Hôm nay,  

Chuyện Vượt Biên

31/07/200500:00:00(Xem: 185747)
Người viết: Bài số 796-1384-221-vb8073105

Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, theo tác giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của ông sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc Đời”. Đây là truyện kể rất sống động và xúc động về một cuộc vượt biển, với đù thảm cảnh giông bão, hải tặc và những di lụy sau đó.

*

Một buổi sáng tại thành phố Chicago. Trong một phòng khách, hai người đàn bà sắp sửa làm sui gia với nhau, đang bàn về thủ tục hôn lễ của con họ. Con gái bà Nguyễn sẽ lấy con trai bà Lan. Khi bà Nguyễn thắc mắc hỏi lý do gì bà Lan không đồng ý ghi tên chồng bà là anh Tín vào tấm thiệp báo tin lễ thành hôn của con thì bà Lan trả lời:
- Tôi biết thế nào chị cũng hỏi tôi về điều đó. Đối với ngườI ngoài thì tôi chủ trương im lặng, họ nghĩ sao mặc họ. Còn đối vớI anh chị, đã là sui gia vớI nhau, tôi thấy cần phải cho chị biết tất cả sự thật. Câu chuyện như thế này...
Nói tới đây bà Lan đứng lên châm thêm trà vào hai tách, mời bà Nguyễn rồi bà uống một hớp. Bà bắt đầu kể:
- Lúc đó là năm 1985. Khi anh Tín, ba cháu Vinh vừa mớI đi học tập cải tạo ở ngoài Bắc về thì có một gia đình quen biết tổ chức vượt biên. Họ biết anh Tín là cựu Trung tá, hạm trưởng Hải quân nên rủ tham gia làm hoa tiêu, lái tàu vớI điều kiện thật dễ dãi. Anh Tín thì họ miễn còn bốn mẹ con tôi họ chỉ lấy tượng trưng hai cây vàng, khi tới nơi mới trả, trong khi những ngườI khác thì mỗi đầu người phải là bốn cây, đóng đủ. Về mặt tài chánh thì tôi có thể đảm đương đươc.
Trước sự ưu tiên của chủ ghe tôi cũng định đem gia đình đi hết cho có vợ chồng, con cái. Lúc đó đêm đêm tôi thường mở đài B.B.C Luân Đôn nghe phần phát thanh Việt ngữ. Bình luận về thuyền nhân Việt Nam, phát thanh viên nói trong số những ngườI ra đi thì năm mươi phần trăm bị bắt lại, hai nhăm phần trăm chết trên biển vì nhiều lý do, hai bốn phần trăm bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm, chỉ có một phần trăm là an toàn đến được bến bờ Tự Do. Sau ba ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định là để anh Tín đi một mình...
Trên đây là lược trích hoàn cảnh câu chuyện được hồi tưởng. Và sau đây là phần truyện kể về chuyến vượt biên.
*

I. TÀU VƯỢT BIỂN

Anh Tín xuống xe ở cây số đã định thuộc một vùng ở xã Phước Hòa. Anh mang balô đi vào ngã ba độ hai trăm thước rồi rẽ phải chừng năm mươi thước nữa thì thấy trước mặt có mấy quán nước. Anh vào quán thứ hai. Anh quan sát một lượt. Ở một góc bàn có một thanh niên ngồi một mình, đầu độI chiếc nón nỉ cũ màu xám, trước mặt anh là ly cà phê đen. Đúng là ngườI được mô tả trước. Chỉ còn xác nhận lại mật hiệu thôi.
Anh Tín thong thả đặt balô xuống, kêu cô chủ quán cho anh ly đá chanh, rồi lấy thuốc ra hút. Người thanh niên lấy một điếu thuốc cầm tay, đến chỗ anh ngồi:
- Ủa ! Bác Ba, đi đâu mà về trễ vậy"
Anh Tín nhìn người thanh niên:
- Tôi đi lên Hai Giỏi ở Long Thành dự đám cưới con ảnh mấy ngày nay.
NgườI thanh niên chớp mắt hai cái:
- Vậy thì bác uống hết ly nước rồi cùng về với cháu cho vui. Chứ bây giờ trưa rồi, chờ xe đạp ôm thì lâu lắm.
Hút xong điếu thuốc, anh Tín trả tiền nước, cùng vớI người thanh niên rời khỏi quán.
Đi được một đoạn đường, ngườI thanh niên dừng lại, nói:
- Bây giờ về nhà cháu, chờ đến giờ mình dùng tắc xi ra tàu lớn. Nếu đi xe đạp ôm trên lộ tẻ thì mất bốn muơi lăm phút. Nhưng để tránh gặp người đi đường, mình đi đường khác, nhiều chỗ phải lộI ruộng nên phải trên một tiếng mới tới. Bác đưa cái ba-lô đây con mang cho.
Anh Tín cởI ba lô đưa cho người dẫn đường, im lặng bước theo ngườI thanh niên. NgườI này cũng không nói gì mà lầm lũi bước đi, đi mãi. Anh Tín bước theo mà cảm thấy muốn hụt hơi. Nhiều lần người thanh niên phải dừng lại chờ.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ hai ngườI mới ra khỏi đám rẫy , chẳng khác gì một khu rừng rậm rạp, chỉ trừ không có cây cổ thụ thôi. Tay chân anh Tín đầy vết cắt. NgườI thanh niên đề nghị nghỉ mười lăm phút. Anh Tín lấy thuốc ra, mờI ngườI thanh niên cùng hút. Chỉ cái đầm lầy dầy đặc những cây đước, dừa nước và cây ô rô trước mặt, ngườI thanh niên nói:
- Chúng ta sẽ băng qua cái đầm kia nữa là tới. Mặc dầu không xa nhưng ít nhất phải nửa tiếng mớI vượt qua được vì nhiều chỗ sình lún tớI đầu gối nên rất khó đi. Có lẽ bác phải xăn ống quần và cởi giày ra mớI lội được.
Nghe ngườI thanh niên nói thế, anh Tín cởI giày ra, dùng chính dây giày cột hai chiếc lại vớI nhau và xăn quần lên tớI đầu gối. NgườI thanh niên lại đề nghị, bác đưa đôi giày đây con xách luôn cho. Anh nói, để bác xách cũng được, rồi máng nó lên vai và ngậm ngùi nhớ đến vợ anh, tác giả của đôi giày đặc biệt này.
Anh Tín theo bước chân người thanh niên, lách mình vào đám dừa nước, ngườI đứng bên ngoài không thể nhìn thấy được. Có những chỗ anh phải đứng như trờI trồng giữa ruộng vì không thể nào nhấc chân lên được. NgườI thanh niên phải quay lại, đưa vai cho anh nắm làm điểm tựa và phải khó khăn lắm mớI nhấc nổI chân lên. NgườI thanh niên giải thích, bác đừng bao giờ dang hai bàn chân ra xa. Cứ chân trái bỏ tới trên những đầu ngón chân thì rút chân phải lên và bỏ tớI trước cũng trên những đầu ngón chân, cứ thế mà đi thì không sợ lún. Đừng bao giờ đặt chân xuống bùn bằng cái gót. Tóm lại, bác đi như kiểu gà đi chứ đừng đi theo kiểu vịt chạy. Anh ráng bước từng bước theo hướng dẫn của ngườI thanh niên thì đi được, mặc dầu rất chậm, thỉnh thoảng anh rút chân lên tạo thành những tiếng kêu ọt ẹt, vậy mà ngườI thanh niên bước đi êm re.
Sau một tiếng đồng hồ luồn lách trong đám dừa nước, những cây bần, cây mắm, những đám ô rô, cóc kèn nhọn hoắt, cuối cùng cũng đến được nhà ngườI dẫn đường thì anh Tín lả ngườI đi, như sắp ngừng thở. Đến khi rửa chân thì máu ở hai chân anh rỉ ra: cả chục con đỉa đã bám vào chân anh mà hút máu. Người thanh niên phải khó khăn gỡ từng con. Anh cảm thấy nhức nhối, thịt như bị sứt ra vì con đìa cố bám chặt không chịu nhả. Khi lấy được con đỉa ra, chỗ cắn vẫn tiếp tục ra máu, phải lấy vôi bôi lên chỗ vết thương. Phần còn lại chỗ chân anh thì bị ô rô cào rách nát.
Anh Tín bước vào trong nhà. Đó là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, được ngăn chia phía trước và sau bằng tấm vách đan bằng tre có lối đi thông nhau được che bởI một tấm màn bằng vải bông màu tím, cũ xì. Phía trước, người thanh niên gọi là nhà trên, có kê bộ ván ngựa, gọI là bộ nhưng chỉ có một tấm, một cái bàn tròn và một cái ghế dài làm bằng tre, ngoài ra, không có thứ gì khác. Ngồi trên ván là gia đình một ngườI Tàu. Hai ông bà và hai ngườI con trai, độ mười tám, đôi mươi. Trên ghế dài là một ngườI đàn bà Việt Nam, cùng vớI đứa con trai. NgườI thanh niên nói, đây là những khách hàng sẽ cùng đi vớI bác trên chuyến taxi tối nay. Anh Tín gật đầu chào mọI ngườI rồi quay lại nói chuyện vớI ngườI thanh niên:
- Bộ cháu ở một mình"
Người thanh niên:
- Khi thấy con về thì vợ con đi ra, có lẽ lên xóm trên mua thức ăn về làm cơm chiều.
- Có xa lắm không"
- Dạ, chèo ghe chừng hai mươi phút.
Anh Tín hỏi tiếp:
- Ở đây vợ chồng sống như thế nào"
NgườI thanh niên trả lời:
- Dạ, vợ con thì đi mò cua, bắt cá. Còn con thì có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, bất cứ thứ gì. Mấy tháng nay nó biến thành chiếc taxi đưa ngườI vượt biên. Chủ tàu thì trả tiền công cho con từng chuyến tính trên đầu người. Chủ yếu con sống được là nhờ tiền khách cho. MỗI khi ra tớI tàu lớn ai cũng móc hết trong túi ra, còn bao nhiêu tiền Việt Nam thì cho con hết. Cũng đỡ lắm bác.
NgườI thanh niên nói chuyện vớI anh Tín được một lúc thì chị vợ về đến nhà. Anh xin phép xuống nhà bếp phụ vợ chuẫn bị bữa cơm cho mọI ngườI và dặn hờ, nếu có động tĩnh gì thì mau vào trong buồng lánh mặt. Nói xong anh xách cái ba-lô của anh Tín để vào trong. Bây giờ thì anh Tín quay sang nói chuyện vớI gia đình người Tàu.
Được biết gia đình này ở Bình Dương mà sau này chánh quyền Cộng sản đổI tên lại thành tỉnh Sông Bé. Ông là chủ một Lò chén lớn ở Lái Thiêu. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 thì biến thành Hợp Tác Xã sành sứ thủy tinh. Một công nhân là du kích nằm vùng tại cơ sở của ông trở thành Chủ nhiệm còn ông thì họ cho làm Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, không quyền hành gì cả trên cái cơ ngơi đồ sộ ông đã bỏ cả đờIi mới xây dựng nên. Được một thời gian, ông buồn quá, xin xuống làm xã viên như những ngườI khác. Ông nói:
- Nó lói hồi chước ngộ làm ông chủ, bây giờ cách mạng dìa ngộ cũng làm ông chủ. Làm chủ tập thể..xã nghĩa gì ló, ngộ quên dồi. Vậy mà ngộ biểu nó làm cái chén, cái dĩa gì nó cũng hổng chịu.Tối ngày chỉ họp công nhân lại bắt học tập. Học tập cái ông cố lội nó hay cái giống gì, ngộ đâu có biết. Ngộ nhức đầu quá, chịu hổng lổi mớI xin nghỉ, tìm đường vượt biên. Bốn lần bị gạt, một lần ở tù, chiếng lày không xong, có lước nhảy xuống biển chết cho dồi...
Anh Tín nhìn ông Tàu một hồi mà cảm thấy buồn cho sự đổi đời, rồi ái ngại, nói:
- Nị đi vượt biên mà đi mình không, lại mặc đồ đẹp giống như đi ăn giỗ quá vậy hè"
Ông Tàu cườI hề hề:
- Thằng chủ tàu bảo đừng có đem theo cái gì hết, cơm nước có ngườI lo. Nó còn lói ngộ mà đem nhiều đồ quá, làm tàu nặng chìm chết ráng chịu. Nghe nó nói dzậy, ngộ đâu dám đem theo cái gì, chỉ bọc theo mấy chục cây vàng thôi.
Vợ chồng ngườI thanh niên làm cơm xong thì dọn lên hai mâm. Một mâm cho gia đình người Tàu trên ván ngựa, mâm còn lại để ở bàn tròn cho anh Tín và người đàn bà có con nhỏ. Người đàn bà chừng ba mươi tuổI, áo bà ba nâu, quần đen, dáng người mảnh mai, gương mặt trái soan, da ngâm vì nắng gió nhưng vẫn không làm mất đi nét đằm thắm, diụ dàng của ngườI thôn nữ có học. Tóc chị để dài, được kẹp lại gọn gàng sau gáy, đôi mắt to đen nhưng phảng phất một nỗI buồn sâu kín. Chị cho biết tên Vân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chồng là đại úy bộ binh, học tập cải tạo ngoài Vĩnh Phú, được báo tin là chết vì bệnh. Mấy lần ra Bắc tìm xác chồng, lần nào cũng được một anh bộ đội dẫn ra khu rừng trước mặt, nói ở đó đó, rồi thôi. Con trai duy nhất của chị vừa đúng mườI ba tuổi. Hai mẹ con bị đuổI đi kinh tế mới đâu miệt Long Khánh. Sống không nổI nên trở về thành phố tìm đường vượt biên. Đó là tất cả những gì ngườI đàn bà cho biết.
Sau bữa cơm, mọi người được đưa ra bến sông. Trời tối đen như mực. Người thanh niên cầm đèn pin đi đầu, anh Tín đi kế, tiếp theo là ngườI đàn bà và đứa con, cuối cùng là gia đình người Tàu. Họ đi hàng một, mò mẫm trong đêm tối, đạp lên gai góc, bụi rậm mà đi. Họ té lên té xuống, lại lồm cồm đứng lên đi tiếp, không ai nói lời nào.
Rồi cũng tới bến sông. Cầm tay nhau xuống ghe, chông chênh, nghiêng ngả. Người thanh niên kéo máy đuôi tôm. Đợi cho tiếng máy nổ đều mớI cho ghe rẽ nước, lao vào đêm tối.
Những con kinh, con rạch ngoằn ngoèo, được che kín bởI những cây tràm, cây đước hai bên. Những bầy đom đóm lập lòe chớp tắt trong các lùm cây nhìn từ xa như những đàn ma trơi, làm cho cảnh vật thêm mờ ảo, ghê rợn. Đâu đây, thỉnh thoảng vang lên tiếng mái chèo khua nước, làm những ngườI trên ghe muốn đứng tim. NgườI thanh niên giải thích đó là những người đi giăng câu sớm, không có gì phải sợ. Rồi thì từ xa hiện ra ánh đèn le lói, cứ tỏ dần như có thuyền ai đang tiến lại gần. Hóa ra đó là ánh đèn từ các dàn đáy mà ghe đang tiến tớI, lướt qua. Thỉnh thoảng cũng có những thuyền đi ngược chiều...
Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ, ngườI thanh niên đưa những khách hàng đặc biệt từ hồi hộp này đến hồi hộp khác. Cuối cùng ghe đã đến một nhánh sông. NgườI thanh niên cho ghe ém mình trong bụi rậm rồi tắt máy. Anh nói:
- Mình đợi ở đây chừng nửa tiếng thì “cá lớn” đến bốc đi. Đây là điểm hẹn cuối cùng trên sông Thị Vải. Khi các bác lên tàu, đi một mạch chừng nửa tiếng thì ra tới cửa biển, nên rất an toàn.
Nghe ngườI thanh niên nói, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Mọi ngườI móc túi quần túi áo ra những tờ giấy bạc cuối cùng còn lại cho hết ngườI thanh niên. Ông người Tàu vì không còn tiền Việt Nam nên lấy tờ một trăm đô ra cho. Người thanh niên cám ơn rối rít. Anh Tín nói:
- Khi đến Mỹ bác sẽ cho người liên lạc với cháu. Người đó sẽ tự giơiI thiệu là, là Cu Tý. Đó là tên ở nhà của thằng con trai bác. Có gì cháu giới thiệu dùm tổ chức nào đáng tin cậy một chút.
Người thanh niên dặn:
- Muốn tìm cháu, bác cứ nói ngườI nhà tới ngã ba chỗ bác cháu mình gặp nhau, kêu xe đạp ôm bảo chở đến nhà Út Măng là xong. Bác nhớ tên cháu là Út Măng.
Trong lúc đang nói chuyện ngườI thanh niên để ý thấy từ xa xuất hiện một tàu đánh cá không đèn, tốc độ chậm dần. Anh liền nổ máy ghe, tiến ra. Khi đến gần, từ trên tàu hắt ra một vệt sáng dài, quét ngang qua chiếc taxi. Người thanh niên đáp lại bằng hai tia chớp đèn pin, một ngắn, một dài. Thế là chiếc tàu đánh cá ngừng hẳn lại, bốc người vượt biên lên, nhanh gọn.
Đó là một con tàu đánh cá bằng gỗ, dài khoảng mườI bốn thước, ngang độ ba thước rưỡi, máy sáu bloc. Chiếc tàu này, theo anh Tín chở sáu mươi người là vừa, bây giờ lại chở đến trên hai trăm con người, nằm ngồi chật ních dưới khoang tàu. Chủ tàu là Ba Vạn, độ ngoài năm mươi tuổi, ngườI thấp đậm, nước da nâu sậm, mặt vuông, mày rậm, tiếng nói ồ ồ, ra vẻ là dân thương hồ, sông nước. Đoán biết được anh Tín nghĩ gì, Ba Vạn nói:
- Xin anh thông cảm. Vì trả tiền mua bãi đắt quá nên phải cho đi như thế này mới đủ sở hụi. Bọn công an gửi ngườI theo cũng bộn.
Nói xong, Ba Vạn đứng lên vươn vai, ngáp dài, chứng tỏ đã quá buồn ngủ và mỏi mệt. Anh Tín để balô vào một góc trong cabin rồi ngồi vào ghế thế chỗ Ba Vạn, cầm lái. Ba Vạn ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, móc thuốc ra hút, đồng thời châm cho anh Tín một điếu. Anh nói:
- Con sông này tôi rành lắm, ngõ ngách nào tôi cũng biết, chứ đường biển thì tôi chưa từng đi.
Anh Tín nói:
- Dễ ẹc hà, anh ngồi đây coi tôi lái cũng biết.
Nói rồi, anh tăng tốc. Con tàu nhắm hướng cửa biển mà tiến. Thuỷ triều đã dâng cao. Con Sông Thị Vải đầy nước, lững lờ trôi lại phía sau. Bầu trời bây giờ đầy sao, tỏa xuống mặt sông một màu loang loáng bạc. Đã có nhiều tàu đánh cá ra khơi. Có những chiếc đi ngược chiều. Tới nhánh sông gần cửa biển, một trạm kiểm soát rọi đèn pha kêu vào, ở đó đã có một chiếc tàu đang bị kiểm soát. Anh Tín thừa dịp, tăng ga cho tàu vượt luôn. Gió mỗi lúc càng thổI mạnh. Ngọn hải đăng từ núi lớn ở Vũng Tàu phóng ra những vệt sáng mạnh mẽ, quét qua quét lại trên mặt biển.

II. GIÔNG BÃO
Trời bây giờ đã mờ sáng. Cửa biển Vũng Tàu hiện ra trước mặt. Tàu bè hoạt động nhộn nhịp, chiếc chạy trước, chiếc chạy sau. Bỗng nhiên Ba Vạn lên tiếng:
- Phía sau có mấy chiếc rượt theo mình, không biết là tàu đánh cá hay công an biên phòng. Hay là ta tăng tốc"
Anh Tín tỉnh bơ:
- Muốn biết dễ lắm. Tôi không tăng tốc mà tôi đổi hướng.
Tức thì anh Tín cho tàu rẽ trái chín mươi độ. Chạy một đổI, anh quay sang Ba Vạn :
- Anh thấy chưa" Nó đi lối nó, mình đi lối mình. Nếu nó là công an biên phòng và có ý muốn rượt mình thì khi mình đổi hướng nó cũng sẽ đổi hướng theo và tăng tốc. Đàng này...
Vừa nói, anh Tín cho tàu rẽ phải lại chín mươi độ và giữ tay lái theo hướng trước mặt mà tiến ra đại dương mênh mông . Ba Vạn lại hỏi:
- Trường hợp nó rượt theo mình thì phải làm sao"
Anh Tín cườI:


- Thì mở hết tốc độ mà chạy chứ biết làm sao! Trường hợp này hơi nguy hiểm là máy tàu bị nóng lên, nên sau đó phải chạy chậm lại, nếu cần thì phải cho ngưng hẳn, chờ máy nguội mớI chạy tiếp. Tôi chưa có kinh nghiệm nhưng nghe anh em nói tụi Việt Cộng nếu đuổi theo mình thì chỉ chạy một đoạn ngắn rồi thôi vì nó sợ hết dầu. Bao nhiêu dầu chúng nó rút ra đem bán lấy tiền chia nhau xài hết rồi.
Trong lúc hai người nói chuyện thì con tàu vẫn giữ tốc độ vừa phải, tiếp tục rẽ sóng. Mặt biển, bầu trời cứ sáng dần. Phía chân trời tiếp giáp biển trước mặt đã ửng hồng, báo hiệu mặt trời sắp sửa nhô lên. Anh Tín nhìn ống dòm rồi đưa cho Ba Vạn:
- Bóng dáng những con tàu biển đã xuất hiện, chúng ta sắp ra đến hải phận quốc tế.
Nói xong, anh Tín trải tấm hải đồ trước mặt rồi chỉ cho Ba Vạn cái vị trí hiện tại của con tàu. Anh nói Ba Vạn đặt cái hải bàn vào đúng tọa độ rồi xoay về hướng các quần đảo Mã Lai, đoạn nói:
- Có phải anh thấy mũi tên hải bàn hướng về phía Tây Nam và chỉ đúng 24 độ không. Nếu trờI yên biển lặng như thế này và giữ tay lái đúng tọa độ đó rồi nhắm mắt đi ngủ, ba ngày mở mắt ra thì sẽ thấy mình đang ở bãi biển Mã Lai.
Ba Vạn cườI :
- Anh nói nghe sao ngon cơm quá. Tôi muốn biết trong trường hợp có bão thì phải xử lý ra sao. Rồi thì rủi ro mình làm rơi hải bàn xuống biển nữa"
Anh Tín thản nhiên nói:
- Trường hợp không có hải bàn, nếu trời trong, ta sẽ nhận định theo hướng trăng sao. Trường hợp trời tối, có nhiều mây thì ta phải lái theo hướng gió. Ta phải biết lúc đó đang là gió mùa hay gió bấc. Gió mùa thì thổi từ Tây Nam lên Đông Bắc, còn gió Bấc thì ngược lại. Vấn đề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự dày dạn của ngườI hoa tiêu. Nghe hướng gió rồi phải làm nhiều động tác, kỹ thuật nữa, mới cho con tàu đi theo sự nhận định của mình. Khi có bão dĩ nhiên là gió đổi chiều không biết được và con tàu sẽ bị lệch hướng. Khi đó, phải cho tàu ra xa bờ vì nếu tàu gần bờ sẽ bị sóng đánh dội ngược rất mạnh, tàu dễ bị lật, nhất là những con sóng đánh thẳng vào mạn tàu luôn luôn nguy hiểm, cần phải tránh. Khi tàu ở ngoài khơi, xa bờ lúc có bão cũng có nhiều con sóng cao nhưng độ dốc giữa hai con sóng nó thoai thoải hơn, con tàu chỉ bị nhồi lên nhồi xuống như lúc anh lái xe gặp ổ gà, hay lúc anh say rượu vậy thôi.
Ba Vạn tỏ ra rất lý thú:
- Chuyện giông bão mà anh kể sao vui quá. Bây giờ tôi mớI hỏi, nếu rủi máy tàu bị chết giữa chừng thì xử lý thế nào"
Anh Tín không trả lờI câu hỏi này mà hỏi lại Ba Vạn:
- Anh có nhớ trước khi đi tôi dặn anh đem theo một tấm bạt và mấy cây tre dài tới nóc nhà không" Cái đó là để làm buồm trong trường hợp mà máy tàu làm reo, không làm việc nữa
Ba Vạn à một tiếng thật dài, rồi nói:
- Vậy mà tôi quên chứ.
- Thật là một cái quên chết ngườI!
Anh Tín nói thầm trong bụng rồi hỏi Ba Vạn:
- Anh còn thắc mắc gì nữa không, để tôi trả lời luôn thể. Cứ coi như thày giáo khảo bài học trò vậy, để cho tôi suy nghĩ mà nhớ lại. Chứ hơn chục năm nay rồi không ôn lý thuyết cũng không có điều kiện thực hành, chắc cũng quên nhiều thứ lắm. Chỉ có dịp này mớI ôn luyện lại tay nghề được thôi.
Ba Vạn nhìn anh Tín từ đầu tới chân rồi gật gật cái đầu:
- Tôi thấy anh vẫn còn phong độ và vững vàng lắm. Thật không hổ danh là một hạm trưởng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Anh Tín cười thật thoải mái:
- Làm hạm trưởng với bà xã chưa chắc đã được nữa là... Hồi nãy anh hỏi trường hợp tàu hỏng máy giữa chừng mà không đặt vấn đề trong lúc tàu lênh đênh giữa biển như vậy lại có bão dữ dộI thì làm thế nào để cho sóng không cuốn tàu xuống đáy biển.
Ba Vạn:
- Tình huống này, quả tình tôi không dám hỏi. Bây giờ tôi muốn hỏi anh một câu rất thực tế là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi để mình còn thông báo với bà con trên tàu cho họ mừng.
Anh Tín hơi ngập ngừng:
- Thôi thì chuyện này để tôi lo. Mình cũng mong cho nó đừng xảy ra. Còn cái việc anh hỏi là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi thì dễ lắm. Biển Việt Nam sâu hơn trăm mét, còn biển Mã Lai sâu chừng phân nửa. Khi gần đến nơi, anh lấy một cuộn dây cước lớn thật chắc, cột ở đầu một cái bù lon hay con tán nặng một chút rồi bỏ xuống biển đo cũng biết. Nếu quan sát bằng mắt thì anh để ý khi tàu ở vùng biển sâu thì nước biển ở đó đen ngòm, khi tàu tiến dần vào bờ thì nước biển trở nên đục, trong nước như có lẫn cát. Cho đến khi nhìn thấy những con hải âu bay lượn trên bầu trời, khi dòm xuống biển mà thấy rác rến trôi lềnh bềnh thì yên chí lớn là tàu anh đang gần bờ biển lắm rồi. Như vậy là rõ rồi chứ gì" Nếu muốn biết gì thêm, anh cứ hỏi.
Ba Vạn:
- Tốt lắm. Ít ra cũng phải như vậy chớ.
Con tàu vẫn tiếp tục tiến đều...
Trời và nước cùng một màu xanh biếc. Mặt biển lóng lánh như dát bạc.
Gần chín giờ thì ra tới hải phận quốc tế. Anh Tín canh lại tọa độ và chỉnh hướng con tàu. Ba Vạn xuống hầm tàu thông báo. Mọi người vỗ tay, reo hò và tranh nhau lên boong tàu, từng đợt, từng đợt, phát biểu vung vít:
- Thoát khỏi bọn Việt Cộng rồi, bà con ơi!
- Bà con ơi! Lên đây mà thở không khí Tự Do.
- Đây là giây phút bác mong chờ từ mười năm nay. Hạnh phúc quá, các con ơi, các cháu ơi!
Có nhiều người bật khóc. Có ngườI nhảy xuống biển vì quá sung sướng. Anh Tín phải cho tàu chạy chậm lại. Ba Vạn thả lưới xuống cho ngườI này leo lên rồi nói:
- Sao dại quá vậy. Không sợ cá mập à"
NgườI này cườI tỉnh bơ:
- Thoát được chế độ Cộng sản mà chui vào bụng cá cũng mát lòng mát dạ.
Nói xong, người này lại la lớn:
- Má ơi ! Con không nuôi cá mà con sẽ gửI tiền về nuôi má.
Trước thái độ kỳ lạ của ngườI thanh niên ai cũng lắc đầu. Rồi thì người ta bàn chuyện tương lai ngay trên boong tàu:
- Tôi sẽ mở nhà hàng.
- Tôi thì làm neo.
- Còn tôi, không cần làm bác sĩ nữa mà đi cắt cỏ cũng sướng.
- Tôi sẽ đi khắp thế giới để tố cáo tộI ác của Việt Cộng.
Một ngườI mặc áo chùng đen linh mục tỏ ra vui mừng, nhưng điềm đạm nói:
- Họ không cho tôi làm nhân chứng và rao giảng Đức tin và tình yêu Thiên Chúa ở quê nhà thì tôi làm việc này ở nước ngoài thôi. Ở đâu cũng được.
Rồi thì người trong ban tổ chức, phần lớn trong gia đình Ba Vạn, cùng với một số thanh niên giúp phân phát đồ ăn, nước uống cho mọi người.
Ai nấy đều tươi tỉnh trở lại sau một ngày một đêm mệt mỏi, say sóng và ngộp thở, nằm ngồi sắp lớp như cá mòi hộp dướI khoang tàu. Bây giờ thì chia hai, một nhóm khoảng hai phần ba ở dướI khoang tàu, số còn lại thì ở trên boong tàu. Tàu chạy thoải mái, bình yên được hai ngày.
Chiều ngày thứ ba anh Tín thấy hiện tượng lạ. Trời đang trong sáng thì tối dần lại. Phía chân trời trước mặt có nhiều đám mây đen dày đặc xếp lớp như vẩy cá. Gió càng lúc càng mạnh. Anh Tín nói Ba vạn mở radio để nghe tin thờI tiết thì được biết một cơn bão hình thành ngoài khơi biển Trung Hoa đang hướng về phía Tây Nam, tức là đuổi theo con tàu. Ba Vạn ra lệnh cho mọi ngườI tất cả xuống hầm tàu và chuẩn bị . Có người hỏi chuẩn bị là làm cái gì thì Ba Vạn ú ớ không biết trả lờI như thế nào, rồi ông cáu gắt:
- Không chịu xuống mau, chết hết bây giờ. Ở đó mà hỏi.
Khi ngườI cuối cùng xuống tớI hầm tàu, chỉ còn lại hai ngườI trên boong là anh Tín và Ba Vạn thì gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội. Mây đen đã phủ kín bầu trờI trước mặt. Sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn tàu. Gió rít từng hồi. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc. Những tia chớp xẹt qua xẹt lại từng chập như muốn xé nát bầu trời đen thui trước mặt ra từng mảnh, kèm theo tiếng sấm nổ vang trên đầu, thật là kinh hãi.
Mưa mờ mịt bốn bề. Những cơn sóng dồn dập xô tớI, từng đợt, từng đợt. Con tàu bây giờ như chiếc lá tre trong cơn giông bão. Có lúc gió đổi chiều, anh Tín phải cho tàu, đi ngược sóng, cưỡi trên sóng mà tiến, có lúc lại đi chéo sóng. Một mình anh tả xung hữu đột trong cơn bão cấp mười. Một cột nước trắng xóa khổng lồ được sóng ném lên boong tàu nơi buồng lái làm cho cả Ba Vạn cùng anh Tín té nhào. May nhờ trước đó hai người đã cẩn thận dùng dây buộc mình vào một cây cột nơi cabin nên không bị rớt xuống biển. Tuy nhiên con tàu bị quay vòng tròn trong lúc hai ngườI bị té. May sao, anh Tín chụp lại được tay lái. Nếu không, con tàu đã lật úp!
Trong lúc đó, dướI khoang tàu cảnh tượng diễn ra như địa ngục. Tiếng con nít khóc, tiếng người lớn gào thét thất thanh. Những ngườI có đạo thì râm ran đọc kinh, cầu Chúa cầu Phật. Những tiếng kêu khóc, than vãn rồi thì cũng tắt nghẽn vì ai cũng hết hơi, kiệt lực, mặt mày xanh lè xanh lét, quần áo ướt mem, nằm bẹp dí dướI khoang tàu, thoi thóp như những cái xác biết thở. Chỉ một ít thanh niên là còn hoạt động. Họ dùng mọI phương tiện để tát nước ngày đêm không dám ngừng tay vì mấy cái cửa bên hông tàu bị bão làm bung, họ phải vất vả lắm mớI chống chọI vớI cơn bão để lắp ghép lại mấy cánh cửa, tuy thế, nước biển , nước mưa vẫn cứ ào ạt tuôn vào theo từng đợt sóng.
Sau một ngày một đêm thì cơn bão tan dần. Trời quang, mây tạnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Con tàu bị bão cuốn dạt ra hướng Đông Nam. Anh Tín chỉnh hướng cho tàu chạy ngược lại, xuôi Nam về hướng Tây. Các can nhựa loại hai mươi lít dùng đựng nước uống trên boong tàu bị ngã lăn lóc, một số bị bể, nên nước uống còn lại rất ít. Đây là một tai họa khác cho mọi người. Ba Vạn âm thầm gom lại, đem tất cả xuống hầm tàu. Toàn bộ thức ăn đều bị nước biển tràn ngập, Ba Vạn đem phân phát hết cho mọi ngườI để tự bảo quản. Thực ra đâu còn gì nữa mà bảo quản !
Mặt trời lại hiện ra rực rỡ, chiếu những tia sáng chói chang xuống tận hầm tàu. Ai cũng ướt mem, gầy rạc và bơ phờ. Nhiều ngườI xanh xao nằm im nhắm mắt không biết là còn sống hay đã chết. Rồi thì ngườI ta phát hiện ra một xác chết. Đó là một phụ nữ có mang, không có người thân. Ông bác sĩ đòi đi cắt cỏ lúc trước đến vạch mắt chị, xem rồi bấm mạch. Xong, buông tay ngườI đàn bà ra, ông bác sĩ nói:
- NgườI này chết thật rồi, chết trước đây một giờ.
Thế là ngườI ta xúm lại, than khóc nức nở. Xác ngườI phụ nữ cuối cùng rồi cũng được mấy thanh niên mang lên boong tàu làm lễ thủy táng. Xác ngườI đàn bà được đặt ngay ngắn trên boong tàu, gói trong một cái chăn mỏng. Vị linh mục làm dấu thánh giá. MọI ngườI cùng nhau qùi xuống xung quanh ngườI chết, đọc kinh. Giọng đọc kinh cứ râm ran từng hồi, khi thì phất phơ trong bốn bề gió lộng, khi thì rì rào trong tiếng sóng đại dương.Toàn cảnh tạo nên một bức tranh ảm đạm thê lương không một ai có thể tưởng tượng được. Vị linh mục hướng về phía mặt trờI, cất giọng thật lớn, nhưng lạc hẳn đi:
- Trong đại dương bao la, xin Chúa hãy dang tay đón nhận linh hồn của ngườI đàn bà và đứa con của bà để họ được yên nghỉ thanh bình trong nước Chúa. Đồng thờI xin Chúa và Đức Mẹ hãy xót thương, phù hộ chở che cho các thân phận nhỏ bé của các thuyền nhân chúng con, dẫn dắt cho con tàu chúng con vượt được mọI hiểm nguy, trắc trở mà đến được bến bờ Tự Do. Amen !
Mọi ngườI cùng làm dấu thánh gía. Anh Tín cho tắt máy tàu để xác người đàn bà được ném xuống biển. Xong, anh Tín cho tàu chạy thật chậm. Mọi người quay lại nhìn cái xác lần cuối. Nó cứ dập dềnh trôi theo con tàu như có một năng lực vô hình nào điều khiển. Anh Tín vẫn giữ tốc độ chậm như vậy chừng hai mươi phút. Xác chết vẫn đuổI theo, không muốn rời bỏ con tàu. Vị linh mục đề nghị mọI ngườI hãy đọc kinh và cầu nguyện cho ngườI chết đừng bám theo con tàu nữa để cho mọI người được an tâm ra đi. Tức thì xác chết trôi chậm lại. Anh Tín tăng ga cho tàu dọt đi. Trong giây phút, không ai còn nhìn thấy xác chết đâu nữa.
Khi mọI ngườI trở xuống khoang tàu thì phát hiện một trường hợp có người bệnh nặng. Đây là con của chị Vân, ngườI cùng ăn cơm chung mâm, cùng đi chung một chiếc taxi để lên tàu lớn với anh Tín. Thằng bé thân mình lạnh ngắt, cặp mắt trắng dã, lừ đừ, ngực thở phập phồng, thoi thóp. Chị Vân kêu gào:
- Con tôi sao vầy nè. Bà con ơi! Làm sao cứu giùm con tôi.
MọI ngườI giúp chị Vân bồng thằng bé tìm một chỗ khô để đặt nó nằm xuống nhưng trong khoang tàu không có chỗ nào khô cả. NgườI ta phải gỡ cánh cửa bên hông tàu để đặt nó nằm trên đó. Chị Vân lấy một bộ đồ khô, thay cho nó. Mọi ngườI xúm lại thoa dầu nóng và cạo gió cho thằng bé. Mình mẩy nó bầm tím. Ông bác sĩ đến hỏi trên tàu ai có thuốc gì không. Ai nấy đều lắc đầu trả lờI không có. Ba Vạn mớI lên boong tàu hỏi anh Tín. Anh Tín lục balô lấy ra một hộp sữa và mấy viên thuốc cảm hiệu Tylenol đưa cho ba Vạn. Mọi ngườI lại xúm nhau, nấu nước nóng, pha sữa. Ông bác sĩ thì lấy một viên thuốc tán ra cho nhuyển, hòa với sữa, đỗ cho thằng bé uống. Nhưng uống vào, nó lại ói ra. Mắt nó nhắm nghiền và hơi thở yếu dần. Chị Vân khóc òa lên:
- Tôi lạy bác sĩ . Bác sĩ cứu giùm con tôi. Tôi sẽ mang ơn bác sĩ suốt đời..
Ông bác sĩ vẫn yên lặng, rồi thì ông lắc đầu.Tim thằng bé ngừng đập. Mọi ngườI cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Chị Vân ôm xác con khóc nức nở, làm ai cũng khóc theo.Lễ thủy táng nạn nhân thứ hai của cơn bão cũng diễn ra trên boong tàu giống lần trước. Lần này gồm có Ba Vạn, ông bác sĩ, vị linh mục, chị Vân và một số thuyền nhân.
Khi anh Tín tắt máy tàu, xác thằng bé vừa quăng xuống biển thì chị Vân thét lên hai tiếng: ‘‘ Con ơi! ... ’’. Rồi chị gieo mình xuống biển. Mọi ngườI bàng hoàng, khiếp đảm nhìn chị Vân chới với giữa biển khơi, khi chìm xuống, khi trồi lên. Trong đám đông có ngườI nói: ‘‘Làm sao cứu chị Vân’’. Mọi người nhìn nhau, rồi cùng nhìn anh Tín. Chỉ trong mấy giây ngắn ngủi, anh Tín bỏ tay lái, phóng xuống biển chỗ chị Vân đang bị sóng dìm xuống. Trên tàu, Ba Vạn lập tức buông lưới và thả dây xuống.
Phải khó khăn lắm anh Tín mới lôi chị Vân đang chìm từ dưới làn nước đen ngòm lên mặt biển, dùng lưới bao chị lại để những ngườI trên tàu kéo lên như kéo một con cá khổng lồ. Chị Vân tay chân xuôi xị, không còn dấu hiệu của sự sống. Ông bác sĩ vác chị lên, làm động tác xốc nước cho chị ói ra, xong để nằm trên boong tàu và liên tục làm hô hấp nhân tạo cho chị cho đến khi chị thở lại được.
NgườI ta mang chị xuống hầm tàu, đặt chị ngồi dựa ở khoang trong cùng tương đối khô ráo và kín gió, xoa dầu khắp người cho cơ thể chị ấm lên, cho chị uống mỗI lần một chung sữa. Ông bác sĩ nói chị đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng vẫn trong tình trạng khi mê khi tỉnh. Khi tỉnh dậy chị hỏi con chị đâu, rồi chị kêu gào than khóc thảm thiết. Ba Vạn dặn mọi ngườI xung quanh hãy để ý canh chừng chị Vân rồi ông lên boong tàu.
Mặt trờI bây giờ đã lên cao, tận đỉnh đầu, chiếu những tia nắng gay gắt xuống mặt biển, như một tấm gương phẳng lặng bao la. Anh Tín ra vẻ thích thú nhìn bộ quần áo ướt của mình cứ bốc hơi và khô dần. Ba Vạn thì lim lặng nhìn trờI và nước rồi bất ngờ quay lại nói:
- NgườI ta thường hay nói sau cơn mưa trờI lại sáng, bây giờ mình có thêm kinh nghiệm, sau cơn bão, trời đẹp vô cùng.
Anh Tín nhìn Ba Vạn:
- Vừa rồi là cơn bão nhiệt đới, bất chợt như một trận mưa rào trong đất liền, chứ mùa này ít khi có bão lắm. Anh không nghe người ta nói tháng ba bà già đi biển đó sao"
- Tôi cũng mong sao cho từ đây trở đi trờI yên biển lặng. Cầu xin Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho mọi người được tai qua nạn khỏi. Chưa chi mình đã mất hai mạng người rồi.
Chợt nhớ tớI người đàn bà có mang đã chết, Ba Vạn nói:
- Thật ra là ba chứ không phải hai nữa, không kể chị Vân nếu không cứu kịp.
Rồi thì anh Tín kể cho Ba Vạn nghe những gì anh biết về chị Vân từ lúc gặp nhau ở nhà ngườI dẫn đường cho tớI lúc lên taxi ra tàu lớn. Nghe xong Ba Vạn nói:
- Thật là tộI nghiệp. Anh là người đã cứu chị. Vậy thì hãy cố mà giúp chỉ trên bước đường sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,929,506
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.