Vũ Thị Thiên Thư, Cosmetologist, cư trú tại Dyer, In. đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng danh dự năm thứ ba, với bài viết “Chuyện Bên Lề”, câu chuyện giữa một thẩm mỹ viên gốc Việt với một bà khách hàng Mỹ da đen về đề tài chăm sóc cha mẹ già...
*
Xe cứu thương, và xe cảnh sát rú còi, đèn đóm chói chang, nhà tôi buông đũa nhìn ra cửa sổ:
- Anh nghĩ là Roman có chuyện gì nữa rồi đó, chiều đi làm về thấy hắn đang tráng driway, trời nóng như vầy mà làm suốt ngày ngoài sân.
- Để em sang thăm Aleina vậy.
Đã có một đám đông hiếu kỳ đứng lố nhố nghe ngóng, trong nhà đèn sáng choang, bóng người nhân viên cấp cứu xách túi chạy vào. Tiếng nói lao xao, không ai biết rõ ràng chuyện gì đã sảy ra. Một lúc sau, hai nhân viên y tế đẩy băng ca với Roman cột chặt tay chân, miệng lảm nhảm cố ngồi dậy, người cảnh sát đi bên cạnh luôn miệng trấn an. Đám người tụ họp trước nhà cũng lần lượt tản ra, tôi theo Casa bước vào nhà.
- Aleina, chuyện gì vậy"
- Lại Roman, tao đi làm về, thấy nó ngồi trong garage, run rẩy, mắt lờ đờ, gọi thì nó mở mắt ra, định thần rồi quát lại tao .Tao tưởng là nó mệt vì làm cả ngày, trời oi bức như vậy mà cắt hết sân cỏ, và còn tráng lại nhựa cao su nguyên cả con dường dẩn vào garaga, mầy nghĩ nó có khùng không"
- Thì nó không đi làm cho nên lo sửa sang nhà cửa, chồng tao nói thấy Roman đang tráng nhựa, ảnh còn bảo nó nghỉ đi, trời nóng quá, chắc no ùmãi mê làm cả ngày quên ăn, nóng và đói quá nên mới phát bệnh"
- Không, Casa mang cho nó sáu cái Pan cakes , tao thấy trên bếp còn một chút súp, tức là nó có ăn rồi.
- Hay là phơi nắng nhiều quá, nó bị Heat Stroke "
- Nhiều thứ lắm, tao tưởng nó bị kích tim và đi đời chuyến nầy rồi đó, cả người nó tốt mồ hôi mà tay chân run rẩy, tao biểu nó đi nằm nghỉ, nó theo tao vào nhà, đi lên phòng tắm rửa mặt, tao nghe tiếng động, vào thấy nó ngã lăn dưới sàn nhà rồi ôm ngực, người co giật, tao hoảng hồn gọi 911 lập tức.
- Khổ thật, thôi Aleina có cần gì thì để tao giúp cho, muốn tao chở vào bệnh viện bây giờ không"
- Thôi chưa cần đâu, tao muốn ngồi yên một chút, trên đường đi làm về, tao chỉ nghĩ đến một ly trà đá thật lạnh uống một hơi cho đã, chẳng ngờ vào nhà lại có chuyện nữa rồi. Mầy có biết hôm nay là kỷ niệm ngày thành hôn của chúng tao không" Mầy thấy bình bông trên bàn chưa" Nó cắm lấy. Chắc là nó mới lại vườn của Casa hái bông cho tao đấy.
- Roman nhớ ngày sao "
- Ừ! Nó tốt lắm, sinh nhật, ngày cưới …nó đều nhớ kỷ,
- Chồng tao thì ngày sinh của anh ta còn không nhớ thì nói gì đến ngày của người khác.Tao phải nói cho nó biết là Roman nhớ tất cả, nó nên học bài học nầy mới được.
- Nó hết tiền nên qua vườn của Casa hái bông về cắm cho tao đó, mười sáu năm nay, nhiều khi tao giận quá muốn bỏ nó cho rồi, nhưng khổ nổi tao vẩn còn thương nó. Lần trước nó bị bệnh một lần, Rượu hành một trận tơi tả, tao đã khuyên giải đủ cách, nó ở bệnh viện về, ngưng uống, Chỉ tuần sau lại chứng nào tật nấy, nó uống đến không còn biết trời đất gì hết, như con gà trống ngu xuẩn, chết vì tiếng gáy, chỉ cần có thằng bạn cầm chai Volka đến là hai thằng nốc cho bằng hết, Roman còn vào nhà mang thêm ra, cứù uống như vậy thì tao hỏi mầy thuốc nào cai được "
- Lần trước nó nằm bệnh viện bao lâu"
- Mười ngày, mầy có biết là tao chưa trả dứt tiền không" Cả ngàn bạc chớ ít gì. Lần nầy tao vào xin bệnh viện chuyển sang bên Tri Star clinic, nó ở lại trong bệnh viện tao không trả nổi đâu. Bên Tri Star ở East Chicago thì chỉ có hơn trăm bạc một ngày, như vậy nhẹ hơn.
- Họ có chửa được bệnh ghiền rượu cho nó không" Sao mầy không đưa nó vào clinic sớm hơn"
- Luật của tiểu bang, phải tự nó vào xin cai rượu thì clinic mới nhận, tao không thể chở nó vào được.
- Mầy không thể khuyên nó vào chửa trị được sao"
- Tao đã nhiều lần, cứng có, mềm có, năn nỉ và làm dữ cũng chẳng vào đâu, nó nghĩ rằng uống rượu là chuyện tự nhiên, không uống thì không phải đàn ông, như vậy có ngu không" Nó uống ngày nghỉ và ngày cuối tuần thôi thì không sao, đằng nầy nó uống hàng ngày, đi làm cũng uống thì còn nói gì nửa, tao nói nghiện thì nó nói không, chưa lên cơn thì đã có rượu vào rồi, đâu có nghiện.
- Aleina! Thôi mầy và Casa vào bệnh viện đi, để tao trông chừng Jo và Tony cho, mầy có cần gì thì gọi tao.
- Cám ơn mầy, Jo cũng biết coi chừng em rồi, tao đi đây.
*
Aleina ở kế bên nhà tôi, Casa cách đó một căn nữa, hai người thường ngồi sau sân nhà buổi chiều, những ngày mùa hè ấp áp. Lúc tôi dọn nhà về khu nầy thì chỉ có hai căn thôi, năm sau thì cả dãy nhà mới mọc lên. Lúc Aleina dọn vào nhà mới Jo hãy còn baby, mỗi đêm nhìn qua khung cửa sổ, còn trông thấy ánh đèn mù mờ trong phòng ngủ, nghe tiếng Jo trở dạ khóc đêm, vậy đó mà đã bao nhiêu năm qua.
Aleina sang chào chúng tôi khi mới dọn vào nhà mới, cô ta nói tiếng Anh lưu lốt nhưng Roman thì chẳng nói năng gì, anh rất lịch sự bắt tay tôi rồi nâng lên môi hôn, đôi bày tay mới lau hãy còn ướt của tôi đang rữa rau cải chuẩn bị nấu cơm chiều. Họ mời chúng tôi sang dự lễ rửa tội cho cậu bé trai đầu lòng.
Khi vợ chồng tôi đến dự tiệc, nghe Mẹ của Aleina kể lại chuyện tôi mới biết Roman là di dân từ Ba Lan, anh không nói được tiếng Anh nhiều, nhưng mở miệng ra thì chuởi thề liên tuc. Hậu quả của những ngày lăn lóc vào làm công nhân trong hảng trải nhựa đường, tiếng Anh học lỏm bỏm, tiếng lóng và tiếng chuởi nhiều hơn từ ngữ cần dùng. Họ sống trong cộng đồng, chung nhau gần gũi như người Việt tha hương chúng ta. Trẻ con cũng song ngữ, ở nhà dùng tiếng mẹ đẻ, vào trường dùng tiếng Anh. Họ cũng có mối dây liên lạc mật thiết với quê nhà, cũng quà cáp hàng năm, cũng sống tập trung, cũng nói tiếng mẹ với nhau trong mọi sinh hoạt hàng ngày, hội hè, lễ lộc.
Vũ thị Thiên Thư