Hôm nay,  

Sóng Biển

14/03/200500:00:00(Xem: 125313)

Người viết: TRỌNG ĐẠT
Bài số 701-1279-50-vb7-031205
Trong Đạt là tác giả đã có một số tác phẩm biên khảo văn học và tiểu thuyết xuất bản. Ông hiện là cư dân Arlington, Texas. Bài viết thứ tư ông góp với giải thưởng viết về nước Mỹ là truyện kể về một nhà thơ trẻ của miền Nam chết trên đường vượt biển. Trọng Đạt ghi thêm: “Viết để riêng tặng những kẻ đã chết trên con đường đi tìm Đất Hứa”

Hầu như cuối tuần nào cũng vậy, khi màn đêm vừa buông xuống là tôi lại vội đến thăm ông bạn chí cốt ở gần nhà để hàn huyên tâm sự, bàn bạc những vấn đề thời sự chính trị, văn chương. . Độ này chúng tôi hay bàn chuyện văn thơ, nghệ thuật, những buổi tọa đàm như vậy đã giúp chúng tôi giết thì giờ trong cuộc sống tha hương buồn tẻ. Người Việt ở đây cũng khá đông, bạn bè bà con cũng nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy một sự lạc lõng, bơ vơ có lẽ vì nó không phải là đất nước của mình, xa xứ khá lâu nhưng mỗi lần tỉnh giấc tôi vẫn biết rằng mình đang sống tại một nước non xa lạ với những lối sống, tập quán mà đối với tôi cũng vẫn còn xa lạ, và vẫn có cảm tưởng như mình vẫn chưa hoàn toàn hội nhập được vào xã hội mới. Những buổi đàm luận ấy cũng thật bổ ích vì khi trao đổi ý kiến, nó cũng mở mang tầm hiểu biết của chúng tôi hơn lên.
Tối nay, một tối mùa đông giá lạnh, tết tây đã qua, tết ta gần kề, năm nay hên, ngoài trận tuyết mong manh hôm nọ người ta không phải nếm cái mùi băng giá thấu xương như năm ngoái. Ngoài các chợ Á Đông, chợ Việt, chợ Tầu. . hàng tết đã bầy đầy cả ra từ mấy tuần trước, thôi thì đủ thứ nào bánh chưng, bánh tét, dưa món, kẹo, mứt, cây quất, cành mai, hoa đào, hoa cúc . . người mình cũng nô nức mua sắm hàng tết đón xuân, mặc dù ai cũng cố quay lại với truyền thống dân tộc tổ tiên nhưng nó cũng không tránh khỏi cái vẻ lạc lõng như một thứ vui gượng vì tất cả đang nằm giữa một thứ ngoại cảnh, một nước non xa lạ. Ông bạn cũng đã mua sắm được một ít bánh mứt, hạt sen, trà tầu. . đem ra đãi khách cho có chút hương vị dân tộc quê hương trong những ngày năm tận, ông pha trà mời tôi nhấm nháp rồi đưa cuốn sách mới mượn ở thư viện ra bảo:
-Cuốn này viết về văn học miền Nam, phần tiểu sử các tác giả đầy đủ lắm, nhiều tác giả không có tên tuổi gì cũng được đề cập rất đầy đủ chi tiết, một người bà con tôi là nhà văn ít ai biết thế mà ông soạn giả này cũng biết rất rành, tôi lấy làm lạ, ông ấy lấy tài liệu ở đâu mà biết rõ thế"
Tôi cầm cuốn sách ngắm nghía một lúc, xem sơ mấy trang rồi dở phần tiểu sử ở cuối ra xem, lật qua lật lại . . bỗng tôi dừng lại ở một trang rồi lẩm nhẩm đọc.
Trần Đại, sinh tại Bắc phần năm 1941, vào Nam năm 1954. Dạy đại học. Sau 1975, mất tích trên đường vượt biển tị nạn chính trị. Chuyến đi khởi hành ngày 2-10-1978.
Tác phẩm: Con đường (tựa của Vũ Hoàng Chương, 1963)
Tôi bèn đọc lớn cho ông bạn nghe rồi bảo.
-Chắc đúng là anh bạn tù cải tạo cùng tổ với tôi hồi 1975, 76, 77. . anh này có dạy ở một trường đại học Đà Lạt, cỡ tuổi tôi, được về sớm, mấy người cùng trại với tôi nói anh chàng đi vượt biên mất tích cả gia đình từ 1978. Hồi ấy không nghe anh nói đã viết sách, nhưng các chi tiết khác đều đúng hết.
Tôi cứ tấm tắc khen ông soạn giả thật là kỳ tài, biết rõ cả chuyến đi vào ngày nào tháng nào nữa, mình là bạn anh ta mà cũng chỉ biết loáng thoáng thôi. Ông bạn bèn hớp một ngụm trà tầu đang bốc hơi nghi ngút rồi chép miệng than.
nhiêu tinh hoa của đất nước đã bị chôn vùi dưới đáy biển!
Từ đấy tôi cứ thắc mắc, ưu tư về cái tên Trần Đại mãi, nhớ hồi chàng được về hơn một năm, chúng tôi chuyển trại khác, một người bạn thân của Đại tên Bình có nói với mọi người ngoài bãi lao động.
-Trời ơi! Đại tốt lắm, anh chị có lại thăm vợ tôi, cho vợ tôi mượn một ngàn đồng, tôi đã viết thư dặn vợ tôi nếu anh ấy muốn mượn bất cứ cuốn sách gì cũng cho anh ấy mượn.
Rồi tự nhiên tôi lại tò mò đi điều tra xem có đúng người trong cuốn sách này là anh bạn tù xa xưa của tôi không y như một nhà thám tử đi điều tra một vụ án . Tôi bèn tìm hỏi Bình hiện đang sống tại Mỹ cho Bình biết chi tiết trong cuốn sách, anh ta đáp.
-Vậy thì đúng hắn rồi! Đại có ra một tập thơ, anh ấy tốt nghiệp cao học ở Đà Lạt, đậu thủ khoa được nhà trường giữ lại để giảng dậy. Sau có làm cho bộ văn hóa, xã hội. . gì đấy. Hồi anh ấy sắp đi vượt biên có cho vợ tôi mượn một ngàn đồng, một ngàn hồi ấy lớn lắm, mỗi lần thăm nuôi tụi mình chỉ có mấy chục hay một trăm thôi. Nói đến anh ấy bà xã tôi xúc động lắm, em của Đại hiện ở Mỹ.
Thế là cuộc điều tra của tôi coi như hoàn tất, đúng là hắn, người ấy là anh! Và rồi trong ký ức tôi Đại tự nhiên sống dậy y như một cuốn phim cũ nay được đem ra chiếu lại.
*
. . . Tôi nhớ lại hồi 1975, công chức chúng tôi ra trình diện cải tạo được đưa lên trại Long Thành, năm đầu có một số đợt thả về khá đông nghe nói Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố Sài Gòn Gia Định ăn hối lộ đã cho những người chạy tiền về trước. Chừng một năm sau trại đượïc chuyển giao cho Bộ nội vụ, cái thòng lọng ngày càng xiết chặt, sau nhiều đợt chuyển tù công chức cao cấp và trung cấp đi Bắc, chúng tôi còn vài trăm người được giữ lại, dọn nhà hai ba lần và sau cùng ở một căn nhà rộng bằng gỗ gọi là nhà 13.
Đại ở chung đội rồi chung tổ với tôi, không thân lắm nhưng tôi có cảm tình với hắn vì tính hiền lành, Đại hay đùa dỡn trêu chọc tôi, có lần cáu quá tôi la lối hắn um cả lên, thế mà hôm sau hắn lại vui vẻ vỗ vai tôi bảo:
-Tớ có chọc gì cậu đâu mà cậu la tớ dữ vậy, tụi nó chọc cậu mà sao cậu không la tụi nó, cậu lại la tớ!
Đại y như ông Bụt vậy, không biết giận biết ghét ai bao giờ, hắn thích trêu chọc tôi nhưng chỉ đùa vui chứ không bao giờ có ác ý. Ngoài bãi lao động chàng hay kể chuyện vui, có khi bàn chuyện kinh tế ngoài xã hội, Đại có vẻ người hiểu biết.


Tôi còn nhớ một buổi chiều tối, hồi ấy tù còn được tự do thoải mái. Tôi và chàng pha trà ngoài sân kể chuyện ngày xưa, chàng thích kể lại những ngày còn giảng dạy ở trường đại học ở Đà Lạt và có vẻ tiếc nhớ cái thời vàng son của mình.
Chúng tôi cải tạo được hơn hai năm thì bỗng có đợt thả về khoảng mười sáu người đa số có bảo lãnh hoăc quá trình nhẹ, không liên hệ đến an ninh chính trị là mấy, Đại may mắn có tên trong danh sách đợt này. . Thế rồi hơn một năm sau chúng tôi chuyển trại đến một khu rừng âm u, nhân một buổi lao động Bình có nhắc đến Đại, khen anh là người bạn tốt đã cho vợ Bình mượn một ngàn đồng để thăm nuôi chồng, sự thực Đại muốn để lại cho bạn số tiền lớn ấy trước khi lên đường đi tìm Tự do và Đất hứa. Trước khi ra đi chàng còn làm được một việc tốt cho xã hội, còn giúp được một người bạn tù.
Được thả về giữa cái xã hội nghèo đói sơ sác, đâu đâu cũng chỉ thấy toàn là những cảnh áp bức hăm doạ, bắt bớ ghê sợ. . của công an cảnh sát, Đại không còn cách nào khác hơn là phải tìm cách thoát thân ra khỏi vũng lầy. Hồi ấy người ta đổ sô nhau tìm đường xuất ngoại, ai nấy thu vét tiền bạc trong nhà để nạp cho bọn tổ chức hy vọng thoát thân tới được bờ bến mới.
Và rồi vào chuyến đi ngày 2-10-1978 . . chàng đã cùng gia đình lênh đênh qua cửa Cần giờ. . . Theo thống kê cũng như lời xác nhận của dân tỵ nạn, số người bỏ xác trên đường vượt biển phần lớn là do hải tặc Thái Lan đâm chìm tầu, chúng cướp bóc hãm hiếp, bắt đàn bà con gái rồi đâm chìm tầu để phi tang.
Thế rồi tôi lại mường tượng ra cảnh biển cả rộng mênh mông bát ngát, một con tầu gỗ mỏng manh lềnh bềnh trôi trên làn sóng, rồi trận phong ba bão táp nổi lên hay tầu hải tặc sông tới cướp bóc hãm hiếp rồi đâm chìm thuyền tỵ nạn, tôi mường tượng ra cảnh chàng và bao nhiêu người khác đang cố vùng vẫy trên mặt biển. Bản năng tự vệ sinh tồn khiến con người phải cố sức chống lại cái chết đến cùng dù chỉ là để sống thêm được một vài giây phút nữa, để rồi cũng từ từ chìm sâu dưới làn nước biếc . .
. . . . Tất cả không còn gì trừ sóng biển. .
Đại dương mênh mông bát ngát đã chôn vùi không biết cơ man nào mà kể những kẻ bất hạnh đi tìm Đất Hứa. Biển cả đã chôn sâu cái hy vọng cuối cùng của đời chàng, của hàng nghìn, hàng vạn những người tỵ nạn khác, của những kẻ đã chết trên con đường đi tìm Tự do và Đất hứa, chết trên con đường đi tìm tự do cũng vẫn còn sướng hơn làm nô lệ. Biển cả cũng đã chôn vùi biết bao tinh hoa của đất nước, biết bao người tài trí đã bỏ nước ra đi và cũng đã có biết bao người không hẹn ngày về.
Hôm được trả tự do, các bạn tù vẫy tay chào Đại và mười mấy người khác bước lên xe vận tải, bọn ở lại nhìn những kẻ diễm phúc bằng cặp mắt thèm thuồng tuy trong lòng có chút mừng thầm cho họ, ngày trở về của chàng tươi đẹp và hạnh phúc biết bao.
. . . Ngày trở về anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre, nắng vàng hoe vườn rau trước hè chờ đón người về . . .
Chàng đã ra khỏi trại giam và còn phải ra khỏi nước, trại giam là nhà tù nhỏ, đất nước, xã hội là nhà tù lớn. Chàng xây dựng nhiều mộng đẹp, lập lại cuộc đời mới ở xứ tự do, ở miền Đất Hứa, những giấc mộng đẹp và rực rỡ như nắng mùa hè. .
Thế rồi tất cả ước mơ, hy vọng của chàng chỉ là những toà lâu đài xây trên bãi cát, những ảo tưởng vĩ đại, những mơ mộng hão huyền của kẻ tuyệt vọng đi tìm Đất hứa. Biển cả đã chôn vùi mộng đẹp của chàng, của muôn vạn kẻ bất hạnh cùng đường tuyệt vọng khác.
Đối với các nhà nghệ sĩ, biển cả thật là mỹ miều thi vị dưới những tên thật là gợi hình, bóng bẩy, nào là Biển Nhớ, Hoàng Hôn Trên Bãi Biển, Bãi Biển Nương Dâu. . .nhưng đối với bọn thuyền nhân khốn khổ đi tìm tự do, biển cả mênh mông chỉ là mối nguy khốn hãi hùng cho họ, một hình ảnh vĩ đại bao la bát ngát kinh hoàng vì nó đã từng chôn vùi biết bao sinh linh vô tội, nhiều người đã định cư tại bờ bến mới mấy chục năm nhưng mỗi lần nghĩ lại họ vẫn còn rùng mình ghê sợ.
Thế rồi tuần sau, tôi lại đến thăm ông bạn vào một ngày năm cùng nguyệt tận, tối ấy nhiều người đã lên chùa, đến nhà thờ để chuẩn bị đón Giao thừa. Thế là lại thêm một cái Tết nơi đất khách quê người, rồi lại xuân tha hương. . tuổi đời cứ chồng chất thêm trên mái tóc, ngày tận cùng của đời người cứ từ từ tiến lại.
Tối nay ông bạn bầy một bàn tiệc nhỏ để đãi người tri kỷ: một đĩa bánh chưng đã cắt làm nhiều miếng, một bát dưa món, mấy đĩa mứt sen, mứt gừng, mứt bí. . một chai rượu nho mầu chiều tím. . gọi là có chút hương vị quê nhà trong mấy ngày thiêng liêng dân tộc. Khi ấy tiếng hát thanh tao dịu dàng của cô ca sĩ bỗng vang lên trong máy ngoài phòng khách.
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở. .
Để mở đầu buổi đàm luận tối nay, tôi nói cho ông ta biết Trần Đại, tác giả tập thơ Con Đường đúng là người bạn tù của tôi hai mươi mấy năm trước đây, ông bạn vừa rót rượu vừa ra giọng triết lý bảo.
-Thế gian như một cái quán trọ, con người chỉ là khách qua đường.
Chúng tôi nâng ly chúc mừng năm mới, uống xong một hớp rượu xuân tôi bèn thở dài đáp .
-Cuộc đời chỉ là giả tạo, cái chết mới là có thật! Ôi một đời người! sinh ra ở miền Bắc, lớn lên di cư vào Nam, học hành xuất chúng, làm giáo sư, công chức cho chính phủ. . rồi vào tù, được thả về, mang nhiều mộng đẹp, lên đường đi tìm Tự do, Đất hứa. . Biển cả đã chôn vùi cái hy vọng cuối cùng của đời chàng . . một đời người đã hết, chẳng còn một vết tích gì, chẳng để lại đến một mảnh xương tàn, chỉ còn lại một vài dòng tiểu sử trong một cuốn sách nói về văn học miền Nam.
Trọng Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến