Hôm nay,  

Đất Khách Gặp Nhau

11/04/200500:00:00(Xem: 116202)

Người viết: HOÀNG YẾN
Bài số 721-1300-69-vb6-040805

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm my. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tìm bạn bốn phương”, một chuyện tâm tình. Lần này là tự truyện về một phong cách sống tại Mỹ.
*

Giữa những âm thanh hỗn độn của buổi họp chợ sớm mai người ta nghe tiếng kêu thất thanh , thảng thốt:
-Trời ơi! Trời ơi! Mẹ ơi!
Tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch. Tiếng hò hét vọng đuổi:
-Bắt lấy nó.Bắt lấy nó đi. Cướp! Cướp đó!
Một thanh niên còn rất trẻ ngã sóng soài trên nền gạch , trước cửa hiệu buôn lớn nhất nhì tỉnh: Hội Nguyên Hàng. Thế là cơn mưa đòn tới tấp phủ xuống. Những người đàn ông mặc thường phục tay vun vút cây đòn gánh vừa quơ được của các bà bán hàng gần đó. Lạ chưa" Người chung quanh sao lại cũng góp tay vào, đánh như đánh đòn thù. Cho đến khi thanh niên ấy nằm bất động.
- Chết rồi! Thôi! Đi!
Đám đông tụm lại nhanh thế nào thì cũng tản ra nhanh thế đó. Người đứng gần nhất kịp nghe tiếng thều thào của anh thanh niên:
- Tôi không phải là kẻ cướp. Tôi vượt biên, bị bắt.
Một cô gái trẻ tiến lại gần:
- Anh cố gắng đứng lên đi. Hãy theo tôi.
Người ta thấy cô gái chở chàng thanh niên trên
chiếc Honda chạy lướt qua khu phố. Năm phút sau một toán người có vũ trang được chở tới. Họ nhảy xuống xe. Nhìn những vệt máu bắt đầu khô sẫm trên nền gạch. Lại kéo nhau đi.
Người ta không hiểu gì hết. Mọi việc xảy ra bất ngờ quá. Nhanh chóng quá.
*
Ăn hết tô cháo nóng, Nam thấy đầu nhẹ nhàng hơn. Chàng kể lại:
- Sau ngày 30 tháng 4 , ba tôi đi vào trại tù cải tạo. Tôi là anh cả của bốn đứa em trai. Bỗng dưng mà "quyền huynh thế phụ". Mẹ tôi nhờ tập tành đi buôn chuyến, kiếm ra tiền nuôi con, thăm chồng. Tuần trước, có người quen tốt bụng, cảm thương hoàn cảnh gia đình tôi. Họ tổ chức chuyến vượt biên, cho tôi "quá giang". Bước chân xuống vùng biển Vàm Láng - Gò công - tôi cho rằng cuộc đời mình may mắn. Rạng sáng ngày sau ra khỏi hải phận là vững niềm tin ở tương lai. Nhưng lúc chiếc ghe nhỏ cuối cùng bị lộ, tôi biết mình sẽ gặp rắc rối đây. Nhờ nhanh chân tôi bám đuợc chuyến xe đò Vàm Láng - Gò Công. Tưởng thoát. Không ngờ, bị nhận diện, bị săn đuổi.
Người ta không bắn bỏ nhưng họ muốn bắt sống với mục đích tìm vàng. Khi tôi phóng khỏi xe đò, ù té chạy vào căn nhà bên đường Đốc Phủ Thứ , hai con chó nhà đó dữ quá. Tôi dội ngược. Băng vào con hẻm. Xông đại vào nhà kia. Người ta đang nấu nướng. Một phụ nữ trung niên hất nguyên chảo trứng vào người tôi. Đóng sầm cửa lại. Bí quá tôi phóng rào vào ngôi nhà xưa.
Tôi thì thầm vào tai bà cụ già:


- Cụ ơi cho con trú đỡ. Người ta sẽ bắt con.
- Cậu là ai" Tội gì"
- Con vượt biên hụt.
Bà cụ vụt quì xuống, lạy như tế sao:
- Cậu làm ơn đi đi. Con tôi cũng vượt biên, mới bị tù.
Tôi phải đi.
- Cô Huyền thấy rồi đấy!N gười ta rượt đuổi. Người ta vu tôi là kẻ cướp. Báo hại tôi bị no đòn. Gần mất mạng. May mà bọn chúng không biết số vàng tôi còn giữ trong lai quần, gấu áo.
Nam cởi chiếc áo ra. Lấy hết những khâu vàng mẹ chàng đã kết vào áo để phòng thân trao cho Huyền. Huyền lắc đầu:
- Anh đừng làm như vậy! Ba và anh của Huyền đã chết trong ngày 30 tháng 4. Lúc di tản từ Đà Nẵng. Mẹ Huyền đau tim , nghe tin xong là bỏ Huyền lại một mình. Anh thấy đó nhà vắng, mênh mông. Anh cứ ở đây đến khi nào bình phục rồi sẽ tính sau.
Nam nhìn Huyền ái ngại. Dù gì , một nam một nữ sống như vầy lâu ngày quả là không tiện. Hoàn cảnh chàng bây giờ còn biết tính sao" Sự tình lậu ra ngoài có nước Huyền chết mà Nam cũng chết.
Sự nhầm lẫn đáng tiếc, với trận đòn dã man chết người mà Nam đã hứng chịu, nghĩ đến nghe lạnh cả sống lưng. Nam không trách đồng bào mình. Khổ quá mà! Nghe tới ăn cướp ai không ghét" Cướp nước, cướp nhà, cướp người, cướp của, cướp vợ, cướp con. Cướp gì cũng là cướp mà thôi. Chỉ khác nhau hình thức và phương cách. Ngao ngán quá!
Còn nỗi đau nào lớn hơn cảnh nước mất nhà tan" Gia đình của Nam, gia đình của Huyền chỉ là những tế bào nhỏ của một xã hội Nam Việt Nam hầu như bị hoà tan trong khói màu máu lửa. Nói sao cho cạn cùng niềm đau thương bất tận. Người người phơi thây trên đồi cao, bãi vắng. Người người chịu cảnh thuỷ tang, thuỷ táng giữa biển khơi. Người người dở sống dở chết.Người người lở khóc lở cười. Người tỉnh, người điên..
*
Ngày 30 tháng 4 năm1975 -
Tháng 4 năm 2005.
30 năm với biết bao cảnh đời dâu bể. Nam bây giờ là ông chủ của một 1 HOUR PHOTO tại San Jose. Buổi chiều kia, nhìn bức ảnh chân dung người thợ vừa hoàn tất Nam giật mình. Có phải là Huyền không" Ân nhân ơi, bây giờ sống ra sao" Một cô gái không còn cha mẹ anh em chỉ có một tuần sau ngày mất nước. Nhưng tấm lòng cô thiếu nữ Việt Nam đó can đảm và nhân hậu vô cùng. Nam nóng lòng muốn gặp lại quá đi thôi. Nam sẽ làm gì để đáp đền ơn cứu tử"
Năm 75 ấy, sau ba tháng giấu chàng như giấu thuốc nổ trong nhà. Không biết cả hai sẽ tan xác lúc nào nếu Việt Cộng mà biết được. Huyền lại nhường chỗ giúp Nam đi, với lý luận: Nữ ở lại ít nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Gặp nhau tình cờ. Chia tay bất ngờ. Có chút gì gọi là ĐỊNH MỆNH ở cảnh ngộ nầy không"
Nếu chút nữa đây hai người xưa gặp lại nhau trên đất khách" Vùng đất TỰ DO xin đừng nhắc chuyện tình thù.

Hoàng Yến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,978,297
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến