Hôm nay,  

Những Thánh Lễ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

27/06/200500:00:00(Xem: 13384)

Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài số 773-1352-198-vb8062605


Chu Tất Tiến là một tên tuổi quen thuộc của sinh hoạt truyền thông Việt tại Nam Cali. Ông vừa là một võ sư, người dạy Thái Cực Quyền, thực hiện chương trình truyền hình... vừa viết báo, viết tiểu thuyết,
Tốt nghiệp B.A. về creative writing tại California University at Fullerton, với bút hiệu Tien Chu, ông là tác giả một số truyện ngắn, tiểu thuyết bằng Anh ngữ đã được xuất bản, như Legend of the Beot People, A Fairy Tale. Tiểu thuyết anh ngữ mới nhất của ông là “The Strugle,” kể chuyện tình thời chiến tranh Việt Nam giữa một cô nhà báo Mỹ với một chàng sĩ quan VNCH. Sách vừa được ấn hành bởi Dorrance Publishing Co., INC. và sẽ được ra mắt nay mai tại Nam California. Hình trên là hình bìa “The Struggle” và tác giả Tien Chu.
Riêng với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, Chu Tất Tiến đã góp nhiều bài viết đặc biệt thuộc nhiều thể loại. Và lần này, là một bài phỏng vấn.

Đã từ lâu, ở Nam California, nhìn vào những sinh hoạt sôi nổi của 12 Cộng Đoàn Công Giáo tại quận Cam, 14 Giáo xứ tại Los Angeles County, và 6 cộng đoàn tại San Diego, nhiều người đã ngạc nhiên về sự lớn mạnh của các cộng đồng Công Giáo. Nhiều câu hỏi có tính chất sưu tầm và biên khảo về những diễn tiến dẫn đến việc hình thành các cộng đoàn đã được đặt ra. Từ sự nhân nhượng nào mà thánh lễ bằng tiếng Việt được thực hiện" Bằng phương tiện thông tin nào mà những tín đồ Công Giáo biết thời điểm sinh hoạt thánh lễ mà tìm đến" Ai đã làm công tác báo cho con chiên, bổn đạo đến đúng giờ" Linh mục nào đã được bổ nhiệm làm quản nhiệm từ những ngày đầu di tản"
Để trả lời cho những câu hỏi đó, người viết đã tìm gặp một trong những người Công Giáo đặt chân đến nước Mỹ từ rất sớm: anh Bùi Thọ Khang, một chủ nhân trẻ trung và năng động của vài cơ sở thương mại trong Quận Cam.
-H: Anh có thể cho biết gia đình anh qua Mỹ từ năm nào" Đến nước Mỹ, anh ở đâu" Nhà thờ đầu tiên trên đất Mỹ là thánh đường nào"
-Đ: Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi xin được minh định là những điều tôi nói đều thuộc về những ý kiến cá nhân, tôi chỉ nói với tất cả những điều mình ghi nhớ được, không mang tính cách sử liệu. Cho nên, nếu có thiếu sót chi, cũng mong quý vị có tài liệu chính xác hơn rộng thứ và bổ túc ch.o.
Tôi theo gia đình qua Mỹ từ năm 1975. Một trong những nơi đầu tiên gia đình tôi đặt chân đến là thành phố Garden Grove. Những ngày đầu, gia đình chúng tôi gồm 9 người, còn ở chung với nhau, sau đó thì tách ra làm ba: Bà cụ, cô em gái, người em trai út ở một nhà, hai vợ chồng anh chị tôi có hai cháu nhỏ thì ở một nhà, hai anh em tôi ở một nhà.
Tất cả chúng tôi được bà Sơ Rosemary giúp đỡ tận tình. Tôi nghĩ có lẽ hầu như mọi người đến đây sớm đều mang ơn Sơ Rosemary. Bà là người có công nhiều nhất với tị nạn trong vùng. Bà đã đưa chúng tôi đi lễ ở Tu Viện St. Joseph, ngay đàng sau Bệnh Viện St. Joseph. Chúng tôi tụ họp ngay trong Tu Viện để đọc kinh và tham dự thánh lễ Mỹ. Cùng thời gian đó, bà đã bôn ba đi tìm các nhà thờ để bảo trợ cho từng gia đình. Chúng tôi thuộc nhóm di tản được nhà thờ Tam Biên (St. Callistus) bảo trợ. Một nhóm đi Canoga Park, một nhóm đi Hawthorn, nhóm khác đi Riverside.
-H: Những ngày đầu như thế, có linh mục Việt Nam nào hướng dẫn không"
-Đ: Hai cha linh hướng đầu tiên của chúng tôi là cha Vũ Tuấn Tú và cha Nguyễn An Ninh. Một thời gian sau, cha Tú về nhà thờ Anaheim (Boniface) và tổ chức những thánh lễ đầu tiên ở đây. Cha Ninh thì về giáo phận Los Angeles, hồi đó còn rất bao la, gồm cả Orange, San Bernadino.. luôn. Vì chưa có lễ Việt Nam, chúng tôi phải đi lễ Mỹ, chẳng nghe và chẳng hiểu được gì cả. Tôi nhớ là khoảng đầu tháng 9/1975, bà Sơ chở tất cả mọi người tới Tu Viện để ăn uống và gặp gỡ nhau, không phân biệt tôn giáo. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành .. gì đó, đều hân hoan gặp nhau tại Tu Viện này. Mọi người góp đồ ăn và trò chuyện rất vui. Ai nấy cũng cảm động khi gặp được người đồng hương trên xứ lạ.


-H: Sau đó, đến khi nào mới có lễ Việt Nam"
-Đ: Khỏang tháng 12/75 thì có thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ Anaheim do Cha Tú chủ lễ. Nhưng hồi đó, chưa được làm lễ trong nhà thờ chính, phải làm lễ tại Hội Trường bên cạnh. Được thông báo bằng điện thoại về thánh lễ Việt Nam, nhiều người Phật Giáo cũng tới dự. Lúc ấy, tình đồng hương rất mãnh liệt, ai cũng mong được gặp người nào đó nói tiếng mình mà thôi, bất kể hình thức gặp gỡ nào. Chúng tôi cùng nhau chia xẻ thức ăn Việt, chia xẻ chuyện đời, chuyện trước 75, chuyện di tản... vui mừng lắm.
-H: Lúc ấy, đã có chợ Tầu chưa mà có đồ ăn mình"
-Đ: Hồi đó, chỉ đi chợ Mỹ, cuối tuần mới lên Los, lên phố Tầu. Tôi nhớ giá cả đồ ăn Á Châu rất mắc, lương chỉ có $1.80 một giờ, xăng có 29 cents mà chai xì dầu tới 7 đồng! Tới năm 1976, mới có tiệm ăn Việt đầu tiên. Hình như là tiệm ông Lễ, nấu ăn dở lắm, nhưng ai cũng thích, giả tỷ như bây giờ mà đem món ăn ấy cho không cũng không ai ăn! Rồi tiệm phở Hòa mở ra ở trên đường First, gần chợ Mê Kông, gần Fairview. Sau đó, là Hội quán Việt Nam, rồi ông Hùng mở điện lạnh.. Tuần tự, những tiệm Việt mọc lên dần dần.
-H: Lúc ấy, anh đi học hay đi làm" Cuối tuần thì đi lễ ở đâu"
-Đ: Tôi đi làm giữ kho, Storekeeper. Đi lễ ở Tam Biên. Người đi lễ gồm có ba gia đình tôi và chừng 10 gia đình ở Villa Park.
-H: Khi mới đến, gia đình anh nhận trợ cấp gì không"
-Đ: Sau khi đến Mỹ, USCC cho mỗi đầu người 300 đồng, nhưng chúng tôi không được trực tiếp nhận số tiền này. Người bảo trợ giữ lại và đi thuê nhà, mua đồ ăn, quần áo, vật dụng cho mình. Tôi phải đi làm để đủ sống. Hồi đó, đói miên man. Vì trước đây, tôi vẫn ăn ngày 3 bữa, nhưng khi đi làm, phải làm một lèo đến 3,4 giờ chiều mà buổi sáng chỉ có một ly sữa thôi. Sau khi về, lại phải đi tìm việc khác ở khắp nơi xem có công việc nào thích hợp hơn không, dù lúc ấy chỉ biết nói tiếng Mỹ bằng tay. Nói xong thì mỏi tay chứ không mỏi miệng! Vậy mà đến cuối năm, tôi đã mua được xe hơi để đi làm và đi lễ rồi. Xe Mỹ, dĩ nhiên, vì lúc đó, xe Nhật rất ít.
-H: Theo anh thì nhà thờ Anaheim là nhà thờ đầu tiên có lễ tiếng Việt. Còn tiếp theo, là nhà thờ nào"
-Đ: Sau đó là nhà thờ St. Barbara. Những con chiên đến từ khắp nơi, Los Angeles, Riverside, San Diego... Như tôi đã nói, trong số người tham dự, có rất nhiều người Phật giáo. Lễ xong là xuống Hội trường ăn uống, chuyện trò.
-H: Làm thế nào để thông tin cho nhau mà biết giờ và địa điểm làm lễ"
-Đ: Hồi đầu thì chịu, nhưng dần dần biết dùng điện thoại, biết tìm niên giám. Hễ ai biết tin gì thì lục niên giám ra, gọi điện thoại báo cho nhau hay. Có điều tôi muốn nói là giờ lễ lúc ấy không thuận tiện như bây giờ đâu. Vì không được chính thức, nên lễ từ 6 giờ sáng, 8 giờ sáng, hoặc 10 giờ. Mãi sau mới có lễ chiều.
-H: Còn các cha, sau khi đến Mỹ, có được cư ngụ trong nhà xứ Mỹ ngay không"
-Đ: Theo tôi biết, thời gian đầu, các cha tập trung tại một khu chung cư, chứ chưa được ở ngay trong nhà xứ đâu. Nếu tôi nhớ không lầm thì có cha Tú, cha Hà, cha Tiến, cha Chuẩn... Về sau, một số Cha được Đức Giám Mục gửi đi học, rồi mới về nhà xứ. Dần dần, với số lượng giáo dân đông dần lên, số các cha cũng tăng, sự can thiệp của các cha cũng có sức mạnh hơn, giáo xứ Việt Nam mới được thành lập. Thánh lễ mới được chính thức ghi tên trong lịch trình của giáo xứ Mỹ. Như đã nói ở trên, những ai sinh hoạt gần với nhà xứ, biết được gì thì kêu gọi đồng huơng bằng điện thoại. Và cứ thế, sinh hoạt Cộng đoàn mỗi ngày thêm phát triển cho đến bây giờ.
-H: Xin cám ơn anh.

CHU TẤT TIẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến