Hôm nay,  

Chuyện Cấm Đàn Ông

07/05/200500:00:00(Xem: 146063)

Người viết: TRÂN NGUYỄN
Bài số 742-1321-88-vb5050505

Trong loạt bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Tư, 2004, có “Chuyện Cấm Đàn Ông” của tác giả Karen N. Nguyễn. Cùng tựa đề, nhưng bài viết lần này của Trân Nguyễn khác hẳn. Tác giả Trân Nguyễn sinh năm 1970, hiện là cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm.
*
Cố nhà văn Đặng Trần Huân là bạn thân với cha tôi. Quyển sách nào mới xuất bản là gia đình tôi được bác ấy tặng trước hết (từ hồi ở Việt Nam, cho đến khi qua Mỹ). Văn chương của bác đủ cả các thể loại: chuyện ngắn, chuyện dài, lý luận, bình phẩm, dịch thuật, văn học.v.v.... nhưng chẳng hiểu sao cứ nhắc đến bác là người ta nhắc đến... "chuyện cấm đàn bà". Thậm chí độc giả quen gọi bác Huân là " ông ...cấm đàn bà"! nữa cơ. Bác đi rồi, cho cha tôi mang di vật của bác về chất đầy hai kệ sách, mặc sức cho tôi đọc ngấu nghiến say mê. Tất nhiên đọc cả quyển sách làm bác nổi bật "chuyện cấm đàn bà"!
Tôi tự ngẫm, người ta có thể gọi bác ấy là "Ông...Cấm đàn bà". Phụ nữ chúng tôi không thử ai làm một bà...cấm đàn ông, xem sao.
Nung nấu ý nghĩ này lâu lắm rồi, nhưng tôi không phải là nhà văn, lại chưa từng kết hôn thì kinh nghiệm đàn ông ở đâu để mà viết. Vậy là tôi bắt đầu quan sát những người đàn ông chung quanh tôi.
Mỗi ngày tôi phải đối diện vơí một người vừa mập, vừa lùn, vừa xấu, vừa chảnh hoảnh lại vừa dê, ông xếp người Phi của tôi. Công bằng mà nói, trên đời mà đâu có ai xấu thiệt xấu như vậy, "được cái này mất cái khác chứ." Ông Andy nói nào ngay cũng có cái tốt. Tánh tốt của ông là rộng rãi, không keo kiệt đếm từng pennies lại hay giúp đỡ người khác.
Mua Lunch cho cả office là chuyện nhỏ, bởi vì chỗ tôi làm "âm thịnh dương suy"mà! Mặc dù làm sếp, nhưng ổng không bao giờ lên mặt, ngược lại, còn bị mấy "nàng"dưới quyền sai khiến tùm lum. Andy cứ răm rắp làm theo mệnh lệnh, từ việc to đến việc nhỏ, việc nặng đến việc nhẹ, chẳng hề than van, nề hà chi (nhất là mấy cô đẹp, chớ mà Mỹ đen thì khó lòng). Gương mặt "bảnh bao" của ổng luôn tươi cười hềnh hệch, ít khi nào thấy nhăn nhó, nên thấy cũng dễ chịu chứ không đến nỗi.
Có bữa cả nhóm con gái tụ lại tán dóc. Một chị trong đám nêu ra câu hỏi: Tỷ như cho chúng mình một ông xếp, một là.....dê, hai là hắc ám, mấy chị chọn lão nào""
Cả bọn nhao nhao, tôi dơ tay nói lớn:
- "Tôi sẽ chọn không ....dê, không hắc ám!" làm mấy bà bĩu môi, xí....dài "được voi đòi tiên hở Man" Dê...như Andy không chỉ điểm, không report, không mean... tụi mình cũng đỡ lắm rồi.".
Ông Andy từ hồi nào xuất hiện sau lưng làm cả bọn giật mình, lúng túng. Nhưng ổng vẫn cười hề..... hề...nói:
- Vui quá, vui quá!
Làm tụi tôi nhẹ nhõm cười theo. Ông này cười là sở trường của ổng, cười tít mắt, tít mũi, cao hứng quàng vai, nựng má, nắm tay, nắm chân người ta diễn ra như cơm bữa. Có cô nào complain, thì ổng nói: "Coi như em gái" rồi tiện tay vỗ mông người ta cái đét! Riết rồi ai cũng sợ đứng xa xa cái "người vui tính" đó (Biệt danh ông tự phong cho mình). Nhưng mà thôi, "Nhân vô thập toàn!" mà, xấu có, tốt có mới là human being chứ. Tất nhiên là ông cũng rất chiều chuộng người vợ béo phì "nồi nào úp vung đó" của ổng.
Sáng sáng, người ta thấy ổng chở vợ vô chỗ làm của mình, lăng xăng bưng breakfast ra tận xe, vì bà vợ còn ngái ngủ và bận rộn trang điểm. Ăn uống xong đâu đó, ông ân cần chở vợ đến trường học, chỗ bả làm việc. Sáng nào cũng vậy, đều đặn nhiều năm: mở cửa xe, nắm tay, bưng breakfast, mở nắp lon, đưa napkin, và cuối cùng là ăn....dư! Vợ của ổng đương nhiên là phải biết lái xe, mà chẳng bao giờ thấy bà ấy lái. Andy có thể duyệt vào hạng "chồng lý tưởng".
Một hôm, sau khi điểm tâm xong, như thường lệ ông chở bà đến trường học, mắt nhắm, mắt mở chưa tỉnh ngủ sao đó, nên cả hai đều không nhận ra là bàđã xỏ nhầm hai chiếc dép khác màu nhau, vì bà có thói quen mang chung cùng một kiểu dép với nhiều màu khác nhau, phù hợp với trang phục mỗi ngày của bà. Trong xe không bao giờ dưới năm đôi để bà ta thay đổi tùy thích.
Vô lớp học, bước lên bục giảng, bọn con nít cười khúc khích thì bà mới phát hiện. Bà liền tức tốc "page" để lại message cho Andy.
Vừa nghe xong ổng đùng đùng nổi giận, gương mặt đỏ lòm, có vẻ như huyết áp lên quá cao. Cả bọn hết hồn quan tâm cho ổng.
- Andy, what's the matter"
Chuyện chỉ xoay quanh hai chiếc dép thôi, mà ổng lôi hết dòng họ nhà "pasco" ra nổi giận: Rằng bà là một người cẩu thả, không bao giờ biết nấu ăn cho chồng con, suốt đời ổng chỉ có....peanut butter kẹp sanwich (mà cũng thật may mắn là bà nhà không biết nấu ăn mà ông Andy đã mập thế đó rồi, không hiểu nếu bà nấu ăn ngon nữa thì ổng sẽ ra.... nông nỗi nào")
Nào là ông kể, căn phòng ngủ lúc nào cũng luộm thuộm, cái mềm đắp hai mươi năm không bao giờ được xếp. Mỗi Chủ Nhật đi nhà thờ, ông phải rồ máy xe chờ cả tiếng, vậy mà không quên cái này, cũng quên cái kia.....Rồi nhờ kết có một cái nút aó thôi thì bả lại kết lộn trong ra ngoài " inside out". Người gì mà lơ đễnh thấy sợ, đi đổ xăng thì để quên nắp xăng trên đầu xe không biết bao nhiêu lần mà kể.v.v....Chúng tôi nghe xong co rúm lại. Lửa bốc to thế này, sợ tối nay về ổng sẽ đốt nhà.Tôi tìm cách chữa lửa.
- Nhân vô thập toàn ông ơi! Bảchung thủy với ông thấy mồ.
Tôi tính nói: Chồng như ông, gặp người khác, người ta..... nhưng tôi ngừng lại kịp.
Ông hầm hầm như không nghe thấy, đùng đùng bước tới cái phone. Còn.... chúng tôi thì nấp đằng sau cánh cửa quan sát.
Vừa nghe tiếng đầu bên kia trả lời ông đã dịu giọng: "Honey!" Mới biết bà này lợi hại thiệt. Trước đó mười giây đồng hồ, huyết áp ổng còn tăng cao kia mà("):
"Nina, em cưng. Mắc cười quá hả, nghĩ đến mà cười muốn đau bụng, kể cho mấy người trong office tụi nó còn cười lăn!"
Lão này nói xạo không chớp mắt thật!
- Ha..ha... một chiếc hồng một chiếc tím hở...hi... hi...phải chi màu đậm còn đỡ khổ. Sao...sao".... bọn con nít cười ngặt nghẽo hở" ôi! thật tội nghiệp cô giáo bé nhỏ của tôi. (xin thưa phu nhân của ổng nặng gần 300 pounds) Tất nhiên so với Andy thì có phần nhỏ bé thật.
- Honey, chờ một chút anh sẽ xách dép tới cho em nhé. Do'n worry, take it easy. Less than 10 minutes, I'll be there!!"""
Nói rồi ông hớt ha hớt hải chạy như ma đuổi. Để lại bọn chúng tôi nhún vai sửng sốt. Còn tôi thì lẩm nhẩm tính, nếu như "less than 10 minutes" thì có lẽ ổng phải phóng more than 120 miles một giờ mới kịp chứ hở"
Mà thôi nói chuyện người ngoại quốc chi nghe xa xôi. Bás sĩ trưởng khoa của tôi người Việt Nam da vàng đây nè, người của các xứ sở "Nhất Nam viết hữu, Thập Nữ viết vô", rành rành là một đấng nam nhi đại trượng phu tài hoa, lịch lãm. Chuyện "chồng chúa vợ tôi" là chuyện tất nhiên từ....bốn ngàn năm Văn hiến.
Ấy thế mà:
- Chú...Bác Sĩ, cho Nga mượn cái cell phone để check voice mail của Nga một chút đi.
Người Việt Nam với nhau, có nhiêu đó thôi mà ổng "say no" không cần suy nghĩ.
Mà kể cũng lạ, "chú bác sĩ" của tôi vốn là một người hào hoa, phóng khoáng, rộng rãi, xả láng ghê lắm. Mà sao........
- Chú...chú không cho mượn được đâu. Hay Nga kiếm tạm cái phone nào giùm chú đi.
Tôi giậm chân phụng phịu:
- Tại sao" Hết battery rồi hở hay là....trùm sò"
- Cả hai đều không phải.
Tôi thộn mặt:
- Không cần!
Ông kéo tay tôi lại:
- Con gái, tội nghiệp cho bố. Mai mốt Nga có gia đình rồi sẽ hiểu. Chú không phải tiếc gì với Nga, nhưng mà rồi mấy cái bill điện thoại gởi về nhà, lỡ... "cô ở nhà" thắc mắc số lạ, chú giải thích làm sao được, rồi "cô" gọi số đó confront, lúc đó có phải phiền Nga không" nhất là giọng con gái retum the phone thì "cô" sẽ bỏ chú vô máy xay đó, Nga ơi.
Tôi nghe xong rùng mình.
Eo ơi, từ cái cell phone mà đi một mạch đến cái... máy xay hồi nào không hay. Tôi bụm miệng không nhịn đuợc cười:
- Tha cho chú. Nga không muốn uống sinh tố đâu, đừng có xay.
Nhưng mà chỉ mới có một cái cell phone và một cái máy xay thì chưa có nhằm nhò gì đâu. Hôm nọ, cả khoa bận rộn một "ca" khó trong phòng mổ, bước ra thì trời cũng đã nhá nhem tối, ai cũng rã rời vì overtime đã gần cả tiếng rồi. Tôi đang lật đật ra về thì bỗng:
- Nga cháu có hai đồng không" chú không có bạc lẻ.
- Chi vậy"
- Đổ xăng!!!
Tôi mới sực nhớ, cây xăng ở bên cạnh nhà thương nó không xài thẻ. Tôi hào phóng:
- Nè, cho chú mượn $20, gì mà $2....
Ông ú ớ:
- $20 thì chú có. Nhưng đưa $20 mà chỉ đổ có 2, 3 đồng, biểu người ta thối kỳ chết!
Tôi tá hỏa, một người khai thuế cả bạc triệu một năm, mà đổ xăng mỗi lần chỉ dám đổ 2 đồng thì có thể liệt vào dạng "tâm thần nhẹ" rồi.
Nhìn tôi trố mắt ông thong thả giải thích:
- Xăng chú còn, chả là hồi trưa xuống chợ Tàu ăn cơm với mấy ông bác sĩ kia đó... xăng tuột xuống một khúc, chiều nay lại về trễ hơn mọi hôm, chú sợ "cô ở nhà" check mực xăng trong xe lại có "có gió cấp 4, cấp 5, đêm nay và ngày mai, biển động đến động mạnh".
Ờ mà cũng phải ha, nhà ổng ở Laguna Beach mà. Tôi cũng thầm cảm phục tài bảo vệ hạnh phúc gia đình của ổng, bài học hay cho những ai sắp kết hôn.
Quên nói nữa, vị bác sĩ này là một người có tiếng tăm trong cộng đồng Việt Nam, nên khi viết xuống câu chuyện này tôi đâu nỡ viết tên thật. Bởi có rất nhiều các bà, các cô "thầm thương, trộm nhớ" vị bác sĩ tài hoa, lịch lãm, bảnh trai này lắm.
Vừa viết tới đây thì tôi có cú phone gọi, thằng em lối xóm ngày xưa bên nhà, gọi từ Texas:
- Hello chị Nga, báo tin mừng, em sắp sửa mua nhà, có một cái pond ngay đằng sau back yard, trồng súng, thả cá, chèo thuyền, nhà thủy tạ, tàn cây bóng mát, hoa hồng, ghế đá, tuyệt vời lắm. Hôm nào vé sale chị qua chơi.
Tôi chưa kịp nói "mừng cho em" thì thằng nhỏ lật đật giải thích:
- Ở vào cái cảnh của em thì rất thích hợp với loại nhà này.
Tôi vội cắt ngang:
- Nhà như thế ai mà chả thích với chả hợp. Đương nhiên, chỉ nghe thôi chị cũng đã thấy thích và hợp lắm rồi.
Martin giải thích:
- Hợp với em nhất, vợ em cứ hay càm ràm, la mắng, kể lể, chì chiết, em trốn ra đó ngồi im lặng câu cá ngắm cảnh cả ngày là xong. Khỏi phải lái xe đi đâu, mà mỗi lần như vậy nó dấu chìa khóa, em cũng đâu có thoát thân được. Ở nhà Apartment riết lỗ tai cũng bị hư đó chị. Thôi bye bye chị nghe, hope to see you soon.
Cúp phone, xe tôi nóng máy muốn rù ga, chạy tiếp.
Chuyện là xóm cũ của tôi ở Việt Nam có một bác Đạm. Một người dễ mến, ôn hòa, gương mẫu, độ lượng... nói chung là "Đắc Nhân Tâm", tất cả mọi người trong xóm đều yêu mến, không chỉ thương mến vì bác ấy hiền hòa, ưa giúp đỡ mọi người, lũ con nít cũng mê bác Đạm, vì lỡ đá trái banh hay tạt trái cầu vô sân nhà bác, thì cứ việc bấm chuông inh ỏi, bác sẽ ra mở cửa với nụ cười tươi rói, niềm nở, nhiều khi, còn cao hứng đá banh với tụi nhỏ nữa.
Lúc đó tôi mới là một đứa con gái lớp 9, học chung trường với chị Thủy, con gái cưng duy nhất của bác Đạm. Sao tôi cứ thấy chị Thủy giống y hệt bác "nét phương phi, hơi tròn trịa và phúc hậu một chút, chị cũng chan hòa khả ái với mọi người như vậy. Vậy mà mấy bà trong xóm cứ ác miệng, nói chị Thủy là con....nuôi! Bác Đạm gái bệnh từ nhiều năm vô ra nhà thương liên miên thì làm sao có thể có con. Lạ hơn nữa, bác gái lớn hơn bác trai 9 tuổi, già nua, bệnh tật làm cho bác ấy luôn cau có, gắt gỏng, khó chịu... bịnh tiểu đường đến thời kỳ nặng làm cho mắt bác ấy lòa luôn. Người ta hay nói: "Thế gian được vợ hỏng chồng" là như vậy đó. Vậy mà gia đình họ cứ hòa thuận hạnh phúc.
Sáng sáng, người ta thấy bác Đạm áo chemise, giầy tây.... một mình ra chợ xách mấy bó cải, miếng thịt heo, vài thứ trái cây...
Bác đi điềm nhiên và có vẻ phấn chấn lắm. Nghĩa cử của bác cứ làm cho người ta trầm trồ cảm động, thán phục, yêu kính bác ấy hơn. Chưa nói, chiều chiều bác dắt bác gái đi dạo mát, một tay dìu tay kia ôm nhẹ ngang hông y như một cặp tình nhân đang hẹn hò. Họ đi bên nhau như một chứng nhân của tình yêu cao cả, bất chấp hoàn cảnh và nghịch lý. Họ cứ nói nói, cười cười, âu âu, yếm yếm...ngày qua ngày, tháng qua tháng, thấy đẹp tuyệt.


Tôi cũng có một anh bạn khá thân ở mãi trên Thủ Đức, cứ dăm ba bữa, vài tuần lễ anh Quân lại lọc cọc chiếc xe đạp, áo phanh ngực vừa đi vừa huýt sáo xuống thăm tôi. Hồi đó, ở Việt Nam hay bị cúp điện, trời sụp tối, cả bọn cứ cầm guitar ngồi trước cửa, mượn ánh trăng làm đèn nghêu ngao đàn hát, ăn củ sắn, củ mì... để quên cái nghèo thấy cũng vui. Thời 76, 77 cơm gạo gay go lắm, nuôi nổi một vợ một con đã là hay lắm rồi. Vậy mà...
Một bữa anh Quân cũng đạp xe đạp từ Thủ Đức về chơi, cũng ngồi trước cửa cũng cầm đàn như mọi khi... Tôi mới quay vào bếp nướng mấy củ khoai thì nghe giọng anh bạn ở bên ngoài:
- Bác Hai, đi bằng gì xuống đây, đừng có ngại để chút con chở bác về..... trển. Đi xe ôm chi cho tốn tiền.
Anh nói thân mật như nói với một người đã thân từ lâu. Tôi thắc mắc lò đầu ra coi....ai"
- Bác Đạm ba chị Thủy.
Tôi gặng hỏi anh Quân:
- Bộ anh cũng quen bác Đạm hả" Hồi nãy anh đòi đèo bác về, mà về đâu"
Thì ra ở một xóm đạo trên Thủ Đức, cũng có một gia đình làm cho người ta ngữơng mộ như vậy. Người đàn ông đó bô trai, lịch lãm cũng không nề hà bất cứ công việc nặng nhọc nào: chẻ củi, gánh nước, giặt đồ, nấu cơm.... đưa vợ đi tản bộ mỗi khi ông về thăm nhà (vì nghe đâu ông làm tận trên Sài Gòn). Người đàn ông đó không ai xa lạ, đó là bác Đạm xóm tôi. Và một chi tiết nữa, khiến người ta không thể nào tin, bác Đạm là người giữ chức vụ cao trong thủy cục, và cả hai người đàn bà kia đều không ai có nhan sắc cả.
Hỏi sao họ đều may mắn thế!
Đang tẩn ngẩn, tần ngần nghĩ xem người đàn ông cho tương lai của mình sẽ phải như thế nào, thì.... bà thím tôi qua thăm, mang xách lung tung đủ thứ nào chè, nào xôi, gỏi sứa tôm thịi, bánh nậm, bánh bèo, bánh bột lọc... toàn những món Huế ngày xưa ông chú tôi thích. Ông đi rồi....
Bà thím phân trần:
- Đám giỗ chú, thím không mời ai hết đó, chỉ muốn ngồi một mình tửơng nhớ tới chú, như hồi có nhau.
Mẹ tôi trầm trồ:
- Tình hi! nhưng mà chú đi rồi, thím còn xuân sắc như ri, chắc chờ vài năm cũng phải kiếm người hủ hỉ tuổi già, thím hỉ"
Bà thím tôi vênh mặt:
- Nếu tìm được người thay thế chú, thì thím phải tìm 20 ông gộp lại mới đủ 20 cái tính dễ thương của chú (bà thím năm nay đã ngót 70 rồi).
Tôi ngồi tâm đắc:
- Chắc rồi mình sẽ tìm được người như ông chú. Ông chú tên là Hà Thủy Chung. Tôi nhớ cái hôm qua đời có mặt tôi ở đó. Tôi đang phụ bà thím cuốn chả giò rế (chả giò kiểu Huế mà ông thích) Ông choàng áo đi mua bảo hiểm xe, trước khi đi ông còn phàn nàn:
- Không bị lỗi ticket chi, nhưng 80 tuổi sợ hắn....không bán nữa.
Ông còn không quên quay lui nói nựng:
- Đi mua bảo hiểm thôi! thôi đừng đi theo nữa nờ. Cuốn chả giò cho ngon, đợi.... "người ta" về ăn với đó, đừng ăn trước mất ngon đi, ăn với nhau mới ngon!!!
Vậy mà tơí văn phòng bão hiểm, ông gục luôn xuống bàn ngủ, và không thức dậy nữa.
Bà thím mếu máo: Anh xấu lắm, đi đâu anh cũng dắt em theo, mà lần ni anh nỡ bỏ đi một mình ..hu.... hu....
Vậy đó...
Đợi bà thím ra khỏi cửa, ba tôi mới mở miệng:
- Ối dào, nếu trên thế gian này mà các bà đều biết "Histoire D'Amour" của các ông thì chả ai thèm cúng với kiến cả.
Tôi hỏi vặn: Đàn ông đều vậy sao"""
Mẹ tôi chen vào, nhớ chuyện chú Thuyên không"
Chú Thuyên là bạn thân hồi còn đi học với cô tôi, hai người thân đến mức kêu nhau bằng "mi mi, tau tau"....Nên bất kỳ chuyện chi động trời hay thầm kín nhất của chú cô tôi đều biết. Nhiều khi tôi thấy tình bạn của họ thật là hay, một trai, một gái, không yêu đương...mà thông cảm hiểu nhau, ý tứ giữ gìn cho nhau qua đã mấy chục năm rồi.
Chú Thuyên có vợ là cô Kim Khánh, một người nết na, xinh đẹp và hiền như bụt, nói năng thì nhỏ nhẹ, có phần rụt rè, nhút nhát... Chú Thuyên mê là phải. Hai người phải nói là đẹp đôi và tình tứ ghê lắm, kết hôn 20 năm rồi mà đến bây giờ ngồi ăn cơm cô Khánh còn nhõng nhẽo gác cả 2 chân lên đầu gối chú, chú Thuyên một tay gặm cái đùi gà rô ti, tay kia thoa thoa nắn nắn, bóp bóp bàn chân cô Khánh. Đi tiệc có mấy tiếng đồng hồ thôi, mà hai người cứ lén lén nắm tay nhau, vo vo ve ve mấy ngón tay như thưở mới hẹn hò. Hồi đó, mới lớp 9, tôi nghĩ bụng, mai mốt lấy chồng phải kiếm cho được người y hệt chú Thuyên.
Từ ngày kết hôn, cô Khánh cũng trở thành thân "chị chị, em em" với cô tôi, nhưng không chịu kiểu xưng hô "mi mi, tau tau" của chú.
Hồi đó chú Thuyên làm bác sĩ nhà thương Chợ Rẫy, đêm đó chú trực, nhằm lúc cô Như Huê tôi lên cơn đau bụng dữ dội, có triệu chứng như đau ruột thừa, kêu điện thoại cầu cứu chú. Cô Khánh hoảng hồn hộc tốc chở cô Như Huê vô Chợ Rẫy. Hồi đó chú học nội trú, có một gian phòng trên tầng cao chót của Chợ Rẫy, 2 người gõ cửa, một lúc lâu chú mới xuất hiện. Chú nói vừa thiếp ngủ một lát. Trong phòng có thêm một người nữa, nằm trùm mềm kín mít không lòi ra đến một cọng tóc.
Chú nói: Thằng Văn nó đang ngủ, nói chuyện nhỏ tiếng thôi.
Sau một hồi khám nghiệm, chú đề nghị cô Như Huê nên ở lại nhập viện để theo dõi. Cô Khánh một mình về nhà gần nửa đêm. Làm cô Như Huê cứ áy náy đã làm mất giấc ngủ "cục cưng" của chú Thuyên.
1, 2 giờ đêm ngủ không được, phần sợ ma, cô Như Huê qua kiếm chú Thuyên nói... dốc. Mới vỡ lẽ ra người trùm chăn kín mít đó không phải là thằng Văn nào hết, mà là "em Vân" sinh viên thực tập, xinh xẻo và non choẹt cỡ độ.... con gái chú, nghĩa là phải thua chú trên dưới 20 tuổi.
Cô Như Huê đứng tim, cơn đau bụng tình nghi ruột dư không thuốc mà lành, chuyển qua đau tim, mặt cô xám ngoét, trời Sài Gòn mùa hè mà cô phát run cầm cập. Cô trân trân nhìn qua khe cửa, nhìn hai người ôm nhau như phim ảnh. Con bé sinh viên thỏa mãn, no nê cảm xúc ngả đầu vào ngực chú Thuyên ngủ tiếp. Chú Thuyên ngồi, một tay cầm điếu thuốc, tay kia mân mân, mê mê, thoa thoa, nắn nắn.
Phải phục là chú đa tài, chỉ có hai bàn tay thôi mà lúc nào cũng có 2, 3 thứ chuyện để làm. Mà làm..... phối hợp một cách nhuần nhuyễn nữa chứ.
Đâu có ai biết được một ngày chú đánh răng 2 lần buổi sáng. Mỗi khi chú trực gác đó, buổi sáng thức dậy, chú ung dung ăn sáng với người tình, sau đó trở về nhà, bắt đầu một buổi sáng khác, cũng....vươn vai, dụi mắt, ngáp dài mấy cái, chạy vô nhà tắm, tắm nữa đánh răng, súc miệng, cạo râu.... lại.
Lập lại những gì chú vừa làm xong ở bệnh viện. Hay nhất là chú ăn sáng hai lần, mà lần nào cũng ngốn nghiến rất là ngon miệng, như thể chú có đến hai cái bao tử. Ăn nhiều như vậy mà không mập thì mới hay. Chú Thuyên có dáng dong dỏng cao, mặc áo bác sĩ rất đẹp.
Tôi biết hết chuyện càng mê chú hơn... có mấy ông bác sĩ được nhiều tài như chú.
Một người tuyệt vời như chú Thuyên thì cũng đáng được ông Trời cho một đoạn kết có .....hậu. Bà con chòm xóm của chú mà ốm đau thì chú khám bệnh, cho thuốc không lấy tiền. Người xóm trên, kẻ xóm dưới ai cũng thương mến hết.
Bạn có muốn biết bây giờ chú ra sao không" Sau này, câu chuyện vẫn vững buồm xuôi lái như vậy, song song con thuyền đôi. Thuyền nào cũng ấm cúng mà không ai hay chuyện ai.
Cô Khánh vẫn tiếp tục sanh thêm cho chú mấy nhóc, hạnh phúc mỹ mãn lắm.
Có một ngày mưa, chú Thuyên chạy lại nhà tôi, bứt tóc bứt tai than thở với cộ Như Huê, lúc đó tóc chú đã bạc rồi, chú cũng không còn "mi mi, tau tau" với cô Như Huê như lúc trước nữa, mà xưng "chị chị, tui tui" hồi nào không hay, chú kể:
- Chị Như Huê ơi, tui khổ lắm. cô vợ trẻ người non dạ... nhìn thấy cảnh đầm ấm của gia đình chú trở ngược ghen tuông, khóc lóc hành hạ chú Thuyên. Trong khi đó, cô Khánh lâu nay đâu hay biết gì, ngày ngày cứ đón chú tan sở, đỡ lấy cặp táp đưa mặt cho chú hôn, đêm đêm cứ nấu canh đồ bổ tẩm bổ chú mỗi khi chú trực gác..... Ngày qua ngày đắm chìm bên người đàn ông tuyệt vời như chú Thuyên.
Chú tiếp tục than thở:
- Chị Như Huê ơi, "con Khánh" mà hiền chừng mô thì "con ni"... hung chừng nấy, ghen tuông như hoạn thư rứa đó. Tui từ nay sợ tới già không dám đèo bồng nữa!!!
Cô Như Huê hỏi:
- Rứa chừ Thuyên tính răng"
Chú gãi đầu:
- Thì tới đâu hay tới đó chớ... răng"
Nhưng mà chú Thuyên là người may mắn, ông Trời mở đường cho chú. Mấy năm đó, phong trào vượt biên lên rầm rộ. Chú đem vợ con đi một chuyến là.... "lọt". Tất nhiên "lọt" luôn mối tình khó xử kia.
Bây giờ chú Thuyên, cô Khánh đang ở Mỹ đây nè, 2 thằng lớn cũng ra.... Bác Sĩ, cô Khánh hãnh diện hả hê. Còn phòng mạch của chú ở Westminster thì đông nghẹt bệnh nhân, người ta đồn chú... mát tay từ hồi còn ở Việt Nam kìa, nên Medical medicare bill ào ào, đã đời. Mercedes Benz bóng loáng, vợ đẹp, con khôn, phòng mạch tiếng tăm, cũng mừng thật mừng cho chú.
Thưa các bạn đàn ông nhan nhản khắp trái đất, mỗi người tuyệt vời một vẻ. Mình may mắn được làm đàn bà để.... cho họ yêu, họ trìu... không gì sung sướng bằng. Cảm ơn Thượng Đế, phải không bạn(")
Tôi để dành một nhân vật đàn ông dễ thương nhất, để khép cửa... "cấm đàn ông" lại.
Chuyện là ông bà cố tôi có thảy 12 người con trai. Ông cậu thứ 12 là người được con cháu thương và nhắc tới nhiều nhất.
Tôi qua Mỹ vài năm thì "ông cậu 12" cũng qua theo diện đoàn tụ con cái. Chúng tôi cùng đón ông ở phi trường Los Angeles. Nhưng... chưa được mấy bữa, ông đã nằng nặc đòi "Mua vé máy bay cho tau về lại Việt Nam. Ở cái xứ chi mà buồn ra nước mắt, tìm không ra được một chiếc xích lô đưa tau đi đánh bài tứ sắc."
Cậu mợ tôi thưa:
- Để bữa mô tìm xuống chợ Tàu mua mấy bộ bài tứ sắc... rồi tìm thêm mấy ông bạn tới đánh với ba mạ cho đủ tay.
Nói rồi ai nấy cứ bận rộn quên mất lời hứa nên ông buồn ghê gớm. Nhìn vẻ mặt ảo não của ông, tôi sợ "ôn tui" khó bề trăm tuổi, giảm thọ như chơi (người Huế gọi ông là "ôn")
Suốt 6 tháng trời ông không nói không cười: "cháu chắt nói tiếng Mỹ không, tau biết chi mô mà nói!
Mà cũng phải, thời ôn học tiếng Pháp. Ôn tôi ngày trước hái ra tiền, hét ra lửa, lẫy lừng một thời quan thuế. Mệ ở nhà thì kẻ hầu, người hạ..... lên xe xuống ngựa như bà Hoàng. Đùng một cái đổi đời, sang đây ngồi giam người trong bốn bức tường.. garage convert thành cái phòng cho hai ông bà già ở, không buồn sao được, chịu đời chi thấu!
Tôi tới thăm, ở nhà Ôn cứ mặc đồ Veste như sắp đi hội họp. Tôi hỏi:
- Ôn muốn đi đâu chơi con chở đi, bữa nay Chủ Nhật, con rảnh cả ngày.
Ôn khăng khăng:
- Tao chẳng thiết đi đâu hết. Tau chỉ muốn về lại Việt Nam!
Tôi ghé tai hỏi nhỏ:
- Ôn, rứa có "mụ" mô ở Việt Nam chờ ôn không mà cứ đòi về rứa"
Gãi đúng chỗ ngứa, ông cụ quá "thất thập cổ lai hy" từ lâu, thao thao:
- Chán vạn chi con... Tau sanh ra để cho đàn bà mê mà.
Làm cho Mệ tôi đứng gần đó: Xí....dài một tiếng.
Ôn khoe: Hỏi Mệ mi thì biết. May mà Mệ mi hiền thục, đoan trang, hiểu biết .... lắm mới giữ được tau tới ngày hôm nay đấy. Không thôi, tau đào hoa bay bướm lắm. Chừ ..... thì bướm vẫn còn đây, chỉ không còn bay lượn chi được nữa hết.
Nói rồi ông cười, cái cười móm mém vẫn còn duyên khiếp.
Nhưng.....
Đó là câu chuyện lúc trước kìa.
Lúc này Ôn yêu đời, cởi mở hơn nhiều rồi, hết đòi về Việt Nam ở nữa.
Từ dạo cậu mợ tôi đem Ôn đi Vegas.
- Ui chao ơi, hắn đem tau đi Vegas, ôn kể (chữ Vegas nói bằng tiếng Huế, chữ "gas" đánh dấu nặng nghe không cười không được), cái thành phố tuyệt vời kia đã "cải lão" Ôn tui. Ôn tui vui phơi phới.
- "Tau không về Việt Nam nữa!!! cứ vài tuần tau lại ngồi xe bus lên trên đó đánh bạc. Mà nhiều nhặn chi mô, cứ kéo máy 5 xu, 25 xu giết thời giờ cho vui thôi. Mà...vui chi lạ con ơi, đi coi show sexy, 200 con hết thảy, mà con mô con nấy ở truồng hết trơn, mà hắn đẹp như tiên rứa đó. Tau chỉ tiếc là...hồi nớ tụi nó không bảo lãnh tau qua sớm vài năm... tau chừ già rồi, không biết còn "enjoy" được bao lâu!
Ôi, chuyện ông cậu 12 là đề tài kể không bao giờ dứt của con cháu, ông cứ tiếp tục yêu đời cho đến ngày ông ra đi....
Ngày ông mất, con cháu có buồn nhưng không ai khóc, vì đó là ngày thượng thọ tốt lành. Ông ra đi nhẹ nhàng, không một ngày phiền hà đến con cháu, mắt nhắm nghiền, nụ cười còn nở trên môi. Năm đó ông 94 tuổi. Thôi ông "Huyện chết" tôi cũng xin "hết chuyện" luôn.
Hy vọng sau này khi tôi kết hôn, có kinh nghiệm về đàn ông dồi dào hơn, biết đâu tôi lại viết tiếp "chuyện cấm đàn ông tập 2", rồi biết đâu tôi sẽ nổi tiếng như cố nhà văn Đặng Trần Huân:( "ông....cấm đàn bà" của một thời).
Khi đó, tôi mà đi xuống khu Phước Lộc Thọ người ta sẽ vẫy tay kêu ơi ới: "Bà... cấm đàn ông" không chừng./.

Trân Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến