Hôm nay,  

Lại Chuyện "mày, Tao"

25/07/200500:00:00(Xem: 16685)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài số 791-1370-216-vb2072605

Chu Tất Tiến là một nhà hoạt động truyền thông Việt quen thuộc tại Nam Cali. Ông vừa là một võ sư, người dạy Thái Cực Quyền, thực hiện chương trình truyền hình... vừa viết báo, viết tiểu thuyết,
Tốt nghiệp B.A. về creative writing tại California University at Fullerton, với bút hiệu Tien Chu, ông là tác giả một số truyện ngắn, tiểu thuyết bằng Anh ngữ đã được xuất bản, như Legend of the Beot People, A Fairy Tale. Tiểu thuyết anh ngữ mới nhất của ông là “The Strugle,” kể chuyện tình thời chiến tranh Việt Nam giữa một cô nhà báo Mỹ với một chàng sĩ quan VNCH. Sách vừa được ấn hành bởi Dorrance Publishing Co., INC. Riêng với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, Chu Tất Tiến đã góp nhiều bài viết đặc biệt thuộc nhiều thể loại. Và lần này, thêm một bài mới.

*

Trong những bài viết trước đây, cũng về chữ "mày, tao", người viết đã có dịp trình bầy lại những nét văn hóa tuyệt hay của văn chương, chữ nghĩa Việt Nam mà không có một dân tộc nào có được.
Khi vừa tán nàng, thì anh nói "thưa cô, cô cho phép tôi được làm quen nhé"" Nếu nàng không chịu đèn, nàng trả lời: "Tôi không huỡn!" Trường hợp mà ông nọ lại cỡ "sồn sồn", mà nàng mới chưa tới ba mươi, nàng có thể nhoẻn miệng cười: "Thưa Chú, cháu không dám ạ!" Hoặc: "Thưa Ông, tôi không hiểu Ông nói gì!" Nhưng nếu nàng thấy cũng có chút chút cảm tình, thì nói: "Lan... không biết đâu!". Nàng dùng tên mình để xưng hô. Nếu chịu hơn một chút, lại nói: "Em.. em.. tùy anh đấy!" Chàng được thể, cũng lập tức xưng "anh" và gọi nàng bằng "em" luôn!
Rồi hẹn hò, bồ bịch, chàng âu yếm gọi nàng: "Bà xã ơi! ra đây ông xã biểu nè!" Sau khi trầu cau, rồi mấy tí nhau ra đời, chàng gọi nàng bằng "bà nó" và nàng gọi chàng bằng "ông nó".Vui miệng, chàng kêu: "Má cu Tý đâu, ra tui biểu!" Người Bắc đôi khi gọi vợ bằng "mợ", gọi chồng bằng "cậu". Như thế, văn nói của người mình, phải công nhận là độc đáo lắm, hay lắm, dễ thương lắm.
Vậy mà, một số đông người, khi dịch chữ "I, YOU" lại biến thành "mày, tao" ráo trọi" Gọi mấy tên bạn Mỹ bằng "mày, tao" thì "Ô Kê" nhưng bảo những người Mỹ gọi mình bằng "mày, tao" thì quái dị quá!
Một ông kể chuyện cho bạn bè nghe: "Hôm nọ, tự nhiên, con mẹ xếp tao, gọi tao lên nói Mày làm việc giỏi lắm, tao tăng lương cho mày đấy!" Nghe một bà đầm Mỹ xưng "mày, tao" với đàn ông Việt thật rất tức cười, rất "oải", nhưng nếu ghép mấy chữ "mày, tao" vào miệng mấy nhân vật chính trị lại càng lạ lẫm hơn!
Bữa hổm, nghe một nhân vật chính trị kể chuyện về cuộc gặp gỡ với một chính khách Mỹ. "Ổng" nói: "Ông X. nói với tôi là cộng đồng mày cứ yên chí đi, tao sẽ giúp tối đa cho tụi mày!" Nghe xong câu này, mọi người đều thấy lỗ tai lùng bùng, không tin nổi là có những danh xưng thân mật đó được dành cho câu chuyện trên. Bởi vì những chữ "mày, tao" đó được dùng để trả lời cho một câu hỏi rất trịnh trọng của nhân vật kia: "Thưa Ông X., về vấn đề mà cộng đồng chúng tôi đang đề cập đến, ông nghĩ sao"" Như vậy, chẳng hóa ra là ông X. kia coi thường người hỏi như một kẻ thuộc cấp dưới tay, nên mới dùng chữ "tao, mày"" Hoặc là ông kia đã thân mật từ mấy kiếp, nên vừa gặp đã vỗ vai "mày, tao""


Không còn "Ông, bà, anh, chị" nữa sao" Không còn chút lịch sự tối thiểu nào với nhau nữa sao" Bà Giám đốc một cơ quan chính phủ được gọi là "con mẹ", một cộng đồng được gọi là "tụi mày", nghe rất kỳ lạ. Nếu những câu trên mà được dịch là: "Hôm nọ, bà xếp tôi gọi tôi lên, nói Anh làm việc giỏi lắm, tôi tăng lương cho anh" và "Anh cứ yên chí đi, tôi sẽ giúp tối đa cho các anh" thì cả người nói và người nghe thấy thoải mái hơn nhiều.
Hình như sang Mỹ rồi, một số người Việt mình nẩy sinh ra mặc cảm tự ti, vì nghĩ rằng mình đi sang đây, phải nhờ vả người ta, tâm lý lúc nào cũng không ổn. Nên gọi luôn người chủ nhà bằng "mày", và xưng "tao" cho đỡ mặc cảm. Kể như là họ thân mật với mình, kể như là họ bằng vai vế với mình, hoặc là muốn ra cái điều ta hơn họ, nên mới gọi họ bằng "mày". Điều ngạc nhiên là những danh xưng thân mật lố bịch này lại phát xuất từ nhiều người có học đầy đủ nữa. Không phải chỉ là những em nhỏ đang học Việt ngữ, chưa rành tiếng Việt nên mới nói rằng "Má con đi chơi bời rồi!" hoặc " Mấy anh em con nhà nó đến thăm bố tao..."; không chỉ là những người bạn thân mật "mày, tao", những người ít để ý đến văn học, văn hóa, văn chương; mà các nhân vật trịnh trọng cũng hay dùng danh xưng "mày, tao" nữa. Dĩ nhiên, cũng có nhiều trường hợp, người dịch bất ngờ không kịp tìm ra danh xưng thích hợp, nên mới tạm dùng hay chữ này thay thế. Nhưng điều này, nếu có, chỉ xẩy ra thống chốc mà không lặp lại. Việc tiếp tục lặp đi lặp lại như một thói quen hai chữ "mày, tao" mới thật cần sửa đổi.
Văn hóa Việt Nam có nhiều nét đặc thù mà chúng ta thấy cần phải hãnh diện. Như ngôn ngữ thông dụng có nhiều biến đổi lạ lùng mà rất ít người ngoại quốc học được, như những tác phẩm văn chương vĩ đại mà thế giới phải khâm phục (Đoạn trường Tân Thanh, Cung ốn Ngâm Khúc, những bài hịch của Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo...) như chất "thơ" đã thấm nhập vào hầu hết mọi người lớn tuổi đang sống ở Việt Nam, hoặc sống ở quê hương nhiều hơn ở nước ngoài, (từ cô gái chèo ghe, đến anh trai làng, anh thợ mộc, thợ nề, giới trẻ đến lớp già...cũng biết làm thơ hoặc thích nghe thơ), như vậy, nếu mình có thể trân trọng, bảo vệ và phát huy nền văn hóa này đến lớp trẻ, thế hệ thứ hai thì chẳng phải là công việc đáng làm ư"
Trong việc bảo vệ và phát huy nền văn hóa trong sáng này, có một công việc giản dị mà ai làm cũng được, đó là việc xử dụng đúng cách, đúng chỗ những Nhân xưng đại danh từ, nhất là hai chữ "mày, tao", để cho thế hệ trẻ không có ý nghĩ rằng văn hóa mình đang đi xuống. Nếu hai người đang yêu nhau, không thể gọi nhau bằng "mày, tao", thì tuyệt đối cũng không có những vị giáo sư gọi học trò Việt bằng "mày", lại càng không thể cho chính khách ngoại quốc gọi cộng đồng mình bằng "chúng mày" được.

Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,103,686
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.