.
- Thưa, tôi muốn biết có ông xã trưởng tên A đang bị giữ ở đây không"
Viên đại úy đưa tay với lấy quyển sổ trên bàn ông đang ngồi rồi lật từng trang dò tìm
- Đây rồi. Ông ấy được đưa vào đây ngày.... gần một tuần rồi.
- Tình trạng ông ta ra sao, thưa đại úy"
- Chúng tôi đang điều nghiên hồ sơ vì có người thưa ông ta về tội....
- Đại úy thấy có trầm trọng lắm không"
- Chưa kết thúc và xem chừng cũng không đến nỗi nào. Viên đại úy hơi ngập ngừng hé lộ.
- Vậy sao! Anh Chín buột miệng nói, rồi anh tiếp luôn giọng ôn tồn
- Có thể nào đại úy vui lòng cho tôi gặp mặt ông ta được không"
Suy nghĩ giây lát, viên đại úy gật đầu nhẹ. Ông gọi vào bên trong và một nhân viên thừa hành xuất hiện. Vị đại úy nói.
- Nhờ anh vào dẫn ông A ra đây!
Lát sau, nhơn viên thừa hành điều ra một người đàn ông trung niên, trong bộ đồ bà ba đen; thoáng qua gương mặt còn nét đăm chiêu, ưu tư, dáng vẻ sợ sệt. Ông ta được đưa sang phòng kế bên, cùng lúc viên đại úy ngó anh Chín.
- Mời anh qua phòng kia ngồi.
- Cám ơn đại úy!
Anh Chín cũng ngỏ lời cám ơn nhơn viên thừa hành vừa điều ông Xã trưởng ra. Nhơn viên nay vừa lui vào trong anh Chín lên tiếng.
- Chào ông, mời ông ngồi.
Ông Xã trưởng ngập ngừng vừa ngồi vừa nói cám ơn.
- Tôi tên là Chín.
Anh Chín không tự giới thiệu anh là ai và đang làm gì, ở đâu, mà anh chỉ muốn vào đề ngay. Anh Chín nhìn vào đôi mắt ông xã trưởng.
- Ông tên là A, làm xã trưởng ở...
- Dạ phải, thưa ông.
Giọng ông ấy run run, nhỏ nhẹ trả lời anh Chín. Nhìn gương mặt ông ta lúc này gần và rỏ hơn, anh Chín nhận thấy có lẻ ông dân biểu và ba anh nhận xét đúng.
- Ông bị đưa lên đây bao lâu rồi"
- Dạ, được năm ngày.
- Ông biết ông bị bắt về tội gì không"
- Dạ, không rỏ lắm. nhưng nghe nói có người tố cáo tôi về một vụ gì đó, dường như là hối lộ.
- Ông có làm việc đó không"
- Dạ không. Tôi xin thề có Phật trời làm chứng.
- Lúc bị bắt gia đình ông biết không"
- Dạ, lúc đó tại văn phòng xã nên tôi có nhờ nhơn viên xã báo cho vợ tôi hay và dặn làm đơn khiếu nại.
- Vậy à! rồi mấy hôm nay gia đình ông có ai đến thăm chưa"
- Dạ chưa! chắc vợ tôi đang đi tìm!
- Ông yên tâm đi. Thế nào vợ ông cũng tìm gặp thăm ông nay mai!
- Dạ!
Anh Chín chợt chồm thế ngồi tới một khoảng và hỏi nhỏ lại ngắn gọn.
- Điều tra mấy lần rồi"
- Dạ, mới sơ thẩm lần đầu.
- Ông có bị "đòn" không"
Như biết ý anh Chín, ông ta đáp lại trầm giọng.
- Dạ, không!
Anh Chín sửa lại thế ngồi như trước. Sau một lúc im lặng quan sát, anh Chín chợt lên tiếng giọng trở lại bình thường.
- Ông có cần gì không"
- Dạ, họ đưa đi bất ngờ nên không kịp đem theo quần áo, đồ dùng cá nhơn.
- À, tôi hiểu rồi. Tôi sẽ đem vô cho ông.
- Dạ, cám ơn ông.
- Thôi, ông đi vô nha. Có sao khai vậy. An tâm. Vụ của ông tôi cũng biết qua.
Anh Chín trở qua phòng bên, gặp lại viên đại úy. Ngó thẳng ông ta, anh Chín nói.
- Cám ơn đại úy nhiều. Ca này ông dân biểu mà ba tôi là bí thư cho ông ta, đã nhận đơn kêu oan.
- Vậy sao!
- Đúng vậy! cho nên tôi mới biết và đến đây xin tìm hiểu thêm.
Vừa định ra về, anh Chín chợt xoay người lại.
- Thưa, đại úy thấy có cách nào giúp ông ta không"
- Luật pháp mình có công thì thưởng có tội thì trừng. Chúng tôi thấy vụ này thật ra không đáng gì, nhưng vì có người thưa chúng tôi mới thi hành phận sự. Thôi vầy nha, anh thưa với ông dân biểu để ông viết cho vài lời. Có như vậy chúng tôi mới dễ dàng làm việc. Dầu sao ông xã trưởng cũng là một công bộc quốc gia. Có thể phía bên kia thù ghét ông ta vì thấy ông ta được lòng dân làm chúng khó hoạt động.
- Thôi một lần nữa xin cảm ơn đại úy. Xin chào!
- Xin chào anh!
Buổi chiều làm về, anh Chín ghé chợ mua cho ông xã trưởng số đồ dùng cần thiết như đã hứa. Trong buổi cơm tối anh Chín thưa lại với Ba anh sự việc như vậy. Hôm sau, anh tạt qua phòng thẩm vấn với gói đồ đề tên ông xã trưởng, và hôm sau nữa anh lại đến nhưng lần này với tấm card có in chức danh của ông dân biểu cùng mấy dòng gởi gấm và trao cho vị đại úy hôm nọ.
Chẵng bao lâu sau đó, Ba anh Chín cho biết văn phòng ông dân biểu có nhận được thư cảm tạ của ông xã trưởng và gia đình báo tin được đoàn tụ. (Thật ra đến nay anh Chín vẫn còn thắc mắc tự hỏi sao một ông xã trưởng bị BTLCS giữ mà không thông qua hệ thống quận và tỉnh")
Thời gian đó anh Chín được khoảng gần ba mươi tuổi. Sau khi chịu tang mẹ anh được ngoài ba năm, vì Ba anh hối thúc, nên nhơn lúc về quê nhà nơi sanh quán để nghỉ hè, anh đã gặp chị Chín và hai người làm lễ cưới, khoảng ba năm trước khi vận đổi sao dời.
Năm đó quân đồng minh lần lượt rút về và các cơ quan ngoại quốc ở Sài Gòn bắt đầu thu gọn lại. Hơn một năm sau ngày cưới chị Chín cho ra đời một bé trai. Hai năm sau chị Chín sanh thêm một bé trai nữa, giữa lúc phần đất phía Nam đã mất và bao nhiêu người bỏ nước ra đi. Lòng ngổn ngang trăm mối, anh Chín ra đi không nở mà ở lại cũng chẵn đành!
Anh không nở ra đi vì tính đến cuối tháng tư năm 1975 thì chị Chín đã mang thai đứa con thứ hai được bảy tháng. Anh muốn đưa vợ và đứa con đầu gần hai tuổi cùng ra đi, song lo ngại sẽ không an toàn, vợ yếu và con còn nhỏ quá!