Hôm nay,  

Nghề Và Ngỗng

16/04/200500:00:00(Xem: 109537)
Người viết: NGỌC DUY
Bài số 725-1304-73-vb4-041305

Tác giả tên thật là Lại Ngọc Thành, sinh năm 1961, định cư tại Hoa Kỳ từ 1984, hiện là cư dân Houston, TX, công việc: Computer Engineer. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ ông cho biết đã sẵn sàng 10 bài. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

Mùa hè năm ngoái tui có đem gia đình dìa Santa Ana nghỉ hè, luôn tiện thăm ông anh và vài bạn bè quen biết cũ . Không hiểu đây là lần thứ mấy tui đến đây để nghỉ hè, nhưng hình như mỗi lần dìa Santa Ana, tui lại thấy háo hức, giống như là dìa quê, mặc dù tui chưa bao giờ định cư ở đây cả ! Tui đang ở Houston, thành phố cũng tấp nập và sầm uất những dịch vụ buôn bán của người Việt mình, cũng có rất nhiều hội đòàn và sinh hoạt cộng đồng, báo chí đếm không xuể và đài phát thanh thì có thể nghe từ lúc còn nằm trên giường chưa thức dậy tới lúc nửa đêm, hết đài này qua đài khác ! Nhưng hình như Houston vẫn còn thiếu một cái gì đó rất Sài Gòn trong ký ức, một quán cà phê vỉa hè, một ổ bánh mì một dĩa cơm tấm điểm tâm buổi sáng, một tờ nhựt trình còn thơm mùi mực in trong quán phở, một nhà báo hay một ca nhạc sĩ ngồi phì phèo điếu thuốc trong nhà hàng, một câu chuyện phím nổ như bắp rang ngay giữa chợ, và tiếng người cười nói líu ríu như tiếng chim trên đường phố ...

Về Santa Ana lần nào cũng vậy, ngày nào hai vợ chồng và mấy đứa con cũng kiếm cớ đi ăn tiệm, không cần phải cao lương mỹ vị, nhưng it' ra cũng phải những món mà theo lời vợ tui nói, không thể tìm ở đâu ra ! Ngay bửa chiều hôm đầu tiên bà chị dâu, cũng thuộc loại có tâm hồn ăn uống như hai vợ chồng tui, chở nhau ra một quán bún bò Huế tương đối xập xệ so với những hàng quán khác ở quận Cam, cách nhà ổng bả vừa đúng năm phút lái xe ! Quán chỉ có độ trên dưới mười cái bàn, mỗi bàn chỉ có khoảng năm sáu cái ghế ! Dòm thấy ánh mắt hơi nghi ngờ của vợ chồng tui, bà chị dâu đã trấn an: "Tiệm này chủ yếu là bán "to go", thậm chí còn nhận đặt nguyên nồi cho cả nhà hay đặt tiệc tùng, coi xập xệ nhưng ăn một lần nhớ đời luôn . Bà chủ người Bắc mà hổng hiểu sao nấu bún bò còn ngon hơn mụ Rớt chánh hiệu nữa" . Lúc tụi tui đang kéo hai cái bàn lại cho đủ chổ ngồi cho hai gia đình thì một ông bồi bàn cầm menu ra ! Quán xá coi nghèo nàn vậy chứ ông bồi bàn ăn mặc lịch sự hết sức ! Người bồi bàn ra lấy order là một người đàn ông độ khoảng trên dưới 40, ăn bận rất đàng hoàng áo sơ mi bỏ trong thùng đeo mắt kiếng dòm rất trí thức, tui đoán là ổng nếu không là công chức làm việc văn phòng thì cũng là giáo sư giáo siếc gì đây . Và chắc ông này mới qua Mỹ nên đang làm tạm bợ một công việc nào đó trong nhà hàng, trong thời gian tìm một nghề thích hợp . Tui chợt nhơ’ lại rất nhiều người khi mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, nhứt là những người tuổi tác lở dở lại thêm gánh nặng con cái gia đình, chưa kể những người còn phải có trách nhiệm bên Việt Nam, đành phải làm tạm bợ đủ thứ nghề ! Tuổi tác thì đã cao không có thể tới trường để học lấy một cái nghề chuyên môn, lại không có vốn liếng anh ngữ, thêm nữa gánh nặng gia đình bên Việt Nam nên nhiều người phải "bung" ra đi làm kiếm tiền . Có điều đáng nói là ông bồi bàn "bất đắc dĩ" này có vẻ không thích cái nghề ổng đang làm cho lắm, ổng ném cái menu lên bàn, gương mặt cau có lạnh như tiền như muốn nói : "Tui là không phải làm cái nghề này đâu . Cái nghề này chỉ là nghề tạm bợ mà thôi . Ngày trước còn lâu tui mới thèm làm ba cái nghề này, và sau này thì càng không thể nào" . Lúc ổng bưngđồ ăn ra thì ổng lại "giằng mâm xáng chén", y như thể là ban phát ơn phước cho tụi tui vậy ! Tui tuy cảm thông với tâm trạng "thất thế" của ông bồi bàn bất đắc dĩ này, nhưng cũng cảm thấy hơi bực mình vì mình vào nhà hàng ăn trả tiền đàng hoàng chứ đâu có đi xin đâu mà bị đối xử tệ bạc như vậy . Ngó thấy ông bồi bàn mà tui vừa thấy tội nghiệp vừa thấy thương hại, phải chi ổng vui vẻ chấp nhận cái nghề tạm bợ này thì ổng làm việc vui vẻ mà khách hàng cũng hổng cảm thấy bị bạc đãi . Thái độ của ông bồi bàn còn làm
cho tui liên tưởng đến những ông chủ tiệm người Tàu bận quần xà lỏn áo thun ba lỗ vàng khè, nói thiệt tiền bạc của mấy ông Tàu này đốt mình còn hổng hết, vậy mà mình thử vào quán ổng mà coi, ổng sẽ một điều ông chủ hai điều ông chủ khúm núm phục vụ . Đó là vì ông chủ người Tàu biết rằng mình đang bán hàng, khách là người đem tiền bạc đến cho mình, mình phải vui vẻ để họ còn trở lại.

Nhớ lại câu chuyện trên làm tui liên tưởng tới vấn đề nghề nghiệp của người Việt mình từ khi đặt chưn đến vùng đất mới . Vì hoàn cảnh, vì khả năng sinh ngữ hạn chế, có rất nhiều người trong chúng ta phải đang làm những cái nghề hổng có phù hợp với năng khiếu và sở thích chút nào hết . Công việc làm chỉ là phương tiện kiếm cơm, còn sở thích hay khả năng lại là chuyện khác . Hồi tui mới sang Mỹ ghi danh đi học, sinh viên Việt Nam trong trường hết 90% là theo học hai ngành điện và computer, sau này ngành điện ra trường hơi khó kiếm job nên bà con đổ xô đi học civil (công cha’nh) . Vì bởi hai ngành này không cần khả năng sinh ngữ nhiều, chỉ cần bập bẹ vài ba câu tiếng Anh và đọc được môt. số chữ chuyên môn là có thể gồng mình ”bắt lạc đà chui qua lỗ kim” được . Sau này lớp trẻ lớn lên, nhờ đi học trường Mỹ từ nhỏ, tiếng Anh đâu có thua gì bọn Mỹ nên tụi nó mới có thể theo học những cái ngành mà có nằm mơ mình cũng hổng dám nghĩ tới như ngành luật sư, ngành khảo cổ, ngành diễn viên, ngành quảng cáo, hay ngành văn học nhân văn lịch sử ... Nghĩ như vậy tui mới thấy tiếc là dù rằng mình đang sống ở nước ngoài, tuy có nhiều điều kiện để hấp thụ những kiến thức khoa học hiện đại, nhưng đâu phải ai cũng có năng khiếu hoặc những sở thích về khoa học đâu, nếu tui thích thơ văn và mơ ước trở thành một ông giáo dạy văn chẳng hạn thì làm sao tui thực hiện được mơ ước của mình . Hổng lẽ rán rặn mọ học Anh ngữ để sau này ra dạy những Hamlet của Shakespeare " Mà với cái accent của tui, nói những câu thông thường bọn Mỹ phải cau mặt nhíu mày mới hiểu nổi thì can đảm nào tui dám đứng trên bục giảng mà giảng văn giảng thơ cho học trò nghe " (Mà cho dù tui có điếc hổng sợ súng rán đi học thì có ra trường cũng hổng ai thèm mướn) ! Mà đâu phải chỉ mình tui đâu, tui có thằng bạn mê đá mê đất và từng mơ ước sẽ làm một nhà khảo cổ, vậy mà bây giờ vì thời thế vì miếng cơm mà nó phải đi học ngàng civil, tối ngày xách xe chạy ngoài đường lo xây cầu xây cống . Ít ra thì nó cũng làm cái công việc liên quan tới đất đá, còn hơn một thằng bạn khác của tui, từng mơ ước sau này sẽ làm thầy cãi đấu tranh cho công bằng xã hội, mà bây giờ nó đang kẹt lại ở Sài Gòn, dùng cái khả năng ăn nói trời cho của mình và một mớ kiến thức đi chạy áp phe, chạy mánh !

Tui có hai đứa cháu, sang Mỹ hồi 8, 9 tuổi, bây giờ đang chuẩn bị vào đại học . Má tui có hỏi chị Hai tui là tụi nó định học cái gì, bác sĩ hay kỹ sư " Bà chị Hai tui nói thằng con trai lớn vì ham thích dế, thằn lằn, cóc, nhái, ểnh ương, nên quyết định đi học ngành "côn trùng học", còn con nhỏ con gái vì cặp với một thằng Tàu nên bị nó trù quến nên đi học ngành "Văn Chương Cổ Trung Quốc" . Bà má tui mới nói sao bà chị Hai tui hổng cản, để cho tụi nó học mấy cái ngành gì hổng có thực tế sau này lấy cái gì mà ăn . Má tui chép miệng than, con cháu người ta thì bác sĩ này, nha sĩ nọ, còn con cháu của mình là "thằn lằn sĩ", "ểnh ương sĩ, với lại "văn chương cổ tàu sĩ" !
Cũng như bao nhiêu người lớn tuổi khác, má tui chỉ thích con cháu làm bác sĩ kỹ sư để nở mày nở mặt với bà con họ hàng, chứ mấy cái ngành "mắc toi" hổng nghe ai nói tới thì sau này làm sau nuôi nổi thân, nói gì còn gia đình con cáị Cũng giống như có lần thằng bạn tui tới nhà bạn gái của nó chơi, bà má con bạn nó dòm nó bằng nửa con mắt rồi hỏi bằng cái giọng móc họng :
- Cậu có bằng (cấp) gì không vậy "
Thằng bạn tui nghe bả hỏi xóc hông như vậy tức muốn trào máu nhưng cũng nhũn nhặn trả lời :
- Dạ có chứ bác ! Con có tới hai cái bằng lận ! Một cái bằng lái và một cái bằng nails!
Mà bạn co’ để y’ một điều là nghề nghiệp của những người qua sau này thường thì sẽ đi theo ca’i nghề của người thân bảo lãnh qua trươ’c ! Một bà chị mở tiệm nails thì che’m chê’t mâ’y đư’a em qua sau này cũng chui tọt vô đo’ mài mài dũa dũa ! Môt. ông anh làm nghề môi giơ’i mua ba’n nhà cửa thì sau này mâ’y đư’a em cũng co’ đư’a theo ngành loan officer ! Tui co’ một thằng bạn hồi ở Việt Nam bộ bài 52 la’ chưa bao giờ sờ tơ’i, vậy mà khi được ông anh và bà chị dâu bảo lãnh về Las Vegas, bây giờ ca’i nghề chi’nh của no’ là chia bài ! Cũng may no’ không phải là thư’ dân co’ ma’u đen đỏ, chư’ nê’u không thì vơ’i những ca’i bo’ng đèn xanh đỏ chơ’p tă‘t đầy ma lực đo’ thì làm bao nhiêu mơ’i “cu’ng” cho đủ "
Ở bên Mỹ này có những nghề mà ngày xưa ở Việt Nam mình chưa hề nghe nói tới, chẳng hạn như nghề trang điểm cho người chết hay nghề cố vấn tâm lý hay cố vấn hôn nhân ! Nếu bạn có dịp đi dự đám tang người quen và có can đảm "dòm" vô mặt người mới qua đời thì bạn sẽ không phải hét lên một tiếng kinh hoàng vì gương mặt nhợt nhạt của người quá cố ! Trái lại là đằng khác, vì trước khi đặt người chết vô quan tài cho thân nhân và bè bạn "nhìn nhau lần cuối", họ đã được những chuyên viên trang điểm lại, da dẻ hồng hào, mới dòm tưởng là người chết đang nằm ngủ ! Còn cố vấn hôn nhân ư " Vợ chồng ở Mỹ này hở một chút là đem chuyện chăn gối mền mùng ra kể cho một chuyên viên tâm lý có bằng cấp hậu đại học tương đương với học vị tiến sĩ . Và cũng vì bằng cấp cao như vậy nên những vị này cũng chém, hổng đẹp hổng ăn tiền ! Tui hổng biết có phải là trưởng giả học làm sang hay không, hay những vị chuyên viên cố vấn hôn nhân này học chưa đến nơi đến chốn mà càng cố vấn bao nhiêu thì tui lại thấy bọn họ xách chiếu ra tòa ly dị xoành xoạch . Nhiều khi nghĩ những cặp vợ chồng bên Việt Nam đánh nhau, thậm chí lấy dao rượt nhau chạy từ đầu trên xóm dưới, vậy mà mới buổi sáng còn phang nhau gọi nhau bằng những từ ngữ cạn tào ráo mán, buổi chiều đã thấy họ ngồi bên mâm cơm chan chan húp húp và nhìn nhau vô cùng âu yếm !

Người Việt mình có thói quen tôn trọng những người có bằng cấp, và hình như hơi khinh rẻ những người lao động chưn tay ! Những nghề hạ tiện bên nhà như đi+ làm mướn, hay nói nặng nề hơn, là đi ở đợ, thường thì phải ở luôn trong nhà chủ, mỗi năm ngoài tiền lương còn được tặng thêm hai bộ quần áo, mặc ăn Tết ! Bên đây nghề dọn dẹp nhà cửa làm theo giờ, thậm chí còn có những hãng thầu chuyên cung cấp những người tới dọn dẹp nhà cửa cho những gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm, lương bổng cộng thêm tiền tip cũng khấm khá ! Có những cặp vợ chồng HO, bây giờ trên dưới sáu chục bó, đâu có nghề nghiệp gì, ở với con cháu không được vì mặt con dâu thì "sưng" triền miên còn con rể thì "lạnh lùng sương rơi heo may", nên đành đi giữ trẻ cho những cặp vợ chồng có con mọn, vừa có chỗ ở miễn phí, khỏi phải phiền hà con cháu ma `tình cảm cũn đỡ sứt mẻ, vừa được đài thọ ăn uống, tháng tháng lại được tặng thêm vài trăm cho bà ăn trầu (mặc dù bà chưa hề ăn trầu bao giờ), cộng với tiền già của ông Bush, dư xăng cho ông bà gửi về bên nhà giúp đỡ con cháu, hay thỉnh thoảng, đi du lịch, làm "khúc ruột ngàn dặm" dìa thăm quê hương !
Có một điều cũng hơi tréo cẳng ngỗng là bên Việt Nam mình muốn làm gì thì làm, hổng thấy ai hỏi là mình có bằng cấp gì không ! Bên Mỹ này thì làm nails làm tóc cũng phải treo cái bằng chình ình bên cạnh tấm kiếng chỗ khách soi mặt ! Bác sĩ cũng phải treo bằng tốt nghiệp ! Chỉ có làm ca sĩ thì muốn ca bao nhiêu thì ca, hét bao nhiêu thì hét, chẳng ai hỏi han bằng cấp là cô hay anh tốt nghiệp trường đại học âm nhạc nào ! Chỉ có ở bên Việt Nam mình, có phải muốn làm ngược đời bên Mỹ nên đòi hỏi ca sĩ phải có bằng hành nghề ! Tui thì chỉ nghĩ là trong nước chỉ muốn làm những gì khác với ở bên này, chứ báo chí thì nói là tại văn nghệ phải có sự chỉ đạo, bạn nghĩ sao "

Thôi để chấm dứt bài viết về chuyện nghề và ngỗng này, tui kể cho bạn nghe câu chuyện của hai tía con tui . Hồi thằng con tui tám tuổi, tui hỏi nó:
- Lớn lên con muốn làm gì "
- Con muốn làm nghề đổ rác !
Tui nghĩ bụng "thôi rồi còn chi đâu em ơi", bên này làm gì có chuyện công nhân vệ sinh được ra ứng cử quốc hội như bên Việt Nam, nhưng cũng nuốt nước miếng, hỏi lại:
- Sao vậy "
- Tại vì làm hãng như ba mỗi tuần làm tới năm ngày, còn đổ rác mỗi tuần làm có một ngày thôi !

NGỌC DUY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,335,473
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”