Hôm nay,  

Chín Nhớ Mười Thương: Chuyện Pharmacy

10/07/200500:00:00(Xem: 177168)
Người viết: KAREN N. NGUYEN
Bài số 781-1360-206-vb6070805

Tác giả là trưởng nữ một gia đình H.O., hiện hành nghề dược sĩ tại Virginia, đã góp nhiều bài viết và được trao tặng một trong những giải thưởng chính Viết Về Nước My năm 2004. Bài mới nhất của bà là chuyện kể gồm 3 phần, về sinh hoạt trong một pharmacy.

Ai đã từng dến pharmacy mua thuốc đều có thắc mắc trong đầu : "Có mấy viên thuốc mà làm gì bắt người ta chờ lâu lắc nửa tiếng 45 phút vậy không biết nữa!" Trời ơi, pharmacist cũng muốn làm nhanh lắm chứ bộ, nhưng có bao nhiêu chuyện trong pharmacy mà người mua đứng ở phía bên ngoài không biết được.
Thuốc bán ở pharmacy tại Mỹ có 2 loại. Loại thứ nhất, Over the counter, bán không cần toa bác sĩ, như mấy loại thuốc trị sốt và đau nhức như Aleve, Tylenol, thuốc ho như Robitussin DM, và bày hàng loạt ở trên kệ, người mua thuốc nếu không có làm việc liên quan tới thuốc men nhìn một hồi là hoa cả mắt, chóng cả mặt, nếu không dùng thường xuyên thì không biết lựa thứ nào cả. Cần giúp đỡ ư, xin mời đến pharmacy, pharmacist sẽ sẵn lòng giúp khách hàng chọn đúng với nhu cầu. Hy vọng là như vậy.
Thuốc over the counter có đảm bảo trị hết bệnh hay không" Câu hỏi ngàn vàng này không có lời giải đáp đúng 100 phần trăm. Sorry nha, nếu mua thuốc không cần toa bác sĩ mà trị bệnh nào cũng hết, thì pharmacy bác sĩ và mấy công ty sản xuất thuốc sập tiệm từ đời nào rồi. Vậy mới có chuyện, chuyện dài nhiều tập về thuốc ở Mỹ và pharmacy ở Mỹ để phiếm bàn.
Thuốc Pharmacy bán là loại thứ nhì, prescription drugs, muốn mua phải có toa do bác sĩ viết. phải là bác sĩ ở Mỹ, có license hành nghề ở Mỹ. Prescription drugs, nói đến thuốc này là đầu tiên phải nói đến cái prescription, toa thuốc, đầu dây mối nhợ của lắm chuyện cười không nỗi
I. Toa Thuốc
Đầu tiên muốn có toa để mua thuốc thì phải đi bác sĩ. Bác sĩ khám bệnh xong, viết loằng ngoằng vào mấy mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, đưa cho bệnh nhân. Toa thuốc đây nè, cứ ra pharmacy mà fill nhé. Không phải phòng mạch nào bác sĩ cũng có thời gian để đọc cho bệnh nhân nghe tên thuốc, uống thuốc ngày mấy viên, bao lâu. Không phải người nào được bác sĩ đưa toa thuốc cũng nhìn và ráng đọc xem cái toa viết cái gì, rồi hỏi bác sĩ xem tên tên thuốc và hướng dẫn trong toa ra sao. Thường người ta chỉ có thời gian nhét mấy cái toa thuốc vào bóp, rồi vội vã ra bãi để xe để lái xe đến chỗ làm hay đi công chuyện. Cuộc sống ở Mỹ này tất bật lắm lắm, mất cả mấy tiếng lái xe và chầu chực ở phòng mạch bác sĩ rồi, còn bao nhiêu chuyện phải giải quyết trong ngày nữa.
Cuối cùng rồi người khách cũng lái xe đến pharmacy. Đi vào xếp hàng ở quầy pharmacy, đưa toa cho người cashier đứng phía ngoài, trả lời một lô câu hỏi, tên, địa chỉ, số phone, tuổi, có insurance hay không, muốn cái nắp chai thuốc của mình là safety cap hay easy open, và rồi nghe "waiting time is about half an hour." Muốn mua thuốc phải chờ nửa tiếng. Trời ơi, lâu quá xá.
Chưa có lâu đâu. Toa thuốc theo lý thuyết phải có đủ tên họ bệnh nhân, tên và chữ ký của bác sĩ, ngày viết toa, tên thuốc, lượng thuốc, cách uống. Đơn giản vậy thôi, nhưng nhiều khi lượng thông tin đó lại không có đủ. Có mấy ai được bác sĩ đưa toa mà nhìn kỹ cái toa thuốc của mình, xem ít ra là tên trên toa là tên của mình" Nếu bệnh nhân đưa cái toa viết tên thuốc mà không có viết tên người sẽ uống thuốc đó, nếu tên trên toa khác tên bệnh nhân, thì pharmacist phải gọi bác sĩ để kiểm lại. Các cô khi lập gia đình đổi họ của mình sang họ của chồng, maiden name và married name, chuyện đó không phải kiểm lại. Nhưng một khi toa viết cho "Vô Danh Đại Hiệp"hay tên trên toa khác xa một trời một vực với tên người mang toa tới, không thể fill toa thuốc được. Phải gọi bác sĩ, bác sĩ bận khám bệnh, nurse hay receptionist hứa sẽ gọi lại, may mắn thì sau năm phút mười phút mới kiểm tra được tên viết trên toa, nếu không may thì mấy tiếng sau mới có hồi đáp.
Những trường hợp sau đây đã từng xảy ra: Hai vợ chồng cùng đi khám bệnh một ngày, toa thuốc của vợ thì ghi tên chồng hay ngược lại, râu ông nọ cắm cằm bà kia, hay một bà mẹ đem 3 đứa con đi bác sĩ, thuốc đứa con này mà bác sĩ viết tên đứa con khác trên toa, pharmmacist làm sao mà phát hiện được. Trừ phi thuốc dành riêng cho mấy ông mà tên bệnh nhân là phái nữ hay thuốc dành riêng cho các bà mà tên bệnh nhân là đàn ông, trừ phi khách lâu năm của tiệm pharmacist biết được khách nào hay uống thuốc gì, còn thì toa viết thế nào, tên ai, thì fill thuốc cho người đó. Khách hàng có khi mua thuốc xong ở tiệm thì kiểm tra lại, thấy không đúng, cò khi mang thuốc về nhà mấy tiếng sau mói phát hiện ra có điều gì kỳ kỳ, gọi pharmacy, vậy là có những cuộc phone marathon với phòng mạch bác sĩ có khi kéo dài từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn mới có kết quả.
Tên thuốc và cách uống thuốc cũng là một vấn đề. Chữ bác sĩ, người ta hay nói vậy khi thấy ai viết chữ xấu quá! Tại sao vậy kìa" Nhưng phải công nhận là chữ bác sĩ viết trên toa không phải lúc nào cũng dễ đọc. Ông đồ già ngày xưa ngồi viết câu đối " Hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay"thì được người đời khen là chữ đẹp. Còn chữ bác sĩ viết rồng bay phượng múa hay viết như mèo cào thì chỉ khổ pharmacist và khổ bệnh nhân. Đọc không ra tên thuốc, đọc không ra cách chỉ dẫn uống thuốc thì phải gọi phòng mạch thôi. Nhiều phòng mạch có hệ thống phone rất tinh vi, gọi đến thì nghe tiếng người trong máy đọc một loạt thông tin, emergency thì bấm 911 hay ra emergency room của nhà thương, muốn lấy hẹn thì gọi số mấy, muốn biết kết quả lab test thì gọi số mấy, thắc mắc về mấy hóa đơn tiền nong bác sĩ gởi thì gọi số mấy, muốn gọi lấy refill thì bấm số mấy, vvà và vvàcòn muốn nói chuyện trực tiếp với người trong phòng mạch thì đợi đấy, hay bấm số zero vàà đợi đấy.
Pharmacist làm việc mà suốt ngày chỉ có ôm điện thoại mà không fill thuốc thì chỉ có nước bị đuổi, thành ra phải làm nhiều chuyện cùng một lúc, tay mổ cò trên bàn phím đánh thông tin từ mấy toa thuốc không có vấn đề gì cả vào computer, mắt nhìn màn hình xem mình đánh info có đúng không. Điều quan trọng là tai lắng nghe bất kỳ âm thanh nào dù nhỏ và xa xôi đến đâu vọng lên từ phone đang để speaker bật lớn hết cỡ, vì nhiều phòng mạch, sau khi cho pharmacist đợi quá chứng là đợi, đến lúc trả lời phone sau một hia tiếng "hello"mà pharmacy không trả lời kịp vì pharmacist đang ở đầu kia của pharmacy để lấy thuốc, sẽ gác máy cái cụp không thương tiếc.


Có khẩn khoản nói với phòng mạch bác sĩ là bệnh nhân đang đợi mỏi cổ cò ở pharmacy, pharmacy muốn check tên thuốc hay dose thuốc với bác sĩ nhiều khi cũng chỉ nghe câu trả lời là bác sĩ bận khám bệnh, chúng tôi sẽ check và gọi lại theo khả năng, as soon as we can. As soon as we can, bao lâu vậy kìa, không biết được, 5, 10, phút, nửa tiếng, nửa ngày. Nói với bệnh nhân là toa thuốc viết không đúng dose, dose quá cao, bác sĩ quên viết số lượng thuốc trong toa, chỉ ghi tên thuốc và cách uống, phải đợi bác sĩ gọi lại là một điều khó nhọc vô cùng. Có người hiểu biết, nhà ở gần pharmacy thì về nhà, chừng nào bác sĩ gọi lại, pharmacy fill thuốc xong thì gọi, sẽ đến lấy thuốc. Có người không kiên nhẫn nỗi, bắt đầu phẫn nộ, lấy cell phone ra gọi phòng mạch bác sĩ cho bằng được, và nhiều khi nhờ vậy mà phòng mạch trả lời nhanh hơn. Có người lấy toa thuốc lại, đùng đùng lái xe đến phòng mạch bác sĩ để đổi cái toa khác có thông tin đầy đủ, chính xác. Có người lấy toa thuốc lại, tuyên bố sẽ đi qua pharmacy kế bên để fill thuốc, mấy người không đọc được tên thuốc, không đọc được cách chỉ dẫn uống thuốc à, tui qua pharmacy kế bên, thế nào cũng fill được. Good luck!
II. Thời Gian
Y như trong cải lương ngày xưa có tuồng hát "Đời bắt đầu bằng một chữ T', pharmacy cũng không tránh khỏi qui luật này. Đến pharmacy, thường câu đầu tiên người ta hay hỏi là " How long will it take to fill this prescription"". Muốn fill toa thuốc này thì phải đợi bao lâu. Time thời gian, tiếng anh tiếng việt gì, chẳng bắt đầu bằng một chữ T là gì nữa !
Để fill thuốc, phải có đầy đủ thông tin về người có tên viết trên toa thuốc. Mạng lưới computer ngày một tinh vi hơn, nhưng cho đến bây giờ nếu fill thuốc ở CVS chẳng hạn thì thông tin của khách chỉ có ở trên computer của CVS thôi, đi đến Target fill thuốc lần đầu tiên thì làm sao mà computer của Target có thông tin cho được. Computer chưa có khả năng thần giao cách cảm lấy info từ chỗ khác. Pharmacist, pharmacy technician phải đánh máy thông tin của khách vào computer. Nhiều người khách đến pharmacy, quăng cái toa cái cụp lên counter, nói với người cashier "I' am on file!", tôi có hồ sơ ở trên computer rồi, chút nữa nửa tiếng tôi trở lại lấy thuốc, rồi biến mất tăm mất tích. Đến khi cái toa đến tay người ở phía trong pharmacy, đánh computer lên thì chẳng thấy thông tin của người khách đâu cả, gọi intercom, page người khách mỏi miệng cũng không thấy khách trở lại. Đành phải fill thuốc mà không biết nhiều thứ, tuổi, insurance, địa chỉ, số phoneà. Đến chừng khách trở lại, lại phải có màn hỏi điều tra lý lịch để bổ sung thông tin và fill lại theo insurance.
Nói về insurance, người ta có đủ thứ insurance, đi bác sĩ thì đưa cái thẻ medical insurance ra, đi nha sĩ thì có dental insurance, đến pharmacy thì phải nhớ prescription card, khách có thể đưa cái thẻ medical insurance ra, phán một câu xanh dờn :"gia tài tui có cái thẻ này nè, hồi nãy đưa cho phòng mạch bác sĩ chạy vèo vèo, không có problem gì hết !" Không phải insurance nào thẻ đưa cho doctor và thẻ dùng cho prescription cũng là một, thế là pharmacist hay pharmacy tech phải tìm đọc trên cái thẻ, dò xem giữa những hàng chữ và số chi chít như kiến có cái biểu tượng gì, cái thông tin gì, mã số dí dính dáng đến pharmacy hay không. Nếu không thì phải gọi customer service số 1-800 trên thẻ, qua bao nhiêu cửa ải đợi chờ và chuyển từ agent này qua agent khác trên phone thì họa may mới biết được prescription coverage của khách là loại nào. Nhiều khi chỉ lấy được 1 số phone, rồi lại phải gọi tiếp. Tất cả bao nhiêu phút hiếm hoi đó đổ sông đổ biển chỉ vì khách quên cái precription card ở nhà!
Có người khách có memory tốt hơn chút xíu nói với pharmacy : "tuần trước, tháng trước, tui có fill thuốc ỏ pharmacy XXX, bên đó có insurance info của tui" Pharmacy XXX ở đâu, có người khách nhớ là nó ở tại cái shopping center ten gì, có người nhớ là nó nằm ở ngã tư dèn đỏ giữa đường Y và đường Z, có người nhớ nó nằm ở city nào, rốt cuộc pharmacist phải gọi 411 để hỏi, lắm lúc người ở bên kia đầu dây 411 cũng ngất ngư luôn mới tìm được số phone của pharmacy bên kia. Lại phải gọi pharmacy bên kia, lắm khi lại phải đợi lâu ơi là lâu khi ở pharmacy bên kia chỉ có 1 pharmacist vừa làm cashier, vừa làm tech, vừa làm pharmacist ở thời điểm rush hour.
Bản thân insurance mua thuốc đã là chuyện dài nhiều tập rồi. Mỗi người có insurance thì sẽ có một cái ID (identification number). Có loại insurance mỗi người trong gia đình 1 thẻ ID giống y nhau, nhưng phía dưới thì khác chút xíu, chồng kết thúc bằng chữ A hay số 01, vợ kết thúc bằng chữ B hay số 02, con kết thúc bằng chữ C, D v.v.. hay số 03, 04. Nhiều bà mẹ ông bố dến fill thuốc, đưa cái thẻ của mình ra để fill thuốc cho con, chắc do kinh nghiệm, nên nói nhỏ với pharmacy, con tui ID giống y như tui vậy đó, nhưng chữ cuối là chữ C, D, E à những lúc gặp thông tin free và hữu dụng như vậy phải nói là pharmacy chân thành cảm tạ.
Insurance ngày xưa hay dùng Social Security Number để làm ID luôn. Nhưng bây giờ thì đổi, có khi vẫn dùng SS# nhưng trên thẻ không in số gì hết. Khách đưa cái thẻ loại đó cho pharmacy rồi biến mất, lắm khi pharmacist không thể gọi insurance để hỏi xem ID của khách là số mấy hết, mà phải đợi khách trở lại để hỏi. Thế là lại mất thêm một mớ thời gian vì unknown ID!
Có tên tuổi người khách, có insurance, nhiều khi insurance vẫn không chạy. Lý do : ngày sinh không đúng. Kiểm tra lại với khách, ngày sinh đánh vào computer đúng 100%, insurance không chịu, thế là phải gọi. Y như gọi đến phòng mạch bác sĩ, gọi đến insurance cũng phải qua bao cửa ải, phải nghe máy nói mỏi lỗ tai, chọn đúng cái option mình cần, và .. đợi đấy. "all our agents are busy. Your waiting time is approximately à minutes"máy bảo vậy, thế là phải đợi. Sau khi cung cấp đủ mọi thông tin cho người agent ở đầu dây bên kia, pharmacy NABP# (ID# của pharmacy)tên pharmacy, first name của pharmacist, first initital của last name của pharmacist, prescription number, ID# của khàch, tên tuổi của khách, nhiều khi cả địa chỉ, zip code, bên phía insurance mới chịu nói là ngày sinh họ có trong system là ngày mấy ngày sinh không đúng ư, khách phải quay về company của mình để đính chính, còn bây giờ đề khách có thuốc thì pharmacy phải dùng ngày sinh không đúng ấy vậy.

Kỳ tới: Chuyện Toa Thuốc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,931,434
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.