Hôm nay,  

Quê Cha Đất Tổ

30/03/200500:00:00(Xem: 97450)
Người viết: NGỌC DUY
Bài số 712-1291-60-vb7-032605

Tác giả tên thật là Lại Ngọc Thành, sinh năm 1961, định cư tại Hoa Kỳ từ 1984, hiện là cư dân Houston, TX, công việc: Computer Engineer. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ ông cho biết đã sẵn sàng 10 bài. Sau đây là một trong loạt bài của ông.

*

"... Má ơi má cái anh này dê
Ảnh nắm tay con
"Tiền đây, em xài đi !"
Người Bắc Kỳ đâu có kỳ như vậy
Chắc là Trung Kỳ" Hay là Nam Kỳ ... “
Vợ tui đang nằm trên võng ru cái hĩm ngủ, vừa đưa tay vỗ về con bé, nàng vừa ca bài ca vọng cổ ở trên. Thằng Cu nhà tui đang ngồi chơi đồ chơi gần đó, nghe má nó ca ngộ quá bèn bò lại võng hỏi : "Má ơi, Bắc Kỳ là cái gì vậy má " Còn Trung Kỳ nữa " “
Nghe con trẻ hỏi mà lòng tui không khỏi xốn xang. Tui thường viết văn xu+ng là "tui", và bởi vì sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nói giọng miền Nam tuy hổng đến nỗi chơn chất như dân Nam Kỳ lục tỉnh, nhưng đa số bạn bè đều đoán tui là dân miền Nam rặt, sinh quán đâu đó ở Cần Thơ Sa Déc Long Xuyên hay Rạch Giá. Thật ra ba tui quê quán ở tuốt ngoài Thái Bình, tỉnh lỵ xa lắc xa lơmà hồi trước năm 75 tui nghĩ sẽ không bao giờ mình có dịp đặt chưn đến đó để tìm xem nơi ba mình sinh trưởng ra sao, tìm về cội nguồn mà văn chương gọi một cách văn hoa bóng bẩy là Quê Cha Đất Tổ. Ba tui là một người hơi nghiêm nghị, ít gần gũi con cái, thành ra tui chẳng bao giờ dám mon men lại gần ông để hỏi về cái tỉnh lỵ hay làng quê mà ông đã lớn lên. Tui chỉ biết chắc một điều là làng quê của ba tui nghèo lắm, nghèo đến nỗi năm hăm mươi mấy tuổi (không có "đi vào quân đội và lòng thì chưa hề yêu ai" à nghen), ba tui phải bồng bế mẹ già và đứa em gái út mà ông thương nhứt trong mấy anh chị em, bươn chải vào Nam tìm miếng cơm manh áo. Tui chỉ còn biết tìm hiểu cuộc sống cơcực của ba tui qua hình ảnh túng bấn nghèo nàn nợ nần ngập đầu ngập cổ của Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam, qua cái vất vưởng lang thang của Chí Phèo của Nam Cao, và thỉnh thoảng, qua một vài kỷ niệm mà Duyên Anh viết trong cuốn Hoa Thiên Lý.
Trên đường bôn ba vào Nam tìm miếng ăn, ba tui phải làm đủ thứ nghề, dừng chưn ở tỉnh này vài ba tuần, quận huyện nọ đôi ba tháng, tìm nơi "đất lành chim đậu ". Rồi ba tui gặp má tui ở Quảng Ngãi, một tỉnh ở miền Trung, nơi nổi tiếng có kẹo mạch nha và đường phổi, nơimà ông Phạm Đình Chương viết "Quê hương em nghèo lắm anh ơi Mùa đông thiếu áo Hè thời thiếu ăn". Rồi hai ông bà lấy nhau, ba tui gồng gánh thêm một người vợ trẻ, lại tiếp tục bươn chải vào Nam, và dừng chưn ở SàiGòn .
Sở dĩ hôm nay tui kể cho quí vị nghe một chút dìa thân thế của mình vì tui chợt tự hỏi hổng biết mình là người miền nào đây" Ba tui người bắc (ổng vẫn dùng chữ cái bát thay cho cái chén, cái thìa thay cho cái muỗng), má tui thỉnh thoảng vẫn trọ trẹ vài tiếng trung, còn anh chị em tui, từ đứa lớn cho tới đứa bé, vì sinh đẻ ở Sài Gòn, nên đứa nào cũng nói rặt một giọngSàiGòn, "Châu ơi ta bảo châu này Châu ga ngoài guộng châu cày dới ta". Tụi tui nói "đi dìa", nói "dăng mùng coi chừng muỗi cắn" thay vì "đi về", "giăng màn coi chừng muỗi đốt" ..., ngoài cái giọng Sài Gòn, tụi tui còn dùng chữ miền Nam khi nói chuyện, và cũng như bạn thấy đó, khi viết, tui ưng viết theo kiểu mộc mạc như nói của người dân miền Nam .
Sau năm 75 nhà tui có khá nhiều họ hàng từ ngoài Bắc vào thăm, những người mà tui cảm thấy giữa tui với họ tuycó một chút liên hệ máu mủ (đại bác bắn ba năm hổng thấy tới), nhưng thiệt là xa cách. Mang tiếng là anh chị em họ, nhưng từ cách ăn bận suy nghĩ và nói chuyện, tui cảm thấy hổng biết bao giờ mình mới hòa đồng. Có lần ông anh họ tui vô Sài Gòn chơi, ổng ngồi coi ti vithấy cô xướng ngôn viên mặc cái áo dài in đầy hoa, ổng chép miệng: "Gớm, áo gì mà hoa khiếp thế. Ở nách cũng có hoa!".
Lần khác ổng hỏi thăm chồng chị Hai tui đâu sao không thấy, chị Hai tui nói dạ ảnh đang học tập ngoài Vĩnh Phú, thằng cha anh họ của tui bày đặt an ủi: "Em viết thư khuyên nó tranh thủ mà lao động cho tốt vào. Có nợ máu với nhân dân mà còn được khoan hồng thì phải rán mà phấn đấu khắc phục ". Bà chị Hai tui liếc thằng chả bằng nửa con mắt, và từ đó trở đi bả hổng thèm nói chuyện với mấy người anh chị em họ của tui ngoài bắc vào thăm nữa, sợ bị lên lớp!


Tới năm 76, 77 khi ba tui chuẩn bị ra bắc thăm quê sau gần 30 năm xa cách, má tui hỏi có đứa nào muốn tháp tùng ba tui ra ngoải không thì anh chị em tui đứa nào đứa nấy lẩn như trạch. Không biết có phải tình cảm của anh chị em tui đối với quê nội hờ hững, hay tại mấy người họ hàng của nhà tui đã gieo vào đầu anh chị em những hình ảnh hổng mấy tốt đẹp, hay tại đứa nào cũng sợ phải ra bắc, ra ngoài "ổ" của mấy ảnh, đâu có gì vui để mà thăm thú " Có lẽ là tất cả.
Ba tui thì ổng có vẻ háo hức lắm, ổng nôn nao đếm từng ngày, và khi ổng trởdìa lại Sài Gòn, ổng lại có nhiều đêm thở dài, nói với má tui "Ngoài đó còn nghèo khổ hơn dạo tui đi. Ngày xưa thì đổ thừa thực dân phong kiến, bây giờ thì đo åthừa là chiến tranh xâm lược của Mỹ ngụy".
Tới bây giờ tui vẫn còn thấy tiếc là tại sao hồi đó tui không theo chân ba tui làm một chuyến về quê nội, vì cho dù cảnh đời có tang thương dâu bể, tui vẫn có thể tận mắt nhìn thấy cái đình làng, mái tranh vách đất, thấy được cuộc sống cơ cực của người cùng quê với ba mình, mới có thể hiểu được những nụ cười để nguyên miệng của ba tui khi ổng coi một đoạn chèo, mới hiểu thêm được những phong tục chào hỏi "lạy bác lạy chú đến chơi nhà cháu" mà ngày xưa tụi tui cho là kỳ cục (khách đến chơi nhà chào hỏi là quý rồi, tại sao phải "lạy"").
Có người nói dân miền bắc chơi hổng có vô vì đa số người bắc thường cầu kỳ khách sáo. Họ dấu được những tình cảm riêng tư trong lòng, họ có ghét mình mình cũng hổng tài nào biết được vì bề ngoài họ vẫn rất ư niềm nở. Người nam thì sởi lởi hơn, ruột để ngoài da. Tui thì tui nghĩ khác, người miền nào cũng có người tốt người xấu, cung cách đối xử và cách ăn nói tùy vào phong thổ nơi mình sinh ra, và qua nhiều thế hệ, do lối giáo dục mà nó trở thành thói quen tập quán. Chẳng hạn như bọn Mỹ, sinh đẻ ở cái xứ giàu có này, đồ ăn ăn không hết phải đem đổ sông đổ biển, ăn cái gì cũng coi có bị mập không, thì làm sao tụi nó thấu hiểu cho được cái đói, làm sao tụi nó biết được là ở Việt Nam bây giờ vào quán gọi tô hủ tiếu là đã có một đám con nít đứng chờ mình ăn xong là trút nguyên cái tô thừa vào trong lon guigoz đem dìa làm thức ăn cho cả nhà"
Nghe thằng con bốn tuổi của tui hỏi má nó về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, tui chạnh nghĩ không biết mai này khi nước nhà quang phục, nếu tui có làm một chuyến về quê như ba tui ngày xưa, không biết rồi nó có chịu theo tui dìa quê không. Hay là nó cũng như tui ngày xưa, lẩn như trạch"
Miền bắc miền nam có nhiều khác biệt, nhưng dù gì cũng còn nói chung một ngôn ngữ. Còn xứ Mỹ này và Việt Nam, hai nếp sống hai phong tục, làm sao tui có thể kỳ vọng được nơi thằng con mình một chút luyến lưu về quê cha đất tổ, khi mà chính mình đây, tình cảm ấy hãy còn rất mơ hồ.
Dù gì thì tui vẫn cứ ước mong có một ngày tui sẽ có dịp dẫn thằng Cu và cái Hĩm của mình dìa quê, thắp cho ba tui một nén hương mà ngày ổng nằm xuống tui còn đâu đó lưu lạc nơi xứ người, tui sẽ dẫn chúng nó đi thăm khắp mọi miền đất nước. Nhứt định tui sẽ dẫn nó ra tận ngoài Thái Bình, cho chúng nó thấy tận mắt quê nội, dù là một quê nội nghèo nàn xơ xác, dẫn chúng đi ăn kẹo mạch nha ngoài Quãng Ngãi, đưa chúng vào Sài Gòn thăm ngôi trường tiểu học nơi tui ê a tập đánh vần, và còn biết bao nhiêu nơi chốn nữa. Lúc đó tui sẽ giải thích với nó: "Ông nội con quê ở Bắc Kỳ, còn bà nội ở Trung Kỳ, ba thì lớn lên ở miền Nam, còn con sinh đẻ ở My. Nhưng dòm xem, tất cả chúng ta đều là người Việt. Khi mà chúng ta đều hướng về quê cha đất tổ thì mọi ranh giới miền này miền nọ, mọi giọng nói miền bắc nghe sang cả miền nam giản dị mộc mạc, mọi cung cách sống khách sáo như miền bắc hay xởi lởi như miền nam, tất cả đều trở thành vô nghĩa" .
Bạn có đồng ý với tui không. Và nhớ cầu chúc cho tui sẽ có một ngày thực hiện được mơ ước của mình nghen.

NGỌC DUY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến