Hôm nay,  

Sát Cẩu

01/03/200500:00:00(Xem: 113230)

Người viết: LONG CHÂU
Bài số 691-1268-39-vb7-260205

Tác giả Long Châu lần đầu viết về nước Mỹ, bài gửi qua email. Mong sẽ nhận bài tiếp theo của ông, kèm theo phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
*

Năm ngoái, một hôm trời nắng ráo hiếm hoi của Oregon, ra sân tennis của một trường học chơi với mấy người bạn, tình cờ quen một anh bạn Bắc Cờ cũng khá đặc biệt. Gọi là anh cho thân mật, chứ ông thầy cũng tròm trèm gần 60 tuổi. Anh đang làm process engineer cho Intel ở New Mexico, được gởi sang training ở Intel Oregon khoảng một năm. Gặp vài lần trên sân tennis rồi cũng thành thân, anh bạn mời về nhà...ăn phở, tên anh là Phùng. Nhà đây thực ra là apartment được Intel mướn cho anh ở trong thời gian học. Mình là dân ghiền ăn phở thứ dữ, nhưng ông thầy mời ăn phở, trong bụng không tin tưởng tay nghề của ông thầy lắm, cũng ậm ừ cho qua chuyện, không ngờ đúng giờ hẹn, ông thầy lên tận nơi làm việc, áp tải về "ăn phở". thiệt không ngờ, phở ông thầy nấu quá ngon, cỡ cỡ phở Tàu Bay Sài Gòn chứ không thua, vừa bước vào căn phòng nhỏ của anh Phùng, mùi phở và bò thơm bốc ngào ngạt, chưa ăn, biết ngay là dân có nghề.
Anh Phùng tâm sự, đời anh trải qua 9 lần "major surgery", thôi thì tim, gan, phèo, phổi, bộ đồ lòng, cái gì cũng được móc ra chùi giấy nhám, dán lại xài. Anh cởi áo cho coi, thẹo đầy người như vết thù trên lưng ngựa hoang. Nghĩ thấy phục ông thầy thiệt, tuổi 60, người thì mổ đầy thẹo, ra sân tennis vẫn chạy như ngựa, không bỏ sót một trái banh nào. Ăn phở xong, anh bạn móc cây đàn guitar gãi nhè nhẹ vài nốt nhạc.
- Này nghe thử bài này xem sao"
Tắng hắng vài cái, miệng còn loang loáng mỡ bò, anh cất giọng chơi luôn một mạch một bài tình ca, nghe cũng phê phê, có vài chữ Oregon, rồi mưa lạnh cô đơn gì gì trong đó.
- wow, bài này lạ quá, nghe cũng hay, nhạc này ở đâu ra vậy anh Phùng"
- Tôi mới sáng tác đó!
- Hả, trời không ngờ anh Phùng đa tài dữ vậy ta, nấu phở một cây, còn sáng tác nhạc nữa!
- Bài này, hồi mới sang Oregon, buổi tối đầu tiên, nhìn ngoài trời mưa buồn nhớ bà xã quá, tôi viết bài này tặng bả. Sáng tác xong cũng 1 giờ sáng, tôi gọi bả, bả làm swing shift vừa đi làm về, tôi hát luôn trong phone tặng bả, bả cảm động quá trời.
- Thiệt tình nể anh quá, tuổi 60 mà còn tình còn lãng mạn quá hén"
- Bữa nào tới chơi, tui hát bài "Bún Riêu Ốc" cho nghe, cũng phê lắm.
- Hả, bài gì mà cái tựa nghe chảy nước miếng vậy cha"
- Số là, mấy chục năm trời lấy nhau, từ VN sang tới Mỹ, tôi có bao giờ nấu ăn đâu, toàn là bả làm hết, tính bả mê món "bún riêu ốc" lắm, nhưng bả không trổ tài nấu thì cả nhà lấy đâu ra mà ăn, tuần lễ đó, bả bị đau, vẫn phải cố gắng đi làm. Tôi ở nhà, lục sách nấu ăn của bả ra, mày mò nấu món bún riêu ốc, đợi đúng một giờ đêm, bả đi làm mệt mỏi về, bưng tô bún nghi ngút khói thơm nồng lên cho bả ăn, bả xúc động nghẹn ngào đến ăn không vô, bả không ngờ tui nấu bún cũng ngon không thua gì bả, đó cũng là mốc khởi điểm bắt đầu cuộc đời nấu nướng của tui. Đêm đó bả vui, tui có thưởng..vui quá, nửa đêm tôi thức dậy, trông đèn, gãi đàn, sáng tác bài tình ca "bún riêu ốc".
Đáng nể anh bạn Phùng này, Phạm Duy, ông tổ âm nhạc VN, nổi tiếng về sáng tác đủ loại nhạc, nào là đạo ca, dâm ca, tục ca, vậy mà vẫn còn thiếu "đồ ăn" ca, nhạc sĩ tài tử Phùng Bích lạng quạng dám đi vào lịch sử âm nhạc VN với bài tình ca "bún riêu ốc" chứ chẳng chơi.
Câu chuyện tài nấu nướng của anh Phùng từ từ được bắt sang những món ăn đặc biệt của dân mình.
- À mà này, ông bà cụ nhà là người Bắc hả"
- Dạ, mẹ em người Bắc, ba em người Huế, em sinh trong Sài Gòn.
- Thế có bao giờ ăn thịt chó chưa"
- Dạ hồi ở VN có một lần duy nhất, thằng bạn dắt vào một quán thịt chó gần chùa Vĩnh Nghiêm, nhưng vừa chuẩn bị gọi đồ ăn, nhìn sang bên cạnh, một bợm nhậu vừa ngậm, vừa mút mút nữa cái đầu chó còn nguyên hình dạng, nhìn ớn da gà quá, nên em dzọt luôn...
- Thế là một mất mát lớn của cuộc đời cậu đấy. Sang Mỹ này có được ăn thịt chó bao giờ chưa"
- Hả, bên Mỹ, chó đào đâu ra mà ăn, anh giỡn mặt hoài!
Anh Phùng cười hà hà.
- Vậy mà tui ăn hơn chục lần rồi đấy.
Tui quá ngạc nhiên hỏi tới.
- Mà mà anh mua ở đâu, ở Little Saigon thì có thể có, chứ anh ở New Mexico làm sao ai bán chó cho anh ăn"
- Tự tui làm, tui ăn, chứ đâu cần mua ai. Anh cười hiu hiu tự đắc.
Rồi không chờ tui hỏi thêm, anh tường thuật lịch sử câu chuyện ăn thịt chó của đời anh.


- Số là, không hiểu cha sinh mẹ đẻ ra làm sao, tui lại nghiền cái món thịt chó mới chết chứ. Hồi mới sang Mỹ, đi học community college, vào học một lớp ESL, hôm đó bà giáo ra đề luận văn "how to..." bạn có thể viết về bất cứ cách thức làm về một cái gì. Tự dưng cơn thèm thịt chó bùng phát, hứng quá, tui viết luôn một mạch bài văn "how to cook dog in seven dishes" - cách thức làm chó bẩy món, tui viết theo kinh nghiệm thực tế từ cách lột lông chó, đến cách làm các món rựa mận, chả chìa, dồi chó. Oh my God, khi bà giáo đọc bài tui, cả lớp như điên dại, bà cô giáo Mỹ, giận đến miệng sùi bọt mép, tay run run chỉ trỏ mắng mỏ tui gì đó, tui đâu hiểu, bài văn của tui hay và chi tiết như vậy, mà con mẹ cô giáo cho tui có điểm D. Từ đó, tui mới biết Mẽo, nó quý chó đến thế.
- Trời anh giỡn mặt chính quyền thiệt, bà giáo đó không nghĩ hoàn cảnh tỵ nạn mới sang của anh, dám đưa anh ra tòa về tội hành hạ súc vật đó nhe. Hồi mới sang Mỹ, có thời gian em làm cashier cho một tiệm grocery store lớn ở Dallas kiểu Albertson. Một bà Mỹ to béo bệ vệ bước ra quầy em tính tiền, bả dùng tiền foot stamp trả cho những lon đồ hộp đồ ăn của chó (tiền phiếu trợ cấp của chính phủ Mỹ cho người nghèo, chỉ được dùng để mua thức ăn cho người). Điều này sai nguyên tắc, em dứt khoát không đồng ý bán cho bả. Bả sùng quá, đùng đùng trở vô chợ, đem ra mấy miếng thịt bò beef steak ngon lành, quát vào mặt thằng em.
- OK, mày không cho chó tao ăn đồ của nó, tao cho nó ăn thịt bò ngày hôm nay, được không hả hả"
Mình tức ói máu, nhưng cứng họng, bả chơi đúng luật, tiền foot stamp trả cho thịt bò, chuyện bả cho chó ăn thịt bò là quyền của bả, ai cấm được. Không có cái xứ nào trên thế giới, chó mèo sướng hơn cái xứ Mẽo này.
Vẫn còn thắc mắc câu chuyện sực chó trên đất Mẽo của anh Phùng, tui gợi lại câu hỏi.
- À mà nói lại chuyện sực chó, anh đào đâu ra chó để nằm thịt ở New Mexico" chẳng lẻ anh mua chó về nuôi rồi thịt như gà"
- Đào đâu ra chó nuôi rồi ăn, vả lại cách đó tốt kém lắm, chú biết chó nuôi bên Mỹ này tốn kém lắm, nào là tiền thú y, tiền bảo hiểm, tui có cách khác độc chiêu hơn nhiều.
Anh từ từ diễn tả kỹ thuật truy cẩu trên đất Mẽo.
- Đầu tiên, tui xem báo, coi nhà Mỹ nào chó sinh nhiều quá đăng cho. Mỹ nó ngộ lắm, chó nó thương không bán, nhưng sinh sản nhiều quá, nuôi không xuể thì cho, đăng báo đàng hoàng, trao con chó cho mình, mà vợ chồng con cái nước mắt lưng tròng, bao nhiêu lời gởi gấm như trao tặng tri kỷ, người yêu của nó cho mình. Thế là a lê hấp, chó đem về nhà là tui cho vào nhà tắm, vặn cổ lột lông ngay, chỉ đến tối là các món rựa mận, chả chìa đã sẵn sàng nóng hổi dọn lên bàn. Đồ ăn ê hề mà đâu có dám mời ai, sợ chúng thưa thì bỏ bố, có con chó, mà vợ chồng, ba thằng con trai, ăn mấy ngày mới hết. Tang vật xương xẩu, đợi đêm xuống, đem ra vườn sau, chôn giấu sạch sẽ.
- Thế mà có lần tưởng bị chúng bỏ tù đấy ông ạ, nó cho con chó đi rồi, lần đó bà xã tui quên cho nó số phone-địa chỉ thật, nó gọi lại hỏi "You know, Charlie is doing OK" we miss him so much" Charlie là tên con chó, anh Charline lúc đó tui đã cắt cổ, nằm quay lơ trong bồn tắm, nghe nó hỏi mà tui toát mồ hôi lạnh, tui trả lời run run trong điện thoại "Ơ, Charlie is doing just fine, don't too worry, OK"", ấy thế mà mươi phút sau, cả vợ chồng con cái nó chạy xộc tới nhà tui ông ạ, may mà thằng út tui nó báo động kịp thời, tui vác ngay anh Charlie đầu riêng một gói, thân một bọc đem dấu dưới basement, ra mở cửa tui bảo với vợ chồng con cái chúng, đang còn sụt xịt nước mắt nước mũi lòng thòng nhớ Charlie, rằng bà xã tui dắt Charlie đi khám bác sĩ, thế mà cả gia đình nó ngồi đợi đến nửa tiếng mới chịu về.
- Phục anh thiệt, miếng ăn căng thẳng như thế mà anh cũng ráng hỉ"
- Của đáng tội, cái gì úp úp lén lén như vậy, nó ngon lắm ông ạ. Để tôi tảo lùng thành phố Oregon này kiếm thể nào cũng ra một em cẩu, làm thịt, mời anh lại dùng thử tài nấu thịt cầy của tui.
Tôi giật mình khiếp vía.
- Thôi, thôi tui can anh. Tui không có ăn chó đâu, mà anh cũng đừng liều nữa, có miếng ăn mà ở tù không đáng.
Anh Phùng nhìn tôi cười cười thương hại.
- Tội nghiệp cậu này thiệt, cậu có nghe câu "sống trên đời không ăn được miếng dồi chó, chết xuống âm phủ lấy đâu ra mà ăn""
Bẵng đi một thời gian, anh Phùng học xong, rời Oregon trở về New Mexico, một bữa chiều nọ, đang làm, tui bổng nhận được cú điện thoại của anh.
- Hà hà đang xơi cầy đây, bổng nhớ đến cậu, gọi hỏi thăm tí.

LONG CHÂU

Ý kiến bạn đọc
11/07/201817:26:55
Khách
giết và cắt cổ chó trong nhà ,oan hồn của bao nhiêu con chó ông ăn cứ lẩn quẩn trong nha của ông , đợi đủ duyên nghiệp ác giết chó cũa ông trỗ ra , ông sẽ nhận lãnh hậu quã khủng khiếp .... coi chừng vợ con cháu ông cũng bị lây ,ông chĩ biết ăn cho bãn thân , giết mạng sống của chúng sanh đễ thoã mãn thú vui ăn uống cũa mình
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến