Hôm nay,  

Tứ Quý Về Hưu

06/06/200500:00:00(Xem: 145606)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 762-1341-187-vb8050605

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Phila, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản. Sau đây, thêm một bài viết mới về lớp tuổi hưu trí tại Mỹ.

Chúng tôi bốn người, mỗi người một hoàn cảnh, quen biết nhau do những dịp tình cờ, trở nên thân thiết hơn do cùng lứa tuổi, cùng sở thích. Đến ngày về hưu, cũng do hoàn cảnh cá nhân đưa đẩy, có người dọn đi tiểu bang khác để gần con cái, cháu chắt, giúp đỡ chúng khi tối lửa tắt đèn, babysit đàn cháu nội ngoại khi chúng cần.
Ngoài tình gia đình thân thương chúng tôi còn tình bạn, khi hoàn tất bổn phận gia đình chúng tôi cũng đôi lúc nhớ tới bè bạn. Ngày nay thiếu gì phương tiện, nào gởi thư email miễn phí, điện thoại viễn liên "tự do" free cuối tuần hoặc sau 7, 8 giờ tối. Phương tiện có thừa chỉ e lòng người "ngại núi e sông".
Tôi còn nhớ mãi nguyên nhân kết hợp "tứ lứa" chúng tôi là vì xổ số liên tiểu bang. Nghe nói có một đội ngũ công nhân trong một hãng hùn nhau mua vé số và trời đã không phụ lòng người cho họ trúng số mấy chục triệu đôla.
Thấy gương đó anh bạn người miền Nam nghĩ gì nói nấy, thẳng ruột tượng đề nghị hùn tiền mua vé số hy vọng theo chân mấy công nhân trúng số vùng Bắc Mỹ.
Ông bạn Nam Kỳ thân mến của tôi là một người kiên trì chưa từng thấy. Bước chân tới Mỹ làm nghề lao động cực nhọc, ông nghĩ con đường đi tới giàu sang phú quý mau nhất và không chừng dễ dàng nhất là mua vé số. Ông nghĩ thêm mình không hút thuốc, không nghiện rượu không cờ bạc, thay vì chi tiêu vào những món đó, ông đem tiền mua vé số đều đều mỗi tuần, tháng này qua năm nọ, từ năm 1975 đến nay.
Vì quyết chí thành triệu phú bằng cách mua vé số, có lần ông phải tìm tới tiểu bang lân cận, mất cả tiếng đồng hồ lái xe, tới nơi lại phải xếp hàng rồng rắn chờ đợi cả tiếng. Nét mặt ông vẫn vui vẻ, hài lòng khi cầm những tập vé số trên tay. Vậy mà tới giờ này giấc mơ triệu phú vẫn chưa tới lượt ông. Nay đã tới tuổi về hưu, ông đã nán lại vài năm làm việc cho đủ tiêu chuẩn lãnh tiền hưu trọn vẹn. Khi cuộc sống về hưu bắt đầu, ông bán căn nhà cũ ông chui ra chui vào đã gần 3 thập niên. Ông mua căn nhà mới cắt chỉ gần các bạn già mới hàng xóm của ông toàn là kỹ sư, bác sĩ về hưu. Căn nhà ông mới mua thuộc một vùng ngoại ô, ông nói với tôi không thích ở thành phố ồn ào, thiếu yên tĩnh.
Ngày nay tôi thấy nhiều người Mỹ lại trở về thành thị mua nhà. Họ sợ lái xe dài cả tiếng, kẹt xe, săn sóc cây cỏ, vườn tược, xúc tuyết mùa đông, trăm thứ lỉnh kỉnh.
Ông bạn nhị quý của tôi gốc Bắc Kỳ, ông là nhà giáo rất chín chắn trong khi chuyện trò. Trong lúc nói chuyện đôi lúc ông thêm thắt hành tỏi, tiêu ớt cho câu chuyện ý nhị khôi hài, chúng tôi lại được dịp cười vang, tình bạn thêm sâu đậm.
Ông cũng tham gia trò chơi xổ số, nhưng rất giới hạn. 20 đôla mua vé số là đúng 20, ông không tố thêm tiền như bạn đề nghị, ông giữ mực thước của nhà giáo. Các con ông người bác sĩ, kỹ sư, nhưng không thấy ông nói về con cháu nhiều, tôi biết được là do người khác kể lại. Tôi quen một ông bạn nay đã khuất núi. Tội nghiệp ông rất kỳ vọng ở 2 người con được học ở đại học Univeristy of Pensylvania, ông rất hãnh diện vì con ông được vào học ở đại học này.
Ông nhất quý và nhị quý tính hợp tình hơn 2 quý còn lại, gia đình 2 ông tuần nào cũng rủ nhau đi ăn nhà hàng. Nay Tàu, mai Tây mốt Mỹ học Mễ. 2 ông rất sòng phẳng, khỏi tính toán suy nghĩ nợ nhau. Ăn xong, 2 ông theo lối chi tiền Amerian way, ai ăn gì trả nấy, tình bạn vì vậy đã kéo dài cả tam thập niên. Nay ông nhà giáo dọn đi tiểu bang lân cận, ông bạn Nam Kỳ rủ tôi trám cho.ã Tôi tuy về hưu nhưng còn nhiều việc làm không tên, thời khóa biểu không thích hợp nên chỉ "chia xẻ kinh nghiệm" với ông bạn "thẳng ruột tượng" được một lần.
Hai ông bà nhị quý sau gần 30 năm đi cầy đều đặn nay về hưu, lương hưu cả năm sáu ngàn đôla một tháng kể cả tiền pension gửiõ đều đều mỗi cuối tháng vào trương mục của 2 ông bà. Thỉnh thoảng các cậu quý tử kỹ sư, các cô công chúa bác sĩ đích thân đến nhà tặng bố mẹ những món tiền lớn để bố mẹ đi du lịch khắp nơi.


Ông bạn tam quý tính người hiền lành, quý bạn. Ông gốc nhà giáo, tự học lấy bằng tú tài rồi cử nhân luật khoa. Ôâng bị trưng dụng vào quân đội một thời gian rồi biệt phái trở lại nghề gõ đầu trẻ. Việt cộng cũng không tha ông, bắt ông đi cải tạo, tẩy não. Ông sợ hãi chế độ tàn ác bất nhân coi người như cỏ rác, đồng màu da cùng một giống nòi mà coi như kẻ thù muôn kiếp, ông tìm đường vượt biên.
Qua được vùng đất tự do đầy hứa hẹn ông làm việc rất đều đặn từ 7 giờ sáng đã rời khỏi nhà đi đến sở làm. Ông được chủ quý bạn đồng sở yêu thương, ông tiếp tục làm cho tới khi hãng đóng cửa quá cả tuổi về hưu.
Ông có người con trai kinh doanh rất phát đạt ở Việt Nam, ông dự tính mai mốt về hưu tại Việt Nam đem số tiền hưu dưỡng về sống một cuộc đời thoải mái an nhàn tại quê nhà.
Ông còn một cô con gái sinh đẻ tại Mỹ, tốt nghiệp kỹ sư điện tư,û đã mua nhà mua xe mới cho ông đi. Ông tự nghĩ thân này ví xẻ làm hai, nửa ở Mỹ nửa ở Việt Nam.
Thú vui của ông là cờ tướng, ca hát karaoke, khiêu vũ. Ông là hàng cao thủ trong môn cờ tướng nhưng đấu trí với ông bạn "Nhất quý" bao giờ ông cũng nhường bước cho bạn vui lòng, ông sợ nhiều người thua cờ nóng con mắt đem cả bàn cờ đập vào đầu bạn.
Thú vui thứ hai của ông là ca hát, sau những buổi đi làm về ông mang đĩa karaoke ra dượt. Những buổi văn nghệ bỏ túi trong gia đình họ hàng, bạn bè, ông mang tiếng hát lời ca ra góp cho đời mua vui.
Thú thứ ba của ông là khiêu vũ. Tôi tặng ông một tập tài liệu nói về môn khiêu vũ thể thao để mỗi khi có party hội hè ông ra góp mặt với bàn dân thiên hạ.
Mãi nói về 3 ông bạn quý mà suýt nữa quên nói về mình.
Tôi còn nhớ một câu nói tiếng tây "Le moi est haissable" tức "cái tôi là cái đáng ghét".
Hơn nữa có 4 ông mà nói về 3 ông thôi là không công bằng, thiếu sót lỗi đức công bằng.
Tôi phó thường dân được hân hạnh quen biết ông chủ tịch hội công giáo. Ông tâm sự với tôi mỗi lần có bài vở, báo chí hay tài liệu, tin tức hay, ông đều để lên đầu giường cho bà xã đọc trước rồi mới đến lượt ông. Ông khuyên các con gái ông phải bắt chước gương mẹ thì mới được hạnh phúc 100 phần 100.
Lúc gặp tôi ông nói phải dành cho bà xã 80% ông còn có 20%. Ông làm vậy để "chuộc tội". Tôi chả thấy ông có tội gì ngoại tôi mê đánh xì phé. Nay đã tới lúc chồn chân mỏi gối ông trở về môn binh sập sám, đỡ nhức đầu suy nghĩ.
Tôi thấy phục vụ bà xã có 80% ông vẫn còn hơi tham lam. Tôi hùng dũng khoe với ông tôi hơn ông một bực, tôi dành cho “cô bé”ù của tôi những 95% tôi còn vỏn vẹn có 5% phục vụ cho thân xác tôi thôi.
Phần này tôi nói hơi quá, nói vậy mà không phải vậy. Đôi lúc bị oan ức, cũng Tarzan nổi giận là bản tính của con người, tôi vội dập tắt ngọn lửa nhen nhúm. Nghĩ lại thân phận các bà, bản tính trời sinh yếu đuối. Thôi thì một sự nhịn, chín sự lành. Hơn nữa còn được bao hơi sức mà phụ người bạn đường tri kỷ đã cùng mình bước qua con đường đầy chông gai trong mấy chục năm trời, lại đích thân thay mặt thiên chúa tặng cho mình những tác phẩm tuyệt tác.
Các bà dạy con hay hơn đức lang quân nhiều. Họ để ý, quan sát theo dõi sự động sự tĩnh của con cái. Họ giáo dục con cái khéo léo nhất là lúc chúng ở lứa tuổi đang lớn, dậy thì là lúc chúng thay đổi rất nhiều, các nhà tâm lý học gọi là tuổi nổi loạn. Các bà với sự kiên nhẫn vượt bực lúc dùng lý trí khuyên răn, phân biệt điều hay lẽ phải, lúc dùng tình cảm mẫu tử ra chinh phục đám trẻ.
Còn các ông đa số thiếu kiên nhẫn, khuyên nhủ con cái ngắn gọn, không lặp đi lặp lại nhiều lần, có nhiều ông còn nổi cơn lôi đình xỉ vả mắng chửi làm cho nhiều đứa trẻ không biết suy nghĩ đâm ra ác cảm.
Cha mẹ nào mà chả thương con "thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi".
Nghĩ cho hết ngọn ngành tôi tự nghĩ 5% dành cho mình vẫn còn hơi nhiều vì công lao của các bà to lớn quá ngoài việc giáo dục con cái lại còn kiếm tiền về cho gia đình đem cả thân xác và tiền bạc giao nạp cho đức lang ông giữ giùm, giữ mãi.
Thiết tưởng chẳng còn gì cao quý hơn tấm lòng của các bà.

Nguyễn Lê


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,209,935
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”