Hôm nay,  

Dù Đã Mất Má Vẫn Còn....

18/09/200500:00:00(Xem: 232036)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 828-1418-255-vb7091705


Hình từ trái, Tác giả Trương Tấn Thành nhận giải thưởng danh dự , được trao tặng bởi thị trưởng Garden Grove, ông Bill Dalton.

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới của ông, ghi lại cuộc hành trình về California họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2005 hôm 28-8 vừa qua.

*

Khi được biết mình may mắn vào chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ với bài "Bà Mẹ Hoa Kỳ" tôi lại bàn thờ đốt một nén nhang để cảm ơn bà. Ảnh của bà, chụp chung với chồng, được đặt cùng nơi tôi thờ má ruột của tôi. Sau đó tôi liền đặt vé máy bay để cùng vợ tôi xuống Nam Cali, miền đất ấm.
Năm nay trường tôi lại nhập học sớm, ngày Thứ Hai 29 tháng Tám, nên tôi phải xin phép nghỉ ngày tựu trường vì buổi lễ phát giải rơi vào chiều tối Chủ Nhật 28, không thể nào về kịp. Tôi đặt vé máy đi vào ngày 23 và về trưa ngày 29. Đối với tôi đây có thể gọi là "một chuyến đi lịch sử" nhiều mong đợi từ lâu vì tôi có dịp đưa người vợ tôi qua "xứ Mỹ quê chồng" này, đi thăm Cali và đi viếng khu Disney Land.
Từ hồi qua đây đến nay, hơn ba năm, vợ tôi vẫn mong ước có ngày được xuống Cali đi thăm khu Phước Lộc Thọ và đi chơi Disney Land dù không còn là... con nít. Điều đó đối với tôi cũng dễ thông cảm vì Little Saigon là thủ đô của người Việt tỵ nạn mình và đến nơi đây để tìm lại cái tấp nập, tưng bừng của nếp sống thân ái thời xa xưa. Vì vậy mà vợ tôi rất nôn nóng và háo hức.
Tôi có được may mắn là có nhiều bạn ở cùng đơn vị cũ định cư ở Santa Ana nên đỡ ngỡ ngàng trong thời gian sáu ngày thăm miền đất không bao giờ có mưa như bài hát "It never rains in Southern California" tôi vẫn nghe hồi xưa.
Rồi đến ngày hai đứa tôi "du Nam Cali" trên chuyến 403 của hãnhg Alaska. Phải nói là nếu không được trúng giải chắc tôi không có động lực để thúc đẩy mình đi chơi vì tính tôi vốn thích lẩn quẩn quanh nhà với vợ và ngại đi xa.
Máy bay đáp xuống phi trường John Way lúc bốn giờ kém. Tôi vừa mới nói với vợ tôi là:
- Sẽ có hai anh bạn đi đón mình. Anh Th và anh S.
Thì đã thấy hai anh đứng ngay khu nhận hành lý. Vợ tôi mau mắn chạy lại:
- Anh Th phải không"
Th cười và lấy tay vỗ vào ót tôi một thói quen cố hữu của anh:
- Ba mươi năm rồi mới gặp mày! Mày cũng vậy, không mập.
Tôi giới thiệu vợ tôi với anh S. và nhờ người chụp một tấm hình. Anh S. là bậc đàn anh của tôi ở trường Sinh ngữ Quân đội khi xưa. Còn Th là bạn tôi ngoài đời cũng là bạn chung đơn vị. Th tướng thấp người, da ngâm đen, rắn chắc và đã từng được huấn luyện ở trường sĩ quan từ bị Fort Benning. Tính Th rất thẳng thắn và rất tốt với bạn bè. Trong sáu ngày hai vợ chồng tôi ở Cali mới thấy lòng tốt của Th đối với bạn thật có một không hai trên đời này. Sau đó anh S chở hai vợ chồng tôi và Th về nhà hỏi thăm vài câu chuyện, chụp thêm hình. Xong chúng tôi lên xe để Th chở đi mướn phòng.
Th chở tôi về khu thương mại của Đại Hàn ở đường Garden Grove vào mướn phòng ở International Motel của một người Ấn Độ làm chủ. Th nói:
- Lần trước thằng Mỹ (bạn cùng đơn vị) qua đây chơi nó cũng mướn chỗ này. Ở cũng được lắm. Thôi tao về nhe. Ngày mai đi đâu gọi tao.
Tôi hên là lúc về Cali, noi Th dạy chưa tựu trường, nên có dịp "trưng dụng" anh bạn đã hơn ba mươi năm không gặp. Trong câu chuyện tôi biết là Th cũng bị bầm dập không kém gì tôi trong các trại tù cải tạo trước khi qua được Mỹ.
Thứ tư 24-8-2005
Sáng hôm sau tôi dậy sớm. Trời đã lên nắng. Tôi đi ra dạo khu phố thương mại của người Đại Hàn. Lúc đó xe còn vắng. Các cửa hàng chưa mở cửa. Đi ngang qua một khu thương mại lớn tôi thấy một số người Đại Hàn đang tập thể dục buổi sáng có nhạc và có người hướng dẫn đàng hoàng. Khu thương mại Đại Hài ở đây cũng lớn và rộng như khu Phước Lộc Thọ của ta nhưng ít sầm uất hơn. Tôi đi về khu motel đi dạo trong khuôn viên của motel thì thấy trồng nào là cây táo Thái Lan đầy trái, cây cà tím, cây cari, khoai môn, và dây dưa chuột. Vợ tôi mỗi lần thấy cây cam bên đường đầy trái là cứ hít hà còn xúi tôi hái trộm mấy trái táo trước phòng vào ăn cho đã thèm!
Gần tám giờ rưỡi tôi gọi điện thoại để Th đến chở tụi tôi ra khu Phước Lộc Thọ chơi. Hồi trước khi đi vợ tôi vẫn ao ước được xuống khu PLT "để gặp người Việt Nam mình cho vui". Chừng nữa tiếng sau thì Th tới. Tụi tôi kéo nhau đi ăn phờ. Nhìn dĩa rau thơm, vợ tôi cứ trầm trồ:
- Trời ơi ngò gai sao mà nhiều vậy. Trên mình ăn phở kiếm vài cọng có khi không ra!
Rồi là nào bánh cuốn Đa Kao, gỏi khô bò đu đủ, nước mía tươi. Ôi ngon ơi là ngon. Sau đó tôi nhờ Th chở đến tòa soạn Việt Báo để hỏi lại giờ giấc buổi phát giải. Ở đấy tôi được anh Trần Dạ Từ tặng sách báo, tiếp đón niềm nở và được chị Quyên dành cho nhiều sự giúp đỡ.
Tối đó vợ chồng của Chi và Dũng, bạn vợ tôi, đến đón đi ăn chả cá bảy món và nghe nhạc sống với sự diễn ca của nam ca sĩ nổi tiếng Tuấn Vũ. Không biết sao giữa lúc thưởng thức tài nghệ của ca sĩ tôi lại bỗng chợt nghĩ tới cụ Alice -bà mẹ nuôi Hoa Ky, nhân vật chính trong bài viết về nước Mỹ của tôi-ø mà thấy lòng bùi ngùi xúc động. Nhờ có má mà giờ này con được hưởng những phút giây hạnh phúc này.
Ngày 25-8
Buổi sáng, Th đưa hai vợ chồng tôi đi Disney Land. Tới nơi thì đã hơn mười giờ. Trời nóng 92 độ! Mua vé xong tụi tôi vào cửa thì thây một rừng người đang đi lại trên Main Street. Tụi tôi chụp ảnh trước tượng của Walz Disney và chú chuột Mickey. Vợ tôi luôn trầm trồ và gần như hoa mắt vì quang cảnh cực kỳ rộn rịp trong khu. Tôi đưa vợ tôi vào xem khu Hải Tặc Caribbean, rồi ra lên thuyền buồm đi dạo một khúc sông, kế đến là vào nhà bị ma ám rồi ngồi xem vở kịch Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn. Đến quá trưa thì vì quá nóng và mỏõi mệt, chúng tôi vào nằm ngủõ một giấc ở khu có bóng mát tới gần năm giờ mới dậy nổi để đi tiếp. Lúc sáu giờ thì có xe hoa tạo hình từ những phim quen thuộc như Lion King, Beauty and the Beasr...thật đẹp và sống động. Tối đó hai tôi lên xe điện để đi qua khu bán hàng kế bên rồi trở về xem bắn pháo bông lúc chín giờ rưỡi. Trên bầu trời xẫm tối, pháo bông đủ hình đủ màu sắc vọt lên trời theo tiếng nhạc thật là đẹp và huy hoàng không sao tả xiết.


Cám ơn Má Alice, không nhờ má thì tụi con không được hưởng những giây phút này.
Ngày 26-8
Hôm nay tôi quyết định đi xe bus xuống khu Phước Lộc Thọ vì không muốn làm phiền Th quá nhiều. Tôi nói với tài xế xe bus là cho tụi tôi xuống ở Little Saigon nhưng ông ta không hiểu là ở đâu. May thay có một bà bác trên xe nói:
- Cậu nói là xuống Bolsa chứ nói là xuống Little Saigon ổng không biết đâu.
Thì ra là vậy!
Xuống xe bus ở đầu đường Bolsa, hai tôi đi bộ về khu Phước Lộc Thọ để ngắm hàng quán, cửa tiệm hai bên đường. Khi tới nơi, đi vào bên trong tôi kêu ngay dĩa bánh cuốn và một ly nước mía cho vợ tôi uống cho đã thèm. xong rồi đi vòng lên lầu trên đến một tiệm kim hoàn, mua một sợi dây chuyền bạc để tặng cho cháu trai con của Th. Lúc xuống lầøu tôi gặp ngay một cô bạn quen ở trên Washington State cùng gia đình xuống đây chơi. Vừa ở tiệm sách ra thì cái cell phone của vợ tôi reo. Th gọi.
- Tụi bây đi đâu mà sáng giờ tao gọi không được"
Tôi đành phải nói dối:
- Tụi tao quá giang người kế bên phòng xuống khu Phước Lộc Thọ.
- Chừng nào về gọi tao đến chở nghe!
Tôi thật vô cùng may mắn có được một người bạn chí tình như Th.
Ngày 27-8
-Hôm nay tao bận công chuyện nghe, chắc tới 3 giờ mới xong. Th gọi cho tôi biết.
Vợ chồng tôi đi bộ ra quán Út Nô trong khách sạn Ramada để ăn phở rồi định gọi người chở thuê để đi Sea World chơi nhưng không có người nào có giờ trống cả. Ăn xong trở về phòng nằm ngủ một chập thì điện thoại reo:
- Tao về rồi. Tụi bâycó đi đâu không"
- Cho tụi tao đi đâu cũng được. Nhớ dẫn thằng Eric (con trai của Th) theo chơi nhe.
- Để tao chở vợ chồng mày xuống Viện Hải Dương Học ở Long Beach chơi.
- OK, thật là còn gì hơn!
Ngày 28-8
Hôm nay là ngày mong đợi của tôi. Trưa hôm đó hai vợ chồng tôi ra quán Út Nô ăn cá lưỡi trâu chiên và canh cải thật là ngon và no. Chiều lúc gần 5 giờ thì Th đến đón tụi tôi đi nhưng lại không dự được vì con Th bị nóng. Buồn năm phút!
Chúng tôi đến cửa nhà hàng Sea Food World thì đã thấy rất đông người. Tôi thấy chị Quyên, office manager của Việt Báo, lăng xăng chạy xếp chỗ ngồi. Tôi gặp anh Trần Dạ Từ, anh cười chào tôi. Chúng tôi được cô hướng dẫn nói là ngồi bàn số bốn. Trong khi chờ đợi, thấy chị Kiều Chinh tôi liền chạy lại:
- Chào chị! Tôi nhớ hồi đó có gặp chị chỗ quán bán sách báo ngoại quốc ở đường Lê Lợi, Saigon.
- Ông mới qua" Chị hỏi tôi.
- Dạ hơn mười năm rồi. Xin chụp với chị một bức ảnh.
Chị cười. Tôi ra dấu cho vợ tôi lại và nhờ người chụp. Sau đó tôi hỏi một anh nhiếp ảnh viên:
- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa là ông nào vậy anh"
Anh chỉ tôi một ông đeo kính cận, tóc bạc, gầy. Tôi liền đi ngay lại:
- Anh Nghĩa. Xin chụp với anh một bức ảnh. Tôi học được rất nhiều khi đọc các bài của anh.
Anh cười khiêm nhường.
Sau đó chị Quyên xếp hai chúng tôi lại ngồi ở khu các tác giả trúng giải. Tôi ngồi gần và chụp hình chung với các tác giả ưa chuộng của tôi, trong số này có chị Nguyễn Trần Diệu Hương.
Buổi lễ bắt đầu. Chị Kiều Chinh mở đầu với bài diễn văn chào mừng. Mấy bàn phía sau tôi nói chuyện ồn quá nên tôi nghe không được trọn.
Sau màn biểu diễn võ thuật của các võ sinh thiếu nhi thì đến phần phát thưởng các em thiếu nhi, trúng giải thưởng "Bé Viết Văn Việt". Các em thật là cô cùng đáng mến. Tiếp theo, có ban tam ca Tiếng Tơ Đồng với các chị Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao hát một bài hát về Đêm Trăng, rồi chị Lê Uyên -giọng hát của các sân trường đại học thời thập niên 70, như MC Phạm Long giới thiệu- đơn ca và song ca với Tuấn Cường một số tình khúc Lê Uyên Phương. Rồi đến phần chính là phần phát thưởng các tác giả Viết Về Nước Mỹ trúng giải.
Lúc lên sân khấu nhận giải, tôi may mắn được đứng gần Kim Trần, cô sinh viên tác giả của bài viết thật ý nghĩa "Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ". Sau đó tôi được bắt tay với Phạm Minh Đức, anh lính Mỹ gốc Việt trẻ tuổi độc thân, vui tính, tác giả loạt bài "Tôi đi Army" Vợ tôi chụp cho tôi những bức ảnh thật đẹp. Cô Kim Trần và bạn Đức đều ở tuổi 20, là hai tác giả trẻ tuổi nhất của giải thưởng năm nay.
Lúc đứng trên sân khấu để được trao giải tôiâ thấy đây đúng là một kỷ niệm không bao giờ quên được trong cuộc đời của mình. Thêm một lần, tôi nói thầm: xin cảm ơn má Alice đã cho con có được giờ phút đầy danh dự này. Rồi lần lượt đến các tác giả khác được trao giải.
Đây quả thật là một kỷ niệm tôi nhớ đến suốt đời.
Sáng thứ Hai 29-8
Th đưa chúng tôi lên phi trường. Ngồi trên máy bay, mở sách Viết Về Nước Mỹ cuốn 5õ, đọc lại bài của các tác giả khác và bài của chính mình, tôi như thấy lại biết bao mồ hôi nước mắt trộn lại với nhau trên những trang sách.
Theo dự tính ban đầu, bộ sách chung của một ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ sẽõ gồm 12 cuốn, gần 8,000 trang sách. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện đang tiếp tục sang năm thứ sáu, mỗi ngày mỗi có thêm bài mới. Riêng số bài được tuyển chọn trong 5 năm qua để phổ biến trên Việt Báo Online đã là hơn 1,200 bài. Số lượng bài viết này cộng lại, hiện đã đủ cho 12,000 trang sách, chỉ còn chờ biên tập, ấn hành.
Đúng là Việt Báo đã làm nên được một kỳ công trong việc tổ chức để mọi người cùng viết, để lại cho đời sau những kinh nghiệm vui buồn, vinh nhục đủ loại của lớp người Việt đầu tiên khi nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai.
Nghĩ lại niềm vui trọn vẹn của mấy ngày qua ở vùng Nam Califorina đất ấm tôi lại thầm cảm ơn Bà Mẹ Hoa Kỳ, người mà tuy đã mất nhưng vẫn còn đem lại niềm vui cho đứa con nuôi đến từ miền đất lạ xa xôi.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,079,739
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.