Hôm nay,  

Định Mệnh

23/07/200500:00:00(Xem: 225159)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI
Bài số 789-1368-214-vb7072305

Nguyễn Hữu Thời là tác giả góp bài viết nhiều nhất cho giải thưởng, ngay từ năm đầu tiên. Trước 1975, ông là nhà giáo và, quân nhân QLVNCH. Hiện là một chuyên viên điện tóan hãng Sypris Data Systems, Los Angeles.

Liên vừa nhấc chiếc xe đạp qua ngưỡng cửa nhà để ra đường. Bà Hương vội để tờ báo xuống bàn, ngẩnG đầu lên nói với theo:
- Con phải rất cẩn thận khi vào cái hẻm xóm Chùa đấy. Cái hẻm ấy trước năm 1975 đã thấy khiếp rồi. Bây giờ còn dữ hơn nữa đấy! Du đãng, xì-ke, ma túy, cướp dựt, đĩ điếm ở đầy trong đó...
Liên quay lại mỉm cười, nhỏ nhẹ trả lời mẹ:
- Mẹ đừng lo. Năm nay con đã mười tám rồi. Con biết phải làm sao mà. Ba nói, hồi mẹ mười tám tuổi đã ra dạy học xa nhà đó sao.
- Con nhỏ nầy… Hồi đó khác, bây giờ khác. So sánh sao được con!
Từ ngày ông Sâm chồng bà trình diện cải tạo, nói là một tháng, bây giờ đã ba năm rồi, không có tin tức gì, không rõ sống chết ra sao! Thằng Lân con trai lớn độc nhất của bà bị chính quyền “ cách mạng” bắt sung vào bộ đội đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cao miên và mất xác ở đó. Bà ngẫm nghĩ, cổ nhân nói đúng: “Phước Bất Trùng Lai Họa Vô Đơn Chí.”
Tai họa liên tục đổ trên gia đình bé nhỏ của bà; từ sau ngày miền Nam đổi chủ. Hôm bà đang đứng lớp, tên chủ nhiệm gọi lên văn phòng trao cái thơ cho nghỉ việc với lý do vu vơ: “ Giáo viên có tư tưởng lưng chừng, chưa có lập trường Cách Mạng vững chắc. Có chồng là Sĩ quan Ngụy đang học tập cải tạo. Sa thải vĩnh viễn khỏi ngành giáo dục.”
Bà Hương đã biết thế nào rồi cũng có ngày này xảy ra. Từ lâu rồi, bà tính xin nghỉ dạy, nhưng bà rất yêu cái nghề “ gõ đầu trẻ” nầy từ khi còn là nữ sinh Trung học; nên nấn ná, chịu đựng ôm lấy cái lớp học và lũ trẻ, mặc dù mỗi ngày phải nhìn và tiếp xúc với tên chủ nhiệm khó tính, mặt mày khó ưa, từ ngoài Bắc mới đổi vào.
Bà rời văn phòng chủ nhiệm, xuống từ giã vài người bạn thân, nói đôi lời nhắn nhủ, khuyên bảo với các em học sinh… xong lặng lẽ thu xếp ra về. Ngày hôm sau, bà góp nhặt những vật gì có thể bán được ở trong nhà, đem ra chợ trời bán tống, bán tháo, và về Cần thơ mượn cha mẹ bà một số tiền, sang cái sạp bán trái cây ở chợ An đông, hầu sống qua ngày, nuôi Liên ăn học.
Liên, người con độc nhất còn lại của bà; dù là một học sinh rất xuất sắc ở trung học, nhưng không được nhận vào đại học vì là con cái của “sĩ quan Ngụy”. Bà biết, tương lai của Liên rồi ra sẽ rất là đen tối, nếu không tìm mọi cách cho con thóat khỏi caí xã hội đang lúc nhiễu nhương và đầy bất công, bất trắc nầy. Bà dành dụm, tiện tặn mua được bốn cây vàng, cất dấu để có dịp là cho Liên vượt biên tìm tự do.
Một hôm, nhân về nhà cha mẹ ăn giỗ, bà gặp lại vợ ông Tư Cối, nhũ danh Nguyệt, bạn thân của bà hồi cùng học trung học Phan thanh Gìản, Cần Thơ. Nguyệt mừng rỡ nắm chăt bàn tay gầy guộc của người bạn cũ, và vồn vã:
- Trời ơi! Hương! Có phải Hương không" Tao đây. Nguyệt đây. Chỉ có mấy năm mà mầy khác đi nhiều lắm! Tại sao"
Hai chị em mừng mừng, tủi tủi, và trút ra bao nhiêu là tâm sự cho bỏ những năm tháng xa nhau. Nào là những kỷ niệm khi còn ngồi ở ghế nhà trường, chuyện gia đình chồng con, chuyện Cộng sản Bắc việt xua quân đánh chiếm miền Nam, ai còn, ai mất, ai thóat được, ai kẹt lại…Bà Hương kể hết những khó khăn, truân chuyên cuả gia đình mình cho Nguyệt nghe, từ khi cái gọi là Uỷ Ban Quân Quản thành lập ở Sài gòn sau tháng Tư 75 và ông Sâm chồng bà phải vào tù mà Cộng sản gọi là “ trại cải tạo”cho đến bây giờ; đã gần ba năm rồi mà vẫn không có tin tức gì gởi về, sống chết ra sao!
Bỗng bà Hương thì thầm vào tai bà Nguyệt:
- Nguyệt à! Mình nghe nói anh Tư có người em bà con đang làm nghề đánh cá ở Vũng tàu, phaỉ không"
- Ừ! Mầy hỏi làm chi vậy" Bộ tính….
Bà Nguyệt bỏ lửng câu nói và nhìn người bạn thân của mình có vẻ dò xét. Từ sau ngày ngày 30 tháng Tư 75, người dân ở miền Nam dù cùng trong một nhà; còn sinh ra nghi kỵ lẫn nhau, trẻ con theo dỏi cha mẹ, vợ chồng không tin nhau, huống chi là bạn bè. Cái xã hội chụp dựt, lừa dối, mánh mung, hổn độn lan tràn, luân thường, đạo lý không còn nữa, và tham nhũng, bóc lột khắp nơi, lại được che chở và hổ trợ bỡi những kẻ gọi là “ lãnh đạo” từ cấp xã ấp đến cấp quốc gia . Nhưng khi bà Nguyệt nhìn vẻặt khắc khổ, tiều tụy, thân hình da bọc lấy xương, và nhất là đôi mắt thành khẩn của Hương, bà mũi lòng, và không thể dấu diếm được, Nguyệt liền nắm lấy tay bạn, nói thầm vào tai bạn:
-Tụi nầy tính chuồn êm đó Hương! nhưng sáu cây một người. Mà chỉ còn một chỗ thôi. Hương tính sao!
- Mình dành dụm, chắt bóp chỉ được có bốn cây thôi. Làm sao chạy cho có hai cây nữa đây. Mình nhờ Nguyệt nói giúp với người bà con anh Tư cho thiếu đến khi con Liên tới nơi, rồi mình sẽ trả tiếp cho họ.
- Hương tính để một mình con Liên đi thôi à!
- Chứ làm sao chạy đủ cho hai mẹ con. Hơn nữa, Nguyệt nói; chỉ còn một chỗ thôi mà. Nói dại, nếu con Liên có bị bắt, mình còn ở ngòai xoay xỡ cho nó.
- À! Để mình tìm mọi cách nói giúp, rồi tin cho Hương hay ngay nhé.
Sáng nay, bà Hương phải đem bốn cây vàng đến nhà Sáu Lẫm ở xóm Chùa (người anh em họ với ông Tư Cối, chồng Nguyệt) như đã hẹn ước , nhưng tối qua, bà được tin là hôm nay có người chị bà con bên chồng đến thăm và nói là thân nhân bà ấy có thấy anh Sâm hiện còn sống và đang bị giam cầm ở ngoài Bắc. Bà Hương nóng lòng ngồi chờ, nên Liên phải đi thay bà.
*
Nghe lời mẹ dặn, Liên rất thận trọng khi vào hẽm xóm Chùa, nàng đạp xe rất chậm, có nhiều quãng đường gồ ghề, khúc khủy và có những mương nước cắt ngang và đầy những bùn đen rác bẩn, Liên phải xuống xe, thận trọng dắt xe vượt qua.
Đến một ngã ba gặp mương nước khá rộng, nàng cúi xuống, một tay giữ lấy cái ghi- đông xe, tay kia đang loay hoay cố xắn cái ống quần cao lên, bỗng nhiên có một bàn tay xô mạnh nàng té xuống vũng nước, Liên cố gượng ngay dậy được, và thoáng thấy từ đằng trước một thanh niên đang cầm cái xắc tay của nàng chạy biến và mất hút sâu trong hẻm. Nàng cố la lên cầu cứu, nhưng giọng nàng tắc nghẹn, không phát ra lời. Liên hoảng hồn, thẩn thờ, thất vọng, dắt xe trở ra đường Trần quang Khải và chậm chạp, lầm lũi đạp xe về nhà.


Nhìn dáng dấp con gái thất thểu, bơ phờ nhấc chiếc xe đạp vào cửa sớm hơn dự định, đầu tóc rối bù, mặt mày thất sắc, và không thấy cái xắc tay của Liên như thường lệ, bà Nguyệt đã đóan được phần nào chuyện gì đã xảy ra rồi… và hai mẹ con chỉ còn biết ôm nhau khóc!
Chuyện đóng vàng vượt biên, bà Hương xem như không bao giờ dám nghĩ đến nữa.
Hàng ngày, Liên giúp mẹ buôn bán trái cây ở chợ và nuôi hy vọng có ngày gặp lại cha nàng. Bao gian khổ, đắng cay nàng cắn răng chịu đựng.
*

Bẵng đi thời gian dài, nàng đã quên đi chuyện đóng vàng hụt để vượt biên thì vào giữa tháng 7 năm 1979, nàng nhận được cái thư từ Mỹ, tên và địa chỉ người viết mà nàng chưa bao giờ biết đến. Thư viết:
Los Angeles, ngày 4 tháng 7 năm 1979
Kính gởi cô Liên,
Tôi đường đột có thư nầy đến cô, mong cô thứ lỗi. Từ lâu, tôi định viết cho cô nhưng tôi ngần ngại mãi cho tới hôm nay; mới lấy hết can đảm viết thư nầy. Để cô khỏi phải ngạc nhiên, tôi xin vào đề ngay.
Chắc cô còn nhớ, cách đây hơn một năm, cô đạp xe vào xóm Chùa và bị giật mất cái xắc tay. Người giật cái xắc tay của cô hôm ấy là tôi đấy.
Thú thật với cô, lúc ấy tôi bị hàm oan và vừa ở tù ra, về nhà thì mẹ và các em tôi đã dọn đi đâu, nhà của chúng tôi không còn nữa, chủ khác đã vào ở. Qúa thất vọng và đói lạnh, không một đồng dính túi, nên tôi làm liều, nếu có bị bắt trở lại nhà tù thì ít ra tôi cũng có chỗ ngủ qua đêm, và có chút khoai, muối qua bữa……..
Nhờ bốn cây vàng trong xắc tay của cô, tôi đã đến được nơi đây. Tôi rất hối hận việc làm quá tồi tệ của mình, tôi cầu mong cô tha thứ cho. Tôi xin phép cô cho tôi được hoàn trả lại số vàng và mấy chục bạc cô đã mất hôm đó.
Kể từ tháng nầy, cứ mỗi ba tháng, tôi tìm mọi cách gởi về trả góp cho cô bằng hiện kim hoặc bằng qùa tặng gía trị tương đương một cây vàng cho đến khi hết số vàng và tiền cô bị cướp nêu trên.
Một lần nữa, tôi xin lỗi cô, và kính xin cô hãy vì lòng nhân đạo rộng lượng bỏ qua cho tôi. Tôi nguyện đội ơn cô suốt đời.
Kính chúc cô được an lành và dồi dào sức khỏe.
Kính thư,
Lê đình Trụ
Tái bút. Tôi gởi kèm theo thư nầy cái thẻ học sinh và chứng minh nhân dân của cô. Nhờ hai cái thẻ nầy, tôi mới biết được địa chỉ của cô.

Liên rất ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi đọc hết thư viết của Trụ. Nàng đưa thư cho mẹ xem và xin ý kiến. Bà Hương bảo:
- Con cũng nên tha thứ cho họ đi. Người ta đã ân hận việc làm quấy của mình. Hơn nữa, họ chịu trả lại số vàng và tiền mình đã mất. Thời buổi nầy hiếm thấy những con người biết phục thiện như vậy đó con. Nếu họ im luôn thì mình cũng đâu làm gì được họ.
- Con cũng đã quên chuyện con bị cướp giật năm ngoái rồi mẹ à! Con chỉ tiếc một điều là dịp may không tới hai lần, và con thật không có phước được thóat ra nước ngoài lúc ấy để có dịp gíup mẹ nhiều hơn. À! mẹ ơi, gia đình dì Nguyệt không biết bây giờ định cư ở đâu vậy mẹ"
- Lạ thật đó con! Từ hôm gia đình dì Nguyệt vượt biên đến giờ; đã hơn một năm rồi nhưng chưa có tin tức gì. Chắc là mới định cư nên họ bận lắm thì phải. Mẹ cũng có hỏi thăm những người quen có thân nhân cùng vượt biên với gia đình dì Nguyệt trong chuyến ấy; nhưng mọi người đều vẫn chưa nhận được tin tức gì.
Đúng như thư Trụ viết, một tháng sau có người lạ mặt đến nhà giao cho mẹ con Liên một cây vàng và cứ ba tháng liền sau đó, Liên nhận được một cây vàng cho đến khi đủ số vàng nói trên.
Tiếp liền các năm kế tiếp, vào dịp những ngày lễ, ngày Tết, Liên vẫn thường nhận đươc những thùng quà có trị gía cao của Trụ gởi về tặng và trong thư viết cho Liên lúc nào Trụ cũng tỏ ra ân hận và hối tiếc việc làm của mình năm xưa.
Năm 1984, Trụ trở thành công dân Mỹ và nạp đơn xin đoàn tụ với mẹ và các em trong chương trình ODP của chính phủ Hoa Kỳ.
Tháng 8 năm 1993, mẹ và hai em Trụ đến đưọc Los Angeles. Năm 1995 chính phủ Hoa kỳ dưới thời Tổng thống Clinton thiết lập bang giao với chính quyền Cộng sản Việt nam.
Tháng 7 năm 1997, Trụ thay mặt mẹ xin về Việt nam xây lại mộ phần cho cha, và có ghé lại thăm Liên, nay nàng đã ba mươi bảy tuổi, còn độc thân và trông gìa đi trước tuổi rất nhiều. Liên cho biết cha nàng đã mất trong trại tù của Cộng sản ngoài Bắc...
*
Người thiếu nữ bị Trụ giật mất chiếc xắc tay năm xưa tại hẻm xóm Chùa, Sàigòn, hôm nay trở thành bà Lê đình Trụ và phụ với chồng buôn bán tiệm “furniture” ở đường Western, Los Angeles.
Chiếc ghe vượt biên vào tháng 3 năm 1978 của gia đình ông Sáu Lẫm, ông Tư Cối, bà Nguyệt, cùng 69 người khác; cho mãi đến hôm nay cũng chưa đến được bến bờ TỰ DO. Thân xác họ đã vùi sâu trong lòng biển cả hay làm mồi cho cá.
Giờ đây, những tấm bia của những người tỵ nạn Cộng sản Việt nam còn sống sót; dựng lên ở hải đảo các nước Mã lai và Nam dương để tửơng nhớ những người Việt Nam đã khuất, đã mất tích trên biển Thái Bình Dương chỉ vì hai chữ TỰ DO cũng bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam yêu cầu các nước liên hệ triệt phá.
Còn gì uất hận và đau thương hơn nữa! Sao họ còn thù hằn cả với những người đã chết vì hai chữ TỰ DO.
Cái gía TỰ DO mà người dân Việt Nam tìm kiếm đã gần bảy mươi năm nay, quả thật là quá đắc! Biết bao người dân vô tội cũng vì hai chữ TỰ DO đã phải bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu, và chịu bao tủi nhục, đau đớn bỡi bọn hải tặc Thái lan, bởi bọn gíam thị trong các trại tù tập trung của Cộng sản Việt Nam, lập ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam sau năm 1975.
Câu chuyện thật mà người trong cuộc kể lại cho kẻ viết bài nầy làm cho kẻ viết suy nghĩ: “Phải chăng ở đời kẻ làm điều ác mà biết phục thiện, biết sám hối, biết đền đáp vẫn có cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình, và những chuổi ngày còn laị của họ sống trên mặt đất nầy mới có ý nghĩa.”

Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,317,731
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.