Hôm nay,  

Mưa Oceanside - Mưa Thới Bình

03/03/200500:00:00(Xem: 95892)
Người viết: Yena Mộng Hồ
Bài số 694-1271-42-vb3-020305

Tác giả cho biết tên thật là Nguyễn Thị Thu Thuỷ. Và tự sơ lược tiểu sử: lúc mất nước là lúc mới biết bò. Nghề nghiệp, ở Việt Nam: kế toán vật liệu xây dựng; ở My : thợ may -Hiện cư trú tại Oceanside, CA. Bài viết đầu tiên của bà là một tùy bút nhiều âm hưởng của những lời ca quê hương. Mong bà sẽ còn tiếp tục viết.
*

Bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ cả người thương- bỏ luôn quê hương xứ sở, bỏ làng mạc thân yêu, theo chồng xa xứ, xa hơn nửa vòng trái đất, gần ba năm trời ròng rã, nay mới gặp lại... mưa!
Nhớ ngày nào, dưới mưa bụi có em và anh, đứa chèo mũi đứa chèo lái xuôi giòng sông Trẹm đục nước phù sa, anh đã hò cho em nghe: Hò ơi, chớ trời mưa ướt áo em rồi, ớ hò ơi, để anh kiếm nơi lửa đỏ, hò ơi để anh kiếm nơi lửa đỏ anh ngồi anh hơ!
- Ráng chèo mau đi, kẻo trể chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần Thơ bây giờ, chớ ngồi đó mà ầu với ơ, mà lơ với hò.
- Hổng nghe hò thì thôi, để lạnh ai cho biết. Mà trông em mặc áo ướt đẹp và ngộ hơn mọi ngày đấy nhé!
Thời gian mau quá, mưa ở nơi xa xứ khác với mưa bên nha, không giống như mưa nơi rừng tràm của tụi mình, mưa từ đâu mưa về, hạt mưa, mưa rơi mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người .. vương vấn vì ai ..
Mưa ỏ đây cũng khác với mưa ỏ biên giới, chiều mưa biên giới anh đi về đâu " Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu .. hay là lòng còn tơ vương khanh tướng "..
Mặc dầu đang độ vào thu, nhưng mưa thu Oceanside cũng khác với mưa thu bên nớ, mưa thu bên nhà, ngoài hiên, giọt mưa thu thánh thót rơi, trời v¡ng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi ..
Mưa ở đây rơi rơi, lúc vơi lúc nhặt rơi trên mái nhà cũng không giống như giọt mưa trên lá, lả chả đầm đìa, nước mắt mẹ già ..
Mẹ ơi! Giờ này mẹ đang làm gì bên nhà hở mẹ.
Những lúc trời mưa chắc chân tay mẹ nhức nhối dữ l¡m mẹ hả. Mẹ biết không" Con đau cái đau của mẹ, con thấy mẹ đau con chẳng biết làm gì hơn là mỗi chủ nhật theo ảnh lên chùa thắp nhang lạy Phật, con thưa với Phật cho mẹ con có nhiều sức khoẻ con khấn vái hoài mà Trời Phật ỏ trên cao biết có bao giờ thương xót đến mẹ con không" Lạy Phật, lạy Trời mưa xuống, lấy thuốc cho mẹ uống, lấy nước ngọt cho mẹ hứng, lấy luôn ruộng cho ba cày. ..

Còn ba, sao hở Ba, ba ơi, con nhớ Ba nhiều cũng như con nhớ mẹ con vậy đó. Mấy chú mấy bác bạn già của Ba có rủ ba làm lai rai vài ly cho ấm không Ba" Đâu cái chai ba xị đâu rồi, để con chạy ù ra ngoài quán bên đường đong cho Ba vài xị rượu thuốc để ba nhâm nhi với mấy con ốc gạo, hay mấy con khô đuối Ba nhé.
Mưa rơi, mưa mãi, mưa hoài. Mưa thương mưa nhớ ai nữa đây. Bảy hả Bảy. Tội nghiệp, sinh ra đời vướng cái tật nguyền sấu số. Gia đình chỉ có mình em chịu mọi sự hẩm hiu để gánh cho các anh các chị. Mưa này Bảycó đi tắm mưa với các bạn ở xóm dưới không" Tắ¡m mưa chắc là mát lạnh và tha hồ chạy nhảy nô đùa hơn là tắm sông Bảy nhỉ. Bảy ơi, mưa ở đây cũng có sợi ngắn sợi dài . Chị ởbên này, chị đang ngồi may, cũng may những đoạn ngắn, cũng may những đoạn dài. Đoạn ngắn như tiếng nấc nghẹn ngào, còn đoạn dài là tiếng thở dài não ruột của chị đấy, Bảy ơi. Mưa ỏ đây cũng có sợi dài, sợi ngắn, ngắn như tóc anh và dài như tóc chị. Anh và chị thường ngồi sát đầu với nhau xem tivi, sợi tóc sợi ngắn sợi dài trộn lẫn nhau, và sợi đen, sợi bạc. Anh thường vén bờ tóc dài xoã trên vai của chị, bất chợt anh bắt gặp và trông thấy nốt ruồi trên vai chị. Hai vai chị gồng gánh nặng gia đình là thế đấy!
Cửa mởÙ. Anh đi làm về ghé shop, thấy chị may một mình thui thủi, bên ngoài trời mưa, anh nghĩ bụng mưa thế này chắc là thường đói bụng và nhớ nhà dữ, anh lái xe mua vài cái bánh mà chị thích và cái thẻ điện thoại để gọi về quê nhà.
Anh đến thăm em một chiều mưa, Mưa dầm dề, đường trơn ướt lối về...
Anh đến rồi anh lại đi.
Bảy ơi, anh lại đi, nói vọng lại sẽ ráng xin làm thêm giờ phụ trội để kiếm thêm tiền gửi về Việt Nam hờ khi nào chị về thăm gia đình chị có mà xài!


Cửa đóng. Còn một mình chị, còn có một mình! Đống đồ may còn chất cao quá, nhiều bữa thức đêm, ráng may thêm giờ, về nhà tay chân bải hoải, để luôn cả áo quần lăn ra ngủ, không kịp ăn cơm, sáng mai lại thức dậy sớm, tranh thủ may và may, những giọt nước mắt chờ sẵn trong đôi ngươi vội lăn tròn trên má và rớt xuống đồ may, làm nhòa cả sợi chỉ màu!
Chị nhớ Ba, nhớ Má, nhớ cả gia đình, Bảy ơi! Mưa ở đâu cũng thế, mưa hắt hiu, mưa buồn qua phố vắng, mưa rơi rơi, mưa tuôn tuôn làm ướt cả tâm hồn. Mưa gieo sầu nhân thế, mưa kỷ niệm, mưa còn rơi trong đời của chị, của em. Mưa ơi, mưa làm chi, mưa đem sầu nhân thế, mưa thương, mưa nhớ ai ...
Mưa cứ tiếp tục rơi! Chị suy nghĩ miên man, chị nghĩ rằng, chỉ tại con chim đa đa, nó đậu cành đa, chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa, một mai cha yếu mẹ già, chén cơm đôi đũa bạc, bộ kỹ trà ai bưng. Một mai gì nữa, cha già mẹ yếu lắm rồi. Bảy ơi, chị biết em bị bệnh down tay chưn hơi run, nhưng ráng giùm chị, Bảy nhé, bưng bộ kỷ trà cẩn thận, khéo cả rớt bể Bảy nhé.
Mà cũng tại thằng Ba ớt con chú Ba gà mổ ởû xóm dưới . Suốt ngày theo tàu bán thuốc lá lẻ và bán cà rem, bữa đó tàu rời bến, vượt biên mang theo thằng Ba ớt. Bây giờ nó qua Mỹ rồi, về thăm Việt Nam ba bốn lần, hỏi nó làm gì bên đó, nó nói nó design các xe hơI đua. Gia đình nó nổi lên thấy rõ sau vài ba năm nó đi Mỹ. Nó đổi cả tên họ, hồi xưa là Ba ớt, bây giờ nó bảo người ta gọi nó là ... Bob!
Mà cũng tại Ba nữa. Ba nghe lời tụi nó làm chi để Ba nai cái lưng còm ra lao động thật tốt, Ba lao động quá tốt cho nên tụi nó chỉ cho Ba học tập cải tạo đúng 2 năm 11 tháng. Ba nói Ba thương tụi con, Ba nhớ Mẹ, Ba ráng lao động và học tập tốt để ba về sớm. Chớ chi Ba đừng về sớm trước một tháng là tụi con đủ điều kiện HO với người ta rồi, và cũng le lói như ai chứ bộ!
Bảy ơi, để cứu vãn tình hình, chị chấp nhận sự bất hiếu, bất hiếu hay có hiếu đây" Chị chấp nhận đánh ván cờ liều, chị đành nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu. Chị chấp nhận lấy người chồng già. Thà rằng ta về ta tắm ao ta còn hơn chịu chua cay với thứ kim chi hay ú na ú nần như thứ bánh bao, xíu mại. Đành rằng ai ơi_ Ai ơi, chớ lấy chồng già, cơm cháy ăn hổng được, mà cẳng gà cũng chê. Chị chấp nhận ăn giùm ảnh cơm cháy, chị chịu khó gặm cái cẳng gà để cho gia đình mình vươn lên với người ta.
Cũng khổ cho chị lắm Bảy ơi. Anh thì tuổi già sức yếu, cho nên anh nương chị, và chị tựa anh. Chị tựa anh để có tấm thẻ xanh, anh nương chị để khiêng giùm bao gạo 25 lbs lên apartment ỏ lầu hai chẳng hạn, hoặc là để đi làmphụ với anh trả tiền nhà, còn dư chút đỉnh gởi làm quà biếu cho Việt Nam.
Nhiều khi cũng muốn có đứa con, để còn hủ hỉ, để còn bắt chước người ta khoe nhà cao cửa rộng, khoe con cái đỗ đạt, nhưng mà tiền tã mắc quá mà tiền nhà thì vài ba tháng lại lên. Đến hẹn lại lên. Vài ba tháng, hể gặp mặt thằng manager đến gõ cửa là để thông báo tiền rent lên. Thấy cái bản mặt nó là nó đòi lên, mà lên được rồi thì dù có năn nỉ gấp mấy, muốn kéo đầu nó xuống, nó cũng chẳng chịu xuống!
Mưa lại tiếp tục rơi. Thôi, không suy nghĩ miên man nữa, ráng may cho hết đống đồ, kiếm thêm vài cents, kệ nó, góp gió thành bão, mấy cent tuy ít thật đấy nhưng vài ba tháng góp lại cũng dư ra mấy trăm đô đủ làm quà cho Việt Nam, cũng huy hoàng được vài ba con trăng chứ bộ .
Tiếng điện thoại reo, Chắc là ảnh đã xin má ởÙ Việt Nam số điện thoại cuả mình để thăm hỏi mình đây. Em biết rằng em thương yêu anh nhiều lắm, em cũng biết rằng anh thương em nhiều lắm. Nhưng không được anh à, em van anh, em xin anh hãy quên em đi, như em đã cố gắng quên anh mấy năm rồi. Quên em đi anh nhé. Em năn nỉ anh đó!
Tiếng máy may tiếp tục chạy đều đặn, trộn lẫn với tiếng mưa rơi bên ngoài, hợp thành một bản nhạc... một symphonie inachevée... không có ai ca, cũng không có ai hát, cũng chẳng có ai ví dầu với ầu ơ... Buồn ơi! ta chào mi!
Mưa buồn lắm
quê hương ơi!
Mưa có nghe chăng
tiếng ai đó thở dài"
Mưa Oceanside,
mưa thương, mưa nhớ...
Mưa Thới bình,
mưa nhớ, mưa thương.

Yena Mộng Hồ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến