Hôm nay,  

Cái Bang Ở Mỹ

11/08/200500:00:00(Xem: 114068)
Người viết: DIÊN HỒNG
Bài số 803-1391-228-vb4081005

Tác giả Diên Hồng, tên thật Linh Quang Trần, đếm Mỹ theo diện ODP, hiện là cư dân Santa Ana, hành nghề tự do. Ông đã góp một số bài viết về nước Mỹ, sau đây là bài viết thứ 5 của ông.

Người Việt Hải Ngoại vốn không lạ gì hình ảnh những kẻ ăn xin, ăn mày trên những nẻo đường nơi cố hương Việt Nam ngày nào. Ngày đó, trước 30/4/1975, Miền Nam chiến tranh tương tàn, làm bao gia đình chia ly, bao thảm cảnh tang tóc khắp nơi vì thế cùng với những nổi khổ "đau - buồn - đắng - cay - lệ trào" của muôn người ... những kẻ ăn xin , ăn mày cũng có khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê.
Sau 1975, nghe nói Việt Nam "thống nhất" vẫn đầy dẫy kẻ ăn mày ăn xin trên đường phố, ngay tại Saigon hoa lệ và cả ở thủ đô Hà Nội quyền lực! Lý giải điều này, người ta hay chép miệng nói "hiện tượng xã hội mà!" Chuyện ăn mày ăn xin ở Việt Nam, do vậy, chẳng ai lạ hay thắc mắc. Nhưng nhiều người vẫn cho là rất lạ, khi thấy ở ngay nước Mỹ cũng vẫn có ăn mày.
Mỹ là một cường quốc giàu có, sao lại vẫn có người ăn xin ăn mày" Nghe thật nghịch lý nhưng đó lại là sự thật.
Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên khi mới đặt chân đến Mỹ (đi diện ODP), có bốn điều lạ ấn tượng nhất mà tôi và gia đình thấy ở Mỹ: Thứ nhất nước Mỹ rộng lớn , giàu đẹp và văn minh quá; Thứ hai người Mỹ thẳng thắn, thực dụng và có tinh thần độc lập cá nhân hơn mình nghĩ nhiều; Thứ ba Người Mỹ yêu nước theo cách của họ - họ có thể hát quốc ca bất cứ nơi đâu họ thích, họ có thể mặc quần áo và sử dụng trang sức có in cờ Mỹ mà vẫn không bị coi là bất kính hay bất nhã; Và điều thứ tư chính là hình ảnh những người ăn xin ăn mày lần đầu tiên tôi thấy trên nước Mỹ.
Có những cái ở Mỹ tưởng như là nghịch lý nhưng lại có cái lý của riêng nó. Chẳng hạn, những người mới sang Mỹ ở chung nhà với người thân, vẫn phải chung lưng trả tiền nhà tiền phòng, điều này được giải thích bằng chân lý thoạt nghe khá phủ phàng: "Sống ở Mỹ chẳng có cái gì free cả." Ở lâu hơn, sẽ chóng hiểu rằng, ở Mỹ người ta đề cao tính độc lập, không dựa dẫm vào ai. Chính cách cư xử này của người thân, dù theo kiểu Mỹ, là ngụ ý giúp mình mau chóng hòa nhập với đời sống ở Mỹ một cách mạnh mẽ tự chủ và tự lập.
Người giàu có ở Mỹ có tài sản kếch xù, cũng chính là những người vay mượn nhiều để kinh doanh, đầu tư. Không riêng họ, cả nước Mỹ đều đi vay nợ để phục vụ cho những chi tiêu, mua sắm, đầu tư của mình. Nước Mỹ phát triển nhanh chóng cũng chính nhờ cái nghịch lý nợ nần chồng chất này trong lòng nước Mỹ. Do vậy sống ở Mỹ tiểu sử tín dụng tốt đồng nghĩa với việc có tất cả, thuận lợi tất cả trong đời sống, kinh doanh, đầu tư.
Người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở hàng ghế nơi trạm xe bus thường ghé, ở một góc phố, góc supermarket, hay ở dưới vòm những tòa nhà cao ngất hay ở gầm cầu..., những người vô gia cư (homeless) người ăn xin. Vẻ bề ngoài của họ rất dễ nhận ra, quần áo tự do có phần tuỳ tiện, đôi khi quấn quanh mình một tấm chăn mỏng (dễ thấy vào những buổi sáng sớm), cạnh bên thường lỉnh kĩnh đồ đạc linh tinh đủ thứ nào đồ hộp, nước ngọt, quần áo... Có khi họ vay mượn mấy chiếc xe mua hàng của mấy siêu thị làm phương tiện "tải" mớ hành lý đang mang sự đời này.
Dân Châu Á hay gọi người ăn mày ăn xin, là "cái bang" với sự muờng tượng đó là những kẻ ăn mặc rách rưới, mặt mày lôi thôi, lếch thếch, xem ra trái ngược với ăn mày ăn xin ở Mỹ. Dù là homeless hay ăn xin, ở Mỹ, họ vẫn ăn mặc khá đàng hoàng, dù quần áo có khi hơi cũ. Đặc biệt họ không bao giờ làm phiền hay quấy nhiễu một ai, khác với "cái bang" nơi khác thường bám đeo khách để xin tiền, xin đồ.
Hình ảnh quen thuộc thường là họ ngồi im lặng nơi góc đường hay những chỗ có đông người qua lại, có khi họ cũng đứng, hoặc đi qua đi lại dọc theo lề đường các con phố, cạnh bên có đặt hay đeo tòng teng trước ngực tấm bảng bằng bìa carton, ghi mấy dòng chữ tiếng Mỹ cỡ chữ to để gây ấn tượng, chú ý với người qua kẻ lại. Những tấm biển này, nội dung ghi cũng muôn màu muôn vẻ. Khi thì : HOMELESS. CAN YOU HELP ME ", khi thì ghi là (dịch ra tiếng Việt ) : " CỰU CHIẾN BINH Ở VIỆT NAM", khi lại là : " HÃY GIÚP TÔI VÀ CHÚA SẼ BAN PHƯỚC CHO BẠN" v.v... Khu little Saigon, góc đường Brookhurst - Bolsa hay có một người ăn xin đóng đô ở đây. Đó là một phụ nữ Mỹ trắng khoảng trên dưới 50 tuổi, vận quần jean áo thun, tay đeo headphones đi tới lui thư thả, cạnh bên là chiếc xe đạp cũ treo mấy móng đồ túi xách linh tinh. Thỉnh thoảng dòng xe hơi dừng lại vì đèn đò, bà ta lại đi đến gần nhưng không nói gì, có mấy chủ xe đưa ít tiền hoặc có khi là lon nước ngọt, bà ta nhận tất. Ở góc đường Bolsa - Golden West cũng có mấy người ăn xin thay phiên đóng đô, khi là ông già Mỹ quần jean áo thun in chữ, khi thì một gãốm nhách cao lêu nghêu có ria mép ... đều có mang bảng (biển ) trước ngực hoặc cầm tay quơ qua qua lại tấm bảng này cho thiên hạ đi ngang nhìn thấy. Tôi không biết cụ thể ở Mỹ có đến bao nhiều người homeless và ăn xin nhưng thấy rằng ở đâu cũng có. Santa Ana, San Francisco ... ở California, ở Newyork, ở Michigan, ở Massachusetts, ở Louisiana, ở illinois, ở Delaware, ở Alabama ...ở đâu cũng thấy. Có nơi số lượng hoemless lên đến vài chục ngàn người. Những sinh hoạt thiện nguyện trên đất Mỹ những tổ chức từ thiện thường chú ý thực hiện những hoạt động cứu giúp và phân phát thực phẩm cho họ.


Người homeless, ăn xin ... ở Mỹ cũng biết cách xoay xở để " kiếm sống" theo lối của mình. Có người chơi nhạc lang thang trên đường phố, có kẻ dùng mặt mùay quần áo đủ màu ngộ ngĩnh, đứng ở góc phố tay cầm cái cốc cũ mèm, đợi có người đi qua là rung cái cốc cho mấy đồng xu có sẵn trong cốc kêu lốc cốc leng keng, để hấp dẫn tạo sự chú ý của người đi qua; có người lại ghi những dòng chữ to đùng trên tấm biển trước ngực, với nội dung khá " ấn tượng" như : " Tôi chỉ còn một chân vì chiến tranh Việt Nam ... ", hay " Hôm nay là sinh nhật thứ 55 của tôi ...", hoặc giả là : " Không nhà, lạnh và đói ... ". Nhìn họ vậy nhưng đừng nhầm tưởng đó là những người không có gì đáng nói. Có người trong số họ từng là là kỹ sư có việc làm lương cao, vợ đẹp con ngoan nhưng sau cú sốc " thất nghiệp, vợ bỏ đi theo người" bị tâm thần chữa chạy xong trở thành kẻ lang thang trên đường phố; có người từng là lính Mỹ ngang dọc trên chiến trường Miền Nam Việt Nam khi xưa; cũng có người là nhân viên của chính phủ hay cơ quan quân sự ... nay bị thải hồi hay luống tuổi mà không có người thân chăm sóc; có người từng có việc làm ổn định song gây tai nạn xe hơi phải bồi thường nặng đến tán gia bại sản, trở thành homeless ... Họ tự nhận mình là homeless, kẻ ăn xin ... nhưng sau một ngày đi ăn xin, học ũng có sinh hoạt bình thường như bao người khác. Cũng đi ăn, thậm chí uống bia cà phê ... và nhất là cũng luôn trả tiền sòng phẳng như mọi người. Có người ăn xin thường quanh quẩn theo các thùng rác cạnh các chợ, siêu thị ... để nhặt hay kiếm đồ ăn, trái cây ... đem bỏ làm nguồn sống phụ. Thường nét chung của homeless, người ăn xin ăn mày ở Mỹ ... là những người không nhà, thất nghiệp, có cả kẻ mà người Việt mình gọi là "người thất chí" ... Nói rằng người ăn xin ăn mày, home less của Mỹ là sản phẩm của của sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ vào một thời điểm nào đó ... là chưa hẳn đúng. Bởi, nước Mỹ luôn có những chính sách an sinh phúc lợi xã hội để chăm sóc người nghèo, kẻ thất nghiệp, người tàn tật v.v... khá tốt.
Có những người homeless, ăn xin ... vẫn nhận trợ cấp của chính phủ nhưng vẫn cứ đi ăn xin ăn mày trên đường phố. Có người chẳng chịu đi nhận trợ cấp mà chỉ đi xin ... nói chung có thể tạm hiểu, họ "chấp nhận kiếp đi ăn xin ăn mày" để vẫn đượcsống sòng phẳng, độc lập cá nhân trong thế giới riêng của mình. Có những lúc tôi thấy họ ngồi yên bất động dưới ánh nắng gắt gao của mùa Hè, mặc cho người qua đường có cho hay không cho những đồng tiền vào cái cốc để bên cạnh, tâm hồn như bồng bềnh quay về với quá khứ một thời của mình. Người homeless, ăn xin ... cũng có những nổi niềm " buồn - vui - cay - đắng" của rất riêng trong Trái Tim của họ. Phải chăng đó cũng là một " tính cách Mỹ" nơi những con người mà ta thường gọi là là người ăn mày trong đất nước Mỹ phồn vinh " Trong đó, cũng nên biết rằng, đội ngũ cái bang ở My,õ ngoài người My,õ cũng có những sắc dân di cư nữa ... có cả người Việt của mình.
Có lần con gái tôi đòi tôi cho tiền, để bỏ vào chiếc cốc của một lão homeless ngồi ở góc chợ trên đường Bolsa. Cháu rất vui khi làm được việc đó, còn ông lão vẫn ngồi bất động mắt nhìn vào cõi xa xăm như chẳng hề biết vừa có một người bỏ tiền vào chiếc cốc mưu sinh của mình. Lần đó, con tôi bỏ vào cốc của 1ão khoảng $3 (tiền giấy loại $1 ). Sau khi đi bộ vào Phúc - Lộc - Thọ, cha con tôi quay lại khu chợ để lấy xe, thì thấy lão homeless đứng chờ sẵn bên xe. Tôi hơi nghi ngại nhưng ông lão chìa ra hai cây kem còn bọc trong giấy cẩn thận rất sạch sẽ cho con gái tôi, mà vẫn im lặng không nói lời nào chỉ nhìn cháu rất trìu mến. Vợ tôi toan ngăn nhưng tôi bảo hãy để con nhận. Con gái tôi vui vẻ nhận hai cây kem và thank you lão. Lão quay lưng bước đi vui vẻ, không quên vẫy tay chào cả nhà tôi. Vợ tôi hơi cằn nhằn sao cho con nhận đồ ăn của homelless, tôi giải thích : " Đó không đơn giản chỉ là hai cây kem ... mà đó chính là tấm lòng của ông lão đó đấy, em à !". Thật lạ, chắc ông lão homeless này cũng từng có một quá khứ ... một quãng đời " để nhớ để mong" thuở nào ... Tôi trân trọng tấm lòng của lão lắm ! ...
Mặc cho cuộc sống ở Mỹ muôn màu sắc. Nếu bên kia có những dãy nhà chọc trời cao ngất, có những kẻ sang giàu sung túc ... thì ở đây cũng có những kẻ không nhà, ăn mày... ăn mày trên đời thường và cả trong dĩ vãng ("!) Nước Mỹ giàu có hùng cường nhưng vẫn không che giấu sự tương phản giàu - nghèo chính trong lòng xã hội của nó. Bởi, đó là nước Mỹ, mọi cái luôn bộc trực thẳng thắn đến lạnh lùng. Cái chính là mọi cái cùng tồn tại và cùng sống, trong sự tôn trọng lẫn nhau, không chèn ép lẫn nhau. Nước Mỹ là vậy, mọi sự đều có thể và cũng không có thể... Hãy hiểu nó như chính nó thể hiện, không nên vo tròn hay bóp méo ... như thói quen người đời hay làm!

Diên Hồng
(Linh trần )


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến