Hôm nay,  

Đất Khách Gặp Nhau

11/04/200500:00:00(Xem: 116248)

Người viết: HOÀNG YẾN
Bài số 721-1300-69-vb6-040805

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm my. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tìm bạn bốn phương”, một chuyện tâm tình. Lần này là tự truyện về một phong cách sống tại Mỹ.
*

Giữa những âm thanh hỗn độn của buổi họp chợ sớm mai người ta nghe tiếng kêu thất thanh , thảng thốt:
-Trời ơi! Trời ơi! Mẹ ơi!
Tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch. Tiếng hò hét vọng đuổi:
-Bắt lấy nó.Bắt lấy nó đi. Cướp! Cướp đó!
Một thanh niên còn rất trẻ ngã sóng soài trên nền gạch , trước cửa hiệu buôn lớn nhất nhì tỉnh: Hội Nguyên Hàng. Thế là cơn mưa đòn tới tấp phủ xuống. Những người đàn ông mặc thường phục tay vun vút cây đòn gánh vừa quơ được của các bà bán hàng gần đó. Lạ chưa" Người chung quanh sao lại cũng góp tay vào, đánh như đánh đòn thù. Cho đến khi thanh niên ấy nằm bất động.
- Chết rồi! Thôi! Đi!
Đám đông tụm lại nhanh thế nào thì cũng tản ra nhanh thế đó. Người đứng gần nhất kịp nghe tiếng thều thào của anh thanh niên:
- Tôi không phải là kẻ cướp. Tôi vượt biên, bị bắt.
Một cô gái trẻ tiến lại gần:
- Anh cố gắng đứng lên đi. Hãy theo tôi.
Người ta thấy cô gái chở chàng thanh niên trên
chiếc Honda chạy lướt qua khu phố. Năm phút sau một toán người có vũ trang được chở tới. Họ nhảy xuống xe. Nhìn những vệt máu bắt đầu khô sẫm trên nền gạch. Lại kéo nhau đi.
Người ta không hiểu gì hết. Mọi việc xảy ra bất ngờ quá. Nhanh chóng quá.
*
Ăn hết tô cháo nóng, Nam thấy đầu nhẹ nhàng hơn. Chàng kể lại:
- Sau ngày 30 tháng 4 , ba tôi đi vào trại tù cải tạo. Tôi là anh cả của bốn đứa em trai. Bỗng dưng mà "quyền huynh thế phụ". Mẹ tôi nhờ tập tành đi buôn chuyến, kiếm ra tiền nuôi con, thăm chồng. Tuần trước, có người quen tốt bụng, cảm thương hoàn cảnh gia đình tôi. Họ tổ chức chuyến vượt biên, cho tôi "quá giang". Bước chân xuống vùng biển Vàm Láng - Gò công - tôi cho rằng cuộc đời mình may mắn. Rạng sáng ngày sau ra khỏi hải phận là vững niềm tin ở tương lai. Nhưng lúc chiếc ghe nhỏ cuối cùng bị lộ, tôi biết mình sẽ gặp rắc rối đây. Nhờ nhanh chân tôi bám đuợc chuyến xe đò Vàm Láng - Gò Công. Tưởng thoát. Không ngờ, bị nhận diện, bị săn đuổi.
Người ta không bắn bỏ nhưng họ muốn bắt sống với mục đích tìm vàng. Khi tôi phóng khỏi xe đò, ù té chạy vào căn nhà bên đường Đốc Phủ Thứ , hai con chó nhà đó dữ quá. Tôi dội ngược. Băng vào con hẻm. Xông đại vào nhà kia. Người ta đang nấu nướng. Một phụ nữ trung niên hất nguyên chảo trứng vào người tôi. Đóng sầm cửa lại. Bí quá tôi phóng rào vào ngôi nhà xưa.
Tôi thì thầm vào tai bà cụ già:


- Cụ ơi cho con trú đỡ. Người ta sẽ bắt con.
- Cậu là ai" Tội gì"
- Con vượt biên hụt.
Bà cụ vụt quì xuống, lạy như tế sao:
- Cậu làm ơn đi đi. Con tôi cũng vượt biên, mới bị tù.
Tôi phải đi.
- Cô Huyền thấy rồi đấy!N gười ta rượt đuổi. Người ta vu tôi là kẻ cướp. Báo hại tôi bị no đòn. Gần mất mạng. May mà bọn chúng không biết số vàng tôi còn giữ trong lai quần, gấu áo.
Nam cởi chiếc áo ra. Lấy hết những khâu vàng mẹ chàng đã kết vào áo để phòng thân trao cho Huyền. Huyền lắc đầu:
- Anh đừng làm như vậy! Ba và anh của Huyền đã chết trong ngày 30 tháng 4. Lúc di tản từ Đà Nẵng. Mẹ Huyền đau tim , nghe tin xong là bỏ Huyền lại một mình. Anh thấy đó nhà vắng, mênh mông. Anh cứ ở đây đến khi nào bình phục rồi sẽ tính sau.
Nam nhìn Huyền ái ngại. Dù gì , một nam một nữ sống như vầy lâu ngày quả là không tiện. Hoàn cảnh chàng bây giờ còn biết tính sao" Sự tình lậu ra ngoài có nước Huyền chết mà Nam cũng chết.
Sự nhầm lẫn đáng tiếc, với trận đòn dã man chết người mà Nam đã hứng chịu, nghĩ đến nghe lạnh cả sống lưng. Nam không trách đồng bào mình. Khổ quá mà! Nghe tới ăn cướp ai không ghét" Cướp nước, cướp nhà, cướp người, cướp của, cướp vợ, cướp con. Cướp gì cũng là cướp mà thôi. Chỉ khác nhau hình thức và phương cách. Ngao ngán quá!
Còn nỗi đau nào lớn hơn cảnh nước mất nhà tan" Gia đình của Nam, gia đình của Huyền chỉ là những tế bào nhỏ của một xã hội Nam Việt Nam hầu như bị hoà tan trong khói màu máu lửa. Nói sao cho cạn cùng niềm đau thương bất tận. Người người phơi thây trên đồi cao, bãi vắng. Người người chịu cảnh thuỷ tang, thuỷ táng giữa biển khơi. Người người dở sống dở chết.Người người lở khóc lở cười. Người tỉnh, người điên..
*
Ngày 30 tháng 4 năm1975 -
Tháng 4 năm 2005.
30 năm với biết bao cảnh đời dâu bể. Nam bây giờ là ông chủ của một 1 HOUR PHOTO tại San Jose. Buổi chiều kia, nhìn bức ảnh chân dung người thợ vừa hoàn tất Nam giật mình. Có phải là Huyền không" Ân nhân ơi, bây giờ sống ra sao" Một cô gái không còn cha mẹ anh em chỉ có một tuần sau ngày mất nước. Nhưng tấm lòng cô thiếu nữ Việt Nam đó can đảm và nhân hậu vô cùng. Nam nóng lòng muốn gặp lại quá đi thôi. Nam sẽ làm gì để đáp đền ơn cứu tử"
Năm 75 ấy, sau ba tháng giấu chàng như giấu thuốc nổ trong nhà. Không biết cả hai sẽ tan xác lúc nào nếu Việt Cộng mà biết được. Huyền lại nhường chỗ giúp Nam đi, với lý luận: Nữ ở lại ít nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Gặp nhau tình cờ. Chia tay bất ngờ. Có chút gì gọi là ĐỊNH MỆNH ở cảnh ngộ nầy không"
Nếu chút nữa đây hai người xưa gặp lại nhau trên đất khách" Vùng đất TỰ DO xin đừng nhắc chuyện tình thù.

Hoàng Yến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến