Hôm nay,  

Một Mai Thiếp Có Xa Chàng

21/05/200500:00:00(Xem: 136229)

Người viết: NTJ
Bài số 751-1330-97-vb5190505

Tác giả sống và làm việc tại San Jose, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Bài viết mới lần này của bà là một truyện kể mang tựa đề trích từ câu ca dao nhiều chất ngậm ngùi:
Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin...
*

Ngày xưa khi thương chàng, Mỵ Nương chỉ biết yêu hết lòng hết dạ mà không đòi hỏi. Rồi khi Trương Chi mở lời cầu hôn thì gật đầu ưng thuận bởi vì chữ Yêu. Song thân Mỵ Nương ngỡ ngàng khi có mối tới hỏi Mỵ Nương cho Trương Chi, cứ ngỡ con mình chưa biết yêu thương.
Trước kia không biết bao nhiêu là mai mối mà Mỵ Nương cứ lắc đầu không ưng thuận, biết phải trả lời sao khi con mình đã thương con trai người ta. Mỵ Nương gật thì ông bà gật không đòi hỏi thách đố lễ cưới. Sau khi nhà gái ưng thuận thì Trương Chi cũng vỗ về rằng "thương em thì mẹ và anh cũng sẽ ráng mà làm lễ cưới xin dù hèn cũng thể để cho em và cha mẹ vui lòng".
Vốn là gia đình hiền lành cho nên khi nghe Mỵ Nương thỏ thẻ thì song thân cũng mát dạ. Đến ngày lễ hỏi vỡ lẽ ra rằng chỉ là lời hứa trăng hứa cuội của ba má chồng. Trương Chi cũng vắng mặt trong ngày lễ hỏi, chỉ có ba má chồng và mấy anh em con cháu trong ngày lễ hỏi của Mỵ Nương. Mỵ Nương ngán ngẩm trong lòng vì sính lễ quá tệ hại thì ít mà ngán ngẩm vì lòng người ăn nói ngược ngạo thì nhiều.
Mấy ngày mất ăn mất ngủ vì không biết phải tính sao, thương thì vẫn thương mà giận thì vẫn giận, đời người con gái bị chồng sắp cưới dối gạt về lễ vật như vậy thật là não lòng. Bà má chồng cười cười nói nói coi như là cưới Mỵ Nương là ban phước cho nàng.
Thấy con gái buồn bã, hiểu con đang ngậm bồ hòn. Mẹ ruột là người nhân đức không biết làm khó ai nên khuyên con như vầy "Thây kệ nó con, sau này ra nước ngoài sống rồi thì kể như yên thân, mẹ mừng khi biết con không phải sống gần ho.ï"
Bởi vì gia đình Mỵ Nương đang tính kế bỏ trốn khỏi quê hương, thấy Trương Chi chạy trốn trong ngày lễ hỏi vì không muốn đối mặt với hôn thê, Mỵ Nương biết rằng sau này đời mình cũng sẽ khốn nạn vì bà má chồng này thôi.
Nửõa thương nửa giận, muốn bỏ luôn lễ cưới để mà đi ra khỏi quê nhà, đi khỏi người chồng nói một đàng mà làm một nẻo nhưng mà nghe mẹ khuyên cho nên lễ cưới cũng tiến hành. Vả lại chữ tình còn tràn trề ra đó.
Lễ cưới chỉ có cặp đèn cầy cưới cũ của đứa em chồng, căn phòng hoa chúc không chiếu mới, không mùng mền, mà chiếc chiếu cũng hôi hám. Vốn tin dị đoan nên Mỵ Nương nhìn căn phòng hoa chúc của mình mà ngao ngán. Nếu không nghĩ đến cha mẹ thì đêm đó Mỵ Nương đã bỏ nhà chồng mà về nhà mình rồi.
Trương Chi xem thường tình nghĩa của Mỵ Nương nên cả nhà Trương Chi cũng xem thường Mỵ Nương như vậy. Thương Trương Chi thì có thương nhiều nhưng Mỵ Nương cũng còn cha mẹ, làm mất mặt Mỵ Nương như vậy là mất mặt cha mẹ của Mỵ Nương.
Nhưng rồi thời gian nào cũng là liều thuốc tiên, chuyện buồn giận rồi cũng qua, tuổi trẻ mau quên, hạnh phúc bên người chồng mới khiến Mỵ Nương quên tất cả những giận hờn.
Rồi vợ chồng rời bỏ quê hương, theo cha mẹ vượt biên, lênh đênh trên biển cả 7 ngày gian nan hụt chết. Trong lòng Mỵ Nương đã rửa sạch bao giận hờn, qua xứ người làm lại từ đầu, ai mới qua cũng phải làm lại từ đầu.
Hơn năm trời ở trại tỵ nạn, mang cái bầu vừa qua đã phải đập bầu, rồi nuôi con, rồi học hành. Tất cả đã quay cuồng cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ. Má chồng tuy xa mà vẫn lại là gần, thơ ở VN qua tới tấp. Mỗi lá thư là mỗi lần Trương Chi gây gổ với vợ, không thỏa mãn về quà cáp nên ông anh chồng và cô em gái hùa vào nói xấu Mỵ Nương. Bà má để cho con mình nói, ông anh chồng và cô em gái sống bám vào mẹ, vì muốn làm vui lòng mẹ nên không tiếc lời nói xấu em dâu cũng chị dâu. Anh chồng mắng đứa em dâu "đưa người cửa trước rước người cửa sau" còn đứa em chồng thì nào là "Chị Mỵ Nương lộng hành ăn hiếp chồng, có bao nhiêu tiền cất giữ để nuôi cha mẹ ruột cho nên anh Trương Chi không có tiền gởi về" và còn rất nhiều chuyện mà Mỵ Nương và cha mẹ bị bên chồng bêu xấu.


Không ai biết vợ chồng Mỵ Nương sống ra sao. Ngày vợ chồng đi học, tối về vợ chồng đi lau chùi văn phòng, đứa con mới sinh ẵm nằm trong góc, cha hút bụi mẹ lau bàn, đổ rác, chùi cầu. Bởi vì nơi họ mới đến là một vùng miền đông không có trợ cấp của chính quyền, tiền làm chỉ vừa đủ trả nhà và đồ ăn bán sale, vợ chồng mặc đồ cũ của nhà thờ. Mỵ Nương cắt quần áo cũ người lớn để may quần áo cho đứa con mới sinh, vẫn tiếp tế quà cáp bên nhà tuy không lớn lao nhưng cũng giúp đỡ phần nào cho gia đình, nhà cửa cũng được xây thêm, cất cao hơn, tốt hơn.
Bên này vợ chồng Trương Chi sanh thêm con, miệt mài đi cày, con đem gởi ông bà ngoại, các con lớn và ngoan ngoãn, ăn cơm Việt nói tiếng Việt. Ông bà ngoại có trợ cấp nhà, trợ cấp tiền già, bỏ công nuôi cháu. Cha mẹ của nó chiều về rước con cũng ăn chực nhà ngoại để rồi cha mẹ nó dành dụm tiền mua nhà và cũng tiếp tế cho bên nội. Vậy mà ông bà ngoại và con dâu đều bị bên nhà chồng đem ra bêu xấu đến nỗi cả một tỉnh nhỏ ai cũng nghe, cũng biết.
Phần bên ngoại ai nói gì thì nói vẫn thương cháu như vàng như ngọc và thương rể như thương con trai ruột bởi vì "nó không có cha mẹ ở gần" và "bởi vì nó thương con gái của mình". Mỵ Nương nghe lời mẹ mỗi khi giận thì ra công niệm Phật mong phép nhiệm màu hạ được cơn phẫn nộ trong lòng.
Một phần tư thế kỷ sống ở xứ người, con cái khôn lớn, vợ chồng mua nhà, cuộc sống có phần thảnh thơi nhờ ở được căn nhà rộng rãi nhưng vẫn chưa là quyền sở hữu.
Rồi má chồng, em chồng lần lượt cũng qua. Trương Chi không phải bận tâm vấn đề tiếp tế được vài năm, nhưng bà má chồng tuy tuổi cũng đã xấp xỉ bát thập nhưng sức sống và sự ham muốn tràn trề như một nam nhi. Ở với con gái, tiền già trợ cấp còn nguyên, bà mang về xứ mua đất đai nhà cửa, rồi nhu cầu của bà cũng tăng theo đồng đôla, mua một không đủ mà phải mua hai.
Trương Chi ở Mỹ đã lâu, có nhà có cửa anh phải báo hiếu, mở miệng hỏi con thì khó, mà trong lòng thì cứ muốn của cho nên Mỵ Nương là cái đinh của bà. Mỵ Nương không đáng để hưởng những gì của Trương Chi có, bà từng tuyên bố là bà cưới Mỵ Nương cho Trương Chi là may mắn, chớ mà có lạy bà cũng không cưới. Nay thì cái quyền làm mẹ của bà bộc phát.
Bao nhiêu năm chung sống với chồng, hiểu chồng từng chút, Mỵ Nương biết rằng chỉ có má chồng mình mới đáng kể trong lòng Trương Chi. Má chồng vui thì chồng vui, má chồng buồn thì chồng buồn, cái hạnh phúc của Mỵ Nương tùy thuộc vào má chồng nhiều quá. Mỵ Nương là một người vợ nết na đảm đang làm ra tiền. Cũng như Trương Chi nàng cũng phải đáng được hưởng tình yêu của chồng chớ.
Ngày xưa khi mới lấy nhau Trương Chi không hiểu Mỵ Nương, suy nghĩ cho tận cùng Mỵ Nương nghiệm ra rằng má chồng mình còn thì mình mất, mà đứa em thứ mười đã từng nói "vợ thì dễ kiếm còn mẹ thì không." Nói gì Mỵ Nương cũng chịu đựng được nhưng Trương Chi phải biết cái tình nghĩa của Mỵ Nương, ít ra Trương Chi cũng không nên để chuyện xảy ra như ngày đám cưới. Nhưng Trương Chi không nghe và hoàn toàn không nhận xét được gì cả, chuyện cũ tái diễn.
Vẫn thương Trương Chi đứt ruột nhưng thôi thì đành trả Trương Chi về với má của anh. Trương Chi cũng thương vợ con nhiều lắm nhưng tình mẹ con anh em hơn tình phu thê, thì thôi cũng đành vậy.
Căn nhà đang ở và đang trả nửa chừng bán bo. Vốn liếng cũng như mái nhà của Mỵ Nương gãy đổ tan tành. Số tiền bán nhà chia làm hai, một số tiền nhỏ Mỵ Nương bỏ vào công để tằn tiện lo cho con ăn học, nửa số tiền anh Trương Chi gởi để báo hiếu mẹ già, còn lại chút đỉnh cũng đủ cho anh về VN cưới vợ khác.
Tiền đô Mỹ đã làm cho đám cưới lần thứ nhì của Trương Chi rình rang. Bà mẹ cưới vợ cho con lần này hãnh diện vô song, nhìn vào ai cũng thèm muốn, ông anh chồng và đứa em chồng hài lòng ra mặt. Linh hồn cha của Mỵ Nương nay ở dưới suối vàng hẳn bây giờ cũng biết và ông hẳn cũng ngậm ngùi thương cảm cho đứa con gái đẹp đẽ nết na mà ngày còn sinh tiền ông đã từng cưng chìu.
Mỵ Nương thẫn thờ nước mắt thi nhau rơi trong lòng khi nghe tin Trương Chi cưới vợ. Đã biết trước chuyện sẽ xảy ra như vậy nhưng Mỵ Nương vẫn cầm lòng không được, đâu ai hiểu được chữ tình đầy đau thương và chữ nghĩa đầy cay đắng như vậy.
Mở ngăn tủ cạnh đầu giường lấy tấm hình đen trắng, cô dâu cười nép vào chú rể họ nhìn hạnh phúc, tuy là tươi cười nhưng nhìn kỹ hơn hình như có lệ long lanh trong ánh mắt.

NTJ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến