Hôm nay,  

Bữa Tiệc Gây Quỹ

24/09/200500:00:00(Xem: 132292)
Người viết: CAP VĂN TÔ
Bài số 833-1423-259-vb6092405

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster. Cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO 1, hiện làm ở Ocean View School District. Hai bài viết về nước Mỹ trước đây của ông đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Bài mới của ông lần này kể về một sinh hoạt đã được tường thuật từ lâu: Buổi tiệc gây quĩ cho Thương Phế Binh VNCH còn ở quê nhà. Sinh hoạt dù cũ, nhưng việc góp phần lo cho Thương Phế Binh và tấm lòng của người viết bài thật đáng được trân trọng.
*

Chiều thứ sáu 9-9-05, tôi xin phép nghỉ không lương 3 tiếng để về đi tham dự buổi gây quỹ TPB do hội Liên Trường tổ chức, trời tuy nóng nhưng hôm nay cứ phải cà-vạt áo vét, lại tăng cường thêm một tí dầu thơm cho có vẻ tươm tất một chút, bởi vì thế nào cũng gặp một vài cô bạn học trò G.L, TV, LVD khoảng 50 năm về trước nay họ vẫn còn trẻ trung, nhí nhảnh mà mình thì lụ khụ quá coi hổng đặng.
Trên đường đi sao mà hồi hộp thế, chẳng phải lo sợ gặp người đẹp mà vì cái hình bình điện cứ nổi màu đỏ báo hiệu xe của tôi bị cao áp huyết, có thể bị si-trốc bất cứ lúc nào. Tuy có cà-zựt vài lần nhưng cũng đến nơi, đi dự tiệc gây quỹ Thương Phế Binh mà.
Xuống xe, vuốt lại vạt áo và theo thói quen vuốt vài sợi tóc còn sót lại trên cái sàn láng bóng, tiền cầm sẵn trên tay, ung dung tiến đến bàn mua vé.
- "Thưa bác, chúng cháu không có bán vé tại cửa, vé đã phân phối cho các trường hết rồi, xin bác thông cảm."
- "Ơ..hay nhẩy, sao không thông báo cho rõ, cứ tưởng.."
Mất vui vì không có vé lại bị người kiểm soát ở độ tuổi nửa-cô nửa-bà gọi là bác thì .. buồn quá, bôi nước hoa làm gì cho phí đi! Miệng hơi đắng, liếc xem có ông bạn quen nào để mượn đỡ điếu thuốc cho bớt nhạt miệng, nhưng chẳng có ai, họ cứ lần lượt ung dung bước qua "khung cửa mùa thu" do mấy bà Trưng Vương trấn thủ. May mắn cũng có một số đồng hương đến mua vé tại cửa bị hụt ra đứng chung giúp tôi đỡ ngượng.
- "Sao anh không vào đi còn đứng chờ ai đây""
- "Chào chị Hưng, tôi chờ thêm mấy người bạn.."
Chị Hưng là thành viên của một ban nữ ca liên binh chủng có tiết mục giúp vui hôm nay, tôi xuống giọng chỉ đủ cho chị nghe:
- "Hết vé rồi, họ đâu có bán tại cửa, quê quá đi thôi."
- "May quá, tụi em có vé dư, một chị bạn trong ban hợp ca vì bận công chuyện không đến được, anh ráng đứøng chờ để em tìm vé cho."
Tôi có cảm tưởng như mọi người đang nhìn tôi mỉm cười vì bị tẽn-tò, người đi xin vé! Lại một cái vỗ vai, quay lại thì ra là P. Ký Lê thành Lân, một thành viên trong ban tổ chức, biết tôi đến để săn tin nên kéo vào ngay, thế là cháu 70 đời của Tô-Định hiên ngang bứơc qua cửa ải do con cháu Hai Bà trấn thủ. Hú hồn, suýt chút nữa bị lỡ một chuyến đò, bây giờ thì no dồn thay cho đói góp, một người hai vé.

Katrina! Mi hại TPB rồi.
Liên hội cựu quân nhân vùng Dallas FW đã chuẩn bị xong xuôi để tổ chức một buổi đại nhạc hội vào ngày 16 tháng 9 để gây qũy cho anh em Thương Phế Binh thì cơn bão Katrina ập đến. Mọi việc phải đình lại để lo việc trước mắt, giúp đỡ đồng bào và nhất là anh em cựu quân nhân vùng New Orleans bị cô Katrina đuổi. Có tổ chức lại được không thì chưa biết nhưng đã lỡ qua ngày 16 tháng 9 rồi, lại phải chờ đến năm sau.
Anh em cựu quân nhân vùng Dallas chọn ngày trên là có ý một công đôi ba việc, vừa gây quỹ vừa kỷ niệm ngày tái chiếm Cổ thành Quảng Trị. Cuộc hành quân tái chiếm cổ thành theo lệnh của Tổng Thống với sự tham dự của các quân binh chủng phải kéo dài hơn một tháng mới thành công, nhưng sự thiệt hại về phía QLVNCH không phải nhỏ, riêng anh em Mũ Xanh cũng đã thiệt hại hơn Ba Ngàn người (tài liệu TQLC Nam CA).
Hội Liên-trường nam Cali vẫn tiếp tục buổi gây quỹ cho thương phế binh nhưng lại rơi vào thời điểm không thuận lợi. Vì Katrina mà Thầy ở Chùa kêu gọi, Cha ở nhà thờ kêu gọi, Mục sư kêu gọi ở Thánh đường, nhà nhà kêu gọi, người người kêu gọi, tuyền thanh báo chí kêu gọi yểm trợ cho đồng bào bị thiên tai. Đúng là Katrina hại Thương phế binh, chưa biết kết quả buổi gây quỹ này sẽ ra sao!.
Đồng hương hải ngoại còn có quá nhiều, quá nhiều việc trước mắt phải giúp đỡ. Mục sư Bảo đang cần giúp cưú trợ đợt 31, 32, 33 v.v..cho người nghèo trong nước. Cô Đông-X, hội chuyên gia đang cầu cứu cho các "cô gái VN" bị bán sang xứ Đài. Các luật sư Nguyễn Quốc Lân, Trịnh Hội, nghệ sĩ Nam-Lộc đang bận rộn với kế hoạch tiếp đón thuyền nhân từ Phi sang. "nhiều đoàn thể và cơ quan truyền thông từ cộng đồng Việt Nam đã tỏ ý muốn tham dự cuộc tiếp đón lịch sử này! (Báo Người Việt, số 7217)
Hình như số phận TPB thường bị "hẩm hiu", đã bị PHẾ thì khá sao được. Trên trang Diễn-Đàn Chiến-Hữu của tập san Biệt Động Quân số 15 có bài :"Trên đôi nạng gỗ", nội dung là lời trăn trối trước khi chết của một thương binh gởi cho những người còn ở lại là làm sao tổ chức được một đại nhạc hội gây qũy cho anh em TPB tại quê nhà. Lời lẽ có vẻ cay đắng nhưng lại đúng sự thật, tuy lời thật mất lòng nhưng thuốc đắng lại dã tật.
Nhà hàng Ba-Lát đã đông, bàn số 45 đã đủ, số người tham dự ước lượng trên dưới 450, nếu kể thêm một số đồng hương không có vé phải ra về thì tiềm năng ủng hộ Thương Phế Binh không phải là nhỏ, cái nhỏ là nhỏ ở chỗ thiếu người phất cờ, thổi còi.
Chương trình khai mạc khá đúng giờ, ngoài những nghi lễ cần thiết, bỏ qua tiết mục dạ tiệc dạ vũ, chương trình văn nghệ có gì lạ không em".

Những màn văn nghệ bất ngơ:ø
Con nhạn trắng Gò Công nhất định cất cao giọng "Nỗi Buồn Gác Trọ" để giao duyên với tiếng thì thầm "Nỗi Buồn Thương Binh" rất hay nhưng không bất ngờ, ban hợp ca Tây-Nam (") mới làm mọi người bất ngờ, nói thẳng thừng mà không sợ mích lòng là các chị hát chưa hay bằng ca sĩ Phương Dung, cái hay là ai đã gom các chị vào một ban đồng ca để cùng có một giọng ấm và nhẹ nhàng nói với Thương Phế Binh" Các chị đồng một lòng với bản Xuất-Quân & Cờ bay. Ngày xưa thương lính làm vợ lính, nay thương đến những đồng ngũ tàn tật của chồng, của chính mình đang oằn oại dưới chế độ XHCN. Các chị rất đẹp trong quân phục TQLC, Nữ quân nhân, Biệt đoàn Văn Nghệ Trung Ương và nữ Cảnh Sát Thu-Thủy, con Thiên-Nga đầu đàn.
Ban hợp ca nữ liên trường với những tà áo .. màu....bay bay trong ánh đèn, giọng ca cao vun vút làm nhiều anh chàng rể Trung Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Regina Pacis... mỉm cười, quay sang người bên cạnh khoe:
- Đấy đấy, người dẹp mặc áo dài là nhà tôi đấy, "mai hom" đấy !
Chàng rể này có làn hơi dài nhớ nhà thương điếu thuốc nên giọng nổ hơi cao, ai trong đám nữ sinh ấy mà không đẹp, mà không mặc áo dài" Tham lam vốn sẵn tính trời!
Không Hát Mà Hay.
Chàng ca nhạc sĩ thương lính yêu lính đang từ từ bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay của khán giả, chàng này hát thì hay mà nói cũng ngọt như mật rót vào lỗ tai (!), tôi thầm nghĩ hôm nay hát cho Thương Phế Binh chắc chàng phải làm cả chục bài:
- " Thưa các anh chị, hôm nay tôi xin.. ..Không có một bài hát nào diễn tả cho đúng, cho đủ nỗi đau và thua thiệt của anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà."
Ơ kìa, nói cho xong rồi hát đi chứ, tại sao lại im lặng" Tại sao lại cúi đầu như đu mình Trên Đôi Nạng Gỗ" Khoái cái gì mà rung vai cười" Tôi mắng thầm: Vô duyên!
- " Kình thưa quý anh chị, xin tha cho Việt-Dzũng, không thể hát lúc này được, nếu các anh chị đồng ý, Việt Dzũng sẽ hát sau."
Nói rồi chàng ngước mặt lên trời như cố nuốt trôi những gì tắc nghẹn nơi cổ họng, hai tay chống nạng, nghiêng đầu quẹt những giọt nước mắt lên vai! Chán anh này quá làm tôi cũng giả bộ lau giọt nước mắt có thật. Liếc quanh tôi thấy khá đông các chị cũng bẽn lẽn lau nước mắt, vợ chồng T.V Võ tường Đông mắt đỏ nhiều hơn. Võ tường Đông, người bạn tù của tôi vừa bị sì-trốc, vừa chống nạng vừa được một Trưng Vương dìu từ Lawndale đến đây tham dự buổi gây quỹ, thật là đẹp cả tình yêu lẫn tình đồng đội.


Không ai thông cảm Thương Phế Binh bằng ca nhạc sĩ Việt Dzũng nên anh đã "hát" một bản nhạc tuyệt vời, Không Hát Mà Hay, khi anh đã cúi đầu quay lui thì những tiếng vỗ tay vẫn không tha anh, vẫn đuổi theo anh vào tận hậu trường sân khấu.

Ông đi lính, cháu đi hát
"Một đàn tang-tình con-nít ấy mới độ..." độ chừng 15 cháu cười nói như đàn chim sẻ ríu rít sà xuống hội trường. Tôi nhận ra là đoàn Việt Nhi do chị Diệu Thanh hướng dẫn. Tuần trước các cháu đã tham dự giúp vui buổi ra mắt ban chấp hành của hội Gia Long. Bữa hổm, các cháu mặc đồng phục "đầm", múa hát bản nhạc A-li-băm-ba và vũ diệu Nam Dương vô cùng xuất sắc và lạ mắt như lần đầu tiên tôi mới được thưởng thức, chính nhờ các cháu mà người lớn chúng tôi hết giận nhau, câu chuyện như zầy:
"Tôi và người bạn cùng quân trường, cùng binh chủng và cùng là rể G.L, dĩ nhiên là thân nhau rồi, nhưng vì sau này quan niệm chống Cộng khác nhau nên không nhìn mặt nhau, xỏ vào chân nhau đôi dép râu, nay vô tình lại bị xếp ngồi cùng bàn. Khi các cháu đoàn Việt Nhi múa xong, mọi người cùng đứng dậy vỗ tay trong niềm hân hoan, bất chợt tôi và hắn cùng quay lại nhìn nhau rồi xiết chặt tay nhau rồi... từ từ cúi xuống cởi cho nhau... đôi dép râu, đội lên đầu nhau chiếc nón sắt ở chiến trường xưa. Khi ra về hắn nói nhỏ: "Cộng đồng và một số hội đoàn CẦN các cháu đến giúp vui"
Hôm nay thì khác hoàn toàn, các cháu trong bộ quân phục tác chiến, mũ lưỡi trai, huy hiệu SĐ.18/BB. Tôi hỏi cháu lớn nhất, cháu 13 tuổi. Hỏi cháu nhỏ nhất bao nhiêu tuổi, cháu đưa bàn tay lên nhưng cong ngón tay cái lại trông thật dễ thương, 4 tuổi. Với tuồi này thì nhất định phải là thế hệ thứ 3 của các anh chiến sĩ sấm sét miền Đông. Không lẽ cứ tưởng mình là sấm sét mà đòi có tí nhau khi đã bạc đầu.
Chị Diệu Thanh, một phu nhân cuả Mũ Đỏ, hướng dần các cháu đến để hát gây quỹ giúp các ÔNG TPB ở VN, đã 8 giờ tối mà chỉ thấy các em uống nước ngọt, tôi hỏi:
- "Sao chị không cho các cháu ăn tí gì đi".
- "Các cháu dành tiền để góp vào quỹ giúp Thương Phế Binh".
- "Không được, thà rằng các cháu chưa tới, nay cùng ngồi đây mà người lớn cầm đũa các cháu cầm ly tôi thấy chói mắt qua, để tôi nói với ban tổ chức"
Tuy chị Thanh ngăn cản nhưng tôi vẫn mét-bu điều này với P. Ký Lê thành Lân, các chị nữ trong ban tổ chức thật tinh mắt, tưởng tôi kiếm chuyện với Lân nên một hai ba bốn người ào lại. Tôi né sang một bên, nhường mặt trận đôi-co này lại cho chị Diệu Thanh. Khi hiểu đầu và đuôi câu chuyện, những bàn tay của các hiền mẫu trong ban tổ chức xoa đầu nắm tay các "con Việt Nhi" như muốn nói: "Các mẹ không biết, xin lỗi" rồi gọi nhà hàng dọn cơm cho các cháu, nhưng chị DT lại xin miễn vì các cháu no rồi.
Nhất Mãnh Hổ Diệu Thanh nan địch quần Sư Tử, bị phe nữ hội Liên Trường áp đảo, cuối cùng Bà Diệu Thanh đành đầu hàng chấp nhân cho các cháu ăn vì điều kiện LT dưa ra: " CÓ ĂN MỚI CHO HÁT, No-ít, No-xinh"
Trong chớp mắt, ba món canh, sào, mặn được nhà hàng dọn ra cho các cháu Việt Nhi, nhìn các cháu vui cười chuẩn bị ăn mà các bà nội ngoại LT quên cả nhiệm vụ săn sóc cho những ..người lớn uống.
Khó tìm đâu ra được một cuộc tranh chấp, một trận "lời qua tiếng lại" đẹp như thế này, ông CNN cũng thâu vào ống kính được một đoạn "cãi nhau" này phải không"
Cơm chưa kịp ăn thì các cháu lên sân khấu, toàn ban Việt Nhi cùng cháu Đan Vi hát bản Chiến Sĩ Vô Danh dưới ánh đèn úa vàng trong sự im lặng của mọi người làm tôi rùng mình, hình ảnh đơn vị cũ chiến trường xưa quay trở lại trong đầu tôi.
"Mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng.. ..núi..cây rừng.. .."
Ông nhạc sĩ ơi! Sáng tác chi bản nhạc mà bất cứ người lính cầm súng nào khi nghe đều rùng mình: " thoáng thấy nghe hình bóng" của bạn mình đã hy sinh!
... ..Tôi đứng trên lưng đồi, ngoài vòng rào trại Đức-Cơ, quan sát thiếu úy trung đội trưởng Ng-q-Ch dẫn trung đội đi làm tiền đồn tại làng Thường Đức, cách biên giới Việt-Miên 1 km, nhìn toán quân của mình thấp thoáng giữa núi rừng đi về phía Tây trong cái mờ ảo của ngày và đêm mà lòng tôi lo lắng, tình hình mấy bữa nay khá nặng.
Đêm đó, trung đội của CH.. đã phát giác và đụng độ với một lực lượng lớn của địch xâm nhập từ Miên qua, anh đã hy sinh cùng 12 đồng đội, thành phần trung đội còn lại đa số trở thành thương binh và TPB.
Cách nay mấy tuần, vào một buồi trưa, tôi tiễn người bạn lên đồi trong tiếng kèn đồng ra riết của nhạc sĩ Phan-Diệu, người ấy là TQLC Nguyễn kim Tiền, người ấy là một trong số những thương binh còn sót lại trong trận phục kích trên, người ấy trước khi lên đồi còn trăn trối lại với đồng môn Nguyễn-Trãi: "Tụi bay ráng tổ chức một buổi nhạc hội hát gây quỹ cho Thương Phế Binh".
"Tiền à, hôm nay đồng môn Nguyễn Trãi của mày có mặt rất đông đủ ở dây, trong buổi gây quỹ này, kể cả bạn bè TL, CVA và đồng đội của mày, cười lên đi"
Sau khi hoan hô Ngũ hổ Tướng Quân và các chiến sĩ vô danh các cháu tiếp:
- "Ban Việt Nhi chúng cháu xin ủng hộ quỹ TPB một trăm đồng"
- "Ban thiếu nhi SĐ.18/BB xin ủng hộ quỹ TPB hai trăm đồng.."
Có lẽ không nên nói thêm bất cứ chuyện gì xẩy ra sau khi các cháu bước xuống sân khấu, càng nói càng làm người lớn khó xử, càng nói càng làm Công Hầu Khanh Tướng ngượng ngùng, chỉ nói rằng mấy "bà và mẹ" trong hội G.L,TV, LVD đến ôm các cháu vào lòng, nắm tay dẫn các cháu trở về bàn mà cơm đã dọn nhưng chưa kịp ăn.

KINH CHIỀU.. Bổn cũ soạn lại.
Các cô chú ca và hát có vẻ "rét", có vẻ bị khớp sau màn trình diễn của các cháu, nhưng hoạt cảnh Kinh Chiều, tuy là bản cũ soạn lại thì vẫn được vỗ tay nồng nhiệt, các anh cầm máy ảnh chen nhau, chạy tới chạy lui để chụp... các cô.
Kinh Chiều" Các cô nông thôn, không thơm hương đồng cỏ nội mà thơm... dầu thơm, nước chùm-kết, họ đang cùng Cô-Sơ ca múa hát bản Kinh Chiều trong không khí thanh bình thì..bất ngờ giặc tràn qua thôn xóm, súng nổ đì đùng, nhà tan cửa nát, may sao đoàn quân MX hành quân ngang qua bèn đem lòng súng nhân đạo (") cứu người lầm than, đem thanh bình về cho thôn xóm.
Hoạt cảnh quá hay và cảm động, nhưng có vài điều cần rút ưu khuyết điểm. Cái anh chàng đóng vai y tá Ngọc chạy đến săn sóc cho cô thôn nữ bị thương thì lại cứ từ từ .. tìm xem vết thương ở đâu, ở ngay chỗ u lên trên đầu gối mà lại đi băng chỗ khác!
Còn Cô-Sơ, (tôi không gọi là Bà-Sơ, đã là Bà thì làm sao là Sơ được!) thì đã đẹp lại còn nhí nhảnh má lúm đồng tiền, liếc mắt cười duyên làm những anh Chân-Tu như chúng tôi đều muốn Tu-Xuất hết.
Khen ai khéo vẽ cảnh... éo-le, tiết mục kêu gọi cứu trợ TPB do MX "biết 81 cách nhẩy dù" Phan văn Huấn điều khiển chưa tới thời điểm thì các cháu ban Việt Nhi lại đi trước mất rồi làm khó khăn cho các chú bác đi sau. Làm sao đây" Từ bằng tới hơn chứ không lẽ thua các cháu! Khen ai khéo vẽ cảnh.. .. éo-le.
Không đề cập tới việc thành công về tài chánh, các anh chị hội LT đã tỗ chức và sắp xếp một chương trình văn nghệ gây quỹ cho TPB quá hay và đầy đủ ý nghĩa, năm nay hay hơn năm ngoái, năm tới phải hơn năm nay. Chuyện cũng dễ hiểu, tuy mang danh là hội của các trường trung học, nhưng đại đa số các anh chị lại là cấp chỉ huy trong QĐ ngày xưa của các TPB và ngày nay đã và đang thành công về mọi phương diện, và nhất là có tấm lòng với TPB, dù mỗi năm chỉ tổ chức một lần.
Buổi gây quỹ này mới chỉ có một số nhỏ ca sĩ "cây nhà lá vườn" như Phương-Dung, Việt Dzũng, Bảo Châu, Khánh Ngọc, Phương Hạnh &Phạm Gia Chúc, Lưu Minh Thắng mà đã thành công, các anh chị còn có quá nhiều ca nhạc sĩ cây nhà lá vườn khác như LT, KL, YL, XYZ...và Hoàng-Oanh v.v.. Còn nhiều đồng hương đến tham gia vào công việc từ thiện này mà không có vé! !!
Các anh chị có nên đứng ra tổ chức một Đại Nhạc Hội gây quỹ cho TPB, (những người sống) như buổi đại nhạc hội gây quỹ xây tượng đài, (những người đã khuất) không nhỉ" Khả năng các anh chị có, đồng hương có tấm lòng, một tiếng kêu gọi của các anh chị thì vạn vạn người hợp tác. Vì đây là một trong những công tác từ thiện có ý nghĩa nhất, vì chúng ta có đủ thứ nhưng vẫn thiếu nợ người TPB/VNCH.

CÁP VĂN TÔ

Ý kiến bạn đọc
11/04/202410:20:52
Khách
natural remedies infertility <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> natural acne remedies
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến