Hôm nay,  

Trường Đại Học Cộng Đồng Ở Mỹ

23/05/200500:00:00(Xem: 159831)
Người viết: HỒ PHI
Bài số 754-1333-100-vb8220505

Tác giả Hồ Phi, một vị cao niên, cư dân Fountain Valley, Nam California, đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Nước Mỹ có rất nhiều trường Đại Học Cộng Đồng rộng lớn, giảng dạy hằng triệu sinh viên mỗi năm. Đấy là những trường với chương trình hai năm dạy nghề chuyên môn cho sinh viên ra làm việc và cũng là trường dạy chuyển tiếp cho sinh viên, vì lý do nào đó chưa thể vào thẳng đại học lớn ngay được, có chỗ hâm nóng, chuẩn bị để nhờ đó được nhận vào các đại học lớn về sau.
Những trường ĐHCĐ nầy rất thực dụng, bổ ích, và hữu hiệu, mà nước Vietnam lúc trước rập khuôn theo tổ chức giáo dục xưa của Pháp không hề biết đến.
Những thành phố lớn ở Mỹ đều có ít nhất một vài trường, hoặc ba bốn thành phố nhỏ gần nhau cũng có một vài ba trường. Những trường nầy ở rải rác cách nhau không xa. Sinh viên có thể ở nhà cha mẹ, khỏi phải trọ học xa, mà có thể ngày, đêm đến trường bằng mọi phương tiện lưu thông với khoảng từ năm mười phút hay không quá một giờ.
Trong những trường nầy, hầu hết mọi nghề chuyên môn thực dụng cần trong đời sống hiện đại đều được giảng dạy. Nếu ở trường nầy không có môn nọ, lớp kia thì trường khác trong vùng quanh đó sẽ có. Lớp học thường nhỏ, chỉ từ 15 đến 30 hay 40 sinh viên mà thôi. Không có đại giảng đường như ở xứ ta lúc trước.
Trường có chương trình đại học chuyển tiếp, sau hai năm học ở trường nầy, sinh viên học hành đều đặn, đũ điểm trung bình trở lên có thể được chuyển qua trường đại học lớn 4 năm, học tiếp năm thứ ba và thứ tư để lấy bằng Cử nhân Khoa Học (Bachelor of Sciences, BS.) hay Cử nhân Nghệ Thuật (Bachelor of Arts, BA.).
Trường vừa dạy nghề chuyên môn có chương trình 2 năm để lấy cấp bằng Associate of Arts, (AA) hay là chỉ lấy Certificate (chứng chỉ nghề chuyên môn), ví dụ lấy certificate nghề thợ hàn, thợ sửa xe hơi, hay căn bản ngành bảo hiểm chẳng hạn.
Người đang làm nghề nào đó cũng có thể vào học chỉ một hay hai lớp để bổ túc cho kịp thời đại, hay bổ túc chỗ yếu của mình. Ví dụ một người có tiệm chụp hình, nhưng không biết cách sửa phim hình cho hoàn chỉnh hay vẽ thêm bớt khi cần, có thể vào học một vài lớp chấm vẽ sửa chửa (retouch). Hay một người cuối tuần thích làm lặt vặt trong garage cho nhà mình, cũng có thể vào đó học một lớp hàn xì, hàn điện, chạm gỗ, làm landscapes…c chẳng hạn.
Trường có dạy nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây ban nha, Tàu, Nhật…, Văn chương, Xã hội, Triết học, Tâm lý học, Hình pháp học (Criminology), Địa ốc, Toán học, Điện toán, Điện tử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Cổ sinh vật học, Nhân chũng học, Địa chất, Địa dư, Lịch sử, Chuyên viên du lịch, Tiếp viên hàng không, Bảo hiểm, Kế toán, Mãi dịch (Purchasing), Kiểm phẩm (Quality control), Vẽ kiểu quần áo, Âm nhạc, Chơi các loại đàn, Khiêu vũ, Thể dục, Đánh tennis, Bơi lội…(không kể hết).
Trường cũng có lớp dạy nhiều thứ ngành nghề cần thiết: Thẩm mỹ (Cosmetology), Thợ mộc, Thợ ống nước, Thợ điện, Thợ máy, Thợ đồng (body works), Y tá 2 năm ra làm việc hay chuyển lên Y tá 4 năm, Xây cất nhà (vẽ họa đồ, làm nền, làm sườn,..), Trang trí nội thất, Thợ hàn, Thợ tiện, Nấu bếp, Điện ảnh (chụp hình, làm phim) Vẻ tranh, Nặn tượng, Khắc tượng, Làm đồ gốm…(nhiều thứ không kể hết).
Đại khái, đến các trường Đại học Cộng đồng (City Colleges) bạn có thể học bất kỳ nghề ngổng gì cũng có, nếu trường nầy không có, thì qua trường khác trong vùng sẽ có. Cư dân đến cư trú ở tiểu bang hơn một năm đóng học phí rẻ hơn dân mới đến. Lúc trước học phí chỉ là tượng trưng, tính theo số đơn vị học (Unit, thường là 1giờ /1tuần/1 khóa) nhưng từ hơn hai mươi năm gần đây sinh viên phải đóng học phí cao hơn nhiều và có tăng dần với thời gian, nhưng cũng chỉ vừa phải. Nếu lợi tức thấp, thì lại có học bỗng chính phủ giúp cho, rồi đâu cũng vào đấy.
Tuổi tối thiểu của sinh viên vào học thường là 16 tuổi và tuổi tối đa không giới hạn. Người già cả 80, 90, nếu còn khỏe và muốn ghi tên vào học cũng sẽ được chấp nhận . Những học sinh lớp 11 hay lớp 12 trung học cũng có thể ghi tên học thêm một số lớp nào đó ở những trường nầy, nếu việc học ở trung học không bị trở ngại. Cho nên trường City Colleges hay Community Colleges được chúng ta dịch ra tiếng Việt là “Đại Học Cộng Đồng” thật là sát nghĩa.
Vì thành phần sinh viên có đủ nam nữ già trẻ với nhiều trình độ. Có những vị cao niên với quá khứ huy hoàng hoặc đã từng có nhiều học vị cao cở Master, Ph D. MD., có khi đã là giáo sư đại học lớn nào đó, đang làm việc, hay đã nghỉ hưu cũng thỉnh thoảng gặp vào ngồi chung lớp với một cô cậu 16 hay 17 tuổi, hay với vài ông bà trung niên nào đó chỉ cở tiểu học. Vì môn học đó, nghề đó, vị khoa bảng nọ cũng như đám sinh viên tạp nhạp kia đều chưa biết, và đều muốn học.
Người Mỹ, chuyện gì, nghề gì chưa biết là học, họ không tự tôn, tự ty, mặc cảm gì cả. Điều gì chưa biết mà muốn học, thì cứ ghi tên vào học nếu thấy theo kịp, đều được. Nhà trường và các thầy cô giáo ở đây chẳng từ chối một ai. Càng đông sinh viên thì nhân viên nhà trường và các giáo sư càng thích vì việc làm của họ thêm vững vàng.
Có người muốn học ở đây để chuyển lên đại học lớn, có người học để thỏa mản sự tò mò muốn biết thêm một ngành nghề nào đó thêm. Có người muốn vào học lấy cấp bằng chuyên môn AA (60 semester units, trung bình 2 năm) để tìm việc làm sinh sống. Có người lai rai học cả mấy trăm units để biết nhiều thứ, cốt mở mang kiến thức hoặc chuyên môn thiết thực để tự xài, mà không cần lấy cấp bằng nào cả. Cho nên ở Mỹ bạn có thể vào colleges quanh quẩn gần nhà, học mãi suốt đời cũng chẳng hết chuyện học.
Việc ghi tên vào học thật quá dễ dàng. Lớp học được mở ra theo từng bán niên (semester), Xuân, Thu, là chính, và có thêm một khóa Hè ngắn hạn. Vài ba tháng trước ngày khai giảng khóa học, trường đã có gởi một cuốn học trình (schedules) đến mọi nhà trong county hoặc vùng lân cận, để sinh viên chọn lớp mà ghi tên. Có thể trực tiếp đến văn phòng hay gởi email, hoặc gởi thư để ghi tên học. Ai ghi trước được trước, khi đã hết chỗ rồi thì được vào danh sách chờ (waiting list) hay phải chờ lớp đó ở khóa sau.
Có những người không kịp ghi tên, cũng có thể đến ngày khai giảng, muốn học lớp nào thì vào ngồi ở lớp đó, nếu còn chỗ hay giáo sư chấp nhận, thì cũng có thể được ghi tên chính thức vào lớp. Học vài ba tuần, nếu thấy không thích, không hợp năng khiếu, không hiểu kịp, hay nghĩ không passed được, thì ghi tên rút lui (drop), coi như không còn dính dự gì về lớp đó nữa.
Thường những người ngoại quốc, nếu không có giấy tờ gì chứng minh trình độ, thường phải trải qua một buổi thi thử nghiệm (test) về trình độ Anh ngữ, thường là Anh Văn căn bản. Nếu không qua test nầy thì sinh viên phải học thêm vài ba lớp Anh Ngữ dành cho người ngoại quốc ESL (English as Second Language).
Để thấy trường College thu nhận sinh viên vào học dễ dàng và hữu hiệu, tôi kể ra một vài trường hợp như ba anh em ruột nhà họ Dương quê ở làng Tư chánh, Quảng Ngãi, VN. Cha làm công chức và chẳng may mất sớm. Bà mẹ vất vả ngược xuôi nuôi đàn con 7 đứa trong cảnh loạn ly khốn đốn. Những đứa lớn phải gởi đến ở nhờ các cậu, các dì, việc học hành lắm khi bị trở ngại. Nhưng sau khi sang đây, nhờ trường college ở Mỹ mà cả ba đều bắt kịp việc học và tiến thân rất khả quan:
Dương Anh Tuấn theo cậu vựợt biển, đến California năm 1982 lúc 24 tuổi, được nhận ngay vào học đại ở Pasadena City College. Cũng như những sinh viên Mỹ nghèo khác, Tuấn được đầy đủ trợ cấp (grants) chính phủ và vừa làm vừa học có lương thêm. Thích quá, nên nổ lực chăm chỉ và nhờ đà hâm nóng đó, Tuấn được chuyển qua Đại học USC tốt nghiệp BS. Qua UCSD tốt nghiêp MS, và qua UCI tốt nghiệp Ph. D. in Control System & Neural Networks (Hệ thống Điều khiển và Mạng Thần kinh) năm 1995 và được chọn làm khoa học gia cho Cơ Quan Nghiên Cứu Không Gian của Mỹ ở Pasadena thuộc cơ quan NASA, ( JPL- Jet Propulsion Laboratory ) . Tuấn hiện còn là giáo sư bán thời gian cho đại học USC, Los Angeles. Trong phòng làm việc ở nhà Tuấn, tôi thấy nhiều bằng phát minh của Tuấn và những bằng cấp khen thưởng của NASA.
Dương Anh Vũ, đến Mỹ theo diện PIP năm 1992 lúc 20 tuổi, cũng nhờ vào học ở Pasadena City College, xong chuyển sang đại học UC San Diego, rồi UC Irvine và tốt nghiệp Tiến Sĩ Điện Tử năm 2003 và hiện là chuyên viên nghiên cứu Hệ thống An toàn cho những phi hành gia không gian của Cơ Quan NASA.
Dương Anh Hạo đến Mỹ theo diện PIP năm 1992 lúc 18 tuổi, cũng nhờ được nhận vào Pasadena City College để sau đó được chuyển lên UCLA, hiện sắp hoàn tất chương trình Ph.D. về điện toán tại đại học nầy và sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2005 sắp đến.
Chính nhờ sự thu nhận và rộng mở của Community College, mà cả ba anh em nhà nghèo nầy, học hành lở dở bên Viêt nam trước đó, đều có thể bước vào đại học lớn lấy bằng PhD. và được Mỹ trọng dụng trong khoa học kỹ thuật cao cấp.


Anh em Ngoc Ho và Nguyet Ho vượt biển, sang California năm 1977, lúc đó Ngọc 22 tuổi đã học năm thứ 2 ở VN, Nguyệt 16 tuổi, vừa mới tới lớp 9, đã bỏ học từ lúc CS chiếm Saigon. Cả hai không mang theo chứng chỉ hay học bạ gì cả.
Mùa hè 1977, Ngọc vào test Anh Ngữ để học Pasdena City College, thấy bài không khó, về dẫn Nguyệt lúc đó đang lãnh đồ may ở nhà vào test thử. Cả hai cùng passed. Hai anh em được dễ dàng thu nhận vào trường nầy. Tuổi trẻ hăng hái, Nguyệt được honor rolls của Khoa trưởng mấy lần và được cấp cho mọi thứ học bỗng (scholarship) công và tư. Sau hai năm, Ngọc được chuyển sang Cal State University Long Beach, ra BS rồi làm kỷ sư cho TRW, rồi Boeing mãi đến giờ.
Năm 1979, Nguyệt được chuyển qua UCLA. Năm 1981, Nguyệt xong BS, và học tiếp 4 năm ở Y khoa UCLA.
Năm 1985, Nguyệt có lẽ là thuyền nhân Việt Nam trẻ nhất (24 tuổi) lấy cấp bằng MD ở Mỹ, được đi nội trú ở Bệnh Viện Galveston, UTM, Texas. Năm 1989, Nguyệt về lại California làm bác sĩ mổ cho Kaiser từ đó đến giờ.
Cũng nhờ Đại Học Cộng Đồng mà sự học hành của Ngọc, Nguyệt và hằng vạn thanh niên Vietnam khác, bị gián đoạn đã được nối tiếp nhanh chóng trở lại mà không phí mất thì giờ và công của.

Vài dẫn chứng về việc dạy nghề:
Bà Nancy Lê ở Garden Grove, khi xưa ở Vietnam, làm thư ký đánh máy, không biết gì về nghề chụp hình. Nhờ học nhiều lớp Photography ở Orange Coast College, bà đã đũ trình độ chuyên môn và đã mở tiêm chụp hình rất sớm, làm ăn rất thành công ở Little Saigon qua nhiều năm, nuôi sống gia đình. Đến gần đây mới nghỉ hưu, sang tiệm, và nhận làm công tác xã hội thiện nguyện.
Ông Nguyễn Đức Huy, Quảng Ngãi lúc sang đây đã khoảng 60 tuổi, được nhận vào học Y tá 2 năm ở Golden West College. Học xong ông ra làm y tá chăm sóc nhà Nursing mãi đến giờ, nay gần 80 vẫn còn năng động, chưa chịu nghỉ hưu.

Ở Little Saigon, có nhiều chủ garage và thợ sửa xe, rất có khả năng và uy tín nhờ được học nghề nầy ở Golden West College mà nay trở thành giàu có.
Nhiều người Vietnam học cosmetology, landscaping ở College mà làm ăn thành công, sắm nhiều nhà cho thuê.
Ông Nguyễn Châu ở Van Nuy, cựu chiến binh VNCH, chỉ lấy một certificate về nghề thợ tiện ở college, ra làm nghề nầy cho hảng Mỹ. Để dành vốn, sắm máy móc làm riêng thêm ở nhà. Bây giờ làm ông chủ, lãnh tiện các cơ phận cho máy bay, có cơ sở vốn liếng lớn lao, nhiều triệu dollars.
Có người lớn tuổi không có việc làm, lại muốn có thêm tiền lai rai, họ có thể vào college học và xin tiền grants (trợ cấp hay học bỗng) và xin công việc làm vặt có lương tại trường. Công việc nhẹ nhàng như thư ký thư viện, tutor …Tôi từng biết một vài cụ, trước kia thuộc hàng trí thức giàu có, quen tiêu xài, tiền già không đũ, nên ghi tên vào học Pháp Văn hay thể dục cho đũ units để lãnh tiền grants xài thêm, gởi VN giúp con cháu, mà khỏi bận rộn học hành, vì tiếng Pháp các cụ ấy còn giỏi hơn cả thầy. Các giáo sư college rất hoan nghênh sinh viên vào học, vì có đũ số sinh viên tối thiểu cho một lớp để được duy trì, và họ có việc.
So với nước mình thuở trước vào cửa đại học không phải dễ. Cả nước mấy chục triệu dân, mới có một hai trường đại học hay cao đẳng kỷ thuật. Thời đầu thế kỷ 20, các cụ phải thi đậu sơ học, tiểu học, trung học, tú tài 1, tú tài 2, mỗi cấp là một cỗng chận. Có cụ thi năm bảy lần tiểu học hoặc trung học cũng không đậu làm sao đến cỗng tú tài. Phần sau thế kỷ 20, bằng tiểu và trung học không quan trọng mấy nhưng cổng tú tài 1 và tú tài 2 vẫn còn. Chương trình học và thi cũng quá nhiều môn, đậu kỳ thi viết còn vào vấn đáp nhiêu khê. Đã từng thấy có bạn thi năm bảy lần không đậu được tú tài 1, có bạn thi hỏng 8 lần tú tài 2, hay chẳng bao giờ đậu, tuy họ cũng thông minh trí tuệ không kém một ai, giấc mơ đại học không thành.
Tôi đã biết có người rất giỏi toán, lý hóa mở lớp dạy luyện thi tú tài rất hay, học sinh thi đậu mà chính họ vẫn trượt, có lẽ kém những môn khác. Nên chẳng bao giờ vào đến cửa đại học. Chuyện thi cử mãi ám trong giấc chiêm bao. Xứ nầy giỏi một môn hay một nghề thôi cũng đã ngon lành rồi.
Còn ở Mỹ đây, nhờ có ĐHCC, bất kể là ai, tuổi tác trình độ học hành cở nào, qua một đêm cũng có thể là sinh viên đại học cả. Tôi chưa thấy ai bị từ chối, không được nhận vào đại học cộng đồng. Tuy thế những người đã học đầy đũ ở đây ra, đều có khả năng và hiểu biết tốt về ngành học của mình. Nếu họ dỡ thì làm sao Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về mọi mặt. Có thể nói, ở Mỹ người ta có thể dạy thú vật còn làm ra trò ngoạn mục tài tình, huống chi là con người.
Nghĩ lại sự học vấn của xứ mình lúc trước chỉ chuộng từ chương, lý thuyết, không thực tế mà có tính cách gò bó, ngăn cản nhân tài hằng bao nhiêu thế kỷ. Khiến cho đất nước thiếu chuyên viên trong mọi ngành nghề, chỉ dùng chữ nghĩa xa thực tế, bằng cấp để làm quan, hay dạy lại đám đàn em, rồi đàn em lại cũng giống như đàn anh, cứ thế mà nối tiếp. Lý thuyết xa rời thực tế, không tài nghề thiết thực cho sự phồn vinh của xã hội, thật quá phí phạm nhân lực và tài nguyên của đất nước. Còn nghề nghiệp thì chỉ học riêng lẫn nhau, mà thường thì hay dấu nghề, nên khoa học kỷ thuật không tiến bộ.
Nhớ lại thời những thanh niên ở Vùng Cộng Sản cai trị tận thu, họ nghèo hết cở, học hành lại dang dở. Nhờ đình chiến 1954, họ qua vùng Quốc Gia thời Tổng Thống Diệm, muốn học trở lại để mong lên đại học. Nhưng trong cùng một nước, mà phải gặp nhiều trở ngại khó hội nhập vào việc học hành thi cử hơn là từ Vietnam sang tị nạn ở Mỹ, hai nước khác ngôn ngữ. Họ phải mất nhiều năm tháng và công sức mới vào được ngưởng cửa Đại Học và rất đông chẳng bao giờ vào được. Trở ngại nhất là phải đậu qua Tú tài 1 và 2. Ở vùng Viêt minh, 9 năm, hầu như chẳng học Anh, Pháp văn. Nhưng kỳ thi tú tài 1, lúc thi viết ban nào cũng phải làm bài luận văn chương tiếng Việt, tiếng Pháp và môt bài dịch Anh Viêt và Việt Anh cho ra hồn, phải mất không dưới vài ba năm, lại phải học thêm Toán và Lý hóa, văn chương Việt nam và nhiều môn khác. Nếu đậu được thi viết, còn phải vào vấn đáp đũ cả các môn. Có người đã thi nhiều năm không đậu tú tài 1 và bỏ cuộc. Có người đã đậu tú tài 1 mà thi mãi vẫn không đậu tú tài 2, có thể vì các bài luận lằng nhằng không hợp ý giám khảo. Hay họ không có năng khiếu về một hay hai môn nào đó, nên không làm bài tốt để được chấm đậu, hay bài vở nhiều họ không nhớ hết và trật tủ. Với thời gian học đi học lại nhiều năm như thế, ở Mỹ họ có thể đã qua bậc Cao học là cái chắc.
Trong khi ở Mỹ hầu như tất cả những học sinh đi học đàng hoàng, dù dở hay gì cũng qua được trung học và đều được nhận vào trường đại học. Dựa vào kết quả kỳ thi SAT và thành tích ở Trung học, có đại học chỉ nhận hạng ưu, và cũng có những đại học nhận hạng bình, hoặc cả hạng thứ. Còn trường ĐHCĐ (colleges) thì nhận tất cả phần còn lại hoặc bất cứ ai muốn xin vào. Nơi đây sinh viên dù có dở mấy cũng có một ngành nghề vừa khả năng và sở thích để cho họ học và ra làm ăn, hoặc tiến xa hơn. Thầy dạy ở đây tận tình truyền hết hiểu biết và kinh nghiệm cho sinh viên chứ không cần dấu nghề như ở xứ mình.
Trường dạy sáng, chiều, tối, có khi cả thứ bảy, cho nên sinh viên có thể phối hợp thì giờ theo một thời biểu thuận tiện vừa học và vừa làm kiếm sống.
Nếu bữa thi test mà sinh viên bị bệnh hay bận sao đó không tham dự được, thì giáo sư có thể cho sinh viên đó test riêng sau, khỏi phải mất kết quả của một khóa học. Chỉ cần đọc bài vài lần, hiểu và suy luận là có thể làm tốt bài test theo lối a, b,c,d khoanh. Tương đối dễ hơn là nhớ hết và viết nguyên một bài giáo khoa dài trong sách như lối thi ở Việt nam lúc trước. Trúng bài mình thuộc là đậu, trúng bài mình quên là hỏng, hay đến ngày thi bị bệnh là mất đi một năm học.
Tóm lại trường Đại Học Cộng Đồng trong những thành phố Mỹ mở ra để đón nhận tất cả những ai muốn học. Bất cứ trình độ văn hóa nào cũng có ngành, có lớp vừa khả năng và sở thích cho sinh viên. Nhờ thế mà nước Mỹ có nhiều chuyên viên giỏi trong mọi ngành nghề từ chân tay đến trí thức và kỷ thuật cao cấp. Đúng là Mỹ dụng nhân như dụng mộc, cở nào họ cũng có chỗ xài, họ lại chiêu hiền đãi sĩ, ai giỏi về ngành nào họ đều trọng dụng, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo và nguồn gốc.. Rất tiếc, một số nhỏ thanh thiếu niên Vietnam không biết dùng đến ĐHCĐ để tạo dựng một tương lai tốt đẹp, mà lại lêu lỗng tham gia băng đảng tội lỗi.
Mong sao nước Việt ta cũng sớm bắt chướt lập ra rất nhiều trường Đại Học Cộng Đồng như ở Mỹ cho bất cứ ai cũng có thể vào học, để tất cả phát triển năng khiếu, tài nghề, và kiến thức, làm đất nước hạnh phúc, tự do, dân chủ thật sự, dân nghèo khỏi phải lê lết, bán con, bán vợ, bán thân, bán sức làm tôi đòi tủi nhục tại các nước Đông Á và nhất là tránh nguy cơ “Ngàn Năm Bắc Thuộc” trở lại.

HOPHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,324,031
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.