Hôm nay,  

Những Thánh Lễ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

27/06/200500:00:00(Xem: 13379)

Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài số 773-1352-198-vb8062605


Chu Tất Tiến là một tên tuổi quen thuộc của sinh hoạt truyền thông Việt tại Nam Cali. Ông vừa là một võ sư, người dạy Thái Cực Quyền, thực hiện chương trình truyền hình... vừa viết báo, viết tiểu thuyết,
Tốt nghiệp B.A. về creative writing tại California University at Fullerton, với bút hiệu Tien Chu, ông là tác giả một số truyện ngắn, tiểu thuyết bằng Anh ngữ đã được xuất bản, như Legend of the Beot People, A Fairy Tale. Tiểu thuyết anh ngữ mới nhất của ông là “The Strugle,” kể chuyện tình thời chiến tranh Việt Nam giữa một cô nhà báo Mỹ với một chàng sĩ quan VNCH. Sách vừa được ấn hành bởi Dorrance Publishing Co., INC. và sẽ được ra mắt nay mai tại Nam California. Hình trên là hình bìa “The Struggle” và tác giả Tien Chu.
Riêng với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, Chu Tất Tiến đã góp nhiều bài viết đặc biệt thuộc nhiều thể loại. Và lần này, là một bài phỏng vấn.

Đã từ lâu, ở Nam California, nhìn vào những sinh hoạt sôi nổi của 12 Cộng Đoàn Công Giáo tại quận Cam, 14 Giáo xứ tại Los Angeles County, và 6 cộng đoàn tại San Diego, nhiều người đã ngạc nhiên về sự lớn mạnh của các cộng đồng Công Giáo. Nhiều câu hỏi có tính chất sưu tầm và biên khảo về những diễn tiến dẫn đến việc hình thành các cộng đoàn đã được đặt ra. Từ sự nhân nhượng nào mà thánh lễ bằng tiếng Việt được thực hiện" Bằng phương tiện thông tin nào mà những tín đồ Công Giáo biết thời điểm sinh hoạt thánh lễ mà tìm đến" Ai đã làm công tác báo cho con chiên, bổn đạo đến đúng giờ" Linh mục nào đã được bổ nhiệm làm quản nhiệm từ những ngày đầu di tản"
Để trả lời cho những câu hỏi đó, người viết đã tìm gặp một trong những người Công Giáo đặt chân đến nước Mỹ từ rất sớm: anh Bùi Thọ Khang, một chủ nhân trẻ trung và năng động của vài cơ sở thương mại trong Quận Cam.
-H: Anh có thể cho biết gia đình anh qua Mỹ từ năm nào" Đến nước Mỹ, anh ở đâu" Nhà thờ đầu tiên trên đất Mỹ là thánh đường nào"
-Đ: Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi xin được minh định là những điều tôi nói đều thuộc về những ý kiến cá nhân, tôi chỉ nói với tất cả những điều mình ghi nhớ được, không mang tính cách sử liệu. Cho nên, nếu có thiếu sót chi, cũng mong quý vị có tài liệu chính xác hơn rộng thứ và bổ túc ch.o.
Tôi theo gia đình qua Mỹ từ năm 1975. Một trong những nơi đầu tiên gia đình tôi đặt chân đến là thành phố Garden Grove. Những ngày đầu, gia đình chúng tôi gồm 9 người, còn ở chung với nhau, sau đó thì tách ra làm ba: Bà cụ, cô em gái, người em trai út ở một nhà, hai vợ chồng anh chị tôi có hai cháu nhỏ thì ở một nhà, hai anh em tôi ở một nhà.
Tất cả chúng tôi được bà Sơ Rosemary giúp đỡ tận tình. Tôi nghĩ có lẽ hầu như mọi người đến đây sớm đều mang ơn Sơ Rosemary. Bà là người có công nhiều nhất với tị nạn trong vùng. Bà đã đưa chúng tôi đi lễ ở Tu Viện St. Joseph, ngay đàng sau Bệnh Viện St. Joseph. Chúng tôi tụ họp ngay trong Tu Viện để đọc kinh và tham dự thánh lễ Mỹ. Cùng thời gian đó, bà đã bôn ba đi tìm các nhà thờ để bảo trợ cho từng gia đình. Chúng tôi thuộc nhóm di tản được nhà thờ Tam Biên (St. Callistus) bảo trợ. Một nhóm đi Canoga Park, một nhóm đi Hawthorn, nhóm khác đi Riverside.
-H: Những ngày đầu như thế, có linh mục Việt Nam nào hướng dẫn không"
-Đ: Hai cha linh hướng đầu tiên của chúng tôi là cha Vũ Tuấn Tú và cha Nguyễn An Ninh. Một thời gian sau, cha Tú về nhà thờ Anaheim (Boniface) và tổ chức những thánh lễ đầu tiên ở đây. Cha Ninh thì về giáo phận Los Angeles, hồi đó còn rất bao la, gồm cả Orange, San Bernadino.. luôn. Vì chưa có lễ Việt Nam, chúng tôi phải đi lễ Mỹ, chẳng nghe và chẳng hiểu được gì cả. Tôi nhớ là khoảng đầu tháng 9/1975, bà Sơ chở tất cả mọi người tới Tu Viện để ăn uống và gặp gỡ nhau, không phân biệt tôn giáo. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành .. gì đó, đều hân hoan gặp nhau tại Tu Viện này. Mọi người góp đồ ăn và trò chuyện rất vui. Ai nấy cũng cảm động khi gặp được người đồng hương trên xứ lạ.


-H: Sau đó, đến khi nào mới có lễ Việt Nam"
-Đ: Khỏang tháng 12/75 thì có thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ Anaheim do Cha Tú chủ lễ. Nhưng hồi đó, chưa được làm lễ trong nhà thờ chính, phải làm lễ tại Hội Trường bên cạnh. Được thông báo bằng điện thoại về thánh lễ Việt Nam, nhiều người Phật Giáo cũng tới dự. Lúc ấy, tình đồng hương rất mãnh liệt, ai cũng mong được gặp người nào đó nói tiếng mình mà thôi, bất kể hình thức gặp gỡ nào. Chúng tôi cùng nhau chia xẻ thức ăn Việt, chia xẻ chuyện đời, chuyện trước 75, chuyện di tản... vui mừng lắm.
-H: Lúc ấy, đã có chợ Tầu chưa mà có đồ ăn mình"
-Đ: Hồi đó, chỉ đi chợ Mỹ, cuối tuần mới lên Los, lên phố Tầu. Tôi nhớ giá cả đồ ăn Á Châu rất mắc, lương chỉ có $1.80 một giờ, xăng có 29 cents mà chai xì dầu tới 7 đồng! Tới năm 1976, mới có tiệm ăn Việt đầu tiên. Hình như là tiệm ông Lễ, nấu ăn dở lắm, nhưng ai cũng thích, giả tỷ như bây giờ mà đem món ăn ấy cho không cũng không ai ăn! Rồi tiệm phở Hòa mở ra ở trên đường First, gần chợ Mê Kông, gần Fairview. Sau đó, là Hội quán Việt Nam, rồi ông Hùng mở điện lạnh.. Tuần tự, những tiệm Việt mọc lên dần dần.
-H: Lúc ấy, anh đi học hay đi làm" Cuối tuần thì đi lễ ở đâu"
-Đ: Tôi đi làm giữ kho, Storekeeper. Đi lễ ở Tam Biên. Người đi lễ gồm có ba gia đình tôi và chừng 10 gia đình ở Villa Park.
-H: Khi mới đến, gia đình anh nhận trợ cấp gì không"
-Đ: Sau khi đến Mỹ, USCC cho mỗi đầu người 300 đồng, nhưng chúng tôi không được trực tiếp nhận số tiền này. Người bảo trợ giữ lại và đi thuê nhà, mua đồ ăn, quần áo, vật dụng cho mình. Tôi phải đi làm để đủ sống. Hồi đó, đói miên man. Vì trước đây, tôi vẫn ăn ngày 3 bữa, nhưng khi đi làm, phải làm một lèo đến 3,4 giờ chiều mà buổi sáng chỉ có một ly sữa thôi. Sau khi về, lại phải đi tìm việc khác ở khắp nơi xem có công việc nào thích hợp hơn không, dù lúc ấy chỉ biết nói tiếng Mỹ bằng tay. Nói xong thì mỏi tay chứ không mỏi miệng! Vậy mà đến cuối năm, tôi đã mua được xe hơi để đi làm và đi lễ rồi. Xe Mỹ, dĩ nhiên, vì lúc đó, xe Nhật rất ít.
-H: Theo anh thì nhà thờ Anaheim là nhà thờ đầu tiên có lễ tiếng Việt. Còn tiếp theo, là nhà thờ nào"
-Đ: Sau đó là nhà thờ St. Barbara. Những con chiên đến từ khắp nơi, Los Angeles, Riverside, San Diego... Như tôi đã nói, trong số người tham dự, có rất nhiều người Phật giáo. Lễ xong là xuống Hội trường ăn uống, chuyện trò.
-H: Làm thế nào để thông tin cho nhau mà biết giờ và địa điểm làm lễ"
-Đ: Hồi đầu thì chịu, nhưng dần dần biết dùng điện thoại, biết tìm niên giám. Hễ ai biết tin gì thì lục niên giám ra, gọi điện thoại báo cho nhau hay. Có điều tôi muốn nói là giờ lễ lúc ấy không thuận tiện như bây giờ đâu. Vì không được chính thức, nên lễ từ 6 giờ sáng, 8 giờ sáng, hoặc 10 giờ. Mãi sau mới có lễ chiều.
-H: Còn các cha, sau khi đến Mỹ, có được cư ngụ trong nhà xứ Mỹ ngay không"
-Đ: Theo tôi biết, thời gian đầu, các cha tập trung tại một khu chung cư, chứ chưa được ở ngay trong nhà xứ đâu. Nếu tôi nhớ không lầm thì có cha Tú, cha Hà, cha Tiến, cha Chuẩn... Về sau, một số Cha được Đức Giám Mục gửi đi học, rồi mới về nhà xứ. Dần dần, với số lượng giáo dân đông dần lên, số các cha cũng tăng, sự can thiệp của các cha cũng có sức mạnh hơn, giáo xứ Việt Nam mới được thành lập. Thánh lễ mới được chính thức ghi tên trong lịch trình của giáo xứ Mỹ. Như đã nói ở trên, những ai sinh hoạt gần với nhà xứ, biết được gì thì kêu gọi đồng huơng bằng điện thoại. Và cứ thế, sinh hoạt Cộng đoàn mỗi ngày thêm phát triển cho đến bây giờ.
-H: Xin cám ơn anh.

CHU TẤT TIẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến