Hôm nay,  

Của Thí Cô Hồn Sống

23/04/200500:00:00(Xem: 130968)

Người viết: THUYỀN NHÂN
Bài số 733-1312-80-vb6-042205

Tác giả Thuyền Nhân đã góp bài đầu tiên “Ra đi-Đất mới-Trở Về.” Bài viết lần này kể chuyện phi trường Tân Sơn Nhất, nơi những người trở về phải kẹp đô la vào thông hành để... cúng cô hồn sống.
*

Máy bay hạ dần cao độ. Cảnh vật bên dưới hiện lên mỗi lúc một gần ngoài khung cửa sổ. Lằn phi đạo chạy vùn vụt ngược về phía sau. Phi trường với sinh khí náo động trước tháng tư năm bảy mươi lăm, bây giờ nó mang một hình dáng ngậm ngùi. Mấy dãy hăng ga rỉ sét nằm im lìm trống trải. Ở một góc, chiếc máy bay trực thăng chỉ còn lại cái khung sắt trơ trọi giữa trời. Những chồi cỏ hoang mọc len qua khe hở của nền bê tông ngả vàng. Trên bãi đậu, lẻ tẻ vài chiếc máy bay mang nhãn hiệu ngoại quốc nằm uể oải dưới nắng hạ. Tiếng bánh xe lăn của con tàu vang dội từ bên dưới hòa nhịp với con tim rạo rực của người trở về.
Lần đầu tiên trở lại Việt Nam, Thinh bồn chồn lo nghỉ về những niềm vui và may rủi đợi chờ phía trước cho những ngày tạm lưu. Thinh biết rằng những luật lệ để bảo vệ quyền sống tối thiểu của con người bên kia mười ngàn dậm không còn giá trị gì ở bên nầy. Bởi thế, trước khi bước lên phi cơ, Thinh tạm gởi lại tất cả những gì đã hấp thụ được ở đất nước của văn minh và cơ hội mà nhiều người mong mỏi được tới để sống.
Chiếc máy bay hãng hàng không Việt Nam là chuyến bay chuyển tiếp Taipei - Sài Gòn. Tiếp viên phục vụ hành khách gồm một nam và hai nữ. Mái tóc đen buông ngang bả vai, tà áo dài bó gọn thân hình mảnh mai và giọng nói 'cô em gái bắc kỳ nho nhỏ' là vũ khí sắc bén của hai nữ tiếp viên. Những chai rượu và mấy tờ đô-la liên tục đổi tay giữa hai cô và mấy anh Việt kiều. Cửa phòng lái mở rộng trong suốt hành trình. Hành khách nhìn vào thấy từng động tác của viên phi công. Chừng như để tạo sự chú ý của những nữ hành khách trẻ ngồi ở hàng ghế phía trước, nam tiếp viên đi ra vô phòng lái không ngừng. Có lúc, anh đứng khom người sau lưng ghế viên phi công, trỏ ngón tay hướng về phía trước như thể chỉ đường bay cho người lái.
Khi phi công thông báo sắp tới Sài Gòn, hành khách nhận tờ giấy từ tay mấy tiếp viên. Tờ khai hải quan. Mặt trước, một nửa là những câu hỏi theo thông lệ và một nửa còn lại để cho khai báo hành lý mang theo, mặt sau ghi lời hướng dẫn cách điền tờ khai. Nhưng không có ghi chú nào về quy định mức độ hành lý, quà tặng, ngoại tệ mang vào và tiêu chuẩn để tính thuế. Có phải đây là hình thức của gọi là 'thành thật khai báo sẽ được nhân dân và nhà nước khoan hồng' mà Thinh đã thu thập trong những ngày ở trại cải tạo hơn hai mươi năm trước. Khai báo ít xử lý ít, khai báo nhiều xử lý nhiều, khai báo như thế nào cũng bị xử lý. Xử lý như thế nào là quyền của (cán bộ) cửa khẩu và sở hải quan nhà nước.
Bên tai Thinh, người đàn ông đi cùng chuyến bay dặn dò chân tình - Anh ghi qua loa cho có lệ thôi. Nếu có mang quà về cho thân nhân, anh kềm tiền với tờ khai báo khi tới chỗ tụi nó xét đồ bằng máy x-ray. Đồ ít thì mười đô-la, đồ nhiều thì hai chục đô-la. Bằng không, tụi nó xổ bung mấy túi hành lý, hạch hỏi, kỳ kèo giá cả, sau cùng còn bị đánh thuế vô hạn định nữa. Mắc công lắm.
Thinh tò mò - Mình phải qua bao nhiêu trạm làm thủ tục hả anh"
Người đàn ông trả lời với vẻ cay cú:
- Hai cái ải ! Ải đầu tiên là xét chiếu khán và giấy nhập cảnh. Ải kế tới là xét hành lý bằng máy x-ray. Anh cũng nên kẹp tờ năm đô-la trong cái chiếu khán nữa. Nếu không, nó bắt anh đứng qua một bên chờ để giải quyết sau với lý do là giấy tờ có điểm sai hay thiếu chi tiết.
Thinh lơ mơ - Năm đô-la cho cả gia đình"
Người đàn ông ngước nhìn Thịnh với cặp mắt tròn xoe - Không phải đâu, năm đô-la là phần mỗi của người lớn. Có khi tụi nó còn chê ít nữa đó. Mấy đứa con nít đi chung thì khỏi phải lo gì cả.
Người đàn ông chắc lưỡi phân bua - Thật ra nếu mình có làm lì mà không cho chúng tiền, chúng nó cũng không làm gì được mình. Chỉ tội nghiệp cho người nhà tới rước lại phải chờ đợi lâu lắc ở bên ngoài chịu nắng nôi, mưa gió. Thôi thì cứ coi như là của thí cho cô hồn sống vậy mà. Vả lại, mình đâu có về hoài đâu, phải không anh"
Thinh gật đầu nhẹ và trong lòng cảm thấy thông cảm cho người đàn ông, cho chính Thinh, cho tất cả mọi người.
Thinh nói trước khi chia tay - Cám ơn anh đã hướng dẫn, xin chúc anh được vui vẻ bên gia đình và thân nhân trong những ngày ở quê nhà.
Người đàn ông trả lời - Cám ơn anh, anh cũng vậy.
Thật ra, như một thông lệ khi đi ra nước ngoài, Thinh đã tra tìm tài liệu hướng dẫn về nơi mà mình sắp tới. Lần nầy, Thinh đã đọc các trang web trên internet về luật nhập-xuất cảnh của Việt Nam hiện tại.
Nhưng thực tế thì luật lệ qui định nào nghĩa lý gì với thực tế. Những người trở lại ngày hôm nay chịu trả vài chục đô la cho những con sâu bọ của thời đại, bù lại họ mang vào gấp bội số lượng quà cáp cho thân quyến.
*
Cửa mở. Một luồng gió nóng hắt vào bên trong con tàu. Hành khách bước lần theo bậc thang để xuống sân bay. Thinh hít vào một hơi thở mạnh và dài. Dòng không khí quê hương ồ ạt cuộn vào buồng phổi. Thinh định quỳ xuống đặt nụ hôn lên mảnh đất quê hương khi bước khỏi cái bậc thang cuối. Nhưng hình ảnh cái trại cải tạo trong tiềm thức giúp Thinh ngừng lại kịp thời. Lở có tên công an chìm đang đứng đâu đó tưởng Thinh là một trong những vị thủ lãnh mất ngôi trở về đất nước sau những tháng năm lưu vong, thì chuốc họa vào thân và gây khổ lụy cho vợ cho con.
Phương tiện để di chuyển hành khách từ chỗ máy bay đậu đến nhà ga là chiếc xe buýt. Nó chỉ có vỏn vẹn một cái ghế chỗ tay lái. Hành khách trong xe, người đứng vịn vào khung cửa và thành xe, kẻ thì đứng nắm chặt cái mấy cái cây sắt chỏi giữa xe hay đứng chàng hảng theo kiểu tấn vỏ để khỏi bị té ngã, còn mấy ông bà lớn tuổi và con nít thì ngồi bẹp hoặc ngồi chồm hổm bên cạnh hành lý xách tay đặt lổn ngổn trên mặt sàn bằng.


Bên trong cái nhà ga khu khách tới, trông giống như cái nhà kho chứa hàng, không có ghế để hành khách ngồi nghỉ ngơi, không có một tiệm buôn nhỏ, không bóng dáng người đón rước. Cái mùi khai ngai ngái trong không khí khiến cho người ta có thể đoán cái nhà vệ sinh gần đâu đây. Thinh phóng mắt nhìn lướt qua hàng người bên cạnh đang xếp hàng dài để chờ qua trạm nhập khẩu. Loáng thoáng cái rìa màu xanh của tờ đô-la chìa ra từ cái chiếu khán trên tay của họ.
Thinh thì thầm hỏi nhắc vợ - Em để tiền vô mấy cái chiếu khán của mình chưa"
Vợ Thinh trả lời - Em đã chuẩn bị cả rồi, anh coi lại cho chắc.
Thinh đưa tay đón lấy cái xấp chiếu khán từ trên tay của vợ.
Tên cán bộ tuổi ngoài hai mươi ngồi khuất sau cái bàn gỗ cao tới ngực, mặc bộ đồ kiểu bộ đội màu cứt ngựa, đầu đội cái nón kết rộng vành với cái lưỡi trai lớn không đủ để che đôi mắt cú vọ và cái mặt vênh váo. Phía sau lưng gã là cái bảng to treo lủng lẳng từ cái trần nhà với hàng chữ Việt với nội dung cán bộ cửa khẩu phải nhiệt tâm phục vụ với tinh thần không vụ lợi, khách nhập phải nghiêm chỉnh chấp hành quy luật nhà nước.
Thinh bước tới chầm chậm, cầm đưa xấp chiếu khán và giấy nhập cảnh của cả gia đình.
Gả nhìn Thinh với vẻ nhìn của kẻ có thẩm quyền, giọng trịch thượng:
- Giải quyết một cái thôi, bản thân ai nấy đưa.
Thinh phát chiếu khán và giấy nhập cảnh lại cho vợ và từng đứa con. Gã lật từng trang chiếu khán cho có lệ, rồi kéo nhẹ tờ năm đô-la bỏ vào cái ngăn kéo mở he hé chờ đợi phía dưới hai cánh tay của gả. Đây là một chứng minh hùng hồn cho lời phát biểu của một cán bộ lớn đương thời trong nước: '...cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn nội lực (kinh tế) quý báu của đất nước...
Gả trả lại cái chiếu khán cho Thinh, nói cộc lốc - Xong rồi, qua đi.
Thinh bước qua khỏi cái bàn cây, đúng lại chờ vợ con. Như một cái máy, gã cán bộ cửa khẩu tiếp tục lập lại những động tác mà gả đã thuộc nhuần. Lúc nầy, Thinh chợt nhận ra những hành khách người ngoại quốc tóc vàng đi cùng chuyến bay không có mặt ở đây, họ đã biến đi ngả khác. Phải chăng đây cũng là một sự xếp đặt trước để tránh cho những người khách nầy không có dịp thấy cảnh đón rước 'nồng hậu' của cán bộ dành cho Việt kiều.
Thằng em vợ đang đứng cạnh mấy thùng đồ với mấy cái túi xách ở chỗ cái máy di chuyển hành lý. Thấy Thinh đang đi tới, nó nói với - Anh dòm chừng đồ để em đi kiếm cái xe đẩy.
Tiếng kêu réo, tiếng gọi nhau ơi ới. Người chạy tới lui lăng xăng tìm kiếm hành lý của mình. Cảnh tượng như cái chợ nhỏ nhóm vội bên đường. Thằng em vợ mồ hôi nhuệ nhại trên mặt trở lại với cái xe.
Nó nhăn mặt chắt lưỡi than phiền - Có cái xe để chở đồ thôi mà cũng phải giành giựt với nhau, thiệt bực mình. Ở bển họ đâu có làm như vầy đâu, vừa mới tới đây là ai cũng quên hết cái nề nếp trật tự!.
Thinh mỉm cười, trả lời nửa đùa nửa thiệt - Ông bà ta hay nói 'nhập gia phải tùy tục', quên sao"
Thằng em thở dài, trả lời với âm điệu chịu đựng - Thì đó, còn gì nữa!
Thinh khiêng chất hết đồ để lên xe. Vợ chồng Thinh và mấy đứa con chỉ mang theo quần áo đủ để thay đổi. Riêng em vợ thì mang vài món đồ về cho gia đình xài và vài món quà cho người thân thuộc. Tới đây vấn đề xếp hàng một không còn hiện hữu nữa, người nào bỏ được hành lý của mình lên cái dây beo của cái máy x-ray trước là người đó qua trước. Bên cạnh cái máy x-ray là cái bàn cây, giống cái bàn cây khi nãy. Tên cán bộ nầy cũng mặc bộ đồ cùng kiểu của tên kia. Gả rút tờ mười đô-la từ bên dưới cái giấy khai báo hải quan do thằng em vợ đưa cho hắn. Gả nói với gương mặt tươi rói - Cái nầy là quà phải hông" Tui hổng có đòi hỏi gì hết đó nghe.
Gả vừa nói xong thì tờ mười đô-la cũng vừa lọt gọn vào cái túi trên ngực áo của gả.
Ở đầu kia của cái máy x-ray, hai tên khác chận lại mấy cái thùng vừa chạy tới tầm tay.
Chỉ vào cái thùng, một trong hai tên lên tiếng. - Tui cần mở cái thùng nầy để kiểm tra.
Thằng em vợ nổi cáu da mặt đỏ rần, nói to. - Trong đó chỉ có một cái quạt máy trần, một chút bánh kẹo và quần áo. Tui đã đưa tiền cho cái anh ngồi ở đầu máy rồi, sao mấy anh lại đòi mở thùng nữa, mấy anh hỏi ảnh coi.
Hai tên đưa mắt nhìn tên ngồi phía trước như dò hỏi. Hắn gật đầu.
Hai tên đồng thấp giọng - Thôi được rồi, đi đi.
Bên ngoài, người đến đón thân nhân đứng chen chúc lố nhố trên mép con lộ, cách biệt bởi cái dãy hàng rào sắt chắn dọc theo hành lang, tay vẩy miệng kêu tên người nhà ỏm tỏi. Thinh chợt nhớ đến câu nói của người đàn ông đi cùng chuyến bay. - chỉ tội nghiệp cho người nhà tới rước lại phải chờ đợi lâu lắc ở bên ngoài chịu nắng nôi, mưa gió.
Trước mắt nhìn của Thinh. Từ ngày đất nước 'độc lập, tự do', người dân đã 'làm chủ' đất nước hơn hai mươi lăm năm rồi. Vậy mà mà đến hôm nay họ vẫn chưa có quyền hưởng một chút bóng mát cho bản thân dưới cái mái của nhà ga sân bay Tân Sơn Nhứt nầy. Ngược lại, chẳng những cán bộ của nhà nước ngồi nhàn hạ ở bên trong, mà họ còn nhét đô-la đầy học tủ và đầy túi một cách thảnh thơi.
...

Trong dịp tết ta năm 2005 vừa qua, phi trường Tân Sơn Nhứt có toán tình nguyện quân khuân vác hành lý hộ cho Việt kiều về nước và cái cảnh năm đô la cho một chiếu khán và vài mươi đô la cho các thùng đồ chạy qua máy xray không còn nữa. Nhưng, thay vào đó là phương thức mới để 'chọn mặt tìm đô', khi xuất cảnh, Việt kiều nào có vẻ yếu bóng vía và có cái túi quần dầy cợm nhứt so với những người trong hàng thì được cán bộ cửa khẩu 'mời' móc túi ra tại hiện trường để 'kiểm điểm'. Thậm chí, có người bị mời vào 'làm việc' trong một phòng riêng! Ôi, rượu cũ bình mới!

Thuyền Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến