Hôm nay,  

Đoàn Nữ Binh Của Mẹ Tôi

02/08/200500:00:00(Xem: 109213)
Người viết: THÙY DƯƠNG
Bài số 797-1385-222-vb4080305

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ba là “Hạnh phúc rất đơn giản” kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.

*

Tôi đặt tựa bài viết này dựa theo quyển tiểu thuyết của Nhã Ca “Đoàn Nữ Binh Muà Thu” mà tôi có dịp đọc lén sau tháng Tư năm 75. Gọi là đọc lén vì những tác phẩm của bà lúc đó đã bị Cộng Sản liệt kê vào sách báo đồi trụy, phản động.
Tôi còn nhớ, trong chiến dịch đốt sách sách do Cộng Sản thực hiện vào những ngày tháng đầu sau tháng Tư 1975, mẹ tôi đã huy động cả lũ con đi lục những sách báo cũ, bỏ vào chậu thau sắt đặt sau nhà để đốt. Trong số sách này, cuốn “Đoàn Nữ Binh Mùa Thu” của Nhã Ca tự dưng đập vào mắt tôi mà tôi chưa hề đọc.
Sách truyện trong nhà, ba mẹ tôi kiểm sốt rất kỹ, thường ông bà đọc trước, kiểm duyệt, phân loại rồi mới cho chúng tôi đọc.
Tôi chưa đọc quyển sách này của bà Nhã Ca có lẽ ba tôi cho rằng nó thuộc loại sách cho người lớn, cỡ anh chị tôi mới được đọc, còn tôi chỉ được đọc những truyện Tuổi Hoa, hay nhiều lắm là những quyển truyện tình cảm ướt át nhẹ nhàng của Quỳnh Dao mà thôi.
Vì đọc lén nên sau ba mươi năm tôi chỉ còn nhớ mang máng, đại khái cốt truyện là nếu ngoài Bắc có những chị em gái ế chồng xung phong vào miền Nam làm dân công tải đạn, thì trong Nam cũng có đội ngũ con gái “chống ề” vì hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Trong truyện này, tôi còn nhớ là các cô con gái nói chuyện rất vui.
Cuối tuần qua trong lúc dự lễ cưới của đứa con gái thứ ba của chị Hai tôi, thấy ông anh rễ cười sung sướng khi “tống khứ” thêm được một của nợ ra khỏi nhà, tự dưng tôi liên tưởng đến truyện Đoàn Nữ Binh Muà Thu của Nhã Ca. Từ lũ con gái bốn đứa của chị tôi, tôi lại liên tưởng đến lũ con gái đông đảo của mẹ tôi.
Đoàn Nữ Binh Muà Thu của bà Nhã Ca là do ảnh hưởng của cuộc chiến, còn đoàn nữ binh năm đứa của mẹ tôi lâm cảnh ế muộn là bởi lỗi hoà bình. Nếu tính “cấp bậc” theo thời gian ế muộn, chị Hai tôi mang lon thấp nhất còn đứa con gái út ít của mẹ là tôi, mang chức đại tướng trong đoàn nữ binh của bà.
Sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy" Mời bạn đọc tiếp sẽ biết được vì sao.
Chị Hai tôi là con trưởng, xinh đẹp, tháo vát, nên được mẹ tôi kỳ vọng vào chị rất nhiều. Mẹ tôi mừng phát khóc khi chị báo tin đậu bình hay bình thứ gì đấy. Mẹ bảo thầm vớùi ba tôi, “Phải cho con Hai đi du học bên Mỹ thôi, nếu không xin được học bỗng thì vợ chồng mình cũng ráng lo cho con đi du học tự túc vậy”, chả là vì mẹ tôi nghĩ đầu xuôi thì đuôi lọt, “con Hai đi du học rồi sẽ biết cách giúp đỡ cho các em nó sau này”.
Nhưng chị Hai tôi vì xinh đẹp, tháo vát nên có rất nhiều bạn bè, chị không đành bỏ đám bạn đông đảo của chị ở lại quê hương để tìm tương lai sáng lạng một mình nơi xứ người xa lạ nên chị ghi danh vào đại học Văn Khoa. Cũng vì chị xinh đẹp tháo vát, đông bạn bè nên mẹ tôi lại lo sốt vó. Trong đám bạn trai của chị có một anh nha sĩ sáng giá nhất, ngỏ lời cầu hôn, mẹ tôi mừng quá ưng cái rụp. Thế là chị Hai tôi theo chồng bỏ cuộc vui ở tuổi mười chín. Lon ế muộn của chị sơ sơ chắc chỉ đáng cấp uýù là cùng.
Sau chị Hai dĩ nhiên tới chị Ba của tôi. Chị yếu đuối mảnh mai, hay bị cảm vặt, nên trong đám chúng tôi chỉ có mình chị được ba mẹ cho đi học bằng xích lô, còn chúng tôi cuốc bộ dài dài, nên ba mẹ tôi buộc lòng không tính chuyện cho chị đi du học. Chị Ba ghi danh học Luật gần nhà, thứ nữa học Luật cũng không phải vào giảng đường mỗi ngày. Chị cũng có vài ba anh ngắm nghé theo chị từ trường Luật về mà hát lẩm bẩm bài hát gì có câu “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”. Nhưng tới phiên chị Ba, mẹ tôi nhất quyết chị phải học xong cho mẹ cái bằng thầy Cãi trước khi sang ngang vì bà xót ruột khi thấy chị Hai tôi tay ẳm con thơ, vác bụng bầu vượt mặt vào tường thi.
Chị Ba yếu đuối nên tính tình của yếu đuối hơn chị Hai, chị im lặng nghe lời mẹ, chờ ngày lên xe hoa sau khi đã giật được mảnh bằng Luật sư cho mẹ. Rủi thay khi chị lên năm thứ tư đại học tức năm cuối, CS cưỡng chiếm miền Nam, anh bạn của chị chạy thốt trong đám người di tản.
CS vào, chị vừa mất người yêu, vừa mất cái bằng luật sư sắp nắm trong tay, nên ủ ê suốt ngày, đúng là dã tràng xây cát biển đông.
Sau 75, hết lớp thanh niên sợ CS chạy trốn ra nước ngoài, đến lớp bị đưa đi học tập cải tạo, lớp về vùng kinh tế mới, cái ăn còn chưa no, cái măc còn chưa ấm, ai còn dám tính đến chuyện vợ chồng" Mãi bốn năm sau, chị mừng rỡ lên xe hoa với anh rễ tôi, một trong số ít thanh niên miền Nam còn có job sau ngày CS vào vì anh vẫn được giữ lại dạy Hố ở đại học Tổng Hợp. Chị lấy chồng ở cái tuổi hăm nên được chức cấp úy trong đoàn nữ binh của mẹ.
Khi CS vào, chị Tư và chị Năm tôi đang học Dược năm thứ nhất, thứ hai. Gia đình tôi không thuộc diện “có công với Cách Mạng” nên chị Tư lúc ra trường được đảng và nhà nước đề cử đến Tây Ninh, vùng kinh tế mới để phục vụ cho nhân dân lao động, người chủ của đất nước.
Trước 75, dù gia đình tôi không giàu có, chúng tôi không phải cành vàng lá ngọc, nhưng ba mẹ tôi cố gắng làm lụng cực nhọc để chúng tôi cũng có quần là áo lượt như chúng bạn. Vậy mà chỉ vài tháng ở vùng kinh tế mới, chị tôi đã được đảng vinh quang biến thành người nông dân thứ thiệt. Chị Tư được cho về thăm nhà mà chúng tôi đều không nhận ra, mặt mũi đen đủi, tóc tai khô cằn vì gội đầu bằng xà bông bột, quần đen cộng với chiếc áo bà ba để tiện việc trồng cây thuốc Nam, bào chế viên nghệ, xuyên tâm liên trị bá bệnh. Nhìn chị, thấy gần giống hình ảnh chị Út Tịch “còn cái lai quần cũng đánh” mà tôi hằng tưởng tượng.


Đau xót nhìn cô Dược sĩ của mình quá tang thương, mẹ lại bàn với ba tôi, “Hay ông à, tôi còn chút ít vàng bạc mình cố lo cho con Tư vượt biên, ở mãi vùng kinh tế mới, nó cũng trở thành VC chứ không chơi đâu ông”. Thế là, mẹ tôi lo chạy vạy tìm chỗ cho chị Tư ra đi. Năm lần bảy lượt, hết đi chui đến bán chính thức, chị Tư cuối cùng cũng đặt chân đến bến bờ tự do.
Lo xong cho chị Tư, mẹ lại tìm đường cho chị Năm và tôi. Chị Tư ở tỉnh, thành ra đi đi về về không ai để ý. Chứ chị Năm và tôi còn đi học, công an khu vực lại cứ ra vô nhà dân như thể phát huy quyền làm chủ tập thể nên rất khó trốn đi. Vả lại được vài tháng sau, chúng tôi nhận được thư chị Tư bên đảo gởi về do anh chị họ tôi ở bên Tây chuyển dùm.
Trong thư, chị Tư ra tối hậu thư là con Năm và con Út phải ở nhà, không được vượt biên, chờ ngày chị bảo lãnh. Chị kể chị gặp may vô cùng, 100 chuyến ra đi cũng hết 90 chuyến gặp hải tặc cướp bóc, hãm hiếp. Chiếc ghe của chị được tàu Anh cứu được chứ không chị cũng làm nạn nhân cho bọn cướp biển.
Ra trường, chị Năm không nhận nhiệm sở, mất hộ khẩu thì đừng hòng về lại Sài Gòn chứ đừng nói đến chuyện đi chính thức. Vài năm sau, tôi cũng ra trường, hai chị em hàng ngày chờ thùng đồ bên Mỹ gởi về đem ra chợ bán lại, đêm đêm đạp xe tới những trung tâm dạy sinh ngữ để dùi mài tiếng Mỹ.
Lúc đó ở Mỹ, đàn bà con gái Việt Nam còn hiếm hoi, chị Tư tôi đắt giá lắm, nhưng chị đành để tuổi xuân trôi qua, ráng học ráng làm để còn bảo lãnh cha mẹ và các em. Đến lúc chúng tôi định cư sang Mỹ, có cuộc sống ổn định, chị mới lên xe hoa khi qua tuổi băm rồi. Thế là chị lên được tới chức thiếu tá trong đoàn nữ binh của me.
Lúc ấy ở Sài Gòn, mẹ tôi canh chừng hai đứa chúng tôi giữ lắm. Bà sợ hai đứa lấy chồng thì phải ở lại VN làm VC suốt đời. Vào thời điểm đó, anh chị em diện độc thân mới được đi đoàn tụ gia đình.
Ngày qua ngày, hai chị em chúng tôi chầu chực ở phòng Quản lý người nước ngoài ở đường Nguyễn Du. Được giấy xuất cảnh, chúng tôi lại đạp xe đến phòng Quản lý nằm trên đường Nguyễn Trãi, lấy ngày được đăng ký lên máy bay làm hy vọng, làm lẽ sống cuộc đời.
Sau bao nhiêu năm kiên trì, có công mài sắt có ngày nên kim, cuối cùng chúng tôi cũng khăn gói ra phi trường Tân Sơn Nhất, để một lần đi một lần vĩnh biệt cái quê hương khốn khổ này.
Qua bên Mỹ, chị Năm của tôi đi học luyện thi tương đương để lấy lại cái bằng Dược sĩ của chị, được vài tháng chị gặp lại anh bạn hàng xóm. Thế là chuyện xa xưa, từ lúc hai trẻ còn bắn bi nhảy dây trong xóm được mang ra hồi tưởng. Anh cũng vừa định cư bên Mỹ. Cùng đồng cảnh ngộ, hai anh chị dễ cảm nhau hơn thời bên VN nên chị đồng ý theo anh về căn apartment gần đó khi bằng dược sĩ chưa lấy lại được.
“Con cũng băm rồi mẹ à”. Mẹ tôi mủi lòng cho chị xuất giá tòng phu, thế là chị cũng giữ chức Tá khi rời khỏi nhà mẹ.
Mẹ tôi giận CS lắm. “Cái vườn hoa của mẹ đang ươm bị tụi nó bẻ cụp” mẹ tôi thường than như thế. Chả là mẹ tôi ám chỉ, nếu không có CS vào thì bây giờ lũ con gái của mẹ, đứa Giáo sư, Luật sư, đứa Dược sĩ, bây giờ mẹ sung sướng hưởng nhàn. Thế là chỉ còn tôi, cái hy vọng cuối cùng của mẹ, tôi sẽ trở lại thành bác sĩ như mẹ thường mong ước.
Cái cây đã đâm rễ mẹ bứng trên vùng đất khô cằn ở quê hương mang sang trồng cho dù đất có màu mỡ nơi xứ người, cây cũng phải bị trầy vi tróc vẫy trước khi đâm chồi nẩy lộc được. Hàng ngày ra đón xe bus, phải chuyển vài chặn chuyển tiếp, tôi cắp sách đến trường, học chung với những đứa trẻ vừa tốt nghiệp trung học, tôi buồn vô cùng, nhưng sợ mẹ buồn lây, nên cứ vào restroom, đóng cửa lại để khóc cho đã.
Vừa học vừa làm, tôi chỉ mong sao ra trường cho lẹ thôi. Cái check đầu tiên của tôi do tôi làm work study, tôi trao tặng mẹ, mẹ tôi cảm động lắm. Rồi khi sắp xong bằng cử nhân, tôi được trường đai học Oxford bên Anh cấp học bỗng học grad., đây là một trong những trường trên thế giới có tiếng về ngành Sinh Hố. Vậy mà tôi bỏ mặc, tôi nhớ nghề, nhớ không khí nhà thương, nhớ bệnh nhân nên vào học lại Y khoa. Cuối cùng tôi cũng làm bác sĩ, làm vui lòng mẹ.
Rồi lại phải qua cửa ải residency, nội trú bên Mỹ khác thời tôi làm sinh viên bên VN sướng lắm, trực đêm là ngủ suốt, tôi còn nhớ các bà mụ nói, “Bà thầy cứ đi ngủ đi, chừng nào có ca nào hay, em gọi cho”, những ca sinh thường các bà mụ đỡ hết cả.
Bên Mỹ, lúc làm nội trú là bạn phải vừa làm bác sĩ, thăm khám và chữa bệnh, vừa làm y tá lấy máu chích thuốc cho bệnh nhân, rồi còn phải trình bệnh án cho thầy, làm research, và dạy lại các sinh viên Y khoa. Sau mỗi ca trực là tôi đi đứng không muốn vững.
Khi sự nghiệp xong xuôi, nhìn lại tuổi đời cũng gần bốn bó. Mẹ lại nói với tôi, con thương ai là mẹ chịu, chẳng cần phải là bác sĩ, kỹ sư đâu con à.
Mẹ làm tôi nhớ lại những anh bạn cùng lớp đến nhà tôi chơi, có một anh mẹ thấy tôi hơi tỏ vẻ có cảm tình, mẹ liền cảnh cáo ngay, “Nó chẳng thương con đâu, tại nó biết con có giấy tờ bảo lãnh đấy thôi”.
Thế là tôi mang lon cao nhất trong đoàn nữ binh của mẹ, lên chức tướng, chả là lúc đó tuổi tôi cũng tròn trèm bốn mươi khi về với chồng.
*
Hôm nay, đoàn nữ binh của mẹ năm đứa về nhà chị Hai tụ tập, nói chuyện rôm rả. Đứa nào cũng con đàn cháu đống. Nhìn con bé Xíu đang làm lễ gia tiên với chồng, tôi quay hỏi nhỏ con bé Sylvie, con út của chị Hai, sinh viên đại học năm thứ nhất:
- Bao giờ tới phiên con vậy bé Vi"
- Con hả cô, con còn nhỏ mà, con muốn làm bác sĩ giống cô.
- Eo ơi, con làm bác sĩ giống cô thì được nhưng đừng bắt chước cô ở mãi với cha mẹ nghe con.
Đó là câu chuyện đoàn nữ binh muà thu của mẹ tôi.
Lỡ xuân, ế muộn hình như không phải là hiện tượng riêng lẻ cho gia đình tôi. Lỗi tại ai đây" Thôi thì cứ đổ tại mình cao số.
Thế hệ chúng tôi sinh ra không đúng thời, dẫu sao chúng tôi còn có cơ hội làm được những gì mình yêu thích nơi xứ lạ quê người này.

THUỲ DƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến