Hôm nay,  

Cô Gái Bến Dựa

11/05/200500:00:00(Xem: 111813)
  • Tác giả :
Người viết: HKT
Bài số 745-1324-91-vb4110505

Tác giả HKT, cựu sĩ quan VNCH hiên là cư dân Los Angeles. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên, ông kể chuyện một cựu trung uý từ Hoa Kỳ quay về nơi trấn thủ của đơn vị cũ, tìm lại một hình bóng 38 năm trước. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm tiểu sử, địa chỉ liên lạc.
*

Tôi ra truờng võ bị vào cuối năm 1964, được bổ nhiệm về TD 21BĐQ đóng tại Biển Hồ, Pleiku có "em má đỏ môi hồng".
Vào khoảng giữa năm 1967, vì một lý do không mấy gì "ngon lành" tôi phải về trình diện Bộ Tỗng Tham Mưu và sau đó được đưa ra TrĐ10/SĐ7BB đóng ở Bến tre, một tỉnh lỵ nằm về phía Tây Nam của thủ đô Saigon độ 90Km, chỉ cách Mỹ Tho con sông Tiền Giang.
Vào thời gian đó tiểu đoàn 2 được đưa xuống Ba Tri để bảo vệ và yểm trợ cho đoàn cán bộ xây dựng tại Ba Tri trong chương trình bình định nông thôn, một quận sát biển tận cùng phía đông nam của tỉnh. Lúc đó tôi là trung úy đại đội trưởng đại đội 1 của tiểu đoàn chịu trách nhiệm giữ an ninh khu vực ấp Bến Dựa thuộc xã Phú Ngãi.
Bến Dựa có khoảng hơn 50 căn nhà nằm hai bên một con lộ đất chạy dài từ ngã tư Phú Ngãi xuống phía nam. Đa số dân ở đây đều nghèo nên nhà cửa rất sơ sài, trừ một vài ngôi nhà khá, như nhà cuả chú Tám An, Mười Du v.v…Các nhàkhá giả làm bằng gỗ chắc chắn, thường là ba gian, nền đất có ướp muối nên rất mát chân. Tôi chọn nhà chú Tám để ở cùng với ban chỉ huy đại đội.
Ơû đây thuộc vùng nước lợ nên mọi nhà đều có lu hay bể xây để trữ nước mưa. Nước hứng từ mái tranh nên có màu vàng như nước trà nhạt chỉ dùng để uống hay nấu ăn. Ngoài ra thì phải dùng nước giếng, mằn mặn vào mùa mưa, rất cứng vào những tháng nắng, để giặt giũ hay tắm rưả.
Các cô con gái lúc tắm vẫn mặc quần áo, đứng ngoài hiên dùng gáo dừa múc nước lu xối lên người rồi đập đập lên người vài cái thế là xong.
Hình như không có nhà nào có cầu tiêu nên ai nấy đều ra ngoài đồng để làm việc "đại sự". Tôi sai ông thượng sĩ thường vụ cho lính làm một dẫy cầu dã chiến phía sau ruộng bằng cây tràm, vách đệm bằng rơm. Vài hôm sau thấy có vài chỗ thiếu rơm, tôi cự ông thượng sĩ là làm ẩu, ông ta trả lời không phải đâu mà mấy người ở đây đã lấy xài thay giấy đó!
Dân chúng vùng này thật chất phác thiệt thà đến tức cười. Có lần một bà già trong xóm hỏi tôi: " Oâng có phải là ông quan không ông"", tôi thắc mắc: "Tại sao bác thấy con bình dân"", bà liền nói: "Ông làm quan mà sao không có cái răng vàng nào hết trọi". Tôi tức cười quá nhưng nói trớ "con không thích mấy" bà tiếp lời liền:"Tánh ông quan giống hệt tánh thằng con trai tôi, vợ nó đòi tra răng vàng cho bằng chị em bạn, nó không chịu, vợ nó lén đi tra hai cái răng vàng về, nó gây vợ nó một trận quá chừng".
Nhiệm vụ của đại đội không mấy gì là cực nhọc, hằng ngày cho trung đội trực lục soát chung quanh khu vực đóng quân, lâu lâu mới có cuộc hành quân cấp tiểu đoàn, nên rất nhàn nhã. Rảnh rỗi tôi thường ngồi chơi đàn đánh domino với mấy ông trung đội trưởng, hoặc đi câu cá rô, cá sặc ở mương rạch gần đó. Đôi khi chờ nước ròng, tụi tôi ra bờ biển bắt cua hay dùng nón sắt tuốt mấy con ốc len đậu đầy trên các cây mắm đem về hầm dừa để nhậu, thường là hay nhậu nhẹt lai rai tại nhà chú Tám. Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nói chuyện đơì với chú Tám nên trong thời gian đó giữa tôi và chú có rất nhiều thân tình.
Chú Tám có một cô con gái nhỏ tên Nương, khoảng 14 tuổi. Cô ta xinh xinh và dễ thương. Cô không đi học, chỉ ở nhà giúp cha mẹ nấu nướng, coi em và làm phụ vài chuyện lặt vặt ngoài đồng. Nhà chú Tám có một giàn vó nho nhỏ trên một con rạch cách nhà vài trăm thước, nên cô cũng giúp gia đình trong việc đặt và kéo vó. Món trang sức duy nhất của cô là chiếc kẹp ba lá, lúc nào cũng gắn một bên mái tóc dài và đen. Cô bé thường phụ mẹ nấu canh chua và bưng lên bàn nhậu cho khách của ba.
Hồi đó tôi khoảng 23,24 tuổi, thấy thích cô bé ngồ ngộ, xinh xinh đó tuy nhiên không hề nghĩ gì thêm nữa vì cô ta còn nhỏ và cũng vì có lính tráng chung quanh nên tôi phải nghiêm trang. Tôi chỉ biết đưa mắt nhìn mỗi lần gặp mặt và cô ta chỉ cúi đầu đi qua. Tôi nghĩ cô ta biết tôi để ý đến cô vì đôi lúc cô cũng đỏ mặt hay lúng túng khi gặp tôi.
Rồi một hôm vào khoảng buổi chiều, tình cờ tôi gặp cô ta dội chiếc nón lá cũ, đi chân không trên đường ra giàn vó. Như thường lệ cô chỉ cúi đầu im lặng bước qua mặt tôi. Nhìn theo tôi chợt thấy cái quần bà ba cô đang mặc, màu vàng úa, ngắn cũn cỡn bị lủng một lỗ nhỏ nên lộ một tí mông trăng trắng. Tôi không hề có bất cứ một ý niệm xấu nào ngoài việc thấy tức cười và hay hay. Rồi không hiểu sao tôi bước theo. Cô ta đi trước, tôi đi theo sau. Bước chân cô như bị lính quýnh vì biết có người đang theo mình. Ra tới con rạch, cô ta lúng túng bỏ mồi vào lưới, thả giàn vó xuống nước và ngồi chờ, im lặng không nói năng. Tôi bắt chuyện với cô bằng những câu hỏi bâng quơ, thật ra tôi cũng chả biết nói gì. Cô ta ấp úng trả lời không dám nhìn tôi. Tôi muốn nhìn rõ được khuôn mặt xinh xinh kia nhưng cô cứ dấu mặt dưới chiếc nón lá, tôi nhớ chỉ thấy thấp thoáng chiếc cằm nho nhỏ, ngoài ra là bóng nắng chiều phủ trên vành chiếc nón lá. Tôi chỉ muốn nói:"Tôi rất thích cô" nhưng không sao nói được. Tôi tự nghĩ sao mình "hiền" quá vậy, đã từng là BĐQ "phá làng phá xóm" từng "bựa" với các cô ca-va ở Saigon, mà bây giờ đứng trước một cô gái nhà quê 14 tuổi lại đâm ra nhút nhát như con trai mói lớn.
Câu chuyện Bến Dựa của tôi chỉ có thế. Sau đó không lâu đơn vị tôi trở về Bến tre và tôi không còn tin tức gì về chú Tám và cô bé đó nũa. Chỉ nghe nói hình như đầu năm sau cô ta đi lấy chồng.
Năm 1969 tôi bị thương và giải ngũ năm 1970. Về Saigon, và có vài lần xuống lại Bến Tre nhưng không đến được Bến Dựa vì nơi đó còn mất an ninh.
Dòng đời xuôi ngược, lấy vợ, mất nước, đi cải tạo và vượt biên, tôi sang đến Mỹ vào giữa năm 1982. Nhưng không biết sao, thỉnh thoảng cô bé với cái quần thủng lỗ và khuôn mặt xinh xinh vẫn trở về trong trí nhớ tôi.
Mãi đến năm dương lịch này, vợ chồng tôi mới quyết định về thăm Việt Nam một chuyến. Tụi tôi về đến phi trường Tân Sơn Nhất rạng ngày 30 tết. Vợ tôi có anh chị em ở Saigon nên ở lại đây ăn tết cho tới mùng ba, và sau đó sẽ lên Đà Lạt thăm mộ má tôi. Tự dưng tôi bỗng nhớ đến cô bé ngồ ngộ ngày xưa ở Bến Dựa. Lợi dụng thời gian còn ở tại Saigon và vợ tôi bận bịu với anh chị em, tôi có ý mướn một chiếc Honda ôm để xuống Bến Tre, bèn hỏi một người Honda ôm và anh hứa sẽ đón tôi vào sáng sớm.


Hôm sau tôi thức dậy vào khoảng 5 giờ, tắm rửa xong, rời khách sạn và đi ngay không kịp uống cà phê. Đường rất bụi bặm, ngồi sau xe, mặc dầu có đội mũ an toàn, tôi vẫn hồi hộp vì xe thì đông, đường không mấy lớn và lối chạy xe "bất kể" bên này có thể làm mình đứng tim. Có điều người chạy xe ôm đã đứng tuổi nên chạy xe tương đối cẩn thận nên cũng đỡ. Quá Long An một chút, tụi tôi ghé vào một quán nhò bên đường để uống cà phê. Quán ngay trước sân nhà tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Chung quanh có vài cây ăn trái, thấy có một trái xoài chín rụng dưới đất, tôi lượm lên và xin người chủ quán. Một lúc sau người chủ nhà mang ra cho tôi một bịch xoài, ngọt và ngon. Xong tụi tôi lại lên đường. Tới Mỹ Tho vào khoảng 11 giờ, tôi chỉ ghé vào một tiệm điện mua mấy cục pin cho máy ảnh rồi lên phà Rạch Miễu đi Bến tre ngay.
Từ Mỹ Tho qua Bến Tre phà không thể chạy thẳng mà phải đi vòng qua mấy cái cù lao nho nhỏ mà người địa phương gọi là cồn. Khi đi ngang qua cồn Phụng, tôi nhớ tới ngày xưa thường thấy ông Đạo Dừa, cư sĩ Nguyễn Thành Nam, hay ngồi tĩnh tọa trên một cái tháp cao, bây giờ nơi này đang được khai thác làm du lịch của thành phố. Tôi chơtï thấy bùi ngùi, đúng là "vật đổi sao dời".
Độ khoảng nửa tiếng đồng hồ, phà cập bến tại quận Châu Thành, ngày xưa là quận Trúc Giang, thuộc tỉnh Bến Tre. Từ đây chỉ có một con đường độc đạo dẫn vào tỉnh lỵ, hai bên đường quán hàng mọc chi chít. Chiếc cầu Ba Lai vẫn còn nằm đó như ngày nào nhưng khi vào tới tỉnh cảnh trí hoàn toàn khác lạ, tôi phải cố hình dung xem mình đang ở đâu. Tôi bảo người xe ôm chạy lòng vòng trong tỉnh cầu may gặp lại được người quen nhưng ai nấy đều lạ. Chạy ra bắc Hàm Luông mà lúc trước đơn vị tôi thường xuống tầu "há mồm" để đi hành quân bên Mỏ Cày, Hàm Long, Thạnh Phú v.v để chụp mấy tấm ảnh, xong chạy về chợ Nhà Lồng ăn cơm trưa ở một nhà hàng trên sông Cái Cối. Tôi nói và chỉ cho người xe ôm biềt là ngày xưa tôi bị thương bên kia sông.
Sau đó tôi bảo anh ta chở tôi xuống Ba Tri. Xe chạy qua cầu Cá Lóc, cầu Chẹt Sậy, Mỹ Lòng, Lương Quới, Giồng Trôm, nhìn thấy mấy mương dừa tôi nhớ lại những ngày đi hành quân ở vùng này phải trèo lên tụt xuống các con mương đó thật đã đời. Trên đường đi đầu óc tôi luôn suy nghĩ không biết có tìm được cô nhỏ ngày xưa hay không. Cô ta còn ở đó hay là đã đi nơi nào khác, hỏi thăm ai đây" Ai mà còn biết "cô nhỏ mặc quần thủng đít của tôi" đã gần 38 năm rồi. Nhưng tôi cứ cầu may, trời sẽ giúp kẻ "chung tình".
Tới Ba Tri vào giữa trưa, tôi hỏi thăm và được chỉ dường đi Bến Dựa. Độ 15 phút sau xe chạy tới một ngã ba, trời nắng nóng, tụi tôi phải ghé lại một quán cóc bên đường để nghỉ xả hơi. Tôi gọi một trái dừa tươi, ngồi đong đưa trên một cái võng dưới một tàn cây trứng cá, phì phà ống pipe, suy nghĩ vẩn vơ. Tình cờ một người đàn bà sồn sồn ngồi trong quán hỏi: "Mấy anh ở thành phố xuống phải không"", tôi đáp "Dạ". Bà ta hỏi tiếp: "Mấy anh có chuyện gì hay có bà con gì ở đây không mà phải xuống tuốt tận nơi này vậy", trong bụng tôi định hỏi thăm cô Nương nhưng sửa lại: "Tôi đi tìm chú Tám An và chú Mười Du, bạn nhậu cũ của tôi". Bà ta nói:" Ô, mấy ông chết đã mấy năm rồi" Tôi liền nói:" Hình như chú Tám An có người con gái tên Nương phải không"" Bà ta tiếp :"Con Nương hả nó có chồng và có nhà máy xay lúa ở kế nhà tôi nè. Chờ một tí, thằng cháu lại đón tôi sẽ dẫn đường cho." Tôi mừng quá vì đây mới đúng mục đích của chuyến đi.
Sau đó theo bà ta trên một con đường nhỏ, tráng nhựa sơ sài, vòng vèo dẫn đến nơi tôi mong mỏi.
Đậu xe trước một căn nhà gạch cũ, không được khang trang lắm, tôi hơi băn khoăn không biết sẽ phải ăn nói như thế nào khi gặp gia đình người ta.
Rồi nghĩ chẳng lẽ mất công từ Saigon xuống tới đây rồi trở về không. Tôi bước đại tới cửa, môt người đàn ông bước ra hỏi: "Mấy anh tìm ai vậy"", mặc dầu biết chú Tám An đã chết nhưng tôi vẫn nói dối: "Tôi tìm chú Tám An", Anh ta trả lời: "Oâng già vợ tôi chết năm năm rồi" Tôi đang ngần ngừ không biết nói gì thêm thì một giọng nói từ đàng sau cửa:' "Ô, ông trung úy Tân! Ông trung úy Tân đây mà". Ngạc nhiên vô cùng vì tôi đang mang kính đen lại đội mũ nữa, tôi hỏi:"Cô Nương đó hả, sao cô nhận ra tôi hay vậy"" Cô ta nói: "Thấy nụ cười của ông trung úy là tôi nhớ liền". Gần 38 năm qua, một cô gái 14 tuổi vẫn còn nhớ một nụ cười, thật là bất ngờ và tôi cảm thấy cảm động vô vùng. Cô bé nhỏ ngày xưa bây giờ đã ngoài 50, nhưng vẫn còn nét xinh xắn thuở nào. Bỗng nhiên tôi có cảm tưởng như tôi đang ở Bến Dựa 38 năm về trước.
Sau đó hai vợ chồng mời tôi vào nhà, đem bánh mứt trà ra đãi. Tôi ngồi uống nước trà nói chuyện với vợ chồng cô ta. Người chồng, hiền hậu thật thà, cho biết thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia ngày xưa nên tôi có cảm tình ngay. Tôi kể lại ngày xưa, hỏi thăm về chú Tám, chú Mười… cho có chuyện. Cô ta nhắc: "Ba thường nói Trung úy là ông quan mà không bao giờ mang lon" rồi đột nhiên hỏi " Trung úy có nhớ cô Uùt nhứt không, cô ta cứ nhắc trung úy hoài", tôi trả lời không nhớ. Tôi nghĩ thầm tôi có "care" gì Uùt nhứt hay út nhì đâu, tôi chỉ "care" có mình cô mà thôi. Tôi muốn nói nhiều hơn với Nươngvề những chuyện cũ, nhưng cũng ngại vì có người chồng bên cạnh nên thôi. Tôi chỉ muốn nói được một câu: "Ngày đó tôi thích cô lắm" nhưng rồi cũng không có dịp.
Nương đã có cháu ngoại, tôi bảo bồng ra cho tôi coi. Tôi lì xì cháu ít tiền lấy hên và từ giã để về Saigon. Người chồng giữ tôi lại ở chơi vài ngày, nhưng tôi từ chối. Tôi bắt tay người chồng, và sau đó đưa tay cho Nương, cô ta thẹn thùng nắm tay tôi, bỗng nhiên tôi dạn dĩ bỏ tay ra và kín đáo vuốt nhẹ má nàng.
Rồi cũng đến lúc phải ra đi, Nương chạy theo đưa tôi một bao nylon đựng ít bánh phồng Sơn Đốc và kẹo mứt, cô nói: Trung úy mang theo để ăn dọc đường".
Trên đường về lại Saigon, dài độ bốn tiếng đồng hồ, không lúc nào tôi không nghĩ đến cuộc gặp gỡ vưà qua. Tôi thấy bâng quơ sung sướng gặp lại một hình ảnh đã theo tôi suốt 38 năm, nhờ đó đoạn đường về Saigon không còn dài lắm.
Cho đến bây giờ ngồi kiểm điểm lại chuyện mình làm, tôi không biết mình đúng hay sai. Việc mình đến thăm cô ta lại còn vuốt má khi cô ta đã có con có cháu, như vậy có bậy lắm không" Mặc dầu trong lòng tôi cái vuốt má đó chỉ như người anh lớn vuốt má một người em gái nhỏ của ngày xưa. Tôi về có kể cho vợ tôi nghe câu chuyện đó, không dấu một chi tiết nào, vợ tôi cười vui mà chỉ không hài lòng về vụ vuốt má thôi.
Cho là có lỗi, tôi xin nhận, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn thích phạm lại cái lỗi rất là "người" đó. Một hình ảnh đơn sơ tôi không bao giờ quên và cũng không muốn quên.
Bỗng nhiên, tôi nhớ bài “Người Đi Qua Đời Tôi” của Phạm Đình Chương.

HKT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến