Hôm nay,  

Truyện Hàng Ngày Xứ Hoa Hồng

22/02/200500:00:00(Xem: 128461)
Người viết: PHAN KỲ LONG
Bài số 688-1264-35-vb7-190205

Tác giả Phan Kỳ Long cho biết ông vượt biên sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm việc tại tiểu bang Oregon. Ông đã từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Mới đây khi có dịp về thăm vùng Little Saigon, ông góp bài "Vui Buồn Cali". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

1.
Bà già Oregon

Hai tuần trước, tui làm siêng vào Bally Total Fitness chạy bộ tập thể dục trên máy Tredmill. Chân cẳng nguyên ngày ngồi không vận động, trước khi chạy dù chỉ cỡ 4.5 (4.5 miles một giờ) phải đi bộ một hồi làm nóng. Mới chạy một chút, chợt thấy một bà già người nhỏ thấp, bước lên, cùng chạy cái máy Tredmill kế bên, liếc ngang, thấy bà già đề ba tới tốc độ 5.0 (5 miles một giờ). Tự ái dồn dập, tui chỉnh lại cho máy chạy tốc độ 6.0, chẳng lẽ thanh niên trai tráng lại chạy thua bà già"
Không ngờ, có lẽ chưa quen chạy tốc độ 6.0, chạy chưa đầy 30 phút, tui đã thấm mệt, chân mỏi rượi, tui thôi đành chịu thua bà già, đi vào phòng Men's locker tắm, thay đồ.
Khoảng 30 phút sau, khi rời khỏi phòng Men's locker, tui nhìn ra lại phòng tập, bà già gân vẫn còn chạy! Lúc này, bà vừa chạy, vừa đọc tờ báo "Tiền Phong".
Có lẽ nào bác già này người Việt" ít khi thấy người già Việt Nam ở Oregon vào tập thể dục tại club của Mỹ, tò mò, tui tà tà đi lại kiếm cách làm quen, nói chuyện xã giao với bác già gân.
- Dạ thưa bác là người Việt"
Bà quay nhìn tui cười tươi móm mém.
- Ủa sao cháu biết, thường ai cũng tưởng bác người Tàu.
- Dạ, tự con thấy bác đọc tờ báo tiếng Việt.
Bác già như mừng gặp được người Việt hiếm hoi trong cái club Mỹ nơi xứ mưa phùn 6 tháng một năm, thôi chạy, chỉnh máy lại tà tà đi bộ, nói chuyện với tui.
- Thôi bác nghỉ, nói chuyện với con cho vui, thường bác chạy cỡ tiếng rưỡi, hôm nay thấy người hơi hơi mệt, nên chắc chạy một tiếng thôi. (tui nghĩ thầm chắc bác già gân móc lò tui hay sao, bả "hơi mệt" nên chạy có 1 tiếng thôi!)
- Bác tập ở đây thường không, sao con ít khi thấy bác"
- Ồ, bác tập ở club Bally này hơn 20 năm rồi từ lúc còn là Nautilus, tập ở club Hillsboro, nay mới chuyển sang club này từ tuần trước thôi.
- Con thấy bác chạy khỏe ghê.
- Ờ, bác chạy 5 ngày một tuần, nghỉ ngày cuối tuần đi chùa. Con gái bác chở bỏ bác đây lúc 5 giờ, khoảng 7 giờ thằng con rể đi làm về, ghé sang đón bác, chỗ này tiện đường hơn cái club cũ.
- Wow, bác chạy 5 ngày một tuần"
- Bác tập quen rồi con, chạy như vậy 20 năm rồi. Bắt đầu chạy từ lúc sáu mươi mấy tuổi lúc chớm bệnh tiểu đường, nhờ chạy mỗi ngày như vậy mà bệnh của bác cũng đỡ nhiều lắm.
Tôi mừng, quen được bác, như một tấm gương thể dục cho tính lười biếng của mình, luôn tiện rủ bác:
- Vậy nha bác, mỗi tuần con gắng đến đây chạy 3 lần chung với bác cho vui.
Bác mừng ra mặt, nhưng dặn thêm:
- Mà con ơi, tuần sau bác nghỉ, tuần tới bác mới trở lại tập.
- Sao vậy bác"
- Sinh nhật của bác, mấy đứa con ở dưới Cali mời xuống chơi, luôn thể gia đình họp mặt, bác đi về chung với gia đình cô con gái ở đây, anh chị của nó sống ở miền Nam Cali hết.
- Sinh nhật của bác hả, mà bác bao nhiêu tuổi rồi"
- Sinh nhật này là bác 84 tuổi rồi con.
Tui giật bắn mình, trời bà già gân Việt Nam trên xứ Oregon, 84 tuổi chạy 5 ngày một tuần, mỗi lần cỡ 5 miles! Ai cũng như bác già này, chắc quỹ an sinh xã hội của Mẽo hết tiền trả luôn quá. Cỡ tui chừng 60 tuổi, không biết có còn đủ sức lái xe ra cafe Dĩ Vãng 2 với mấy ông bạn già không nữa, đừng nói chi tới chạy.
Sau hôm đó, gặp lại bác một lần nữa, bắt gặp thêm một độc chiêu luyện tập khác của bác, sau khi chạy bộ, shower xong, trong lúc chờ thằng con rể tới đón, bà già gân không ngồi trong nhà, không mặc jacket, đi bộ vòng vòng phía ngoài club, nhiệt độ Oregon buổi tối lúc này khoảng 40 độ F. Bác nói luyện tập như vậy để cơ thể chịu đựng tốt hơn, ít bị cảm cúm.


Tui về nhà, đem câu chuyện "motivation" này kể lại, động viên bà già vợ đi tập thể dục, luôn thể cho bà già vợ làm quen với bác già gân kia (Oregon, người già Việt Nam buồn nhiều, ít có cơ hội gặp nhau, toàn là ở nhà giao lưu với các tài tử Kim Chi trong các bộ phim như "hai anh em nhà bác sĩ" những ngày đẹp trời"...).
Bà già vợ 70 tuổi, nhưng đi đứng run run vì ít vận động và bị minor stroke mấy năm về trước, chạy theo bác già gân không nổi, chỉ đi bộ thật chậm trên máy Tredmill, nói chuyện với bác già gân cho vui, sau đó có theo bác già gân, đi bộ thêm khoảng nửa tiếng, vòng vòng bên ngoài club, dưới trời lạnh cỡ 40 độ F, để tập sức chịu đựng của cơ thể.
Thôi tui đành dừng bút nơi đây, tạm biệt các bạn, dầu câu chuyện còn dài, tự...bà xã mới gọi phone chửi rủa cho một hồi nữa, sau mới một buổi luyện công lực với bà già gân 84 tuổi, bà già vợ tui giờ đang nằm trùm mền, run cầm cập ở nhà, bị cảm lạnh trầm trọng, bác sĩ nói bả có thể đang bị sưng phổi nữa... Thiệt khổ cho thân tui, có ý tốt cho bà già vợ, cũng bị chửi. Ngày xưa, cũng vì bả bị stroke, vợ chồng tui dọn từ Cali về Oregon ở, nay bả vì tui mà "banh ta lông", chắc tui phải dọn xuống Cali trở lại.

2.
Của ít lòng nhiều

Trong hãng có một ông nọ, tuổi cũng đã sồn sồn, một hôm nghe tin mẹ đau nặng có thể mất, ông phải thu xếp công việc làm, về VN gấp, vợ con ông vì bận công việc làm-học phải ở lại Mỹ, đành để ông về một mình.
Không may, trong chuyến về thăm người mẹ lần đầu tiên, từ ngày ông sang định cư xứ Mẽo, mẹ ông qua đời, bận lo chuyện tang chế, khiến ông phải kẹt ở lại quê nhà, lâu hơn dự định đến vài tuần.
Lo xong tang mẹ, ông trở lại Mỹ. Trong những ngày ở quê nhà, có lẽ vì lòng quá buồn thương cho người mẹ quá vãng, cô đơn, ông cặp bồ với cô gái trong một tiệm massage. Hai người vài lần đi chơi riêng "honeymoon" với nhau ở Đà Lạt, Vũng Tàu. Tuy nhiên, ông hết sức thương yêu vợ con, không thể lìa bỏ gia đình, có nói thẳng với cô gái rằng chuyện tình ta chỉ đến thế thôi, ông hứa sẽ gửi quà cho cô gái sau khi về Mẽo.
Về Mẽo, công việc đời sống bận rộn, khiến bẵng đi một thời gian dài, ông không liên lạc gì với cô gái, dù sau này cô gái có thư cho ông số phone. Bất ngờ, một anh bạn cùng làm trong nhóm đi về VN ăn tết, nhân tiện, ông nhờ anh ta chuyển món quà 50 dollars, của ít lòng nhiều đến cho cô gái. Ông chỉ cho anh bạn đường tới tiệm massage để tìm cô gái, người bạn hỏi.
-Ủa ông không biết nhà cô hả"
- Không, nhưng mà dễ lắm, tự nó đi làm suốt ngày, cứ tới tiệm mát xa ABC, hỏi thăm con Thu tóc dài, cái gì cũng bự, là người ta chỉ ra à.
Sau khi anh bạn về VN được vài tuần, rình bữa vợ con đi shopping vắng nhà, ông mua thẻ phone, gọi về nhà cô gái, hai người quá lâu không liên lạc nhau, chuyện trò vui vẻ, bao nhiêu kỷ niệm êm đềm, thuở mặn nồng, luôn được ông gợi nhắc lại. Nhân lúc vui miệng, ông có nhắc chuyện anh bạn mang quà về tặng cho cô gái. Tức thì, cô gái nổi nóng quát to trong điện thoại, đổi ngay lời xưng hô.
- Nè, nói thiệt với anh nha, đối với tui tình cảm quý hơn tiền bạc, anh có cho thì nói, không có cho thì thôi, đừng có bầy đặt xạo xạo, bạn của anh có tìm đến tận nhà, vì tui đã nghĩ làm ở tiệm massage lâu rồi, anh ta tới nói chuyện lấp ba lấp búng một chập rồi dzọt, có đưa quà cáp gì đâu"
Ông giận tím mặt, cúp phone rồi mà tay còn run run, vừa lúc cuối tuần thằng bạn trở lại Mẽo từ VN, không cần chờ gặp hắn ở sở làm, ông tới thẳng nhà riêng, định bụng phen này sẽ chửi cho thằng bạn lừa gạt một trận, có 50 đô la mà cũng gạt bạn, gạt cô gái massage nghèo, đáng thương ở VN.
Ông vừa vào tới nhà thằng bạn, mặt hầm hầm, chưa kịp nói câu nào, thằng bạn đã lẳng lặng không nói không rằng, đưa trả lại nguyên xi tờ giấy bạc 50 đô của ông. Hắn càu nhàu.
- Mẹ, ông không cho biết trước, tui tìm tới tận nhà con nhỏ, nhà của nó đó hả, nếu mà ở Oregon tệ lắm cũng nửa triệu dollars, đó là chưa nói chiếc xe Mercedes cáu cạnh đậu trước nhà, nó khoe mới mua trả bằng tiền mặt, ông cố nội tui cũng không dám có mặt mũi nào, đưa món quà "lòng nhiều" 50 đô của ông ra...

Phan Kỳ Long

Ý kiến bạn đọc
08/12/201720:35:05
Khách
Ha..ha..ha...! Tếu thầy chạy...! Hy vọng có nhiều bài viết giống vậy👍🎶🤓‼️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,676,714
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến