Hôm nay,  

Chạy Bão Katrina

05/09/200500:00:00(Xem: 101468)
Chạy Bão Katrina

Người viết: BAO PHAN
Bài số 817-1407-244-vb2090505

Hơn 70 người Việt trong một họ Đạo do cha Mẫn trông coi ở Buras, Empire đã chết vì lụt. Một xưởng đóng tầu và một kho thuỷ sản nhập cảng từ Việt Nam, trong đó có cá basa và tôm, đã bị cơn bão lụt gây thiệt hại nặng nề. Một thợ lặn, chuyên viên hàn đáy tầu dưới nước, vừa tìm thấy xác. Điều cần ghi nhận là họ đạo kể trên cách New Orleans 2 giờ lái xe, nghĩa là vòng ngoài của trung tâm bão lụt. Như vậy, số người Việt tử nạn trong trận thuỷ tai này rất nặng nề, có thể nhiều trăm người. Đó là những thông tin trong bài viết này. Tác giả Bao Phan là một cư dân San Jose, từng hoạt động trong nhiều lãnh vực, từ đấu thầu trồng cây ven xa lộ Nam Bắc California tới việc nuôi cá catfish trong sa mạc. Bài của ông được viết với hình thức thư gửi bạn đồng hương, loan báo tổn thất của bà con người Việt và bàn chuyện cứu trợ, đặc biệt là cho "dân kinh 5", trong trận lụt thế kỷ của nước Mỹ.

*

Anh Tân,
Tôi viết thư này cho anh với hai mục đích: Thứ nhất là báo cho anh biết tin của những người đồng hương Việt Nam ở New Orleans nói chung và người Kinh 5 (*) nói riêng; sau nữa là muốn bàn với anh phương cách nào có thể giúp đỡ được những người bị nạn nhanh và tốt nhất.
Chắc anh cũng đã đọc báo hay xem TV về sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão lụt này, nên tôi không cần phải dài dòng tả cảnh.
Kinh 5 mình ở New Orleans và vùng phụ cận có chừng hai mươi gia đình với khoảng hơn một trăm người lớn nhỏ, họ đã chạy qua Texas nhưng có những gia đình chạy thẳng qua Cali. Từ hôm tai hoạ đổ ập xuống đến nay tôi chỉ mới liên lạc được vài người, mà tin tức họ đưa lại cũng không đầy đủ vì họ đã thoát đi từ trước khi nước dâng lên.
Căn nhà của anh Trình ở thành phố West Wego tuy ở sát bên chân đê ven sông Mississippi, nhưng lại bị thiệt hại ít vì nó ở bờ phía tây, nhưng nhà kho chứa thuỷ sản thì thiệt hại rất nặng. Bão đã bóc đi hơn một nửa mái nhà. Điện bị cúp nên cá tôm đông lạnh trong đó không biết ra thế nào.
Sáng nay anh Trình để vợ con lại phía bắc Baton Rouge, đi mua một máy phát điện lớn ở Houston rồi một mình trở về New Orleans, với hy vọng có thể cứu vớt được ít nhiều gì chăng.
Vợ anh ấy khóc mà nói rằng: Thôi bỏ hết, bỏ hết đi, tuy rằng nước đã bắt đầu rút, nhưng nguy hiểm quá, đường sá cầu cống đã bị hư xập nhiều, lại còn cướp bóc dọc đường của những người đói khát làm liều.
Anh Trình là người rất cứng cỏi, anh đã vượt qua bao nỗi khó khăn, từ hồi một mình đứng mũi chịu sào vụ kiện cá basa, vụ bán phá giá tôm, và mới cách đây vài ngày lại có vụ tiểu bang Louisiana này cấm bán cá nhập từ VN, chưa hết choáng váng thì tai hoạ Katrina ập xuống.
Tôi cũng đã liên lạc được với chị Thông đang lái xe xuyên bang cùng năm đứa con để chạy về Cali, còn anh ấy thì bây giờ đang không biết là ở đâu!
Anh có nhớ năm ngoái chúng ta qua nhà Thông không"
Tôi với anh đứng ở bìa rừng nghe ve sầu kêu râm ran, anh chỉ cho tôi mấy cây soan đang nở hoa và nhắc tới hương hoa soan mỗi mùa lễ Phục Sinh ở quê nhà, và còn hát cho tôi nghe bài "Hoa Soan Bên Thềm Cũ."
Xưởng đóng tàu và xưởng tiện của Thông cũng ở gần nhà, mỗi lần đứng ở đây ngay dưới chân đê, thấy những con tàu to lớn đang chạy tuốt ở mực nước trên cao, chúng ta đã lo sợ có ngày con đê bị vỡ thì làm sao dân chúng chạy kịp. Thế mà giờ đây sự việc đã xảy ra, toàn thể khu vực Buras, Empire xanh tươi đó đã chìm sâu mất hút dưới làn nước đục lờ. Ngôi nhà thờ có cha Mẫn làm chánh xứ chỉ còn cây thánh giá ngoi lên mặt nước. Chung quanh nhà thờ toàn là người dân đánh cá, đánh tôm và bắt cua ghẹ.


Chị Thông cũng khóc mà báo cho tôi biết, chỉ riêng người Việt trong họ đạo mà thôi cũng đã bị chết hơn 70 người. Nơi đây là một dải đất hẹp mọc chòi ra biển gần cửa sông Mississippi một bên là Gulf of Mexico, cách New Orleans 2 giờ lái xe về hướng nam, nên chẳng ai thèm để ý cứu trợ hay đưa tin tức gì về nó cả.
Biết được tin này chắc cha Mẫn đau buồn lắm, Cha thân thiện và biết rõ từng nhà mà nay con chiên của ngài người thì chết, người tán lạc hết mọi nơi. Cha biết có ở lại cũng chẳng làm được gì, nên đã về nhà cha mẹ bên Houston để có thể giúp đỡ con chiên đã chạy tới đó tạm trú.
Sở dĩ dân chết nhiều như vậy là vì có một số người không chịu di tản theo lời cảnh báo của chính phủ, ai cũng đinh ninh rằng chắc sẽ như những lần trước mà thôi, thêm nữa là hầu hết cũng mới đi di tản cơn bão vừa qua, về còn mỏi mệt và hết tiền rồi. Ai ngờ cơn bão quá lớn, mà chỉ được thông báo trước có hai ngày. Lúc đầu nó đi ngang qua Florida thì nhỏ rồi bất thần tăng cường độ lên đến hơn 200 mile một giờ. Trung tâm bão lại di chuyển trúng ngay khu vực nhà của Thông, sóng thần tràn qua đê nên chỉ trong tích tắc là nước phủ kín luôn, dù có biết bơi cũng không thể chống chọi với sóng gió thế nầy.
Một người Mỹ là tay lặn chuyên nghiệp làm cho công ty của Thông, thường đi hàn dưới nước, sửa chữa các tàu ngoài khơi, mới tìm được xác ngay truớc cửa mobile home của anh.
Bị bão thường xuyên nên dân Empire thường sống trong các mobile home, vì nó rẻ tiền và nếu nó bị tàn phá thì có thể mua cái khác.
New Orleans bị lụt vì vỡ đê, nhưng Empire lại lụt vì sóng thần đem nước vào mà đê lại không chịu bể, nước biển nằm nguyên trong đó như một tô nước mà không ai xả nước ra; hệ thống bơm lại bị hư hỏng nặng.
Cầu Empire rất dài, là con đường duy nhất nối liền khu này thì bị hai con tàu mà sóng đã đánh đưa bổng lên rồi gác ngang trên cầu, nên bít lối không xe cộ nào băng qua được nữa.
Gia đình anh chị Hữu khởi đầu cũng không định di tản, nhưng khi nghe TV thông báo là ai ở lại thì nguy hiểm đến tính mạng, nên mặc dù lúc ấy mưa bão rất mạnh mà mọi người đều phóng lên xe mà chạy về hướng bắc, nghĩa là sâu vào đất liền. Cho đến bây giờ mỗi người ở một nơi chưa liên lạc được hết.
Điều cần kíp thứ hai tôi muốn bầy tỏ cùng anh là phương thức cứu trợ.
Từ trước tới nay chúng ta thường gửi tiền cho Red Cross, hay nhà thờ, nhưng lần này e rằng chúng ta không làm thế được, mà phải giúp trực tiếp những người cùng quê chạy sang đây, để khỏi bị cảnh "Làm phúc nơi nao, mà để cầu ao rách nát". Mình phải giúp "người nhà" trước.
Tôi cũng biết nhà anh không được rộng rãi gì mấy, nhưng chứa thêm một vài gia đình, nuôi ăn ở mấy tháng cũng không sao.
Riêng tôi thì còn căn nhà đang dùng làm nhà mẫu, trước nay vẫn để làm văn phòng thì sẽ dành cho chị Thông và các cháu ở tạm, mấy tháng cũng được.
Điều quan trọng là làm thế nào cho các cháu có thể đến trường và cha mẹ chúng nó có việc làm. Anh với tôi, chúng ta làm nghề xây cất thì tôi nghĩ điều đó cũng chẳng có gì khó khăn.
Đàng sau lưng chúng ta còn nhiều người cùng quê sẵn sàng tiếp sức.
Anh thấy lần này dân VN ở Houston làm việc thiện nguyện trên tuyệt vời có phải không"
Chúng ta sẽ bắt chước như vậy. Bao nhiêu bài học về đức bác ái chúng ta từng học, thì lúc này là lúc thực hành đây, vì chính khi ta "cho đi có nghĩa là chúng ta được nhận".

Bao Phân

Ghi Chú:

(*) Kinh 5 là tên gọi một khu định cư công giáo Bắc di cư vào Nam ở Miền Tây thuộc tỉnh Kiên Giang mà thị xã là Rạch Giá. Nơi đây, có những con kinh đào chia cánh đồng ra như ô bàn cờ, trong đó có con kinh số 5. Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, hơn một nửa số dân Kinh 5 nhân hồi lũ lụt đã lên ghe chèo thẳng tới Thái Lan, bây giờ định cư ở Mỹ có tới gần 400 gia đình. Nhiều tác giả dân kinh 5 đã tham gia Viết Về Nước Mỹ, như: Nguyễn Viết Tân tức Tân Ngố, Iris Nữ Đinh, Chung Mốc, Hồ Nguyễn, Phương Toàn...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến