Hôm nay,  

Đằng Sau Sự Cân Đối

29/08/200500:00:00(Xem: 279945)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài số 813-1403-240-vb3083005

Diệu Hương đã góp nhiều bài viết đặc biệt và được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã liên tục góp nhiều bài viết đặc biệt. Sang năm thứ tư, Diệu Hương viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài “Cầu Vồng Giữa Mùa Hè”, về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, với ghi chú là để “chia xẻ những nỗi ngậm ngùi” nhân dịp kỷ niệm ngày 30 tháng Tư. Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose.

*

Vào tháng giêng Tây của mỗi năm, khi tác dụng của những bữa "sống để ăn" vào dịp Thanksgiving, Christmas, và New Year bắt đầu thấy rõ bằng mắt thường trên cơ thể, áo quần chợt căng ra, đôi khi gài không được vì calories dư thừa giúp phát triển chiều ngang không ai muốn, thì người ta lại lũ lượt lái xe đến những Club tập thể dục. Phòng tập thể dục đông hẳn ra, gấp ba bốn số lượng thường nhật, gây ra phiền nhiễu cho những thành viên trung thành lâu năm của các gym club.
Những "chuyên viên đi gym" có mặt mỗi ngày ở club như mái nhà thứ hai của mình, quen mặt nhau, quen từng máy tập thể dục, biết rõ ràng thời khóa biểu của nhau và không bị mất thời giờ chờ đợi. Vậy mà, cứ vào ba tuần lễ đầu tiên của tháng giêng, thời gian phải chờ đợi ở mỗi máy tập thể dục dài gấp hai thời gian tập thể dục. Bởi vì rất nhiều "freshman" của việc tập luyện thân thể bắt đầu làm quen với "phương thuốc trị bá bệnh" duy nhất trên đời. Họ không quen với không khí của các fitness club, lại càng bỡ ngỡ với rất nhiều dụng cụ tập thể dục rất hiện đại và tối tân có thể cho người đang tập trên máy biết nhịp đập hiện tại của tim, năng lượng họ vừa thải ra, kể cả năng lượng dư thừa từ mỡ. Và cứ theo thông lệ "first come, first serve", ai đến sau thì phải chờ ngưỡi đến trước. Nên nếu phải chờ một người mất đến gần năm phút mới điều chỉnh được cái máy tập thể dục theo ý muốn. Rồi lâu lâu lãi ngưng lại để đọc những chữ digital chạy trên màn ảnh, hướng dẫn nhiều option, thì quả là không vui chút nào!
Mỗi sáng, nhiều người ra khoiû nhà từ lúc đường phố hãy còn ngái ngủ, để vừa đủ thời gian tập thể dục, tắm rửa và lái xe đến sở. Thời giờ được tính chính xác đến độ còn để dành thời gian cho những lúc kẹt xe trên xa lộ, hay phải chờ đèn đỏ.Vậy mà, có một nhân vật nào đó, hình như cả đời chưa bao giờ biết đến chuyện tập thể dục, chưa bao giờ thấm nghĩa đen của thành ngữ "no pain, no gain" chiếm cứ một cái treadmill hay một cái stairmaster chỉ để đọc những hướng dẫn trên máy, không chịu nghĩ đến người đang sốt ruột đứng chờ thì không công bằng chút nào.
Tất cả những khó khăn đó, may thay, chỉ xảy ra mỗi năm khoảng 3 tuần, khi một năm mới bắt đầu, khắp nơi, từ tivi, báo chí, đến những câu chuyện xã giao trong sở, người ta đều nói đến chuyện "new years, new resolution". Hơn nữa, khi mùa Đông sắp tàn, bóng dáng của mùa Xuân thấp thoáng, lúc đó không còn phải trùm áo khoác dày côm, ai mập ai ốm, ai cân đối sẽ đập vào mắt người khác rất rõ ràng. Rất am tường tâm lý quần chúng. Các fitness Club đưa ra đủ thứ promotion để chiêu dụ thêm nhiều hội viên mới, tăng doanh thu hàng tháng, những quảng cáo promotion với hình ảnh của của những supermodel- như Cindy Crawford chẳng hạn, trông rất là cân đối, hấp dẫn như một hủ mật đặt giữa rừng thu hút rất nhiều "ong" và cả "gấu" mò đến. Dĩ nhiên câu lạc bộ nhộn nhịp, đông vui hẳn ra, bãi đậu xe luôn luôn "full house", không còn một chỗ trống. Các công ty hay business kế cận phải bảo vệ bãi đậu xe dành cho khách hàng của mình, dấu hiệu "customer of XYZ only, unauthorized vehicle will be towed away" được dựng lên, những hội viên của Fitness Club vẫn chơi bài "tình lờ", cứ đậu, vì mất trung bình là nữa giờ towing truck mới đến, đủ giờ để tập thể dục rồi ra về, mà xe vẫn an toàn. Do vậy, nếu gặp một "tay mơ" mới bắt đầu làm quen với việc tập thể dục, cứ loay hoay trên rất nhiều nút của máy tập thể dục, những hội viên thường trực lâu năm rất khó chịu vì phải dài cổ chờ, vừa mất thì giờ, vừa có có khả năng xảy ra cảnh khi ra về thì mình đã bị kéo đi về bãi đậu xe công cộng, vừa tốn tiền, vừa lỡ công lỡ việc. Đôi khi vì quá bực mình, người ta quên đi những ngày đầu tiên đến gym club của mình cũng quê mùa, chậm chạp, và ngớ ngẩn không thua gì những người đang làmmìnhphải chờ đợi bây giờ.
Đó là chưa kể đến nỗi bực mình, thường thì phải nữ mơí bị, đôi khi thành cái đích (watching target) ngắm, rất công khai va øhợp pháp, của ai đó thích ngắm đường cong, đang tập trên một cái máy ngay phía sau lưng mình. Chỉ cần lên bất cứ một dụng cụ tập thể dục nào khoảng mười lăm phút vào mùa hè, nửa giờ vào mùa đông, tim đập nhanh hơn, mạch máu lưu thông tốt hơn, mặt người tập thể dục hồng lên đẹp tự nhiên và đầy sức sống.
Đối với một người bình thường, còn giữ nguyên vẽ "hương đồng gió nội" hình như lúc sáng sớm lúc họ ra khỏi gym sau khi vừa tập thể dục xong là lúc đẹp nhất trong ngày, một cái đẹp khỏe mạnh tự nhiên, trẻ hơn tuổi thật. Đàng sau vẻ đẹp tự nhiên và những đường cong cân đối là một quá trình đổ mồ hôi đếm bằng năm, vâng, đếm bằng năm, chứ không phải bằng tháng hay tuần.
Điều đó được chứng minh rõ ràng trong mùa hè, nếu bạn rời rời phòng tập thể dục bằng xe mui trần (mà người khác có thể thấy bạn rất rõ), trên đường về, bạn sẽ thấy những người lái xe chung quanh dễ thương hơn, nhường đường cho bạn, lịch sự hơn hẳn ngày thường. Tuy nhiên, để được sự ưu đãi đặc biệt đó, bạn phải đi tập thể dục đều đặn, í nhất là 4 ngày mỗi tuần liên tục ít nhất là 3 năm, để đường cong thân thể và làn da hồng hào khỏe mạnh của bạn được thấy rõ bằng mắt thường ở một chu vi có bán kính ngắn hơn hai mươi feet. "Ô kìa, đời bỗng dưng vui" cho tất cả mọi người khi người ta thấy bên cạnh mình có nuững nét "đẹp hương đồng gió nội" cà có những người hềt sức lịch sự!
Khi bạn đã kiên nhẫn tập thể dục đều đặn ít nhất là 3 năm, và chịu khó đề ý đến chế độ ăn uống của mình đúng dinh dưỡng, giả sử bạn đang bước vào tuổi " tam thập nhi lập" bạn sẽ có suy nghĩ của tuổi 30, bề ngoài của tuổi 20, và thể chất của tuổi "mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Như người Mỹ vẫn nói "do the math", bạn cứ cộng trừ cho hợp với tuổi thật của mình.
Tiềc thay, đa số mọi người không thấy rõ cái lợi ích đó chỉ có thể đạt đưỡc sa umột thời gian khá dài từ năm này qua năm khác, (nếu bàn càng lớn tuổi, thời gian càng dài hơn, vì đồng hồ sinh học của cơ thể bạn đã ngăn cản bớt khả năng đốt năng lượng dư thừa - metabolic rate đã giảm xuống tỷ lệ nghịch với tuổi đời của bạn). Nên hầu hết những người đến gym club không được kiên nhẫn, bỏ cuộc sau một vài tháng (có người chỉ kéo dài được một tuần) tập thể dục, vì thấy mình khônt có được đường cong cân đối, hay vẻ khỏe mạnh tự nhiên như nguững hội viên lâu năm. Phải rất là kiên nhẫn ,ết quả thấy được sau thời gian ít nhất là một năm.
Gần đây, để đối phó với tình trạng "thừa ăn, thiếu vận động" của đại đa số người Mỹ, hệ thống truyền hình NBC của Mỹ đã trình chiếu " reality show" với cái tên đầy sức thuyết phục "The Biggest Loser" để tạo cảm hứng cho quần chúng Mỹ tập thể dục và để ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Những nhân vật có thậ, rất là nặng cân, đã giảm khoảng một phần ba trọng lường của họ sau 6 tháng làm việc với "personal trainer" và ăn uống dưới một chế độ kiêng cử rất khắc nghiệt. Những nhân vật này là những người dân Mỹ bình thường, ở đủ mọi lứa tuổi, để tạo cảm hứng cho cả nước Mỹ trong việc rèn luyện thân thể. Ngay sau khi loạt show này chấm dứt, các phòng tập thể dục trên cả nước Mỹ rộn rịp hẳn ra, với rất nhiều người từ mức độ "hơi nặng cân" (overweight) đến thật sự nặng nề (obesity) chịu khó đến câu lạc bộ tập thể dục.


Từ chưa bao giờ vận động đến bắt đầu tập thể dục, là cả một "milestone", Những người đã không để ý đến trọng lượng của mình từ rất lâu leo lên những máy tập thể dục đã là một sự khó nhọc (vì rất nhiều dụng cụ như stairmaster"- chẳng hạn, rất cao và rất dốc). Những hội viên thường trực của câu lạc bộ đã rất là lịch sự và kiên nhẫn chờ đợi họ ở khắp các máy tập thể dục. Riêng tôi, mỗi lần nhìn họ vừa thở hào hển vừa lê bước rất nặng nề (theo cả nghĩa bong lẫn nghĩa đen), tôi vần thầm chúc họ có đủ kiên nhẫn đến phòng tập thể dục mỗi ngày đều đặn. Giữ đúng thói quen không bao giờ có ý kiến khi không được hỏi, nhiều lần tôi đẵ tự kiềm chế mình để khỏi mở miệng khi thấy chỉ sau mười phút tập thể dục, chưa đủ để đổ mồ hôi, một số người đã tự "nạp năng lượng" bằng cách ăn cả thỏi chocolate king size, việc tập thể dục của họ bỗng dưng trở thành " nước đổ lá môn". Tương tự như thế, nhiều người sau khi tập được khoảng nữa giờ, suốt ngày hôm đó nghĩ là mình đã chu toàn bổn phận đối với sức khỏe, đã vận động rất nhiều, nên ăn nhiều hơn thường ngày,hoặc ăn chất béo nhiều hơn. Hậu quả tất nhiên của cả hai trường hợp là càng đi tập thể dục, một số người không những không giảm mà còn tăng trọng lượng. Thay vì "tiển trách kỷ , hậu trách nhân", họ quay ra đổ thừa từ rất bâng quơ, là xã hội máy móc, không cho họ có giờ vận động, không có giờ nấu nướng, ăn thức ăn healthy, đến rất cụ thể, là cha mẹ mình đã truyền cho mình một loại DNA xấu với Metabolism rất thấp, vô tình hay cố ý, ai đó quên mất một câu nói rất đơn giản nhưng rất thực tế của người Mỹ "You're what you eat"! Có một dạo, một số nguời thích ăn fast food nhưng không có thì giờ hay không thích tập thể dục đã nộp đơn kiện hệ thống Mc Donald về "tội" làm cho quần chúng bị overweight, làm hại sức khỏe của người Mỹ và ảnh hưởng xấu đến.....kinh tế quốc gia (chic!). Nghe vừa buồn cười, vừa nhớ đến câu ngạn ngữ Việt Nam "Vừa đánh trống vừa la làng". Chỉ tội nghiệp cho hãng Mc Donald, chỉ bán, chứ không hề bắt ép ai ăn chất béo hàng ngày, phải vác chiếu hầu tòa, và phải đổi loại dầu với lượng chất béo thấp hơn khi chiên món "French fried" nổi tiếng rất béo và cũng rất hấp dẫn khẩu vị tất cả mọi người! Lẽ ra, những người đóng thuế của tiểu bang đến 21.7 tỷ dollars hàng năm vì sức nặng quá tải của họ đã ảnh hưởng đến năng lực làm việc, làm mất đi hiệu quả lao động cả bằng đầu óc lẫn tay chân. Nhưng chừng như sự kiện những người nặng nề luôn luôn phải vác một trọng lượng quả khổ theo mình trên mỗi bước đi, mỗi cử động đã là một sự trừng phạt nặng nể cho cá nhân họ, nên dù ai cũng biết thiệt hại xã hội và mỗi người đóng thuế phải gánh chịu, nhưng không ai nỡ kiện những người làm thiệt hại công quỹ của tiểu bang lẫn liên bang.
Có nhiều động cơ đưa một người thành hội viên thường trực của gym club. Đa số những người đến với phòng tập thể dục sau khi đã ngưng phát triển "bề dọc" một thời gian dài, bao nhiêu năng lượng nạp vào cơ thể chỉ dồn vào "bề ngang", đường cong hai bên hông biến từ lõm thành lồi, trông hơi mất thẩm mỹ. Một ngày đẹp trời nào đó rãnh rỗi soi gương kỹ hơn, cứ tưởng là ai đó trong gương chứ không phải là mình. Nuối tiếc :thời oanh liệt nay còn đâu", tỉnh ngộ kịp thời, họ trở thành hội viên của một câu lạc bộ thể dục. Nếu bạn có kiên nhẫn cũng chưa đủ, còn phải tập đúng cách, ăn đúùng dinh dưỡng mới cân đối được. nguyên tắc cần nhớ là calories nạp vào (từ đồ ăn thức uống) nhiều hơn calories xuất ra (từ vận động, tập thể dục) thì trọng lượng sẽ đi lên âm thầm nhưng vững chắc, góp phần bào mòn sức khỏe của con người.
Con đường đưa tôi trở thành một hội viên trung thành của Fitness 24 Club bắt đầu từ một Fitness facility của sở làm. Dạo đó, có sẵn fitness equipment rất thuận tiện ở tầng thứ nhất của nơi làm việc, luôn luôn để nhạc soft rock music với những tiếng hát lừng danh Barry Manilow, Leton John, Celine Dion , Stevie Wonder&.rất êm tai, tôi mon men đến để nghe nhạc và "release stress" sau tám tiếng trả nợ cơm áo mỗi ngày. Lâu dần, thể dục thành một phần của đời sống, tôi đâm "ghiền" chạy trên treadmill hay nâng "weightlifting" lúc nào không rõ! mấy năm sau, chuyển sang sở làm khác, không còn Fitness facility, tôi nhớ tập thể dục như kiểu nhớ trong ca dao Việt Nam "Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên". Bèn mua treadmill về chạy ở nhà. Sau một năm, một cái treadmill và một cái bent bicycle bị gãy, hóa đơn tiền điện tăng như gia tốc của phi thuyền vừa rời bệ phóng, cao hơn cả những tháng giá buốt mùa đông phải mở máy sưởi cả ngày, hay những ngày hiếm hoi nóng trên 100độ Farenheit của ven biển miền Tây nước Mỹ phải mở máy lạnh 24/24, tôi quyết định đến một gym club ở gần nhà, và từ bữa đó câu lạc bộ thể dục trở thành một nơi không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của tôi.
Sau một tuần tập thể dục đều đặn, bạn sẽ ngủ ngon hơn, giấc ngủ sâu không có ác mộng. Sau một tháng, bạn sẽ thấy mình gọn hơn, đỡ "nhão" hơn (vì mỡ đã tan bớt). Sau ba tháng, bạn sẽ thấy yêu đời hơn, ăn ngon hơn (nhưng nhớ là đừng bao giờ nghe theo "tiếng gọi của bao tử"). Sau sáu tháng, đuờnc ong lồi nếu chưa thành đường con lõm thì cũng đã trở thành đường thẳng. Và sau ít nhất một năm, mới có đuợc một cái bụng tuơng đối bằng phẳng như thời mới lớn. Đó là trong trường hợp bạn chú ý đến hàm lượng calories và chất béo trong thức ăn của bạn, chịu khó đọc những nutrition facts ở ngoài bao bì mỗi thứ bạn ăn, điều mà trên trái đất chỉ có mỗi một mình Hoa kỳ bắt buộc các hãng sãn xuất thức ăn ghi rõ trên bao bì. Ở các nước khác, thức ăn quá đắt đỏ, không dư thừa như ở Mỹ, nguy cơ mập phệ không có nên không có một nước nào bắt buộc phải có "nutrition facts" trên bao bì của thức ăn như ở Mỹ.
Sau một năm, trong khá cân đối, bạn đừng vội "ngủ quên trên chiến thắng" mà quên giữ đúng thời khóa biểu tập thể dục đều đặn, công lao của bạn trong một năm sẽ biến thành công cốc trong vòng một tháng! Đời đang vui bỗng thành buồn khi bạn soi gương và chợt thấy "thời oanh liệt" thắt đáy lưng ong cho đàn bà con gái hay bắp thịt cứng cáp cho phái nam đã lặng lẽ bỏ bạn ra đi từ lúc nào mà không một lời từ biệt!
Trong thực tế, không một người nào có một thân hình cân đối mà không phải chịu đựng cái đau của việc tập thể dục ở một lúc nào đó trong quá trình rèn luyện thân thể. Có người đau gót chân, có người đau mắt cá, có nguời đau bắp chân,có nguời đau ở đùi, tệ hơn thế, có nguời đau cả hai tay lẫn hai chân hay ê ẩm cả toàn thân. "No pain no gain". Tất cả những hội viên thường trực của gym club, một lúc nào đó trong đời đều đã phải uốn "Aleeve" hay " Motrin" để đỡ đau và có sức để tập thể dục đều đặn, trong xe luôn luôn có cream "Bengay" loại màu đỏ mạnh nhất để xoa vào những chỗ lâu lâu hay trở chứng đau nhức. Điều này chỉ xảy ra trong năm đầu tiên tập thể dục, sau đó, cơ thể bạn quen dần, và bạn biết loại fitness equipment nào thích hợp nhất với thể chất của mình, thì tình trạng đau nhức chỉ xảy ra khi bạn tập quá sức chịu đựng của cơ thể.
Nếu bạn có con nhỏ, Fitness 24 hours sẽ có phòng trông coi con bạn với nhân viên có license về "Child care" với đủ đồ chơi cho con nít từ 3 tháng đến 10 tuổi.Do vậy có con nhỏ không phải là một cái "good excuse" cho việc lười tập thể dục.
Ở mỗi trung tâm Fitness 24 đều có "Child Care center" để giữ con nít từ một tháng đến mười tuổi trong lúc cha mẹ các em đang tập thể dục các em được chơi trong một phòng rộng có đồ chơi rất đẹp, có sách và phim hoạt họa cho con nít. Có lần tôi tập thể dục quá đô, bị đau chân, phải ngồi nghĩ "ké" trong "child care", nhìn các em chơi đùa với đủ thứ đồ chơi, đủ thứ phương tiện, chợt nghĩ đến những em bé Việt Nam, và những em bé ở Ấn Độ, Phi Châu&.. mà thấy quả là cuộc đời chưa bao giờ có sự công bằng tương đối. Có những em mê chơi game trên PC trong "child care center" đến nỗi khi bố mẹ tập thể dục xong, gọi các em về, em vẫn không rời mắt khỏi màn ảnh computer, vào những cái máy chơi game nhỏ, còn khuyến khích bố mẹ:
- Bố mẹ ra tập thể dục thêm nữa đi, tập càng nhiều càng tốt.
Gần đây, khi mobile camera phone rất là phổ biến, Fitness Club phải ra nội quy tuyệt đối cấm sử dụng cellular phone trong locker room (phòng tắm và thay đồ). Hình như những người có thói quen chỉ thay quần áo ở cửa locker chứ không chịu mặc áo quần trong phòng tắm cá nhân riêng biệt, đã không còn cảm thấy an toàn khi chung quanh có người đang nói chuyện trên cellular phone, vì biết đâu chừng camera đang được mở ra, và đôi khi hình mình đang bị post lên một website nào đó cho bàn dân thiên hạ thưởng thức ....free!
Để bảo vệ sự riêng tư cho hội viên, Fitness Club đã cấm tuyệt đối tất cả các loại Cellular phone mở ra trong khu vực locker room. Dù vậy, cách tốt nhất để tự bảo vệ mình vẫn là nên mặc quần áo đàng hoàng trước khi ra khỏi phòng tắm cá nhân, bởi vì dù có locker nam và nữ riêng biệt nhưng cứ nên tự bảo vệ mình trước vẫn hơn.
Một ngày đẹp trời nào đó, thấy một người gọn gàng cân đối, rắn chắc đâu đó trên đường phố, xin hãy tin rằng đàng sau sự khỏe mạnh, cân đối đó là thời gian được tính bằng năm, là mồ hôi đổ xuống mỗi tuần ít nhất bốn lần, là sự kiên nhẫn, là kỷ luật rất cao tự đặt ra cho chính bản thân mình. Cái đẹp của khuôn mặt không thể thay đổi bằng ý chí và sự kiên nhẫn, nhưng cái đẹp của vóc dáng, sự cân đối mọi người đều thích nhìn, ai cũng có thể làm được với sự kiên trì và ý chí của mình. Sau vài năm tập thể dục đều đặn, thảng hoặc nếu nghe có ai đó đề cập đến câu ca dao dân gian:
"Béo chê béo trục béo tròn,
Gầy chê xương sống, xương sườn đưa ra."
Bạn có thể yên trí là người ta ám chỉ... ai đó, chứ không phải chính mình.
Nguyễn Trần Diệu Huơng.
Santa Clara, hè 2005.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,266,925
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến