Hôm nay,  

Tết Chỉ Một Ngày

08/02/200500:00:00(Xem: 102651)

Người viết: Nguyễn Đại Toàn
Bài số 681-1256-27-vb4-090205

Năm nay mùng một Tết Ất Dậu nhằm ngày Thứ Tư 9-2-2005: một weekday, ngày các công tư sở Mỹ vẫn tiếp tục làm việc. Hội chợ tết, họp mặt tết thường phải chờ cuối tuần. Sau đây là bài viết đặc biệt của Nguyễn Đại Toàn về truyền thống Tết gia đình Việt trên đất Mỹ, dù “Tết chỉ một ngày”.
*

Căn cứ trên ca dao Việt Nam, ngày xưa "tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè" người ta ăn tết, chơi tết đến ba tháng, mất đúng một phần tư của năm. Ăn Tết mà đến mức vậy quả có hơi khác thường.
Thời trước năm 1975, khi chúng tôi sắp rời Việt Nam, còn nhớ ở trường học chúng tôi được nghỉ một tuần cho dịp Tết Nguyên Đán.
Ở Mỹ, người Việt Nam chỉ ăn Tết một hoặc hai ngày cuối tuần, thường là sớm hoặc muộn hơn ngày mùng một âm lịch, giống như vua Quang Trung cho quân sĩ ăn Tết Kỷ Dậu sớm để làm nên chiến thắng Đống Đa hào hùng, đuổi Tôn Sĩ Nghị và quân Tàu xâm lược chạy dài. Bởi vậy, chúng tôi vẫn gọi Tết âm lịch là Tết Quang Trung mỗi khi Tết không dùng vào ngày cuối tuần.
Lâu lâu, mùng một tháng giêng âm lịch rơi đúng vào ngày thứ bảy hay chủ nhật, người Việt lưu vong ăn Tết lớn hơn vì thấy mình gần với thời khắc giao mùa của quê nhà, gần với quê cha đất tổ hơn. Nhưng thật ra, không khí Tết chỉ tìm thấy trong nhà hay ở những nơi có nhiều người Việt quẫn tụ. Mở cửa ra khỏi nhà, hay lái xe ra khỏi khu vực hội Tết Việt Nam một chút vẫn là "một ngày như mọi ngày" trời đất vẫn chìm trong màu trắng xám của mùa đông ở các tiểu bang miền Đông hay Trung Tây Hoa Kỳ, đôi khi tuyết vẫn rơi, đường vẫn đóng băng nên ở một khía cạnh cụ thể nào đó, không hề có cảnh "Trời đang Tết hay lòng người đang Tết".
Vì vậy kể từ những ngày đầu lưu lạc, Tết năm 1976 cho đến bây giờ gần 30 cái tết trôi qua, đủ để một thế hệ con nít bước qua tuổi "tam thập nhi lập" đủ để một số người trung niên của những ngày đầu lưu vong về với "hạc hội mây ngàn" giữ đúng phong tục ở Việt Nam, các anh, chị tôi tiếp nối truyền thống của ba mẹ vẫn làm đủ mọi cách để giữ được không khí Tết Việt Nam, ít nhất là trong nhà với đầy đủ không khí gia đình, có hương trầm thơm ngất trên bàn thờ tổ tiên, có mai vàng rực rỡ ở một góc phòng khách, có bánh chưng xanh trên bàn thờ tổ tiên. Các chị tôi đã bỏ rất nhiều công sức lái xe cả trăm mile vào tận trong các nông trại để tìm ra được một cây mai vàng thật để đem mùa xuân, đem không khí Việt Nam về với gia đình. Dù mất nhiều công sức đi tìm mai vàng nhưng ít khi mai nở đúng ngày mùng một tết như thời còn ở quê nhà. Nhưng dù sao, có còn hơn không, cây mai vàng ngày tết đã mang về cho ba mẹ và chúng tôi một góc quê nhà đã bỏ lại sau lưng từ một ngày cuối tháng tư rất buồn của người Việt Nam.
Cây mai lá xanh hoa vàng đứng đó, sừng sững ở một góc phòng là tâm điểm của hình ảnh ngày Tết, nhắc nhỡ lũ cháu của tôi, thế hệ lưu vong thứ hai sinh ra ở Mỹ, hiểu rõ nguồn gốc của mình với nền tảng giáo dục của đại gia đình Việt Nam.
Thật ra, mai không nở đúng ngày cũng chẳng sao, vì ba mươi cái Tết trôi qua ở Mỹ, số lần Tết rơi vào cuối tuần đếm chưa đầy một bàn tay. Trên những nhánh nhỏ của cây mai từ chiều 30 tết, giống như thời còn ở quê nhà, ba mẹ tôi đã treo nhiều phong bì đỏ để mừng tuổi các con, các cháu. Số phong bì đỏ bằng đúng với số con cháu, dâu, rể trong nhà đều đều tăng lên mỗi năm, lúc các anh chị tôi bắt đầu có gia đình riêng tách ra khỏi tổ ấm lớn của ba mẹ, một tổ ấm vững chắc với "strong foundation". Ba mẹ đã dày công sức xây dựng từ lúc ba còn trẻ, gặp mẹ ở Huế giống như câu ca dao: “Học trò trong Quảng ra thi / Thấy cô gái Huế chân đi không đành”
Ba không phải là người Quảng, cũng chẳng phải là người Huế chính gốc, ba chỉ lớn lên ở Huế nhưng thâm trầm cổ kính hơn cả người Huế. Mẹ thì vốn là người Huế được nuôi dưỡng từ nhỏ với đầy đủ lễ nghi phong cách của đất thần kinh, nên đến đời chúng tôi kể cả những đứa nhỏ nhất không nói được tiếng Huế dù đã xa Huế một nữa vòng trái đất, cách cả một đại dương, vẫn còn giữ được đủ truyền thống Việt Nam ngày Tết. Mỗi sáng mùng một, các chị tôi về thăm nhà, biết ý mẹ, đậu xe từ xa, luôn luôn cử con trai hay chồng vào nhà trước. Không chắc là quan niệm "ra ngõ gặp gái" thì xui, có đúng không nhưng theo các chị tôi đặc biệt là chị cả, mới vừa lên chức "bà nội" năm nay, thì 'có kiêng có lành" vả chăng lâu lâu sau chồng và con trai cũng chẳng thiệt thòi gì!
Từ cuối tuần trước Tết, món ngon đã được chấm giải nhất của Hoàng tử Tiết Liêu ngày xưa bánh tét, bánh chưng đã là món ăn điểm tâm mỗi sáng của ba mẹ. Với chúng tôi các loại bánh truyền thống làm bằng nếp này chỉ mang về được một chút hình ảnh ngày Tết trong quá khứ của tuổi thơ êm đềm ở Huế, nhưng với ba mẹ hình như đó là sông Hương, núi Ngự là cả một "trời Việt Nam". Bánh chưng được cắt bằng một sợi chỉ lớn được bean lại bằng nhiều sợi nhỏ. Nếu chúng tôi cắt bằng dao hay bằng nĩa là y như rằng sẽ bị la là không đúng phương pháp, miếng bánh không được vuông vức.


Tết Việt Nam được "warm up" cả tuần trước ngày đầu năm âm lịch, vậy mà vẫn không có được một không khí náo nức như những ngày trước Tết ngày chúng tôi còn nhỏ ở quê nhà được đi chợ hoa, được đón giao thừa, đì đùng tiếng pháo, trên TV có nhật lệnh chúc tết đồng bào và chiến sĩ của vị nguyên thủ quốc gia VNCH. Điều giống nhau giữa lũ cháu của tôi bây giờ và chúng tôi ngày còn nhỏ là những cái bao mừng tuổi màu đỏ được treo trên cây mai có tên của từng đứa trong bầy con cháu của ba mẹ. Số tiền đó lớn hay nhỏ còn tùy vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố "hạnh kiểm trong năm" của chúng tôi. Mỗi sáng mùng một, chúng tôi tề tựu thấp hương ở bàn thờ ông bà tổ tiên rồi lần lượt chúc tết ba mẹ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn vì lý do đó ba mẹ muốn chúng tôi chúc tết thuần nhất bằng tiếng Việt và không lập lại ý với người đã chúc trước. Dĩ nhiên, thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ lũ cháu tôi với vốn liếng tiếng Việt hạn hẹp, chúc được một câu đầy đủ ý nghĩa và không pha tiếng Mỹ đã là một cố gắng lớn. Nên trình tự chúc Tết nhỏ trước lớn sau được thiết lập để dễ dàng hơn cho lũ cháu trong nhà. Cả tuần trước Tết, các anh chị tôi đã phải huấn luyện cho bài "speech" chúc tết ông bà vào dịp tết nguyên đán bằng tiếng Việt hoàn toàn, trơn tru không vấp váp. Đứa cháu duy nhất sinh ở Việt Nam chưa đầy tháng khi đến Mỹ thì tương đối ăn nói gãy gọn, trơn tru đầy đủ ý tứ trên dưới trước sau. Những đứa cháu sinh ra ở Mỹ, nhất là những cháu còn dưới tuổi teenagers rất là cố gắng để làm tròn bổn phận mỗi năm một lần: chúc tết ông bà bằng tiếng Việt hoàn toàn.
Chúc tết xong, chúng tôi được hái lộc, ở đây là những bao đỏ mừng tuổi có đề tên từng người ba mẹ đã treo lên cây từ hai hôm trước. Các anh chị tôi vẫn gợi lại cho chúng tôi hình ảnh rất mờ nhạt (và mỗi năm càng mờ nhạt hơn) về những nhánh cây được gọi là lộc hái từ Chùa từ những năm còn ở Việt Nam. Cuối ngày mùng một tết, ba mẹ thường kiểm điểm lại những phong bì màu đỏ treo trên cây để "điểm danh" đứa nào chưa làm xong bổn phận ngày tết Việt Nam. Vì có năm Tết không đúng vào thứ bảy hay chủ nhật, đa số chúng tôi vẫn phải đi làm đi học vẫn phải làm những điều "một ngày như mọi ngày" nên không tề tựu đông đủ chúc tết ba mẹ cùng lúc.
Như tất cả những người Việt Nam có tuổi sống đời lưu lạc, ba mẹ tôi làm đủ mọi cách để giữ trọn vẹn truyền thống Việt Nam trong mỗi chúng tôi. Truyền thống đó không chỉ là bánh mứt, dưa hành, bánh chưng xanh, hoa mai vàng những phong vì mừng tuổi màu đỏ….mà còn là một biểu hiện truyền thống gia đình, cội nguồn dân tộc và tinh thần "uống nước nhớ nguồn". Những năm đầu lưu vong, trẻ hơn chị cả của tôi bây giờ, mẹ còn tự làm tôm chua, củ kiệu, dưa hành để ăn tết lưu vong. Dạo đó các chị tôi mới lấy chồng, ở riêng hai cô em út còn nhỏ, thấy mẹ vất vả một mình đôi khi học bài xong, tôi cũng vào bếp không phải là "muốn ăn thì lăn vào bếp" mà để giúp mẹ đỡ vất vả. Và sau vài năm tôi đã biết cách làm một số món căn bản của ngày Tết (cô bạn rất thân đã lắc đầu chào thua khi thấy tôi biết làm tôm chua, biết cách cột bánh chưng vuông vắn mà không cần phải có khuôn như ngày còn ở quê nhà). Từ thập niên 90 đến nay, cộng đồng Việt Nam lớn mạnh, ở Little Saigon không thiếu một thức ăn nào của ngày Tết, mẹ cũng lớn tuổi không còn khỏe như xưa không còn gói bánh chưng làm tré ngày tết, tôi cũng bận rộn hơn với công việc, không còn dịp giúp mẹ, nhưng anh chị em chúng tôi vẫn làm mọi cách để đem về cho ba mẹ không khí Việt Nam vào ngày tết.
Năm nay, chúng tôi ăn cái tết đầu tiên trong đời không có ba, chúng tôi thương mẹ hơn. Hẳn là anh cả từ miền đông sẽ đưa gia đình về California sớm hơn để cố gắng điền vào vị trí chỉ huy của ba, trợ giúp tinh thần cho mẹ, để mẹ tin là dù có phải lưu vong đời này qua đời khác, chúng tôi vẫn giữ nguyên những phong tục tốt đẹp của dân tộc và gia đình như ba mẹ hằng mong ước.
Năm nay, mỗi chúng tôi sẽ thắp hương ở bàn thờ tổ tiên lâu hơn, không chỉ khan với tổ tiên, ông bà, mà còn khan nguyện với ba trợ lực cho chúng tôi luôn sống đúng như ước nguyện của ba mẹ. Và với riêng mẹ tôi sẽ có một lời xin lỗi đặc biệt nếu có một điều gì mẹ không được hài lòng về tôi hay những thắc mắc tôi không có lời giải đáp cho mẹ. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để đi đúng con đường ba mẹ đã vẽ từ ngày chúng tôi còn nhỏ dại.
Ngày đầu năm ở Mỹ chỉ có vậy và cũng chỉ duy nhất một ngày, không cò còn "mùng một tết Cha, mùng hai tết Mẹ, mùng ba tết Thầy" như quan niệm xưa của Việt Nam. Những háo hức như trẻ thơ mong Tết cũng không còn. Một ngày không nhiều nhưng cũng đem chúng tôi về rất gần với quê nhà, tưởng như mình vẫn còn đủ vị ngọt ngào của kẹo cau ở Huế, như "xôi nếp ngọt, như đường mía lau" và chưa hề sống đời lưu vong.

Nguyễn Đại Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến