Hôm nay,  

Một Thoáng Hương Xưa

07/05/200500:00:00(Xem: 150970)
Người viết: YÊN SƠN
Bài số 741-1320-87-vb4040505

Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, 53 tuổi, kỹ sư điện toán Hewlett Packard/ Houston. Năm 2004, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là hồi ký của một võ sư Thiếu Lâm Bắc Phái, cựu phi công quân lực VNCH, rời Việt Nam ngày 29 tháng Tư, được bảo lãnh ra khỏi trại tị nạn Eglin AFB ở Florida ngay từ cuối tháng 5-1975. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Ta ngồi chép lại pho tình cũ
Gọi trái tim đau nhỏ mực buồn
Yên Sơn

Thư hắn nhận được trong một buổi chiều tháng 12/77, sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hắn vô cùng sung sướng khi thoáng thấy phong bì có viền xanh đỏ chung quanh trên tay anh Khang, người bạn cho hắn thuê phòng, hắn biết chắc đó là thư đến từ Việt Nam. Hắn gần như giật lấy lá thư. Anh Khang nheo mắt cười nói với hắn: “Thư của bà bác nào đó mà làm gì dữ vậy"” Nhìn địa chỉ người gửi, thấy tên mẹ của Thu Dung, hắn càng hồi hộp hơn! Hắn nhủ thầm “Thu Dung ơi! Hơn một năm rồi không có tin tức nào của em”! Hắn không kịp thay quần áo, chưa cởi cả giày, hắn cẩn thận mở thư ra đọc...
Vừa đọc hàng chữ đầu: “Tuấn thương mến, Bác viết thư này báo tin cho con rõ là con gái của Bác, Thu Dung, đã lập gia đình rồi!”, mắt hắn đã như hoa lên, trước mặt tối sầm lại! Hắn vội vào phòng riêng đóng cửa, buông mình trên giường, căng mắt đọc lại từng dòng, từng chữ!
Sàigòn, ngày... tháng... năm...
Tuấn thương mến,
Bác viết thư này báo tin cho con rõ là con gái của Bác, Thu Dung, đã lập gia đình rồi. Dù lập gia đình với người không yêu mà chỉ là một ân nhân cứu mạng. Cậu ấy là một bác sĩ, thuộc chế độ cũ, làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy, đã cứu giúp Thu Dung sau một tai nạn xe cộ tưởng đã nguy hiểm đến tính mạng.
Bác biết gần một năm dài chắc cháu lo lắng lắm vì không thấy thư hồi âm của Thu Dung sau cái thư đầu tiên nó gửi cho cháu. Bác nghĩ là cháu phải lo lắng lắm, mong đợi ghê lắm! Bác đã rất vui mừng khi được tin cháu còn sống, nhưng vô cùng hoảng hốt khi biết Thu Dung liên lạc với cháu. Sau lần đó, Bác đã dặn ông phát thư, vốn là người quen biết trong xóm, chỉ đưa thư của cháu tận tay Bác, vì Bác sợ lọt vào tay chồng của nó sẽ làm tan vỡ gia đình. Bác đã nhận đầy đủ thư của cháu gửi về, dù địa chỉ đã thay đổi. Thu Dung cũng nhiều lần gặng hỏi Bác có nhận được thư từ gì của cháu gửi về không, Bác đành lòng nói dối nó! Bác xin lỗi đã đọc hết thư của cháu, những lời lẽ thống thiết, chân tình đối với Thu Dung làm Bác rất nhiều lần rơi nước mắt! Bác không dám đưa thư cháu gửi cho Thu Dung chỉ vì muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình của nó. Bác cũng không biết ăn nói với cháu ra sao nên không trả lời.
Tuấn ơi! Cháu tha lỗi cho Bác vì đã nuôi hy vọng cho cháu cả năm nay. Cháu thông cảm cho sự khổ tâm của Bác, cháu nhé" Tuấn ơi! Ngoài bổn phận làm Mẹ muốn bảo vệ tương lai, hạnh phúc cho con, Bác cũng rất yêu mến cháu nên Bác nghĩ rằng thật là không công bằng cho cháu nếu cứ để cháu nuôi hy vọng mà lỡ làng cả tương lai, sự nghiệp của cháu. Thế nên Bác cũng không thể giữ yên lặng hoài, tội nghiệp cho cháu!
Viết đến đây lòng của Bác vô cùng thương cảm, không cầm nổi nước mắt! Cầu xin Chúa ban phước lành cho cháu và hai cậu em. Cháu cũng nên nghĩ đến tương lai, nên lập gia đình và cứ xem như Thu Dung đã chết! Vĩnh biệt cháu!
Bác Đoàn

Hắn bàng hoàng, đau đớn đến nghẹt thở! Hết nằm, tới ngồi, đi đi lại lại quanh phòng, đọc tới đọc lui nhiều lần như muốn lật tung những dòng chữ khắc nghiệt để tìm kiếm những điều khả dĩ cho hắn niềm tin là bà Cụ đã viết cho hắn những điều không thật. Bức thư đã nhàu nát, suy tính đến quẩn trí mà có tìm thấy chút hy vọng nào đâu! Càng suy nghĩ càng thấy vô vọng vì hắn biết bà Cụ rất mực thương yêu con, quý mến hắn. Hắn ngã sấp lên nệm, lấy chiếc gối phủ kín đầu, để mặc cho những đau thương dày xéo! Thế là bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu đợi chờ đều tan biến! Hắn dấu mình trong phòng bỏ cả buổi cơm tối khiến anh chị Khang rất lấy làm lo lắng, lâu lâu lại hỏi thăm cho hắn méo mó cười, nói dối là mình không đói bụng!
Hắn nằm miên man suy nghĩ. Có suy nghĩ gì khác hơn ngoài hình bóng của Thu Dung và thời gian bên nhau trong những ngày xưa cũ! Mà có xưa cũ gì cho cam"! Chỉ mới đây, hơn hai năm mà sao vời vợi mơ hồ! Nụ cười tươi thắm, ánh mắt dịu hiền như đang thấp thoáng mong manh; tiếng nói hồn nhiên tuổi học trò như còn văng vẳng bên tai nhưng sao bỗng nhiên nghe chừng xa lạ! Phải! Xa lạ rồi! Xa lạ vĩnh viễn như nguồn nước cạn sau cơn địa chấn kinh hoàng! Bây giờ em đã làm vợ người ta! Anh và em mỗi bên bờ đại dương có bao lần mây che núi chắn! Những lời hẹn ước cũng tan như bọt nước biển khơi; cơn bão lốc đã đưa em về bến lạ để riêng anh ngơ ngẩn cuối trời! Ngả rẽ cuộc đời dù em đã chọn lựa trong đớn đau và nhiều nước mắt nhưng cũng đã kết thúc mối tình đằm thắm đôi ta! Anh thông cảm với em đã không thể thổ lộ khi viết lá thư duy nhất cho anh năm rồi, vì anh tự đặt anh vào hoàn cảnh của em chắc anh cũng không có đủ can đảm nói lên sự thật!
Không nhận được thư em, anh đã nghĩ có lẽ em đã rất bàng hoàng khi biết anh còn sống, em đã rất đau lòng cho hoàn cảnh chúng ta, có lẽ em đã sống qua một thời gian xáo trộn nhất trong đời. Anh cũng nghĩ tại hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước mình, đâu có ai biết ai còn ai mất sau cuộc bể dâu, nên anh thấy thương em nhiều hơn hờn trách, cho dù con tim anh đang rướm máu! Không, anh không buồn trách gì em, chỉ thương cho anh với bao nhiêu hoài vọng! Chỉ thương cho em trước phong ba bão táp của cuộc đổi đời!
Những suy tư triền miên làm hắn cay mắt, chập chờn đi vào giấc ngủ muộn phiền với bao nhiêu mộng mị! Trong mơ hắn thấy đã vuột tay nàng khi nhảy lên phi cơ vội vã rời thành phố đầy những tiếng bom đạn khắp nơi. Hắn tính nhảy xuống trở lại nhưng bị trượt chân, đập mặt xuống sàn tàu khi máy bay cất cánh. Dường như có bàn tay ai đó lôi lưng hắn lại, khi hắn cố nhoài người ra ngoài cửa nhìn cánh tay vẫy gọi trong tuyệt vọng của Thu Dung càng lúc càng nhỏ dần, ở một khoảng trống đầy sương mù nhưng lố nhố tụi nón cối đang chĩa nhiều họng súng về hướng phi cơ, giữa một cánh đồng bạt ngàn lau sậy...
*
Đang mơ mơ màng màng bỗng hắn nghe tiếng gõ cửa dồn dập, rồi tiếng anh Khang nói lớn:
-Tuấn ơi dậy đi! Sắp tới giờ lên phi trường đón người tỵ nạn rồi nè!
Hắn không hiểu tại sao anh Khang lại biết hắn cần đón người hôm nay, nhưng hắn cũng ngồi bật dậy, chạy vào phòng rửa mặt, xong vội vã ra đi. Chị Khang kịp lúc dúi vào tay hắn mấy cái bánh sandwich trét bơ đậu phọng biểu hắn ăn cho đỡ đói.
Cũng như những lần trước đón người tỵ nạn, hắn đến phi trường San Francisco sớm hơn cả tiếng đồng hồ. Những chuyến bay có đưa người tỵ nạn vào nội địa Hoa Kỳ thường đến rất khuya và thường không đúng giờ. Lên đến phi trường, hắn xem chuyến bay qua màn ảnh mới biết sẽ đến trễ cả tiếng đồng hồ. Dù phi trường lúc nào cũng đông đúc người tới kẻ đi, nhưng càng về khuya càng thấy thời gian như càng chậm lại. Hắn uống hết mấy ly café rồi mà vẫn bị con buồn ngủ đè nặng lên mi mắt. Hắn cố nuốt mấy miếng sandwich nhưng sao đắng ngắt đành vất bỏ đi!
Hắn đã tình nguyện làm bán thời gian với Hội Thiện Nguyện USCC (United States Catholic Charity) này từ đầu năm nay, 1977, khi mấy anh em hắn mới chân ướt chân ráo dọn về đây từ vùng nắng cháy San Antonio. Làm ở đây với hy vọng tìm biết được tin tức gia đình, bè bạn. Vì lẽ đó, chuyến đón người Việt tỵ nạn nào hắn cũng là người đầu tiên tình nguyện. Lại nữa, hắn cũng rất lấy làm sung sướng làm người hướng dẫn cho những gia đình mới tới mà không nề lao nhọc. Cũng có rất nhiều lần hắn cùng rơi lệ sung sướng với người mới tới, khi họ biết chắc gia đình họ đã thật sự đặt chân an toàn xuống vùng đất hứa.
Cuối cùng, chuyến bay cũng vào bến đậu! Hắn đứng bật dậy đưa cao tấm bảng có hàng chữ Trần Phi Thọ khi thấy hành khách bắt đầu xuất hiện ở cổng ra. Tấm bảng hắn vừa vẽ vội vã trên một bìa giấy cứng hắn lượm được trong thùng rác khi nãy.
Hắn nóng ruột ngóng cổ đợi chờ, hết người này tới người khác vẫn chưa thấy bóng dáng một người Việt Nam. Hắn bỗng nghiệm ra một điều là hầu hết những người tỵ nạn, luôn là người cuối cùng rời khỏi phi cơ" Theo kinh nghiệm của hắn, ngồi sau đuôi bao giờ cũng mệt hơn nhiều trong những lần phi cơ chuyển hướng hoặc đổi cao độ. Hắn tự nghĩ có thể đó là giao kèo giữa hãng hàng không và Cao Ủy Tỵ Nạn chăng" Hành khách tỵ nạn chắc phải là ưu tiên sau cùng cho đầy chuyến bay!
Gia đình hắn đón lại là những người rời máy bay sau cùng trong một chuyến tàu có cả mấy trăm hành khách. Cặp vợ chồng rất trẻ dắt đứa con gái nhỏ đi chập chững vừa ra khỏi cổng, mắt dáo dác tìm kiếm đầy vẻ lo âu. Hắn vội bước tới:


- Thưa chắc đây là gia đình anh Nguyễn Phi Thọ"
- Dạ xin chào anh, chúng tôi là Nguyễn Phi Thọ tới từ trại Songkla! - người chồng mừng rỡ.
- Chào anh chị! Tôi là Tuấn, nhân viên của hội USCC, đặc trách đón gia đình anh chị về nơi tạm trú! Anh chị yên tâm, mọi chuyện sẽ đâu vào đó!
Hắn bắt tay người chồng thật chặt như cố tình chuyền cho anh sự an tâm. Hắn xoay qua, cúi mình một chút, chào cô vợ. Hắn khựng người khi bắt gặp đôi mắt ngó hắn đăm đăm! Chỉ một thoáng thôi, rất vội vã, rồi bối rối ngó xuống đất, nói lí nhí một điều gì đó nghe không rõ. Hắn bế đứa con gái nhỏ trên tay, tính đưa mọi người ra xe về lại Oakland. Nhưng dường như có cái gì thúc giục, hắn lại xoay qua ngó người đàn bà. Hắn lại bắt gặp đôi mắt quen thuộc đang vừa đi vừa nhìn hắn trân trối và cánh tay đưa lên đầu gở kẹp cho mớ tóc dài phủ bềnh bồng xuống đôi bờ vai nhỏ. Hắn thảng thốt gọi lớn:
- Thu Dung!
- Anh Tuấn!
Thu Dung nước mắt ràn rụa, buông xách tay xuống đất. Hắn trao tay đứa con gái nhỏ cho Thọ rồi quay qua Thu Dung, hai người ôm nhau chặt cứng trong khi hai cha con Thọ ngơ ngác đứng nhìn. Hắn run lên vì sung sướng, quên cả hiện tại. Phi trường bỗng nhiên im vắng lạ lùng, chỉ nghe tiếng tim đập liên hồi như muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Giọng Thu Dung sũng đầy nước mắt, thương cảm gọi tên hắn liên hồi. Hắn cũng không cầm nổi nước mắt với bao nhiêu xúc cảm nghẹn ngào. Hắn bồi hồi đặt môi hôn lên vùng tóc rối, ân cần hỏi:
- Anh mới nhận thư của Má em hồi chiều, nói rằng em đang có chồng Bác sĩ, làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy mà sao gặp lại nơi đây"
- Dạ anh Thọ là Bác sĩ chồng em đây, tụi em vượt biển qua tới Thái Lan hồi đầu năm nay.
Thu Dung xoay về hướng Thọ, tay vẫn ôm chằm lấy hắn. Rất ngỡ ngàng, hắn buông thỏng hai tay, nhẹ nhàng gỡ tay Thu Dung, nhìn Thọ với cảm giác tội lỗi:
- Xin lỗi anh Thọ nha! Gặp lại Thu Dung tôi mừng quá quên cả ý tứ!
Dường như ánh mắt Thọ thoáng một chút khó chịu:
- Không sao anh, tôi hiểu! Chuyện rất dài, khi nào có dịp chúng tôi sẽ kể anh nghe.
- Thôi chúng ta ra xe, tôi đưa gia đình anh chị về nơi tạm trú.
Vợ chồng Thọ và đứa con gái ngồi cả phía sau. Rất im lặng! Hắn muốn gợi chuyện nhưng sao cũng ngại ngùng sau mấy lần hỏi chỉ để nghe câu trả lời ngắn gọn gần như cụt ngủn. Dù vậy, hắn cũng được biết rằng, một bệnh nhân của Thọ vốn là cán bộ cao cấp của quân đội Bắc Việt, đã móc nối và tổ chức vượt biên cùng với gia đình Thọ. Chuyến đi rất may mắn, suông sẻ đến Thái Lan. Ở trong trại không đầy 6 tháng, gia đình Thọ được Hội USCC bảo lãnh đi Hoa Kỳ.
Xa lộ về khuya đường vắng. Từng ngọn đèn đường chiếu màu xám xịt trong sương đêm dày đặc. Hình dạng chiếc cầu Bay Bridge cũng mờ mờ ảo ảo, ẩn hiện trong sương. Hắn rùng mình vì thấm lạnh, vội vàng quay cửa kính lên và bật máy sưởi. Sự im lặng làm cho hắn thấy ngột ngạt khó chịu. Hắn nhìn vào kính chiếu hậu thấy hai người đang dán mắt vào cửa kính nhìn ra ngoài.
- Mình đang qua cầu Bay Bridge, chiếc cầu nối liền San Francisco với Oakland. Cầu này dài hạng nhì ở trong vùng. Cầu dài nhất là cầu San Mateo, nằm ở phía Nam, dài khoảng 12 dặm, sát mặt nước, cách đây không xa lắm; và cây cầu nổi tiếng nhất vẫn là cầu treo Golden Gate, bên phía Tây Bắc thành phố. Nếu không có sương mờ, mình có thể nhìn thấy rất rõ từ Oakland.
- Rồi đời sống trong những ngày tới của chúng tôi ra sao anh Tuấn " - Thọ hỏi với vẻ âu lo.
- Anh chị đừng lo. Dù thế nào cũng không thể tệ như ở trại tỵ nạn, và chắc chắn tốt hơn cả trăm lần so với Việt Nam bây giờ. Chuyện tương lai thì từ từ tính. Chuyện trước mắt là Hội USCC đã nhờ tôi thuê cho gia đình anh chị một căn chung cư hai phòng ngủ, đầy đủ tiện nghi. Tiền đã trả trước ba tháng. Ngày mai tôi đưa anh chị vào văn phòng làm giấy tờ. Họ sẽ cấp cho mỗi đầu người ba trăm đồng, một lần một, để chi dụng. Người ta hy vọng sau ba tháng anh chị sẽ có thể tự lập. Tôi sẽ tận lòng hướng dẫn cho anh chị như đã từng giúp đỡ người khác. Mong anh chị yên tâm.
- Chúng tôi thật may mắn gặp được anh! Cám ơn Thượng đế và xin cám ơn anh trước!
Thọ mau mắn nói. Hắn cố tình gợi chuyện với Thu Dung:
- Cháu Thảo được bao nhiêu tuổi rồi Thu Dung"
Thời gian ngưng đọng lại để nghe câu trả lời. Hắn lại liếc vào kính chiếu hậu thấy Thu Dung cúi đầu xuống thấp, kéo vạt áo lau vội nước mắt. Tiếng Thọ đỡ lời vợ: “Dạ sắp hai tuổi!” Câu trả lời làm hắn ngờ ngợ tự hỏi: “mới lập gia đình hơn một năm mà sao đã có con gần hai tuổi"” Nghĩ như vậy nhưng hắn không tiện mở lời.
Những giọt nước mắt của Thu Dung làm hắn xốn xang trong lòng. Hắn bâng khuâng nhớ về khung trời cũ, kỷ niệm xưa. Cũng những giọt nước mắt sụt sùi đã rơi thánh thót trong buổi chiều ở vườn cây ăn trái Lái Thiêu, khi hắn nói với nàng nếu một mai hắn không còn hiện hữu, ở lần gặp gỡ sau cùng! Nàng đã khóc vùi, thốt câu: “em sẽ phải sống ra sao nếu không có anh”. Hắn thầm nghĩ: “Thu Dung ơi, anh mừng cho em vì bây giờ em đã biết sống ra sao khi bên em đã có một người đàn ông khác”. Phải, với nàng, hắn kể như đã chết! Hắn đã không chết tan xác cùng với con tàu trên vùng trời quê hương đất nước, như hắn đã chuẩn bị, mà chết trong đời sống của nàng, chết trong sự chia lìa bất chợt!
Bỗng nghe tiếng kèn inh ỏi, hai vệt đèn sáng chói, rọi thẳng vào mắt làm hắn không nhìn rõ phía trước nhưng biết chắc xe hắn đang trước đầu một xe khác ngược chiều. Tiếng thắng bánh xe kêu rít trên mặt nhựa làm đầu óc hắn tê cứng. Theo phản ứng tự nhiên, chân hắn đạp mạnh lên thắng, lách nhanh tay lái qua bên phải, nghe tiếng va mạnh vào thành cầu, rồi chiếc xe lao thẳng xuống khoảng không gian đen ngòm bên dưới. Hắn cảm thấy nhẹ lâng lâng trong trạng thái chơi vơi chới với. Hắn nghe hai tiếng thét hãi hùng bên tai quyện lẫn vào tiếng hét kinh hoàng của chính hắn. Trong phút giây vô vọng đó, hắn bỗng nhiên thấy bình tĩnh dị thường, vội buông tay lái, xoay người ra phía sau cố nắm bàn tay Thu Dung đang chới với đưa về phía hắn, nhưng có lẽ sức rơi của chiếc xe quá nhanh khiến hắn không tài nào nắm được!
***
Hắn mở choàng mắt ra thấy anh chị Khang đứng trước khung cửa mở toang. Hắn tự vả vô mặt mình để biết mình quả thật còn sống. Bấy giờ hắn mới nhận ra rằng mình đang nằm dài trên sàn, tay nắm bức thư nhàu nát, cả người ướt đẵm mồ hôi! Hắn bỗng bật ngồi dậy mừng rỡ như điên trước hai cặp mắt kinh ngạc của anh chị Khang. Anh Khang ôm hai vai hắn lắc mạnh:
- Chú Tuấn, chú Tuấn! Chú có sao không, chú đừng làm tôi sợ đó nha!
- Dạ thưa không sao ạ! Tuấn vừa trải qua cơn ác mộng hãi hùng! -
Hắn mỉm cười vả lả đứng dậy ngồi ở mép giường. Anh Khang buông hắn ra, thở phào. Chị Khang nhẹ nhàng lên tiếng:
- Trời đất! Cái chú này ngủ mơ thấy gì mà la hét um trời, khiến anh Khang phải tông cửa xông vào vì tưởng chú... ! Hay là lại thấy Việt Cộng rượt đuổi như anh Khang vẫn bị"
- Dạ không, Tuấn thấy sắp bị “head-on” với một chiếc xe chạy ngược chiều trên cầu Bay Bridge, rồi lao thẳng xuống biển đen ngòm!
- Cầu Bay Bridge có từng đi qua, từng đi về riêng biệt làm sao head-on cho được"
- Chắc cha tài xế say rượu chạy lộn đường!
- Dường như chú còn trong mơ!"
- Ừ nhỉ!!!
Hắn mỉm cười tỏn tẻn, với chiếc khăn vắt trên đầu tủ, lau mồ hôi nhễ nhại và nói:
- Thôi anh chị đi ngủ lại đi, Tuấn xin lỗi! Chắc khuya lắm rồi phải không ạ!
- Khoảng 4 giờ sáng rồi! Tối nay chú vẫn chưa ăn. Chú có đói không chị đi nấu cho chú tô mì gói" - Chị Khang ái ngại hỏi.
- Dạ cám ơn chị, Tuấn vẫn không đói! Anh chị đi nghỉ đi, mai còn đi làm sớm!
***
Hắn tắt đèn nằm vật xuống nệm, vắt tay lên trán, suy nghĩ về giấc mơ như thật vừa qua mà cũng cảm thấy lòng dạ bùi ngùi. Hắn lại bật đèn mở thư ra đọc tiếp dù đã thuộc nắm lòng! Hắn thì thầm trong bóng tối: “Thu Dung ơi, em đã vuột khỏi tầm tay anh ở cuộc sống bon chen này; mỗi chúng ta đã thực sự bước vào ngả rẽ. Em đã quay lưng bước đi, chỉ riêng anh đứng lại trông theo với nhiều nuối tiếc! Anh cầu xin đấng thiêng liêng ban cho em thật nhiều hạnh phúc và may mắn trong đời! Anh biết chắc, rất khó để anh có thể quên được hình bóng của em. Anh cũng chưa biết anh sẽ bắt đầu từ đâu trong cuộc sống tha hương khắc khoải này, sau những hoài mong diệu vợi!”
Hắn cố dỗ giấc ngủ trở lại nhưng không thể nào chợp mắt được. Tiếng kim đồng hồ gõ từng nhịp giữa đêm thanh vắng nghe rõ mồn một làm hắn sốt ruột vô cùng. Hắn ngồi dậy lấy bút viết vội những trào dâng trong tâm khảm:
Ta ngồi chép lại pho tình cũ
Gọi trái tim đau nhỏ mực buồn
Sầu đọng chân mây trời viễn xứ
Vo tròn hoài niệm góc quê hương

Yên sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến