Hôm nay,  

Cơn Bão Qua Thành Phố

12/09/200500:00:00(Xem: 148220)
Người viết: NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA
Bài số 824-1414-251-vb3091305

Tác giả làm việc trong một bệnh viên ở Austin, Texas, nơi vừa tiếp nhận hàng ngàn nạn nhân bão lụt Katrina. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.

*
Em qua thành phố lạ
Để lại nỗi thương đau

Cả tuần lễ nay mọi người chung quanh tôi đều bứt rứt, buồn bã, và sống trong trạng thái bần thần khi nhìn ảnh hưởng tàn khốc của cơn bão Katrina.
Cơn bão đi qua bất thường như cơn điên dại của một người con gái bị ruồng rẫy trong cuộc tình đầu đời. Katrina đã tàn phá nguyên một thành phố New Orleans và các vùng lân cận.
Tin tức liên tục trên đài CNN cho thấy sự tàn khốc, dữ dội của Katrina đã làm đổ nát một di tích lịch sử, điêu đứng cả triệu đời sống. Tôi theo dõi tin tức, nhìn hình ảnh điêu tàn của thành phố chợt có cái cảm giác giận hờn xen lẫn vào chút nuối tiếc về một nơi chốn đã có lần bước chân qua.
Không còn nữa French Quarter với sự nhộn nhịp của con đường Bourbon, nơi mình có thể nhấp nháp ly Hurricane để nhịp chân nhún nhảy và tâm hồn tự do thả lỏng theo điệu nhạc Jazz dồn dập. Không còn vỉa hè vui tươi với những nhịp đi nhún nhảy phóng khóang. Đã bị phá nát rồi những di tích lịch sử quê hương của Louis Armstrong, ông vua của nhạc Jazz. Fat Tuesday, Mardi Grass, cái truyền thống ngàn năm từng lôi cuốn biết bao nhiêu ngàn người về tham dự. Những món ăn Cajun thuần túy, món crawl fish đặc biệt mỗi mùa. Làng Việt Nam với những con đường mang tên tiếng Việt, với chợ chồm hổm nhóm thật sớm mỗi ngày. Nhớ biết bao cái khí hậu ẩm ướt oi bức của vùng trời đó.
Một tuần đầu óc bị tràn ngập những hình ảnh đau thương của những người di tản chạy bão chạy lụt. Ôi! Cái danh từ di tản nghe sao quen thuộc, đau buồn qúa. Ba mươi năm trước chạy trốn sự dã man của cộng sản thì bây giờ một số người Việt Nam lại phải chạy trốn sự tàn ác của thiên tai.
Tôi thấy mình xốn xang, nhức nhối khi nhìn cảnh người đàn ông da đen một tay nắm giữ đàn con, tay kia níu kéo người vợ và người đàn bà đã tự thả tay nắm từ ông chồng để dòng nước lũ cuốn đi vì biết ông chồng không có sức chịu đựng được nữa. Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện “Anh Phải Sống” của ông Khái Hưng thời xưa, khi bà vợ hy sinh buông taydành sức cho chồng vì “thằng tèo, cái nhớn, cái bé”.
Nhìn những trẻ em vừa mới sinh ra trong bão tố tôi lại mường tượng cảnh người mẹ bồng đứa con chết cứng trong tay qua biến cố Mậu Thân trong cuốn “Giaỉ Khăn Sô cho Huế” của bà Nhã Ca. Nhìn nhà cửa đổ nát, cảnh cướp bóc, hãm hiếp bạo tàn thì mới thấy là hoàn cảnh đã cho ta biết rõ con người yếu đuối thảm hại tới mức nào.
Dĩ nhiên không thể nào mình so sánh biến cố Mậu Thân, cuộc di tản năm 75 với sự di tản từ Louisianna, nhưng sự đỗ vỡ, mất mát nào lại không gây đau thương trong lòng người.
Cuối tuần tôi bị trực “on call” trong nhà thuơng. Chiều thứ sáu trước khi ra về, chúng tôi đã có một bữa họp khẩn cấp để chuẩn bị nhận bệnh nhân từ New Orleans đưa qua. Mọi người đều căn dặn nhau nếu có báo động là phải có mặt tại sở ngay. Một cuối tuần dài vì là lễ lao động nhưng không ai có tinh thần để ăn uống vui vẻ như những buổi lễ khác. Tôi mang cái pager trong người, suốt đêm thứ sáu thao thức đợi chờ.
Sáng thứ bảy cái text message cho hay là 10 giờ sáng sẽ có một chuyến máy bay mang 200 người tị nạn đến, sau đó một chuyến bay khác chở 250 trẻ em sẽ đến vào lúc trưa.
9:30 sáng, tôi nhận được một cái page cho hay ở nhà thương đang trong tình trạng báo động (Triage level 1).
10:15 thì từ level 1 chuyển qua Triage level 2, thế là tôi sửa soạn vào sở. Ngoài trừ những người đang làm việc thì tất cả xếp lớn, xếp nhỏ, từ người lo về xã hội đến người tuyên uý công giáo đều vào trình diện và hoạch định chương trình sẵn sàng đón tiếp bệnh nhân.


Những người bệnh đưa qua được phân phối đều vào những nhà thương trong thành phố. Trong nhà thương tôi làm việc, có một chi nhánh chuyên về trauma (chấn thương tâm thần) đã sẵn sàng 50 giường để điều trị. Rất may phần lớn những người tị nạn trên hai chuyến bay tương đối khỏe mạnh. Có những người chỉ bị trầy trụa sơ, có những người sau vài ngày không đủ nước nên bị khô người (dehydration), phải truyền ngay nước biển. Những người bị áp huyết cao, bị bệnh tiểu đường trong những ngày qua không có thuốc nên cần phải khám sức khỏe và điều chỉnh thuốc lại ngay. Chúng tôi tiếp nhận những người già, có những người qúa kiệt quệ, mệt mỏi, có những người bị chấn động tinh thần đâm ra lẫn trí. Một bà bệnh nhân tối nằm ngủ khóc lóc la thất thanh vì bị ảnh hưởng bởi cảnh bắn nhau đẫm máu xảy ra trước mắt bà ta trong những ngày tạm trú trong Superdome.
Nhìn những bệnh nhân này tôi đã âm thầm cám ơn trời Phật đã che chở cho họ còn đưược toàn vẹn và thoát ra khỏi được cơn giông tố khủng khiếp đó.
Nguyên một ngày thứ bảy chúng tôi chỉ ở trong tình trạng cầm chừng không lên tới mức báo động khẩn cấp (Triage level 3). Tôi trở về văn phòng làm việc, tiếp tục đợi chờ thì nhận được email của nhóm cộng đồng người Việt cho hay là có khoảng trên dưới năm chục người Việt Nam đã tới tá túc ở Conventìon Center.
Hai ngày kế tiếp biểu hiệu sự nhiệt thành của nhóm người Việt “lá lành đùm lá rách”. Hội Đoàn cộng đồng Việt Nam gồm những người thuộc mọi thành phần, từ bác sĩ, luật sư, công chức, thương gia, cha xứ, bà soeur tới các em học sinh, tất cả đều góp sức lo cho những người đồng hương không may mắn.
Những món ăn Việt Nam đưa đến từ nhà hàng của một người chủ trẻ tuổi, sự săn sóc lo âu về vấn đề sức khỏe, môt nhóm sinh viên tình nguyện lo giúp khai báo giấy tờ, mấy em nhỏ Phật tử ngồi cả ngày quyên tiền trước những cửa tiệm. Thêm vào đó là những người trong nhóm tự quyên tiền đóng góp vào qũy cứu trợ. Nhắn tin, tìm người nhà thất lạc được loan lên trên đài Việt Nam. Tất cả hợp thành một thành tích đáng ca ngợi vì tinh thần đoàn kết rất cao của người Việt chúng ta. Một mất mát vật chất lớn lao nhưng đã đưa con người lại gần với nhau. Có những cần thiết rất nhỏ nhoi như một cái kiếng lão đeo mắt, aó quần lót, một tờ báo tiếng Việt đọc cho qua ngày dài, một tờ giấy, một cây viết… những nhu cầu mình không thể nào tưởng tưọng được đó là những nhu yếu xa xí phẩm trong lúc này.
Năm 75 khi sóng người di tản đến Mỹ, đã có những người Mỹ rộng lượng mở rộng vòng tay chào đón, hoan hỷ đưa từng gia đình về chung sống trong những tháng ngày xa lạ, hoang mang trên vùng đất mới. Trong hòan cảnh tang tóc bão lụt cũng có những người hảo tâm đón nhận những người kém may mắn.
Bà hàng xóm người Mỹ của tôi là cô giáo, từ ngày đầu tiên khi nhóm người di tản vừa đến là bà đã vào toán tự nguyện, làm hết khả năng của mình. Mấy ngày nay bà nói với tôi là bà có ý định sẽ dạy những em bé học sau khi bà đi làm về. Thế là tôi với bà ấy góp nhặt những cuốn sách của mọi từng lớp, những cuốn tập, những viết chì màu, những chồng giấy trắng để bà đem xuống Convention Center cho mấy em nhỏ viết vẽ mong cho các em nguôi ngoai nổi buồn bực khi phải ở trong một góc phòng bó buộc. Sáng hôm nay bà còn bảo với tôi là bà đã ngỏ lời với một gia đình tị nạn là bà sẵn sàng đưa họ về sống với bà cho đến khi họ tìm được nơi chốn cư ngụ khác.
Cơn bão bạo tàn đi qua thành phố tạo đổ nát trong lòng người. Thiên tai dịch hoạ quả là có lúc cho thấy sự hoảng loạn yếu đuối của con người. Nhưng rõ ràng là bên cạnh những hung thần, còn xuất hiện biết bao bóng dáng của thiên thần. Hung thần tuy dữ dằn nhưng chỉ là sản phẩm của yếu đuối chốc lát. Thiên thần tuy hiền lành nhẹ nhàng nhưng chính là sức mạnh bền bỉ của nhân loại tốt đẹp.
Chính với sức mạnh ấy, những nạn nhân bão lụt sẽ từng bước vượt qua mọi thử thách, gian nan. Và rồi những ngày mới sẽ tới. New Orleans sẽ được xây dựng lại từ những di tích của tang thương đổ nát. Bài hát “New Orleans, Ngày Trở Lại” chắc chắn còn được hát. Câu ca điệu rock về “ngôi nhà mặt trời mọc” sẽ lại rộn rã. Fat Tuesday, Mardi Grass sẽ lại nhộn nhịp. Và những người từng biết thành phố lịch sử này chắc sẽ phải thêm một lần trở lại.
Hẹn sẽ gặp bạn trên con đường Bourbon với ly Hurricane tương lai.

NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến