Tác giả tên thật: Nguyễn Đinh Thị Dĩ, 56 tuổi, hưu trí. Hiện cư ngụ tại Chula Vista, San Diego.
*
Dung đã tìm được một công việc làm tốt, thích hợp với khả năng tại ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp, từ trước ngày nên bề gia thất. Tuy đồng lương hàng tháng lãnh về hơn hẳn lương lính của chồng, nhưng Dung thường ao ước: sau này có con, nếu hoàn cảnh cho phép, nàng sẽ xin thôi việc, ở nhà chăm lo cho gia đình. Dung vốn bản chất hiền lành, yêu thương loài vật, cỏ cây. Ngày còn đi học, thầy cô, bạn bè cho Dung là người có hoa tay nên chữ viết như "rồng bay phượng múa". Nhờ khéo tay, Dung cũng tự chăm sóc mái tóc cho chồng con và cho chính mình.
Giờ đây, lúc tuổi về chiều, không còn vướng bận con cái, Dung thích ngắm nhìn cảnh vật, mây trời, hoa lá, rồi vẽ vời trang trí cho ngôi nhà mình đang ở. Dung ưa nhặt nhạnh những hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống để làm vui cho mình, đem niềm vui đến cho người.
Hơn một năm sau ngày định cư tại San Diego, Hùng chồng Dung tìm được công việc làm hợp với khả năng, trong một công ty chuyên sản xuất cơ phận thuộc ngành hàng không và không gian. Công việc ấy đem lại cho gia đình Dung một cuộc sống tương đối sung túc. Và cũng kể từ đó, Dung coi như hoàn cảnh đã cho phép nàng ở nhà lo việc nội trợ, thay vì bôn ba ra bên ngoài kiếm thêm tiền tài, danh vọng.
Làm những việc quanh quẩn trong bếp, ngoài vườn, lo cho chồng, con miếng ăn, giấc ngủ không có gì khó khăn đối với Dung. Nàng quan ngại và chú tấm nhất đến việc dạy dỗ con cái sao cho nên người.
Đời sống tha hương, phải đong đưa giữa hai nếp sống Việt - Mỹ, tưởng chừng như đối nghịch nhau, càng gây khó khăn thêm cho nàng. Dung đã thấy bao người từng gắn bó sâu đậm với nếp sống Việt, vậy mà hội nhập vào cuộc sống mới chưa được bao lâu đã đánh mất đi cái gốc của mình. Biến cố 30-4 đến quá đột ngột, khiến Dung cũng như bao nhiêu người Việt khác, không có chút sửa soạn trước nào cho cuộc đổi đời này. Mọi điều Dung nghĩ, mọi việc nàng làm cũng chẳng có mẫu mực gì cho nàng dùng để đo lường, phán xét.
Hàng ngày đưa đón con đến trường, nhìn thấy vài đứa trẻ để tóc dài, Dung nghĩ ngợi vẩn vơ rồi đâm lo. Nàng sợ một ngày nào đó bỗng nhiên con nàng nổi chứng đòi để mái tóc dài như chúng bạn thì Dung thật chẳng biết phải đối phó làm sao"
Thế rồi chuyện ấy cũng xảy đến. Nhưng nó đến ngược lại với điều nàng âu lo. Trước kia nàng sợ con muốn để tóc dài. Giờ đây, lúc Dung hớt gần xong mái tóc cho con, đột nhiên Duy lên tiếng hỏi:
- Mẹ ơi! Mẹ cạo trọc đầu luôn cho con được không"
Dung ngạc nhiên:
- Tại sao con muốn cạo trọc"
- Con muốn cạo cho mát.
Dung nghĩ: cũng như bao đứa trẻ khác, bước vào cái tuổi niên thiếu, Duy cũng "giở chứng" có vài ý nghĩ, hành động hơi khác thường. Cho nên tuy Dung không bằng lòng, nhưng nàng cũng cắt theo ý con.
Thời gian qua thật nhanh, ngày nào Dung còn mới đưa con vào mẫu giáo, vậy mà giờ đây Duy nhập học lớp 11 đã được gần 2 tháng. Dung còn nhớ như in, lúc ở tuổi này, nàng phải lo học ngày học đêm, sửa soạn thi Tú Tài I, cái mảnh bằng quan trọng nhất của đời học sinh trong thời buổi đất nước ly loạn. Còn việc học hành của các con nàng nơi đây vẫn êm ả, phẳng lặng như bình thường. Có khác chăng là năm nay Duy tự ý đánh mất đi cái háo hức, mong cho trời mau tối, để khốc lên người tấm áo đen rộng thùng thình và chiếc mặt nạ ma quỷ, hòa nhập cùng đám trẻ nít tung tăng đến gõ cửa từng nhà xin kẹo trong dịp Halloween.
Ở cái tuổi 17 "bẻ gãy sừng trâu" như các cụ ta ngày xưa thường ví von, dường như lúc nào Duy cũng cảm thấy đói. Mỗi khi đi học về, buông cái túi xách đeo sau lưng xuống xong là Duy chạy ngay vào bếp tìm mẹ, hỏi xem có gì ăn không" Biết vậy, nên trước giờ con đi học về, Dung thường cắt để sẵn cho con lúc thì quả dưa, lúc một hai trái táo hoặc nấu cho con chén chè. Ngồi nhìn Duy luôn tay vén mấy sợi tóc sụp xuống mắt, Dung chợt nhớ ra, từ sau cái hôm cạo đầu trọc cho con đến giờ, Duy chưa một lần hỏi mẹ cắt tóc. Dung liền căn dặn con:
- Ăn xong lên trên lầu để mẹ cắt tóc cho con.
Duy không trả lời mẹ, nét mặt tư lự, tiếp tục cắm cúi ăn. Nhìn đứa con trai giờ đã cao hơn bố, Dung chợt nghĩ: hay là con mình không còn muốn đưa cái đầu cho mẹ cắt nữa" Để tránh cho Duy khó xử, Dung ướm lời:
- Con có muốn mẹ đưa ra tiệm cắt tóc không" Nếu muốn, mẹ sẽ chở con đến một tiệm có đông đàn ông Việt Nam đến cắt nhất ở San Diego này"
Mặt Duy vui lên, gật đầu đồng ý. Thế là hai mẹ con sửa soạn ra đi. Ngồi trên xe, Duy dặn mẹ:
- Cắt tóc xong mẹ chở con vào trường, hôm nay đội football trường con đấu với đội trường Chula Vista.
Đưa con đến nơi, Dung để con ngồi chờ trong tiệm, còn nàng đi vội sang siêu thị bên cạnh mua vài món hàng. Lúc Dung quay trở lại, cô thợ cũng cắt gần xong. Nhìn mái tóc con vẫn còn quá dài, Dung liền bảo cô thợ:
- Cô làm ơn cắt ngắn hơn chút nữa cho cháu.
Nói xong Dung đến đứng bên cạnh, chỉ vẽ cho cô thợ cắt lại cho đến khi đúng với ý nàng. Nhìn nét thống buồn trên gương mặt Duy, Dung chợt nhận ra mình hơi "đàn áp" con và làm không đúng với những gì nàng suy nghĩ. Sau bao năm cắt tóc cho con, nay thấy con đã lớn, Dung mới đưa con ra tiệm mong làm vui lòng con. Nhưng chính Dung lại bảo cô thợ làm theo ý mình. Nàng liếc mắt sang con một lần nữa, thấy thái độ Duy vẫn như thường, Dung tạm an tâm.
Về đến nhà, nhìn Duy bước vội vào phòng tắm, linh tính như báo trước cho Dung biết một sự bất an sắp xảy đến. Dung cố giữ lòng bình thản bằng cách đi xuống phòng giặt ôm đống quần áo mới sấy xong đem lên xếp. Một lát sau, cửa phòng tắm mở ra, Dung len lén liếc trộm Duy. Nàng sửng sốt khi thấy mái tóc con cọng ngắn, cọng dài, chỗ đốm to, đốm nhỏ, trông hết sức dị hợm. Tim Dung thắt lại, nhưng ngoài mặt nàng vẫn làm ra vẻ tảng lờ như không thấy, cố giữ bình tĩnh tiếp tục làm công việc dở dang.
Dung biết mình không thể trốn tránh mãi, trước sau gì rồi cũng phải đối diện trực tiếp với vấn đề nan giải này.
- Mẹ ơi! Mẹ chở con vô trường bây giờ được không"
Giọng gọi mẹ bình thường của Duy khiến Dung giật mình. Nàng buộc lòng phải ngước mặt lên nhìn con buồn rầu nói:
- Con ơi! Con có biết con làm như thế là hỗn với mẹ không"
Duy bình thản đáp:
- Con không muốn vì mái tóc của con mà hai mẹ con mình cãi nhau.
Biết mình không thể vội vàng giải quyết vấn đề này ngay được, Dung bảo con:
- Con ngồi xuống đây để mẹ cạo lại tóc cho con rồi mẹ sẽ đưa con vào trường.
Để làm dịu bớt căng thẳng trong lòng, Dung giả lả:
- Vào trường nếu có ai hỏi về mái tóc, thì con trả lời làm sao"
Duy nhún vai thản nhiên đáp:
- Tại con thích để trọc vậy thôi!
Cạo sạch lại cái đầu cho con, Dung vẫn chưa hoàn hồn trước sự phản ứng quá quyết liệt này. Nàng ái ngại nhất là sự lỳ lợm một cách trầm tĩnh của con. Sự biểu tỏ thái độ như vậy quả là ngoài sức tưởng tượng của nàng.
*
Dù Dung vẫn chưa biết phải giải quyết vấn đề tóc tai của con như thế nào. Nhưng trên đường trở về nhà sau khi đưa con vào trường, Dung cảm thấy vui trong lòng vì nhận ra mình đã dẹp bỏ được tự ái để bình tĩnh, ôn tồn chuyện trò với con.
Đến chiều lúc chồng đi làm về, Dung kể lại mọi sự tình cho Hùng biết. Nghe xong, Hùng lặng im, đưa mắt nhìn xa xăm nghĩ ngợi. Một lúc sau chồng nàng mới lên tiếng:
- Anh nghĩ vấn đề này đã xảy ra từ lâu rồi, nhưng cả anh lẫn em đều không nhận ra để giải quyết ngay thôi.
Hùng ngừng nói, như để nhớ lại quá khứ, rồi Hùng nói tiếp:
- Có một lần Duy hỏi xin anh để tóc dài, anh không cho. Duy liền lập luận: "Tại sao Chúa Giêsu để tóc dài được, mà con lại không"" Anh trả lời cho qua chuyện: "Bởi Chúa Giêsu là người Do Thái, còn người Việt Nam thì không ai để tóc dài cả". Duy liền đứng lên đi lại tủ đựng băng video, tìm trao cho anh cuốn băng có ảnh nhạc sĩ Văn Cao với mái tóc dài bồng bềnh ngồi bên chiếc dương cầm. Duy không nói một lời, chỉ đưa mắt nhìn bố cười hóm hỉnh. Biết mình đuối lý, nhưng anh vẫn "ngoan cố" trả lời theo kiểu kiểu "làm cha": "Chừng nào con già bằng ông Văn Cao, bố sẽ cho con để tóc dài!"
Nhắc chuyện xưa xong, Hùng và Dung cùng nhau bàn bạc hầu tìm ra phương cách giải quyết vấn đề này. Như chợt nhớ thêm được điều gì, Hùng lại lên tiếng:
- Em còn nhớ buổi hội thảo về gia đình mấy năm về trước tại Carthage Missouri trong ngày Thánh Mẫu không"
Dung học hỏi và ghi nhớ được rất nhiều điều hay trong lần đầu tham dự ngày Thánh Mẫu ấy. Nhưng nàng không biết chồng muốn nhắc đến điều gì, Dung chỉ biết gật đầu chờ đợi. Hùng nói tiếp:
- Trong buổi hội thảo có sự hiện diện của giới trẻ cùng các bậc phụ huynh. Một thanh niên mạnh dạn đứng lên chia sẻ: "Con xin các bậc cha mẹ đừng nhìn chúng con qua bộ quần áo sặc sỡ, qua mái tóc dài, qua chiếc bông tai. Những thứ đó chỉ là hình thức bên ngoài, cho nó có chút khác thường thôi. Còn cái đáng quan tâm chính là tâm hồn chúng con, thì nó ẩn dấu bên trong".
Hùng ngừng lại một lúc rồi nói tiếp:
- Em có nhận ra chúng mình đã quá chú tâm về cái bề ngoài của con hay không"
Dung gật đầu, nàng biết 2 đứa con trai mình đã bước vào tuổi niên thiếu, cái tuổi bồng bột, vui buồn lẫn lộn, rất dễ xa ngã và nhất là đang muốn tách rời vòng tay ôm ấp của người mẹ. Dung cảm thấy những xung đột với con, nàng không còn có thể đương đầu một mình như trước nữa. Cũng may, suốt gần 20 năm sống đời vợ chồng, mọi chuyện lớn nhỏ xảy đến trong gia đình, Hùng và Dung đều chia sẻ với nhau để tìm phương giải quyết. Sau hàng giờ bàn bạc, cuối cùng Hùng kết luận:
- Lát nữa anh sẽ đi đón con về, rồi nghĩ cách hợp thức hóa việc tóc tai cho nó luôn. Sự việc đã như vậy, chúng ta chỉ còn nước làm theo ý con thôi.
*
Hùng nhận thấy Dung cũng như bao người mẹ Việt Nam khác, lúc nào cũng ủ ấp con mà không hay biết con cái đã lớn, đôi cánh của mẹ không còn đủ rộng để phủ kín thân con. Còn phần Hùng chú tâm quá nhiều vào việc mưu sinh, lại lo sợ "thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn" nên đối thoại với các con, Hùng thường dùng lời dạy dỗ, răn đe nhiều hơn lắng nghe, tìm hiểu, chia sẻ tâm tư cùng con cái. Hôm nay, lúc dõi theo từng bước chân con từ sân trường bước ra xe, Hùng nhận ra con mình đã lớn hẳn, nhận ra nguyên tắc và phương cách dạy dỗ, đối xử với các con của cả Hùng lẫn Dung dường như chưa lớn lên kịp. Hùng thấy mình cần phải ghi nhớ cảm nhận này để chia sẻ với Dung, để sửa đổi lại lối giáo dục con cái cho hợp thời, hầu chuẩn bị cho chúng bước vào đời. Mọi chuyện dù chỉ bé nhỏ, mỏng manh như mấy sợi tóc Duy tự tay cắt xuống hôm nay. Nếu giải quyết không khéo, cũng có thể làm cho dột nát mái ấm gia đình, ảnh hưởng đến tương lai con cái.
Bước vào xe, Duy chưng hửng, mở to đôi mắt khi nhìn thấy Hùng ngồi sau tay lái. Duy lý nhí trong miệng vài câu chào hỏi bố xong, ngồi xuống ghế, thắt dây an toàn, cúi mặt trông như một phạm nhân đang chờ quan tòa phán quyết. Để đánh tan sự căng thẳng, âu lo cho con, Hùng nhìn sang Duy cười hỏi:
- Con có muốn đi dạo loanh quanh với bố một lát không"
Duy gật đầu, nói giọng thật thấp:
- Dạ.
Hùng chẳng hiểu là Duy thích hay không muốn chống lại mệnh lệnh. Phần Duy, không lạ gì cái tính nóng nảy của bố, nên chỉ còn biết ngồi lặng im cúi mặt chờ đợi. Hùng cho xe chạy đến một công viên, nằm bên cạnh vịnh San Diego. Xuống xe, hai cha con sánh vai đi dưới ánh điện vàng, dọc theo con đường xi măng sạch bóng, Hùng ôn tồn bảo con:
- Mẹ đã kể cho bố nghe chuyện mái tóc của con. Tối hôm nay hai bố con mình sẽ giải quyết cho xong việc này.
Đi bên cạnh bố, Duy vẫn im lặng lắng nghe, Hùng nói tiếp:
- Có phải con muốn để tóc dài không"
- Dạ.
Hùng nghe tiếng dạ của con bây giờ đã giảm bớt cường độ lo lắng so với tiếng dạ lúc mới mở cửa bước vào trong xe nhìn thấy bố. Hùng cố giữ giọng nhỏ nhẹ dạy con:
- Vì muốn để tóc dài mà con tự cạo trọc đầu. Con có biết mẹ thương con lắm không" Con có biết hành động hỗn hào của con ban chiều làm mẹ đau lòng không"
Duy gật đầu.
- Dạ.
- Con hãy suy nghĩ kỹ điều bố vừa nói. Nếu nhận ra cái lỗi mình làm, hãy lo đi xin lỗi mẹ. Còn nếu con nghĩ hành động như vậy là đúng, thì con chẳng cần phải nói gì với mẹ cả. Bố biết con đã lớn, bố nhắc con thêm lần nữa: trước khi làm một điều gì con cần suy nghĩ cho thật kỹ. Kể từ hôm nay, bố mẹ xem chuyện mái tóc con đã giải quyết xong. Muốn để dài hay ngắn là tùy con. Bố mẹ sẽ không nhắc đến nó nữa.
Duy lý nhí trong miệng:
- Dạ, con cám ơn bố, về nhà con sẽ xin lỗi mẹ ngay.
Cắt đi những trĩu nặng trong đầu cho con và chính mình xong, Hùng hỏi con việc nhà, việc học. Chuyện trò với con bằng tâm tình yêu thương của một người cha, cùng với sự cởi mở, thân mật như tình bạn, Hùng đã tỏ hết cho con những điều chàng muốn nói và cũng nghe lại được vài tâm tư sâu kín trong lòng con.
Lúc hai cha con bước xuống xe, chú Lộc em Hùng ở căn nhà bên cạnh nhìn thấy cái đầu Duy phá lên cười:
- Sao cạo đầu trọc lóc vậy con"
Duy vui vẻ đáp:
- Chú Lộc cạo râu thì con cạo tóc, có gì lạ đâu mà chú cười con.
(còn tiếp một kỳ)
Sapy ĐI ĐI
Sau khi mẹ chịu nhường bươc, Duy bắt đầu để tóc dài. Từ đó, mỗi khi hai mẹ con nhắc lại chuyện cũ, Duy thường tỏ vẻ hãnh diện:
Sapy Đi Đi
We're excited to welcome you to the NaviForce Watches family!
We're inspired by modern military equipment and offer water resistant watches with alloy cases and quartz movement.
Order your watch today directly on http://thenaviforcewatch.com/
We hope you'll enjoy your purchase and please feel free to reach out if you have any questions.
Best,
The NaviForce Watch Team